Xây dựng cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

Đảm bảo cơ cấu vốn và thỏa thuận cấp vốn nhất quán với những mục tiêu và “khẩu vị rủi ro” mà doanh nghiệp đề ra là cần thiết để thực hiện được hoạch định chiến lược của doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy giá trị cho các bên hữu quan với doanh nghiệp. Các chuyên gia của KPMG sẽ giúp khách hàng xác định được các ưu tiên trong việc nắm bắt cơ hội từ thị trường để phát triển, áp dụng chiến lược huy động vốn phù hợp và tiếp cận được nguồn vốn phù hợp.

Để đảm bảo phát triển bền vững, cần có một phương án tiếp cận mang tính chiến lược nhằm xác định mục tiêu tài chính và tìm hiểu các phương án tài chính của khách hàng, cả vay nợ lẫn góp vốn cổ phần. KPMG sẽ hỗ trợ khách hàng một cách tích cực, xuyên suốt quy trình huy động vốn, làm việc với khách hàng từ bước đánh giá và xây dựng chiến lược ban đầu cho tới khi triển khai thành công. Những kiến thức có được từ kinh nghiệm và thực nghiệm thị trường cho phép chúng tôi hỗ trợ khách hàng trong:

  • Xác định kế hoạch phát triển kinh doanh và các yêu cầu về huy động vốn
  • Đánh giá cơ cấu vốn và lựa chọn cấp vốn tối ưu cho công việc kinh doanh
  • Xác định những nguồn vốn tiềm năng
  • Tiếp cận thị trường và đưa ra các phương thức đàm phán giúp khách hàng đạt được điều khoản cạnh tranh trên thị trường
  • Xây dựng những chiến lược truyền thông gần gũi, sâu sắc với cổ đông và với các nhà cung cấp vốn.

Đội ngũ chuyên gia của KPMG sẽ giúp khách hàng nêu và trả lời những câu hỏi trọng yếu một cách chắc chắn nhất để xây dựng và thực hiện những thương vụ cơ cấu vốn gắn với mục tiêu ngắn và dài hạn của doanh nghiệp.

Chiến lược & Cơ cấu Nguồn vốn: Cơ cấu vốn nào là tối ưu cho công ty để đảm bảo tối đa giá trị cổ đông/các bên hữu quan?

KPMG sẽ đánh giá kế hoạch kinh doanh của khách hàng, mục tiêu tài chính và những yêu cầu về vốn để hỗ trợ khách hàng xây dựng một kế hoạch chiến lược dựa trên cơ cấu vốn của mình.

Nhận định phương án: Khách hàng có những phương án huy động vốn nào?

Đánh giá các mục tiêu huy động vốn chính, khả năng thanh toán và các lựa chọn cấp vốn hiện có để quyết định chiến lược kinh doanh thích hợp. Xác định các bước chuẩn bị có liên quan và các bên cấp vốn tiềm năng để tiếp cận và triển khai được chiến lược cấp vốn.

Triển khai thương vụ: Làm thế nào để khách hàng đạt được những điều khoản tốt nhất?

KPMG giúp khách hàng đánh giá và xác định những yếu tố rủi ro trực tiếp với các cổ đông và các bên hữu quan, tối ưu hóa sức ép cạnh tranh để đạt được điều khoản tốt nhất. Kết hợp hiệu quả giữa thiết lập cơ cấu thương vụ, thẩm định, và quản lý các bên hữu quan cùng với phát triển các kế hoạch dự phòng cho các tình huống bất ngờ.

Hoàn tất: Làm thế nào để khách hàng hoàn tất được thỏa thuận tài chính?

KPMG hỗ trợ khách hàng đảm bảo việc triển khai các thương vụ, điều phối dòng vốn, và nhận được chấp thuận từ các cơ quan quản lý cũng như các cổ đông. Giúp khách hàng xây dựng một kế hoạch chiến lược khi thương thảo với các bên hữu quan bao gồm các thông cáo báo chí phù hợp và cập nhật thông tin thường xuyên.

Quản lý Liên tục Các Bên Hữu quan: Làm thế nào khách hàng có thể quản lý việc liên lạc với các bên hữu quan để duy trì việc cấp vốn?

KPMG sẽ hỗ trợ khách hàng quản lý việc liên lạc với các nhà cho vay vốn, kể cả những thay đổi có khả năng xảy ra trong việc xác lập tài liệu hay tài liệu khước từ theo yêu cầu, cùng các điều kiện bổ sung khác. Giúp khách hàng xây dựng hoạt động kinh doanh và chiến lược bám sát với mong muốn của các nhà đầu tư, và cung cấp những dịch vụ cần thiết để doanh nghiệp có thể thương thảo với các cổ đông hiệu quả.

Nhìn nhận từ góc độ của các nhà đầu tư, đội ngũ tư vấn toàn diện của KPMG sẽ hỗ trợ khách hàng trong toàn bộ các quy trình huy động vốn. Khách hàng sẽ nhận được những tư vấn thực tế, trung thực và giá trị để có thể đưa ra các quyết định chiến lược và đạt được mục tiêu tăng trưởng mong muốn. Thông qua cách thức thông tin rõ ràng và thống nhất, chúng tôi cũng góp phần giúp khách hàng xây dựng và củng cố sự ủng hộ của các cổ đông trong thương vụ.

Các chỉ số tài chính luôn đóng những vai trò và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Được đánh giá là một trong những chỉ số tài chính cần thiết mà các doanh nghiệp quan tâm, cơ cấu nguồn vốn hay còn gọi là Capital structure sẽ thể hiện tỉ trọng của các nguồn vốn mà doanh nghiệp của các chủ thể cần huy động, sử dụng vào trong hoạt động kinh doanh. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này. Chính vì vậy, bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu cơ cấu vốn là gì và các chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn (Capital Structure)?

Xây dựng cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tìm hiểu về cơ cấu vốn:

Trước tiên ta hiểu về vốn như sau:

vốn được hiểu chính là tiền được bỏ ra lúc đầu và được dùng trong sản xuất kinh doanh nhằm sinh lợi. Theo khía cạnh tài chính, vốn tài chính được biết đến cụ thể chính là tiền được sử dụng bởi các doanh nhân và doanh nghiệp nhằm mục đích để làm ra sản phẩm của họ hoặc để nhằm từ đó cung cấp dịch vụ của họ cho khu vực của nền kinh tế, cụ thể có thể kể đến như bán lẻ, công ty, hoạt động ngân hàng đầu tư.

Dưới góc độ pháp lý, nếu trước đây vốn của doanh nghiệp được hiểu cơ bản chính là vốn chủ hữu doanh nghiệp và vốn do doanh nghiệp huy động (vốn vay). Hiện nay, khái niệm vốn của doanh nghiệp thực tiễn thì không còn được quy định bất kì văn bản quy phạm pháp luật nào.

Chúng ta cũng sẽ có thể hiểu vốn của doanh nghiệp thực chất chính là vốn kinh doanh và là cơ sở vật chất cho hoạt động của doanh nghiệp. Cũng bởi vì thế, có thể khái quát vốn của công ty là giá trị của toàn bộ tài sản được đầu tư vào hoạt động của công ty, được công ty sử dụng trong kinh doanh nhằm mục đích chính để có thể sinh lợi. Vốn cũng chính là nhân tố cơ bản không thể thiếu của tất cả các doanh nghiệp.

Tìm hiểu về cơ cấu vốn như sau:

Cơ cấu vốn được biết chính là một khái niệm thông thường dùng nhằm mục đích để chỉ tỷ trọng các loại vốn hay nguồn vốn của một công ty. Công ty cổ phần có vốn cổ phần thông thường, vốn cổ phần ưu đãi, vốn trái khoán hay vốn vay dài hạn. Cơ cấu vốn cho chúng ta biết tỷ trọng của các loại vốn khác nhau trong tổng số vốn sử dụng. Các Công ty cần hiểu rõ cơ cấu vốn để quyết định tỷ lệ vốn vay và vốn sở hữu.

Có nhiều cuộc tranh luận xảy ra xung quanh vấn đề là có thể có một tỷ lệ nợ/vốn sở hữu (gọi cụ thể chính là tỷ lệ đòn bẩy) tối ưu cho phép tối thiểu hoá chi phí vốn nói chung của một công ty hay không. Quan điểm truyền thống thì cho rằng với tỷ lệ đòn bẩy rất thấp, vốn vay sẽ rẻ hơn vốn sở hữu vì mức rủi ro thấp khi lãi suất là chi phí trả trước. Cũng chính bởi vì vậy, có thể cắt giảm chi phí vốn nói chung bằng cách sử dụng vốn vay. Còn trong trường hợp lhi tỷ lệ đòn bẩy tăng lên, lãi suất chiếm tỷ lệ lớn hơn trong lợi nhuận dự kiến thu được. Cả chủ thể là người nắm vốn sở hữu và chủ thể là người chủ nợ đều nhận thức được điều này và cả hai đều muốn thu được lợi tức lớn hơn. Cho dù lãi suất là chi phí trả trước, nhưng lãi suất vẫn tồn tại rủi ro là khi tỷ lệ đòn bẩy cao, lợi nhuận cũng sẽ có thể giảm và không đủ để trả lãi suất. Như vậy, ta nhận thấy rằng, chi phí vốn có hình chữ u khi tỷ lệ đòn bẩy tăng.

Xem thêm: Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm là gì? Ưu nhược điểm và ví dụ?

Modigliani và Miller đã phản đối quan điểm này, Trong tác phẩm của mình, Modigliani và Miller đã cho rằng chi phí chung của vốn không thay đôi khi tỷ lệ đòn bẩy tăng, đặc biệt là trong tình huống mà hai công ty có cùng mức lợi nhuận dự kiến hoặc cùng mức rủi ro, nhưng có tỷ lệ đòn bẩy khác nhau.

Cơ cấu nguồn vốn cũng là thuật ngữ được sử dụng nhằm mục đích chính là để nhằm thể hiện tỉ trọng của các nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh.

Các thuật ngữ liên quan:

– Nguồn vốn được hiểu là những nguồn tạo ra sự tăng thêm tổng tài sản của doanh nghiệp. Nhìn trên tổng thể, ta hiểu nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

– Nguồn vốn doanh nghiệp:

Nguồn vốn hay gọi theo một cách khác chính là quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp đối với các chủ đầu tư, với ngân hàng hoặc với các cổ đông. Doanh nghiệp khai thác nguồn vốn, cũng tức là khai thác được một số tiền nhất định.

Số tiền đó sẽ được thực hiện cho việc đầu tư vào tài sản của đơn vị. Bên cạnh đó xác nhận được nguồn gốc của tài sản đó từ đâu mà có. Cũng như xác định những trách nhiệm pháp lý đối với tài sản đó.

Nguồn vốn doanh nghiệp hiện nay đã được chia làm hai loại chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

Xem thêm: Tiền lương là gì? Cơ cấu, đơn giá và ý nghĩa của tiền lương?

+ Vốn chủ sở hữu gồm: Thặng dự vốn cổ phần; Cổ phiếu quỹ; Quỹ.

+ Nợ phải trả gồm: Nợ ngắn hạn; Nợ dài hạn.

– Vốn chủ sở hữu (Equity) được hiểu cơ bản chính là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh. Hoặc ta cũng sẽ có thể hiểu, vốn chủ sở hữu là phần còn lại của giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi bù đắp các khoản nợ phải trả.

– Nợ phải trả (Liabilities) là thuật ngữ được sử dụng biểu hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: nợ vay, các khoản phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho các chủ thể là những người lao động trong doanh nghiệp…

2. Ý nghĩa của cơ cấu vốn:

Quyết định về cơ cấu nguồn vốn thực chất được xem là vấn đề tài chính hết sức quan trọng của doanh nghiệp bởi các nguyên nhân cơ bản sau đây:

– Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp chính là một trong các yếu tố quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) của các doanh nghiệp.

– Cơ cấu nguồn vốn có những ảnh hưởng đến tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần (EPS) và rủi ro tài chính của một doanh nghiệp hay công ty cổ phần.

Vai trò của cơ cấu vốn:

Xem thêm: Cơ cấu kinh tế của ngành xây dựng là gì? Đặc điểm và phân loại?

Một cơ cấu vốn cũng sẽ giúp tối đa hóa giá trị của công ty.  Cả nợ và vốn chủ sở hữu thực chất sẽ đều được thể hiện trên bảng cân đối kế toán để nhằm từ đó có thể giúp cho doanh nghiệp nhìn rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn thế nào.

Nếu công ty sử dụng nhiều nợ vốn hơn vốn chủ sở hữu để nhằm thực hiện việc kinh doanh, sản xuất thì nó sẽ là đòn bẩy thúc đẩy tái cơ cấu vốn tích cực hơn.

Từ đó cũng sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tối ưu nhất giữa nợ vốn và vốn chủ sở hữu giúp cho cơ cấu nguồn vốn tối ưu nhất.

3. Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn:

Khi các chủ thể thực hiện xem xét hay phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, điều mà các chủ thể là những chủ doanh nghiệp hay người có liên phải chú trọng đến mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn chung của doanh nghiệp.

Cơ cấu nguồn vốn sẽ được thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:

– Thứ nhất: Hệ số nợ:

Hệ số nợ chính là hệ số phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm tổng nguồn vốn của doanh nghiệp hay là trong tài sản của doanh nghiệp bao nhiêu phần trăm được hình thành bằng nguồn nợ phải trả.

Công thức hệ số nợ = Tổng nợ/ tổng nguồn vốn (nguồn tài sản của doanh nghiệp)

Xem thêm: Chính sách cơ cấu kinh tế là gì? Vai trò và mục tiêu

Nếu hệ số nợ càng thấp thì chứng tỏ cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp đang phân bổ hợp lý giúp tạo ra tỷ suất lợi nhuận cao cho công ty.

– Thứ hai: Hệ số vốn chủ sở hữu:

Hệ số vốn chủ sở hữu chính là hệ số phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Tổng thể là nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ 2 nguồn là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

Công thức tính Hệ số vốn chủ sở hữu= nguồn vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản của doanh nghiệp.

Như vậy các chủ thể sẽ có thể xác định được hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn còn được phản ánh qua hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (kí hiệu D/E).

– Thứ ba: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu:

Công thức tính hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ / Nguồn vốn chủ sở hữu.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ cũng có thể quan tâm thêm một số hệ số chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn sau:

+ Tỷ lệ vay ngắn hạn = tổng vay ngắn hạn / tổng nguồn vốn.

+ Tỷ lệ nợ phải trả người bán = tổng nợ phải trả người bán / tổng nguồn vốn.

+ Tỷ lệ nợ ngắn hạn = tổng nợ ngắn hạn / tổng nợ phải trả

Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về “Cơ cấu vốn là gì? Các chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn (Capital Structure)?” theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về nội dung liên quan khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!