Tiết nước bọt nhiều là bệnh gì năm 2024

Năm nay tôi 30 tuổi, sức khoẻ bình thường. Thời gian gần đây tôi bị ra nước bọt nhiều nên rất khó chịu, phải khạc nhổ liên tục. Bên cạnh đó thì mỗi lần uống rượu xong tôi hay bị tiêu chảy. Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên.

Trần Văn Nam (Bình Dương)

Tăng tiết nước bọt ở người lớn là một triệu chứng có thể gặp trong các trường hợp: phụ nữ có thai, bệnh Parkinson, người bệnh tai biến mạch não, tổn thương tại vùng miệng, hầu họng và thực quản như : u hoặc viêm ở vùng này. Ngoài ra tăng tiết nước bọt còn gặp trong khi dùng thuốc như clozapin,... Tôi không rõ hiện tại bạn có dùng thuốc gì không? Bạn cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa để loại trừ các bệnh tại thực quản, khám chuyên khoa tai mũi họng và răng hàm mặt để xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Khi uống một lượng bia rượu nhiều có thể gây tiêu chảy cấp tính, tuy nhiên tình trạng này thường chỉ kéo dài trong một ngày sau khi dừng uống bia rượu. Nguyên nhân là do chất cồn gây tổn thương các vi mạch và biểu mô của đường tiêu hóa. Đối với người nghiện rượu, tiêu chảy có thể kéo dài do tăng nhu động của ruột. Để không bị tiêu chảy, bạn cần hạn chế uống bia rượu.

Nước bọt đóng vai trò quan trọng khi tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên nếu bạn thường xuyên cảm thấy buồn nôn miệng tiết nhiều nước bọt thì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó mà bạn không nên chủ quan. Vậy nguyên nhân của triệu chứng này là gì? Cần xử trí thế nào khi bị buồn nôn ra nước miếng trong?

Nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng buồn nôn miệng tiết nhiều nước bọt

Buồn nôn miệng tiết nhiều nước bọt, hiện tượng chảy nước miếng trong có thể xuất phát từ một trong nhiều nguyên nhân sau:

Trào ngược axit trong dạ dày

Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên hiện tượng buồn nôn, tiết nước bọt không kiểm soát là do trào ngược axit trong dạ dày. Lúc này, niêm mạc dạ dày của bạn bị kích thích do lượng axit sản sinh nhiều vào có thể trào lên cả khoang miệng. Vì vậy, để trung hòa lượng axit thì miệng sẽ tiết nước bọt rất nhiều.

Đây chính là cơ chế tự bảo vệ của khoang miệng. Điều này sẽ khiến bạn có cảm giác buồn nôn, ợ chua, ợ hơi và nuốt nước bọt liên tục. Rất nhiều bệnh lý liên quan đến tiêu hóa có hiện tượng trào ngược axit trong dạ dày cần phải điều trị nhanh chóng. Do vậy bạn nên cân nhắc để khám sức khỏe.

Tiết nước bọt nhiều là bệnh gì năm 2024

Buồn nôn miệng tiết nhiều nước bọt có thể do bị trào ngược axit trong dạ dày

Ngộ độc thực phẩm

Khi bạn ăn phải các thực phẩm bị ôi thiu, đồ ăn bẩn hay các loại thực phẩm có chứa virus, vi khuẩn sẽ khiến cho đường tiêu hóa bị nhiễm trùng. Lúc này, cảm giác buồn nôn, miệng tiết nhiều nước bọt sẽ là triệu chứng dễ nhận thấy.

Ngoài ra, một số triệu chứng khác cần lưu ý là đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, sốt,… Hãy theo dõi và đi khám bác sĩ ngay nếu có những biểu hiện nghiêm trọng trên.

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường

Nếu bạn có tiền sử bị tiểu đường mà gặp phải hiện tượng chảy nước miếng trong và buồn nôn thì rất có thể đã bị nhiễm toan ceton do đái tháo đường (DKA). Đây là một biến chứng tiểu đường nghiêm trọng cần được thăm khám và điều trị sớm.

Khó nuốt khi ăn uống

Nước bọt vốn là bộ phận của tuyến nước bọt được sản sinh khi nhai thức ăn. Trong nước bọt chứa nhiều enzyme giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Vì thế, nếu bạn bị buồn nôn miệng tiết nhiều nước bọt có thể là do tình trạng khó nuốt gây ra.

Do sử dụng thuốc theo toa

Hiện tượng buồn nôn tiết nhiều nước bọt có thể là tác dụng phụ tiềm ẩn của nhiều loại thuốc điều trị mà bạn đang sử dụng. Hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để khắc phục tình trạng trên.

Buồn nôn miệng tiết nhiều nước bọt cảnh báo bệnh lý nào?

Buồn nôn miệng tiết nhiều nước bọt, chảy nước miếng trong nhiều có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như:

Các bệnh lý về răng miệng

Một số bệnh lý về răng miệng như: Viêm amidan , lở loét miệng… cũng gây ra hiện tượng tiết rất nhiều nước bọt. Các bệnh này cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng tiết và nuốt nước bọt liên tục trong khoang miệng.

Tiết nước bọt nhiều là bệnh gì năm 2024

Buồn nôn miệng tiết nhiều nước bọt có thể do bệnh lý về răng miệng gây ra

Trào ngược dạ dày thực quản

Nếu bạn cảm thấy buồn nôn miệng tiết nhiều nước bọt thì rất có thể bạn đang mắc hội chứng trào ngược dạ dày thực quản. Một số triệu chứng điển hình là cảm giác buồn nôn và nôn sau bữa ăn hoặc vào buổi sáng khi đánh răng.

Việc tiết nhiều nước bọt là do cơ chế bảo vệ của khoang miệng giúp trung hòa axit trào ngược trong dạ dày. Ngoài ra, khi bị bệnh này bạn còn gặp các biểu hiện khác như: ợ chua, ợ hơi, đắng miệng, ho kéo dài,…

Viêm thực quản

Viêm thực quản cũng là một trong những bệnh lý có biểu hiện buồn nôn miệng tiết nhiều nước bọt. Thực quản là ống kéo dài từ miệng đến dạ dày. Khi bị viêm nhiễm thực quản sẽ khiến bạn khó nuốt. Từ đó gây ra hiện tượng chảy nước miếng trong, cảm giác buồn nôn.

Ngoài ra, khi bị bệnh lý này bạn còn gặp phải tình trạng khó nuốt khiến nước miếng chảy ra nhiều hơn.

Táo bón

Táo bón là bệnh lý rất dễ gặp phải trong cuộc sống. Đồng thời có thể xảy ra với nhiều lứa tuổi khác nhau. Khi bị táo bón, bạn sẽ đi tiểu không thường xuyên. Thậm chí đau đớn trong quá trình đi tiêu, phân cứng và có cảm giác chưa thoát được hết ra ngoài.

Theo các chuyên gia thì buồn nôn là triệu chứng phổ biến của những ai bị táo bón mãn tính. Ngoài ra còn kèm thêm các biểu hiện khác như: miệng tiết nhiều nước bọt, ợ chua và khó nuốt.

Cách khắc phục hiệu quả

Hãy cùng tìm hiểu một số cách giúp khắc phục tình trạng cơ thể bạn bị buồn nôn và miệng tiết nhiều nước bọt.

Mẹo cải thiện bằng dân gian

Có rất nhiều mẹo trong dân gian giúp cải thiện tình trạng buồn nôn miệng tiết nhiều nước bọt. Trong đó nhiều nhất là sử dụng cam thảo. Đây là một vị thuốc quý, có vị ngọt dễ chịu, tính bình giúp giải độc tốt. Nếu bạn bị đau bụng, gặp các vấn đề về dạ dày. Hoặc bị các bệnh về tiêu hóa thì có thể sử dụng trà cam thảo để xoa dịu triệu chứng.

Bạn chỉ cần sử dụng 1 – 2g rễ cam thảo. Đem hãm với nước sôi trong 10- 15 phút là đã có một tách trà cam thảo giảm buồn nôn và tiết nước bọt. Khi uống trà này, bạn cần lưu ý nên uống từng ngụm nhỏ. Và uống khi còn ấm để có hiệu quả tốt nhất.

Bạn cũng có thể thử ngậm vài lát gừng để giúp giảm nhanh hiệu quả cảm giác buồn nôn.

Tiết nước bọt nhiều là bệnh gì năm 2024

Giảm tình trạng miệng tiết nhiều nước bọt với cam thảo

Điều trị bằng thuốc

Để khắc phục và điều trị chứng thì bạn cần phải đi khám để xác định được bệnh lý và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Khi đã biết được bệnh lý thì bác sĩ mới có thể kê đơn cho bạn những phương thuốc điều trị phù hợp.

Hầu hết các trường hợp miệng tiết nhiều nước bọt là do buồn nôn chứ không phải là một tình trạng riêng biệt. Tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp do vấn đề của khoang miệng

Bệnh viện Hồng Ngọc – Địa chỉ khám chữa bệnh uy tín tại thủ đô Hà Nội

Bệnh viện Hồng Ngọc là một trong những bệnh viện tư đầu tiên tại Hà Nội được xây dựng theo mô hình bệnh viện khách sạn. Trải qua 18 năm phát triển, bệnh viện đã trở thành địa chỉ y tế hàng đầu thủ đô, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng và toàn diện.

Hiện tại, bệnh viện có hệ thống 7 cơ sở phủ rộng khắp thủ đô Hà Nội. Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, cơ sở hạ tầng hiện đại, trang thiết bị máy móc tiên tiến, bệnh viện đáp ứng mọi nhu cầu đến khám và điều trị bệnh chất lượng dành của bệnh nhân.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng buồn nôn miệng tiết nhiều nước bọt. Hoặc tiết nước bọt không kiểm soát thì hãy đến Bệnh viện Hồng Ngọc để được thăm khám và điều trị.

Đăng ký khám các bệnh lý về tiêu hóa tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội