Wo trên c o là viết tắt của từ gì năm 2024

C/O (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu. C/O cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào.

Thuật ngữ trong tiếng Anh là Certificate of Origin, thường được viết tắt là C/O.

Một số mẫu C/O hiện nay

Một số mẫu C/O phổ biến hiện nay bao gồm:

C/O mẫu D là giấy do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho các loại hàng hóa xuất sang các nước trong ASEAN.

C/O mẫu AANZ là loại C/O ưu đãi cung cấp cho hàng hóa của các nước ASEAN, Australia và New Zealand.

C/O mẫu AK là chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước thành viên trong hiệp hội ASEAN.

C/O mẫu AI là loại C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ và các nước thành viên trong hiệp định thương mại đa phương AIFTA.

C/O mẫu AJ là loại C/O ưu đãi được cấp cho hàng hóa có xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản cùng với các nước thành viên có trong hiệp định thương mại đa phương ACCEP.

C/O mẫu E được phát hành theo hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc (ACFTA).

C/O mẫu AHK là C/O áp dụng đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu đi Hồng Kông (Trung Quốc) và các nước trong khối ASEAN.

C/O mẫu RCEP là mẫu C/O của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

C/O mẫu CPTPP là loại C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên trong Hiệp định CPTPP.

C/O mẫu VK (trong nhiều trường hợp có thể gọi là C/O mẫu KV vẫn được công nhận) là loại C/O ưu đãi được cấp cho hàng hóa có xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc.

C/O mẫu VJ là C/O dùng thường xuyên trong các giao dịch thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản.

C/O mẫu VC là một mẫu C/O chứng nhận xuất xứ ưu đãi thuế quan trong hiệp định thương mại đa phương của ASEAN và Trung Quốc.

C/O mẫu VN–CU được cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Cuba.

C/O mẫu S sử dụng cho các loại hàng hóa xuất khẩu sang Lào.

Thông báo về in các mẫu C/O ưu đãi trên giấy A4 thông thường

Ngày 10/10/2022 Bộ Công Thương có Thông báo 257/TB-BCT về việc thương nhân đề nghị cấp một số loại C/O ưu đãi có thể tải mẫu C/O và tự in trên giấy A4 thông thường từ Hệ thống Quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương (eCoSys).

Theo Thông báo 257/TB-BCT, để tạo thuận lợi và giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy xuất khẩu, từ ngày 15/10/2022 thương nhân đề nghị cấp một số loại C/O có thể tải mẫu C/O và tự in từ Hệ thống eCoSys tại địa chỉ https://ecosys.gov.vn.

Các loại C/O mà thương nhân có thể tự in trên giấy trắng, kích thước A4 theo tiêu chuẩn ISO bao gồm: mẫu D, AANZ, AK, AI, AJ, E, AHK, RCEP, CPTPP, VK, VJ, VC, VN-CU và S.

Trong thời gian chuyển tiếp, kể từ ngày 15/10/2022 đến hết ngày 15/4/2023, thương nhân vẫn được tiếp tục sử dụng mẫu C/O của các loại trên do Bộ Công Thương phát cho thương nhân.

Bộ Công Thương đã thông báo tới cơ quan có thẩm quyền của các nước đối tác FTA về nội dung nêu trên. Nếu có vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, thương nhân liên hệ Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương (Điện thoại: 024.2220.5361/5444/2468; thư điện tử: [email protected]) để kịp thời xử lý.

Thông báo 257/TB-BCT được ban hành ngày 10/10/2022.

\>>> Xem thêm: Việc cấp C/O đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất được quy định thế nào?

Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Hàn Quốc có được hưởng ưu đãi thuế quan nếu có C/O hay không?

Giải đáp vướng mắc thời điểm nộp Giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi (C/O) từ Tổng cục Hải quan và Bộ tài Chính?

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Trả lời: Sẽ không ít bạn có thắc mắc về việc tại sao RVC 100% thì C/O lại không show là WO. Đây là một hiểu lầm khá cơ bản khi các bạn không nắm được rõ bản chất của 2 tiêu chí này.

  • WO hay Wholly Obtained là gì? Xuất xứ thuần túy là sản phẩm được sản xuất, khai thác, đánh bắt, thu lượm được hoàn toàn trong lãnh thổ của một bên tham gia hiệp định mà không tích hợp thêm bất cứ thành phần của quốc gia khác vào. Mỗi hiệp định thương mại có quy định khác nhau về xuất xứ thuần túy.

Các bạn có thể đọc trong phụ lục ROO (Rule of Origin) của mỗi thông tư hướng dẫn sẽ có giải thích cụ thể các thuật ngữ này.

Quy tắc “Hàm lượng giá trị khu vực” – Regional Value Content (RVC) là gì? Hiểu cơ bản, RVC là hàm lượng nguyên vật liệu cấu thành lên sản phẩm hàng hóa mà có xuất xứ được công nhận từ các nước tham gia các FTA đó.

Công thức tính RVC = (FOB – VNM)/FOB x 100%.

Tùy theo từng FTA mà tỉ lệ RVC sẽ quy định khác nhau. Các bạn cần đọc PSR để hiểu rõ.

Quy định về tiêu chí xuất xứ: https://dichvuhaiquan.com.vn/tieu-chi-xuat-xu-co-nhap-khau/
  • RVC 100% là việc toàn bộ tất cả nguyên vật liệu đầu vào cấu tạo nên sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ các nước tham gia FTA. Ví dụ với C/O form E, 1 sản phẩm được cấu tạo từ các nguyên vật liệu có xuất xứ từ Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Singapore (trong 10 nước Asean và Trung Quốc) thì sẽ đạt RVC 100%.

Từ đây, có thể thấy rằng WO chỉ gói gọn nguyên vật liệu trong 1 nước xuất khẩu, còn RVC xét đến các nguyên vật liệu trong các bên tham gia FTA. Vậy nên nếu C/O show 100% sẽ khác với việc show WO.

Về bản chất, cả 2 đều sẽ được chấp nhận khi show trên C/O, Tổng cục Hải quan từng có công văn số 478/GSQL-TH nói về việc C/O show 100% RVC là hợp lệ và hải quan không được bác các C/O này, dù hiếm nhưng chúng vẫn hợp lệ.

Cụ thể

_______

Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2016

Kính gửi: Công ty TNHH TS Việt Nam

(Đ/c: Lô 79, KCN Nội Bài, Quang Tiến, Sóc Sơn, Hà Nội)

Wo trên c o là viết tắt của từ gì năm 2024
Trả lời công văn số 01/2016 ngày 31/3/2016 của Công ty TNHH TS Việt Nam đề nghị hướng dẫn xử lý vướng mắc về hàm lượng RVC trên C/O form D của Thái Lan, Cục Giám sát quản lý về Hải quan có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, nội luật hóa tại Thông tư sô 21/2010/TT-BCT ngày 17/5/2010 của Bộ Công Thương, sửa đổi bổ sung tại Thông tư 42/2014/TT-BCT ngày 18/11/2014, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan nếu hàng hóa đó đáp ứng quy định về xuất xứ. Khi hàng hóa khai báo đáp ứng tiêu chí xuất xứ RVC và ô số 8 phải thể hiện tỷ lệ % RVC cụ thể (ví dụ 40%). Việc ghi thông số “100%” tại ô số 8 trên C/O thể hiện hàng hóa có hàm lượng giá trị khu vực 100% là hợp lệ, phù hợp quy định.

Đề nghị Công ty liên hệ với đơn vị hải quan nơi tiến hành thủ tục nhập khẩu để được giải quyết theo thẩm quyền.

Cục Giám sát quản lý về hải quan thông báo để Công ty được biết./.


Vậy doanh nghiệp có thể phân biệt xuất xứ thuần túy WO và RVC 100%. Nếu doanh nghiệp có vướng mắc khi làm thủ tục nhập khẩu, thủ tục xuất khẩu xin liên hệ với chúng tôi sớm nhất để được tư vấn.

Hi vọng được hợp tác cùng Quý khách hàng.

CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI VÀNG

Địa chỉ ĐKKD và VP tại Hà Nội : Tầng 3, B17/D21 Khu đô thị mới Cầu Giấy (số 7, ngõ 82 Phố Dịch Vọng Hậu) , Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Địa chỉ VP tại Hải Phòng: Tầng 5, tòa nhà TTC, 630 Lê Thánh Tông, Hải Phòng, Việt Nam

Địa chỉ VP tại Hồ Chí Minh: Tầng 4, tòa nhà Vietphone Office, 64 Võ Thị Sáu, Phường Tân Định, Quận 1, TP HCM

Địa chỉ VP tại Móng Cái: Số nhà 85, phố 5/8, Phường Kalong, TP Móng Cái, Quảng Ninh.

Điện thoại: +84. 243 200 8555 Website: www.goldtrans.com.vn | dichvuhaiquan.com.vn Email: [email protected]

Hotline: Mr. Hà 0985774289 – Mr. Đức 0969961312

tiêu chí RVC 100%, tiêu chí xuất xứ thuần túy WO, xuất xứ thuần túy WO và RVC 100%

Wo trong xuất nhập khẩu là gì?

WO được viết tắt từ Wholly Obtained, nghĩa là xuất xứ thuần tuý. Một sản phẩm được xem là có xuất xứ thuần tuý khi sản phẩm đó thu được hoàn toàn trong phạm vi lãnh thổ của nước xuất khẩu hoặc được sản xuất hoàn toàn bằng nguyên liệu có xuất xứ thuần tuý của bên nước xuất khẩu đó.

Wo trên C O là gì?

Tiêu chí WO – Wholly Obtained (Xuất xứ thuần túy) So với thực tiễn thương mại hiện nay, không có quá nhiều sản phẩm đáp ứng được tiêu chí này. Có thể kể đến một số sản phẩm đáp ứng được tiêu chí thuần túy như: Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được thu hoạch, hái hoặc thu lượm ở nước xuất khẩu.

CTH nghĩa là gì?

CTH là chuyển đổi bất kỳ nhóm nào đến 1 chương, nhóm hoặc phân nhóm, nghĩa là tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua chuyển đổi mã HS ở cấp 04 số (chuyển đổi Nhóm).

Quy tắc xuất xứ CC là gì?

Tiêu chí CC được viết tắt từ Chapter Change, là việc chuyển đổi mã HS ở cấp độ 2 chữ số. Ví dụ Dầu dừa có HS là 1513.11.00 được sản xuất từ cơm dừa 0801.12.00. Như vậy, sản phẩm dầu dừa có xuất xứ hàng hoá theo tiêu chí CC.