Đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên thửa đất được gọi là gì?

Pháp luật đất đai quy định như thế nào về điều kiện tách thửa? Trường hợp diện tích đất đang sử dụng nằm trong hành lang an toàn giao thông đường bộ mà người sử dụng đất muốn tách thửa thì cần làm thủ tục gì? Chỉ giới xây dựng mà người sử dụng đất được xây dựng công trình trên thửa đất nằm trong hanh lang an toàn giao thông đường bộ quy định ra sao?

1. Luật sư tư vấn quy định pháp luật về tách thửa đất

Tách thửa đất là một hoạt động mang tính chất pháp lý, kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đất đai thực hiện trong quá trình quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Hậu quả pháp lý cuả việc tác thửa đất là diện tích đất được phân chia thành các mảnh nhỏ hơn và xuất hiện các chủ thể sử dụng đất mới.

Để việc tách thửa đất được thực hiện chính xác, khách quan, minh bạch thì pháp luật đất đai thì trình tự, thủ tục tách thửa đất phải được quy định chặt chẽ, chi tiết.

Tuy nhiên, trong quá trình người sử dụng đất thực hiện thủ tục tách thửa thì còn gặp nhiều khó khăn, và nhiều trường hợp các cá nhân, hộ gia đình còn lúng túng trong quá trình chuẩn bị hồ sơ để làm thủ tục tách thửa đất.

Trường hợp bạn hoặc gia đình cũng đang gặp phải những khó khăn như trên hoặc có những vướng mắc trong lĩnh vực đất đai thì bạn có thể liên hệ đến Luật Minh Gia bằng hình thức gửi câu hỏi qua email hoặc gọi Hotline1900.6169 để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn dưới đây để có thêm thông tin các quy đinh pháp luật liên quan đến thủ tục tách thửa đất.

2. Tách thửa đất trong trường hợp đất nằm trong hành lang an toàn giao thông đường bộ?

Nội dung câu hỏi: Em xin chào Luật Minh Gia ạ, hiện nay gia đình em có mua 1 thửa đất và cần được tách sổ nhưng hồ sơ bị sở Tài Nguyên  trả về vì chủ của mảnh đất có phần đất mặt đường là 11.33m và bán lại cho nhà em 7.33m, còn lại 4m (mặt đường). Sở giải thích lí do hồ sơ bị trả về là đối với diện tích có đường DT 759 đi qua, hành lang lộ giới 16m từ tim nên muốn được tách thửa thì diện tích còn lại phải có cạnh nhỏ nhất 5m mới được tách sổ. Luật Minh Gia cho em hỏi:+ Phần đất nhà em đã mua có được tách sổ không ạ?+ Hành lang bảo vệ đường bộ là gì? Hành lang lộ giới 16m từ tim gồm những phần đất nào ạ?+ Lộ giới đường bộ là gì? Lộ giới đường bộ của con đường có hành lang lộ giới 16m từ tim vào là bao nhiêu m ạ?Em cảm ơn Luật Minh Gia và hi vọng nhận được hồi đáp sớm nhất của Luật Minh Gia ạ.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về điều kiện để tách thửa:

Theo khoản 2 điều 143, và khoản 2 điều 144 Luật Đất Đai 2013 quy định về điều kiện tách thửa như sau:

“2. Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương”.

“4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở”.

Như vậy, Để được tách thửa thì mảnh đất của bạn phải thỏa mãn điều kiện diện tích tối thiểu để được tách thửa theo quy định của từng địa phương để đảm bảo quy định, quy hoạch chung đối với quỹ đất của từng địa phương. Do bạn chưa cung cấp thông tin là mảnh đất thuộc địa phận của địa phương nào nên chúng tôi không thể tư vấn cho bạn cụ thể là mảnh đất có đủ điều kiện về diện tích tối thiểu để được tách thửa hay không. Để biết về thông tin này bạn đến Ủy ban nhân dân địa phương xin thông tin.

Thứ hai, theo khoản 5 điều 3 Luật Giao Thông đường bộ 2008 quy định về hành lang an toàn đường bộ như sau:

“Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ”.

Trong đó: “Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.”

Nghĩa là, hành lang an toàn là phạm vi tính từ đất của đường bộ trở ra hai bên, phạm vi của hành lang an toàn được quy định tại điều 15 Nghị định 11/2010/NĐ-CP của chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

“1. Đối với đường ngoài đô thị: căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn của đường có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra hai bên là:

a) 47 mét đối với đường cao tốc;

b) 17 mét đối với đường cấp I, cấp II;

c) 13 mét đối với đường cấp III;

d) 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;

đ) 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.

2. Đối với đường đô thị, bề rộng hành lang an toàn được tính từ mép đường đến chỉ giới xây dựng của đường theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với đường cao tốc đô thị, bề rộng hành lang an toàn là 40 mét.

3. Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt thì phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt, nhưng ranh giới hành lang an toàn dành cho đường sắt không được chồng lên công trình đường bộ.

Trường hợp đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn, nếu cao độ bằng nhau thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt.

4. Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa thì ranh giới hành lang an toàn là mép bờ tự nhiên.”

Lộ giới là cách chỉ điểm cuối chiều rộng của con đường tính từ tim đường sang hai bên (hay nói dễ hiểu hơn là từ tim đường sang một bên đường). Cọc lộ giới ở hai bên đường là để cảnh cáo người dân không được xây dựng các công trình kiên cố trong phạm vi mốc lộ giới. Theo Luật xây dựng 2014, lộ giới còn được hiểu là Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép người dân được xây dựng công trình chính trên thửa đất đó.

Như vậy, hành lang lộ giới 16m tính từ tim là chiều rộng (16m) tính từ tim đường sang 1 bên đường bộ (trong đó đường bao gồm cả công trình đường được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường để quản lý).

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Chỉ giới xây dựng là thông tin vô cùng quan trọng trong việc xây dựng công trình, đặc biệt là khu vực đô thị. Toàn bộ vướng mắc như chỉ giới xây dựng là gì, mức phạt vi phạm chỉ giới là bao nhiêu? Khu vực đất ngoài chỉ giới có được xây dựng hay không sẽ được Luật Hùng Sơn giải đáp qua nội dung dưới đây.

Chỉ giới xây dựng là gì?

Chỉ giới xây dựng được quy định rõ ràng trong Luật Xây dựng năm 2014 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng có văn bản ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD (05/7/2021 bắt đầu có hiệu lực), cụ thể trong khoản 6 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 và Thông tư số 01/2021/TT-BXD quy định thống nhất như sau:

“Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất.”.

Trước ngày 5/7/2021, Thông tư 22/2019/TT-BXD có quy định chỉ giới xây dựng chính là đường ranh giới được xác định dựa trên bản đồ quy hoạch và thực địa để có thể phân định ranh giới giữa những phần đất cho phép xây dựng công trình và phần đất lưu không.

Cho dù Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng có ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BXD có câu từ quy định khác nhưng về bản chất vẫn có sự thống nhất với Luật Xây dựng năm 2014.

Tóm lại, chỉ giới xây dựng chính là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên các thửa đất.

Chỉ giới đường đỏ là gì? Lộ giới là gì?

Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới có thể dễ dàng xác định trên bản đồ hoặc thực địa. Nó có tác dụng phân định rõ ràng đường ranh giới phần đất được phép xây dựng với phần đất dành cho giao thông lưu hành do nhà nước quản lý.

Lộ giới là khái niệm được các cơ quan quản lý nhà nước đưa ra để ám chỉ các ranh giới được quy hoạch hay xây dựng để mở đường, mở hẻm. Vậy cụ thể lộ giới là gì? Nó chính là điểm cuối được tính từ tim đường cần xác định sang 2 bên, các bạn có thể hiểu lộ giới được xây dựng lên để thông báo và cảnh báo cho người dân không được lấn chiếm phần đất khi tiến hành xây dựng nhà hay cửa hàng.

Vi phạm chỉ giới bị phạt bao nhiêu?

Dựa vào điểm b, khoản 7 của Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, các hành vi xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng sẽ bị phạt tiền từ 50 – 60 triệu đồng.

Bên cạnh việc bị phạt tiền thì xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng cũng sẽ buộc phải tháo dỡ công trình hay phần công trình xây dựng vi phạm mà hoàn toàn không được điều chỉnh giấy phép xây dựng để có thể hợp thức hóa hành vi vi phạm này (căn cứ vào điểm d khoản 11 Điều 15 của Nghị định 139/2017/NĐ-CP).

Quy định về chỉ giới xây dựng theo luật xây dựng

Để biết rõ hơn những quy định về chỉ giới xây dựng, các bạn cần biết về khoảng lùi xây dựng. 

Khoảng lùi xây dựng là khoảng cách giữa chỉ giới thi công với chỉ giới đường đỏ xây dựng công trình. Căn cứ vào quy định chuẩn quốc gia về khoảng lùi xây dựng công trình, khái niệm này được xác định dựa vào độ rộng của lộ giới và chiều cao của công trình xây dựng. Cụ thể như sau:

Lộ giới 19m

Trong trường hợp khu vực bạn xây dựng có lộ giới 19m cùng với chiều cao của công trình khoảng 19m thì không nhất thiết phải xác định khoảng cách lùi của công trình. Tức là công trình đó được phép xây dựng sát với vỉa hè.

Còn đối với các công trình có chiều cao từ 19 – 22m thì hãy lùi lại 3m so với tuyến lộ giới để đảm bảo an toàn cho công trình. Tương tự với các công trình có chiều cao từ 22 – 25m cần phải lùi 4m so với ranh lộ giới.

Nếu công trình cao từ 28m trở lên thì bắt buộc phải lùi vào ít nhất 6m theo đúng quy định. Vì vậy, đối với các công trình có chiều cao càng lớn đồng nghĩa với khoảng cách lùi công trình sẽ luôn tỷ lệ thuận với chiều cao ấy.

Lộ giới từ 19 – 22m

Lộ giới có khoảng cách từ 19 – 22m cùng với chiều cao công trình xây dựng dưới 22m thì không cần thiết phải lùi vào. Nó đồng nghĩa với công trình ấy được xây dựng sát vỉa hè.

Công trình xây dựng có khoảng cách từ 22 – 25m cần phải có khoảng cách lùi công trình là 3m. Những công trình xây dựng từ 28m có khoảng cách lùi công trình là 6m.

Lộ giới từ 22m trở lên

Đối với các công trình có chiều cao xây dựng dự kiến <25m sẽ không cần có khoảng lùi công trình, chúng được phép xây dựng sát vỉa hè. Tuy nhiên với công trình cao >28m, công trình xây dựng bắt buộc phải lùi 6m từ mốc lộ giới được xác định.

Bộ phận nào có thể vượt qua đường đường giới đỏ?

Phần nhà được xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng khi chỉ giới xây dựng lùi vào sau chỉ giới đường đỏ. Toàn bộ bộ phận của công trình được phép vượt quá chỉ giới xây dựng như sau: 

  • Bậc thềm, vệt dắt xe, bậu cửa, mái đua, mái đón, cánh cửa, móng nhà, gờ chỉ và ô văng
  • Riêng khu vực ban công chỉ được phép nhô ra quá chỉ giới xây dựng là 1,4 m đồng thời không được quây, che chắn tạo thành phòng hoặc lô-gia.

Có được xây lấn sang nhà bên cạnh?

  • Không có bất cứ bộ phận nào của ngôi nhà, cả thiết bị, đường ống, đường ngầm dưới đất vượt quá ranh giới lô đất của nhà bên cạnh.
  • Không được xả nước mưa, nước máy lạnh, nước thải, khói bụi hay khí thải sang nhà bên cạnh.

Khi xây dựng công trình cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật gì?

  • Miệng xả của ống thông khói và thông hơi không được hướng ra thành phố.
  • Các biển quảng cáo đặt trước ngôi nhà không được dùng những vật liệu có độ phản quang >70% .
  • Không được bố trí sân phơi quần áo ngay trước mặt tiền các ngôi nhà ở dọc phố.d
  • Máy điều hòa nhiệt độ không khí khi đặt ở vị trí mặt tiền, sát chỉ giới đường đỏ cần phải có độ cao ít nhất là 2.7m cũng như không được xả nước ngưng trực tiếp ra mặt hè, mặt phố
  • Trong trường hợp nhà làm hàng rào cần phải có kiến trúc thoáng, mỹ quan và sự thống nhất theo quy định của từng khu vực, ngoại trừ các trường hợp có nhu cầu ngăn cách, bảo vệ với đường phố như là: cơ quan nhà nước, trạm điện, xí nghiệp, trạm biến thế…

Có thể nói rằng việc xác định lộ giới và các thông số có liên quan đến chỉ giới xây dựng là gì rất quan trọng khi bạn có ý định xây dựng một công trình nào đó. Nếu như các bạn đang có thắc mắc liên quan đến nội dung trên cần được giải đáp thì hãy để lại bình luận dưới bài viết. Chắc chắn Luật Hùng Sơn sẽ giúp bạn đưa ra những thông tin và lời giải đáp chính xác nhất.