Vì sao phải xây dựng nền Qptd&annd vững mạnh

Những bài học, kinh nghiệm lớn là phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đánh giặc bằng thế trận quốc phòng toàn dân (QPTD), thế trận chiến tranh nhân dân (CTND); xây dựng LLVT anh dũng, thiện chiến; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Trong những bài học kinh nghiệm ấy, bài học về QPTD, CTND đã hình thành và được vận dụng, phát triển từ hàng nghìn năm nay, đến bây giờ và mai sau, bài học này chắc chắn vẫn còn nguyên giá trị. Bởi vì QPTD và CTND là nền tảng để dân tộc ta chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Vì sao phải xây dựng nền Qptd&annd vững mạnh
Vì sao phải xây dựng nền Qptd&annd vững mạnh
Vì sao phải xây dựng nền Qptd&annd vững mạnh
Vì sao phải xây dựng nền Qptd&annd vững mạnh
Vì sao phải xây dựng nền Qptd&annd vững mạnh
Ảnh minh họa. Nguồn: qdnd.vn

Ngày nay, việc xây dựng nềnQPTDluôn được Đảng ta xác định là chủ trương chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và BVTQ. Báo cáo Chính trị trình Đại hội XII của Đảng, phần nhiệm vụ tổng quát nêu rõ: “Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh. Xây dựng nềnQPTD, nền an ninh nhân dân(ANND)vững chắc; xây dựng LLVT nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại…”. Thực tế, hàng chục năm qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã tích cực tập trung cho nhiệm vụ xây dựng nềnQPTD, thế trậnQPTDgắn với thế trận ANND vững chắc. Tiềm lực về chính trị, tinh thần, về kinh tế, khoa học, công nghệ, về quân sự, an ninh ở từng tỉnh, thành phố được củng cố, tăng cường. Thông qua tuyên truyền, giáo dục, nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về công tác quân sự, quốc phòng, xây dựng nềnQPTDđã được nâng cao. Các địa phương đều hoàn chỉnh việc quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng, quy hoạch căn cứ hậu phương, căn cứ chiến đấu, dần hình thành thế trận phòng thủ liên hoàn vững chắc trên từng khu vực, vùng, miền và cả nước. Nhiều địa phương xây dựng các công trình quân sự trong khu vực phòng thủ (KVPT) theo tính chất lưỡng dụng, vừa sử dụng phát triển kinh tế-xã hội, vừa có thể chuyển đổi công năng khi có tình huống xảy ra.

Hơn 30 năm đổi mới đất nước cũng là hơn 30 năm chúng ta đổi mới về tư duy quân sự, quốc phòng. Thế nước ngày càng vững vàng; chính trị ổn định; kinh tế giữ được đà tăng trưởng; nềnQPTD, thế trận ANND được củng cố, tăng cường; LLVT được xây dựng ngày càng chính quy, hiện đại. Từ khi Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định lấy ngày 22-12 hằng năm là Ngày hộiQPTDđến nay đã tròn 30 năm (22-12-1989 / 22-12-2019). Trong suốt quãng thời gian ấy, Ngày hộiQPTDluôn là biểu trưng cho quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về quốc phòng, đồng thời là nơi hội tụ sức mạnh tinh thần, vật chất của cả dân tộc hướng vào nhiệm vụ gìn giữ nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Ngày hội cũng là nơi thể hiện ý chí tự lực, tự cường của một dân tộc anh hùng trong nhiệm vụ giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Vì thế, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và BVTQ. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Cần phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục để toàn dân luôn thấu suốt: BVTQ là nhiệm vụ của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, trong đó, LLVT làm nòng cốt. Vì vậy, tất cả các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân phải có trách nhiệm trong xây dựng nềnQPTD, xây dựng LLVT nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đẩy mạnh phát triển sản xuất, tạo tiềm lực kinh tế cho KVPT; huy động tiềm lực khoa học công nghệ để phát triển công nghiệp quốc phòng; tham gia tích cực vào nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở; xây dựng và huấn luyện tốt lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, bảo đảm cho làng xã luôn bình yên, KVPT cấp huyện, cấp tỉnh luôn vững chắc.

Quân đội ta là đội quân cách mạng, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, hy sinh, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân. Trong suốt 75 năm qua (22-12-1944 / 22-12-2019), Quân đội ta được rèn luyện trong khói lửa chiến tranh, ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, chính quy, hiện đại, luôn thể hiện rõ phẩm chất kiên trung, anh dũng, thiện chiến, cùng toàn Đảng, toàn dân chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Ngày nay, trước những thời cơ và thách thức mới; trước sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, cơ hội, càng cần phải tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội. Chỉ có vững bước dưới lá cờ của Đảng thì Quân đội ta mới có chân lý, mục tiêu chiến đấu, có sự đùm bọc, chở che của nhân dân, có sức mạnh hậu thuẫn của toàn dân tộc và hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ.

Ngày 22-12 hằng năm là Ngày hộiQPTD, Ngày thành lập Quân đội nhân dân-một dấu mốc quan trọng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam. Là người dân của một nước độc lập, chúng ta càng phải có trách nhiệm làm cho dấu mốc đó luôn sáng chói, thể hiện rõ tinh thần kiên cường, bất khuất, tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam anh hùng.

QĐND

Quan điểm chỉ đạo chiến lược này vừa kế thừa một cách xuất sắc truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, vừa thể hiện sự sáng suốt, tài tình và sáng tạo của Đảng ta, trong bối cảnh đất nước và quốc tế có nhiều biến đổi to lớn, phức tạp và khó lường. Mỗi cán bộ, đảng viên và toàn dân cần nhận thức sâu sắc và đồng tâm, hợp lực xây dựng nền QPTD ngày càng vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Cụ thể hóa về vấn đề này, Luật Quốc phòng xác định rõ: “Nền QPTD là sức mạnh quốc phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần, nhân lực, vật lực, tài chính, mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường”(1).Qua đó cho thấy, Luật Quốc phòng đã chỉ rõ nền tảng và tính chất của nền QPTD nước ta. Đó là một nền quốc phòng vừa thể hiện một cách sâu sắc, nhất quán cốt cách truyền thống của dân tộc, vừa phát huy được mọi yếu tố vật chất và tinh thần của quốc gia và quốc tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Trong suốt chiều dài hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, xuất phát từ điều kiện kinh tế, quy mô dân số, địa hình, thổ nhưỡng và thời tiết của nước ta, các bậc tiền bối đã lựa chọn cho dân tộc những kế sách dựng nước và giữ nước hết sức tài tình. Kế sách hàng đầu và mang tính xuyên suốt của ông cha ta là lấy dân làm gốc, trên nền tảng đó xây dựng nên một nền QPTD. Xét về bản chất, đó là nền quốc phòng của dân, do dân và vì dân. Chính nhờ vào một nền quốc phòng như vậy, dân tộc ta đã lần lượt đánh bại các đạo quân xâm lược có lực lượng và vũ khí, trang bị vượt trội, làm nên những chiến công oanh liệt, hào hùng, như: Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng; quân dân nhà Lý đánh bại quân Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt; nhà Trần 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông; nghĩa quân Lam Sơn chém đầu Liễu Thăng ở ải Chi Lăng, tiến lên đánh bại hoàn toàn quân xâm lược nhà Minh; Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh, giữ vững non sông gấm vóc.

Vì sao phải xây dựng nền Qptd&annd vững mạnh
Vì sao phải xây dựng nền Qptd&annd vững mạnh
Vì sao phải xây dựng nền Qptd&annd vững mạnh
Vì sao phải xây dựng nền Qptd&annd vững mạnh
Vì sao phải xây dựng nền Qptd&annd vững mạnh
Ảnh minh họa / qdnd.vn

Cần nhận thức một cách sâu sắc rằng, ở nước ta, bất kỳ thời điểm nào, bất kỳ lực lượng thống trị nào, nếu không tuân thủ chiến lược QPTD, chiến tranh nhân dân (CTND) thì đều đưa đất nước đến hiểm họa. Thực tiễn chứng minh, thời nhà Hồ (1400-1407), mặc dù có hàng chục vạn quân, vũ khí, trang bị không thua kém đối phương nhưng vì mất lòng dân nên đã để đất nước rơi vào tay quân xâm lược nhà Minh. Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã phải "nếm mật nằm gai" huy động sức mạnh của toàn dân, sau 10 năm trường kỳ kháng chiến mới giành lại được độc lập, tự do cho dân tộc. Nhà Mạc (1527-1592) cũng không được lòng dân nên không làm nên nghiệp lớn mà làm cho đất nước rơi vào cảnh huynh đệ tương tàn, bị phân chia thành hai triều đại (Nam-Bắc triều). Đó là những bài học đau xót trong lịch sử dân tộc mà mỗi chúng ta ngày nay cần phải ý thức sâu sắc, không bao giờ được để lặp lại.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sức mạnh của nền QPTD, thế trận CTND đã không ngừng được củng cố, tăng cường và phát huy hiệu quả, tạo nên thế và lực có lợi cho cách mạng Việt Nam. Chính vì thế, chúng ta đã làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp xâm lược, miền Bắc được giải phóng tiến lên chủ nghĩa xã hội (CNXH). Bằng nhiều chiến dịch anh dũng, kiên cường, như: Xuân Mậu Thân 1968; mùa hè đỏ lửa 1972 ở Quảng Trị; "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không" đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ cuối năm 1972 (Linebacker II)... kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào", giành thắng lợi hoàn toàn, thu non sông về một mối.

Trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp, khó lường, hiện nay, Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán khẳng định, xây dựng nềnQPTDvững mạnh là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, trong đó, Quân đội nhân dân (QĐND) là lực lượng nòng cốt. Nền quốc phòng của chúng ta là nền quốc phòng mang tính chất hòa bình, tự vệ và mang bản chất của chế độ XHCN. Nhiệm vụ của nền quốc phòng không chỉ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc mà còn phải bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ XHCN; giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; chủ động đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời thường nhắc nhở: Phải xây dựng nềnQPTD, toàn diện; nghĩa là nhân dân phải là chủ thể của nền quốc phòng, mọi người dân đều có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia xây dựng nền quốc phòng vững mạnh toàn diện. Tính chất toàn dân, toàn diện trong xây dựng nền quốc phòng có mối quan hệ nhân-quả, tạo tiền đề cho nhau và là cơ sở tạo nên sức mạnh tổng hợp của nềnQPTD, tạo môi trường thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước; đồng thời sẵn sàng đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Trong những năm qua, sự nghiệp xây dựng nềnQPTDcủa chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 tại Đại hội XII của Đảng nêu rõ: “Tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng lên. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các giải pháp phù hợp để bảo vệ chủ quyền quốc gia và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển kinh tế-xã hội. Thế trận QPTD, an ninh nhân dân được củng cố và gắn kết chặt chẽ hơn. Sức mạnh tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của QĐND, Công an nhân dân được nâng lên...”(2). Kết quả trên là sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tích cực tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng nềnQPTD, thế trậnCTND. Nổi bật là Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22-9-2008 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới; Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới... Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp nghiên cứu, xây dựng trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các luật, pháp lệnh như: Luật Quốc phòng; Luật Dân quân tự vệ; Luật Cảnh sát biển; Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên (đang tham mưu ban hành Luật Lực lượng dự bị động viên); Pháp lệnh về bảo vệ các công trình quốc phòng và khu quân sự... Tham mưu với Đảng, Nhà nước xây dựng và hoàn thiện các chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự Việt Nam; chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng... Tham mưu với Chính phủ ban hành các nghị định về khu vực phòng thủ... Đây là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước đối với các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nềnQPTDnói chung và nhiệm vụ quân sự, quốc phòng nói riêng, bảo đảm chặt chẽ, đúng quan điểm, đường lối của Đảng.

Trên cơ sở quán triệt, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các cấp, các ngành, các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựngQPTD, gắn với thế trận CTND ngày càng vững chắc. Ban chỉ đạo về xây dựng khu vực phòng thủ đã được xây dựng, kiện toàn đầy đủ, theo hệ thống từ Trung ương tới các địa phương. 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực huy động các nguồn lực đầu tư vào việc xây dựng và hoàn thiện khu vực phòng thủ. Tiềm lực trong khu vực phòng thủ không ngừng được củng cố, tăng cường; trong đó, tiềm lực chính trị, tinh thần được đặc biệt coi trọng. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống cơ quan dân-chính-đảng các cấp đều được bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kiến thức về quốc phòng, an ninh. Các tầng lớp nhân dân được tuyên truyền, giáo dục về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm trong xây dựng nềnQPTDthông qua các phương tiện thông tin đại chúng và công tác tuyên truyền trực tiếp ở cơ sở. Nhận thức, trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của cán bộ, nhân dân từng bước được nâng cao, góp phần bảo đảm cho các hoạt động quân sự, quốc phòng ở cơ sở được triển khai thực hiện và hoàn thành đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra. Nhiều tỉnh, thành phố đã chú trọng đầu tư kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để xây dựng các khu căn cứ tập trung, hệ thống công trình quốc phòng, tổ chức quy hoạch căn cứ hậu cần-kỹ thuật, bảo đảm cho thế trận phòng thủ trên từng địa bàn dần hình thành trên thực địa; đồng thời tổ chức tốt công tác diễn tập khu vực phòng thủ ở các cấp theo kế hoạch nhằm kiểm nghiệm sự vận hành cơ chế về tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, động viên lực lượng, cơ sở vật chất khi chuyển các địa phương từ thời bình sang thời chiến. Sự hoàn chỉnh của khu vực phòng thủ các tỉnh, thành phố đã góp phần tạo nên thế trận phòng thủ liên hoàn, vững chắc trên toàn quốc, làm cơ sở để chuyển hóa từ thế trậnQPTDsang thế trận CTND khi có tình huống xảy ra.

Cùng với việc xây dựng khu vực phòng thủ ở các địa phương, lực lượng vũ trang 3 thứ quân cũng không ngừng được củng cố, tăng cường về mọi mặt. Quân ủy Trung ương đã ban hành các nghị quyết về sắp xếp bộ máy tổ chức, biên chế theo hướng tinh, gọn, mạnh, làm cơ sở để xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; trong đó ưu tiên một số đơn vị, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Hiện nay, Quân đội ta đã được tổ chức, sắp xếp lại, bảo đảm chặt chẽ, khoa học, với đầy đủ các lực lượng, thành phần, cơ cấu hợp lý; được trang bị các phương tiện, vũ khí, trang bị kỹ thuật tương đối hiện đại, huấn luyện thuần thục, bảo đảm sẵn sàng chiến đấu cao, khả năng cơ động nhanh, tác chiến hiệu quả cả trên không, trên bộ, trên biển và không gian mạng. Thông qua các cuộc diễn tập tác chiến cấp chiến dịch, chiến lược mới đây đã kiểm nghiệm, đánh giá đúng khả năng cơ động, hiệp đồng, năng lực tác chiến của các quân chủng, binh chủng, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, giữ vững vai trò nòng cốt trong xây dựng nềnQPTD, thế trận CTND.

Chung quy lại, quan điểm chỉ đạo chiến lược của Đảng về xây dựng nền QPTD là sự kế thừa xuất sắc truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc. Quan điểm chỉ đạo chiến lược này đã được thực tiễn kiểm nghiệm qua các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Những thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta trong nửa cuối thế kỷ 20 và những thập niên đầu của thế kỷ 21 cho thấy, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Bác Hồ muôn vàn kính yêu là rất sáng suốt, tài tình và hết sức sáng tạo. Là con dân của nước Việt Nam thân yêu, chúng ta có quyền tự hào về điều đó và nguyện đem hết sức mình cùng toàn Đảng, toàn dân xây dựng nền QPTD ngày càng vững mạnh, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

PGS, TSHOÀNG MINH THẢO

(1) Khoản 1, Điều 7 Luật Quốc phòng.

(2) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG-ST, Hà Nội, 2016, tr.243.