Vòng đàm phán doha là gì năm 2024

Tại Hội thảo về tác động của vòng đàm phán Doha đối với Việt Nam do Bộ Thương mại phối hợp với Uỷ ban châu Âu tại Việt Nam tổ chức mới đây tại Hà Nội, cam kết mở cửa thị trường nông nghiệp và cắt giảm trợ cấp nông nghiệp của vòng đàm phán Doha là những nội dung được các nước đang phát triển quan tâm nhất, trong đó có Việt Nam. Bởi, khi vòng đàm phán Doha kết thúc, vấn đề tự do hoá thương mại thế giới ngày càng rộng hơn, điều này có nghĩa là hàng hoá nông sản xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ thuận lợi hơn. Đặc biệt, đến năm 2013, trợ cấp nông sản xuất khẩu được loại bỏ hoàn toàn sẽ có lợi cho hàng hoá nông sản xuất khẩu nước ta do giá nông sản thế giới tăng. Tuy nhiên, nước ta cũng ở vào thế bất lợi hơn so với các nước thành viên WTO khác vì mức độ cam kết trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nước thấp hơn các nước thành viên khác. Bên cạnh đó, nhiều khả năng nước ta có thể bị áp 2 lần giảm thuế, do nước ta vừa cam kết giảm thuế khi gia nhập WTO và theo lộ trình của vòng đàm phán Doha các nước sẽ cam kết tiếp tục cắt giảm thuế quan và phi thuế quan trong việc mở cửa thị trường nông nghiệp. Trưởng nhóm chuyên gia tư vấn Dự án hỗ trợ thương mại đa biên cho Việt Nam, Tiến sỹ Peter Naray cho rằng: Khi gia nhập WTO thì người nông dân Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều hơn, song cũng không loại trừ một số mặt hàng sẽ có sự cạnh tranh cao với hàng nhập khẩu. Những cam kết của vòng đàm phán Doha về cắt giảm thuế nông nghiệp và trợ cấp nông nghiệp sẽ sớm được các nước thông qua và điều này cũng sẽ không tạo ra nhiều bất lợi đối với các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Cho dù một số nông sản có thể bị 2 lần giảm thuế nhưng các sản phẩm này vẫn có thế mạnh trên thương trường thế giới. Đối với lĩnh vực công nghiệp, nước ta có thể sẽ gặp khó khăn nhiều hơn khi các cam kết cắt giảm các dòng thuế công nghiệp của vòng đàm phán Doha được thông qua. Hiện nay, theo cam kết gia nhập WTO, nước ta đã bắt đầu từng bước điều chỉnh các chính sách thuế các sản phẩm công nghiệp, bình quân cắt giảm khoảng 24% so với mức hiện hành đối với hơn 9.400 dòng thuế công nghiệp. Như vậy, nếu cắt giảm tiếp tục theo lộ trình mới của vòng đàm phán Doha thì ngành công nghiệp nước ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trước sức ép cạnh tranh ngày càng tăng của hàng nhập khẩu. Để khắc phục vấn đề này, một trong những giải pháp hữu hiệu vẫn là tập trung đầu tư phát triển những ngành hàng mà nước ta có lợi thế so sánh. Hiện là thời điểm quan trọng trong tiến trình đàm phán của vòng Doha. Các chuyên gia kinh tế quốc tế cho rằng, Việt Nam nên chủ động đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng bất lợi từ vòng đàm phán này như: Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ của các bộ và đại diện tại WTO, chủ động chuẩn bị các phương án đàm phán về nông nghiệp theo nội dung Doha; Tham gia vào những nhóm đàm phán có quan điểm tương đồng, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam, như nhóm G20 do Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ dẫn đầu, hay nhóm G33 - đại diện những nền kinh tế nhỏ do Indonesia dẫn đầu; Tham gia nhóm các nước mới gia nhập WTO để có ý kiến, kiến nghị không bị cắt giảm thuế tiếp... Theo chuyên gia kinh tế Hungary Andras Lakatos thì: Một trong những vấn đề trọng tâm mà Chính phủ Việt Nam cần chú ý hiện nay là chủ động trước những cam kết thương mại mới của WTO để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, cũng như chuẩn bị cho việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường. Chỉ có đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mới có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam đứng vững trên thị trường trong nước và quốc tế. Hiện có 2 khía cạnh quan trọng mà các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh là phát triển ngành dịch vụ và công nghiệp. WTO chỉ thực sự mang lại lợi ích nếu nước ta khai thác được lợi thế theo các quy định của WTO và các cam kết mở cửa thị trường của các nước để tạo sự thúc đẩy phát triển thương mại và đầu tư, xuất khẩu hàng hoá và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.

Hải Định

TTO - * Xin báo Tuổi Trẻ Online giải đáp giúp em chữ "Doha" có nghĩa như thế nào, và cách thức hoạt động? (Le Thanh Cong@yahoo...)

- Doha là tên thành phố của Qatar, nơi tổ chức vòng đàm phán của WTO vào năm 1999. Nội dung chính của vòng Doha là bàn biện pháp giảm thuế quan, mở cửa thị trường hàng nông sản, phi nông sản, dịch vụ nhằm thúc đẩy thương mại hóa toàn cầu. Nếu Doha kết thúc thì hàng hóa của các nước đang phát triển, chủ yếu là hàng nông sản, sẽ có cơ hội thâm nhập thị trường các nước phát triển do hàng rào thuế quan sẽ được giảm rất lớn.

Các cuộc đàm phán hiện nay vẫn đang bế tắc do bất đồng trong quan điểm của các nước phát triển giàu có với các nước nghèo đang phát triển.

Trợ cấp cho nông nghiệp đang là vấn đề được chú ý nhất bởi thỏa thuận về việc này là một chủ đề gay cấn trong quá trình đàm phán. Mục tiêu của các thành viên WTO sẽ kết thúc vòng đàm phán Doha vào cuối năm nay.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi qua địa chỉ [email protected]. Tuổi Trẻ Online sẽ kết hợp với các chuyên gia giúp bạn giải đáp 1.001 các thắc mắc thường thức về WTO. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode).

Tại sao vòng đàm phán Doha thất bại?

Nông dân luôn là những người thiệt thòi nhất trong sân chơi WTO. Đó chính là nguồn gốc dẫn đến thất bại của vòng đàm phán Doha.

GATT có hiệu lực khi nào?

Hiệp định này được kí ngày 23.10.1947 và có hiệu lực từ ngày 01.01. 4948. GATT tồn tại cho đến ngày 31.12.1995.

GATT và WTO là gì?

Được thành lập vào năm 1995, WTO quản lý các hiệp định thương mại do các thành viên đàm phán, đặc biệt là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) và Các Khía cạnh liên quan đến Thương mại của Hiệp định về Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS).

Vòng đàm phán là gì?

Các vòng đàm phán thương mại là phương tiện theo đó đa số lớn luật lệ GATT/WTO, bao gồm nhiều quy tắc, đã được thông qua. Các vòng đàm phán thương mại có thể chia làm ba giai đoạn. Các vòng được phát động (được khởi xướng) bởi sự đồng thuận trên cơ sở pháp lý về những đề tài sẽ thương lượng.