Vì sao miền trung ăn cay

Thái Lan là một trong những quốc gia có nền ẩm thực đa dạng, nổi tiếng với nhiều món ngon. Từ Bắc đến Nam nước Thái, mỗi nơi nấu ăn theo một kiểu khác nhau nhưng đều chung đặc điểm là vị cay. Càng về miền Nam thì các món ăn càng cay và nóng hơn. Vậy vì sao người Thái lại chuộng vị cay khi thời tiết nước này khá nóng?

Vì sao miền trung ăn cay

Tom yum - đặc sản Thái Lan.

Vị cay tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể là một trong những nguyên nhân. Nó có thể làm giảm vi khuẩn đường ruột và ký sinh trùng nên khi chế biến hải sản, đầu bếp thường ngâm nguyên liệu trong nước lạnh và vài lát ớt cho sạch. Bên cạnh đó, ăn cay giúp tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, làm cho cơ thể mát mẻ.

Không ít người nghĩ rằng, chỉ người vùng lạnh mới cần ăn cay cho ấm. Thế nhưng sự thật là thức ăn cay giúp máu lưu thông tốt, làm giãn mao mạch trên da, giúp chúng ta tiết mồ hôi rồi từ đó xua tan cái nóng. Đây cũng là nguyên nhân món ăn có nguồn gốc ở các nước cận xích đạo đều cay như đồ Thái, Mexico, Ấn Độ... bởi ăn cay khiến người ta cảm thấy tốt hơn. 

Ngoài ra, ở vùng nhiệt đới thì thực phẩm có xu hướng nhanh hỏng do nhiệt độ và độ ẩm cao. Nếu không có tủ lạnh thì thịt, cá rất mau bị ôi thiu, bốc mùi. Chính vì thế mà gia vị được sử dụng làm chất bảo quản tự nhiên nhằm ngăn chặn thực phẩm bị hỏng, đồng thời giúp giảm mùi hôi, giữ thức ăn tươi lâu hơn. 

Ớt Thái chủ yếu có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được các thương nhân châu Âu đưa vào Thái Lan từ nhiều thế kỷ trước. Khi muốn thưởng thức đồ ăn bản địa, bạn khó có thể tránh được món cay. Nhiều người thích đồ ăn Thái cũng chính vì hương vị mạnh mẽ, kết hợp giữa cay, chua, mặn, ngọt. Tuy nhiên, nếu bạn không thể ăn món cay nóng thì có thể chọn món Thái không cay, chỉ cần yêu cầu đầu bếp gia giảm gia vị, điều chỉnh theo ý thích. 

Vi Yến

Vacation Travel

Đôi khi, anh em, đồng nghiệp và bạn bè hỏi tôi: “Mày vào SG lập nghiệp trên dưới 10 năm rồi, mày biết sao người miền Nam, miền Tây ăn ngọt, món nào cũng cho nhiều đường, nêm nếm rất ngọt, nhất là canh, điển hình là canh chua, không?”. Tôi chỉ trả lời bằng một câu dân gian hay nói: miền Bắc ăn nhạt, miền Trung ăn mặn, miền Nam ăn ngọt, thế thôi, chứ thật lòng tôi chưa hiểu điều đó bắt nguồn thế nào và lý do sâu xa là gì?

Có rất nhiều ý kiến đến từ nhiều người để giải thích cho sự khác biệt này. Đơn giản là phong tục, nét văn hóa, tập quán văn hóa ẩm thực vùng miền hay do điều kiện môi trường từng miền. Nhưng nhìn chung đa phần các ý kiến xoay quanh yếu tố điều kiện môi trường và yếu tố lịch sử.

Vì sao miền trung ăn cay
Canh chua – món mang 3 hương vị theo 3 miền Bắc – Trung – Nam

Xét về điều kiện môi trường:

Khí hậu miền Nam nắng nóng và độ ẩm cao, khiến cho cơ thể mệt mỏi, không thoát được mồ hôi, nên thèm ngọt để bổ sung năng lượng.

Khí hậu miền Trung thì nắng gắt, gió lào, khô, nên thoát mồ hôi nhiều, mất muối, nên ăn mặn.

Mặc khác, miền Trung quanh năm bão lũ, muối thì nhiều nhưng làm ăn lại khó khăn đói kém nên ăn mặn hơn để tiết kiệm thức ăn (cái này mình thấy hợp lý vì khi còn nhỏ nghèo đói nấu gì cũng mặn để mỗi bát cơm ăn một tý thịt thôi).

Vì sao miền trung ăn cay
Canh chua miền Trung thường cay, mặn, chua và người miền Trung thường sử dụng bột nghệ tạo ra nước dùng có màu vàng nhẹ trong món ăn của mình. Vị chua trong canh chua miền Trung thường từ thơm (dứa), cà chua.

Khí hậu miền Bắc thì 4 mùa quanh năm. Thích cay là cay, thích mặn là mặn, thích ngọt là ngọt. Những vị giác dưới đầu lưỡi hài hòa ổn định.

Bên cạnh đó, điều kiện miền bắc không có nhiều muối cũng như sự ưu đãi đặc biệt nào nên vị ăn bình hòa.

Con người ăn thức ăn theo vùng miền, hoà hợp với khí hậu thì ít sinh bệnh tật.

Vì sao miền trung ăn cay
Canh chua miền Bắc có vị thanh thanh, hương thơm dịu nhẹ, rất chừng mực. Vị chua trong canh thường từ me, khế, sấu và các gia vị lên men tự nhiên như giấm, mẻ

Có người cho rằng điều này chủ yếu do thổ nhưỡng cùng vùng đất đó tạo nên hương vị chung cho các loại cây trái mà tác động cả vào phong vị ẩm thực của con người khi sinh sống tại đó suốt nhiều thế kỷ.

Xét về yếu tố lịch sử:

Do tập quán văn hóa ẩm thực, vùng đông nam bộ khá nhiều người gốc Hoa, họ ăn rất nhiều thịt, thái rất to, thích thịt nhiều mỡ, nấu gì cũng bỏ đường.

Người miền Tây chịu ảnh hưởng của người Khmer và người hoa Triêu Châu, nên khẩu vị có sự pha trộn, các món ăn thường kết hợp đẩy đủ gia vị.

Các món ăn hay cho thêm đường, kết hợp với tỏi (người miền Nam luôn dùng tỏi), hai thứ này làm cho món ăn có vị đầm, đậm đà, khử mùi tanh.

Thực tế người miền Tây vẫn dùng tỏi và đường để khử mùi, nhưng chưa hoàn toàn nên nhiều món kho, món canh, người miền khác không ăn được.

Tóm lại không phải người miền Tây ăn ngọt mà là họ thích sự cân bằng và đầm vị. Chúng ta thấy ngọt vì nhạy cảm với đường vì lẽ ra bình thường không xuất hiện trong cách nấu của chúng ta.

Vì sao miền trung ăn cay
Người miền Nam nấu canh chua miền thường sử dụng me tạo ra vị chua nhẹ và có vị ngọt

Nhìn chung, khẩu vị bắt nguồn từ tập tục, văn hoá, điều kiện môi trường, điều kiện tự nhiên… do đó khẩu vị của người vùng này sẽ khác của người vùng khác. Đó là nét đẹp tự nhiên, là đặc điểm của từng vùng miền, là phong tục, nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của mỗi vùng nước ta. Tôi gọi đấy là sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực mỗi vùng miền.

(Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.

Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...

Bài viết gửi về email: hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!

Vì sao miền trung ăn cay

Vùng này có bờ biển dài nên tôm cá hải sản rất tươi, vì vậy họ càng không tẩm ướp nhiều mà cố gắng giữ được hương vị tự nhiên và nguyên thủy của nguyên liệu. Chính điều này đã mang lại một sắc thái rất riêng, không hề trộn lẫn của ẩm thực miền Trung.

Người Việt vốn dĩ không thích ăn quá cay, với họ, vị cay này chỉ là một gia vị bổ sung cho món ăn thêm hấp dẫn, nhưng lâu dần, và tuỳ vùng miền với sự chi phối của thời tiết, người Việt cũng đã yêu thích mùi vị này; thậm chí còn trở thành một yếu tố không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày.

Trái ớt xuất hiện trong rất nhiều món ăn của người Việt, đặc biệt là miền Trung. Có khá nhiều loại như ớt hiểm, ớt xiêm, ớt sừng trâu, ớt giấy, ớt bi, ớt Đà Lạt, ớt chỉ thiên,… Bên cạnh đó loại gia vị không thể thiếu chính là các loại hạt tiêu : tiêu xanh ngâm giấm, tiêu ngào đường, muối tiêu xanh, hồng tiêu, tiêu lốp….

Người miền Trung có nghệ thuật chế biến tiêu, ớt vô cùng đặc sắc. Chẳng hạn như vùng Quảng Bình, Quảng Trị thường muối ớt, muối tiêu trong hũ sành để khoảng hơn nửa tháng mới lấy ra chế biến. Người Huế thì có ớt xào, ớt bột, ớt ngâm, ớt chưng, thậm chí cả món muối ớt cũng được biến tấu vài ba kiểu khác nhau. Ớt Huế là giống ớt xanh bé xíu mà cay đến tê tái, người không quen thì chỉ cần nửa trái cũng đủ thấy bỏng lưỡi.

 Lý do sâu xa của thói quen này là vì nhu cầu thích nghi với thời tiết khắc nghiệt của vùng miền. Miền Trung vốn có điều kiện tự nhiên bất lợi, bão lũ quanh năm. Vì vậy, họ thường có quan điểm “ăn chắc mặc bền”, việc ăn uống phải nhanh gọn và no lâu. Từ đó, dẫn đến thói quen nấu nướng lúc nào cũng cay mặn hơn một chút, để ăn được nhiều cơm hơn, tiết kiệm thức ăn, dành dụm được nguyên liệu và tiền bạc nhằm chống chọi với mưa lũ.

Bên cạnh đó, cũng có một nghiên cứu thông báo rằng, từ khi theo Chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào đất Thuận Hóa, cư dân Việt đã học tập người Chăm về việc sử dụng gia vị cay để chống lại cái lạnh của mảnh đất này, như một phương thức để thích nghi và sinh tồn chốn rừng thiêng nước độc.

Cũng xuất phát từ thói quen ăn uống giản dị, tiết kiệm, miền Trung còn đặc biệt thích vị mặn đậm đà trong những bữa cơm hàng ngày. Nhưng điểm nổi bật khi nhắc đến ẩm thực xứ Trung, mọi người sẽ thấy rõ nơi này tồn tại hai phong vị khác nhau, một là ẩm thực dân gian, và hai là ẩm thực Cung đình Huế.

Ẩm thực Cung đình Huế là một trong những nét đặc trưng riêng của văn hóa ẩm thực Miền Trung. Nó không chỉ nổi tiếng bởi cách trình bày mà nó còn đặc sắc về hình thức. Những món ăn trong cung thời đó chỉ dành riêng cho vua chúa triều đình nhà Nguyễn ăn và rất cầu kì về phần chế biến cũng như cách trang trí. 

Nếu có dịp du lịch khắp xứ Huế, bạn sẽ thấy rõ, người Huế luôn coi trọng từng món ăn của mình, từ sự tao nhã, trau chuốt trong từng bữa ăn đậm vị, đẹp đẽ, mà còn rất đa dạng, phong phú. Mỗi bữa phải từ ba mươi năm đến năm mươi món, trong đó phải có một món thuộc bát trân như: Nem công, Chả phượng, Da tây ngưu, Bàn tay gấu, Gân nai, Yến sào…Và món nào đặc biệt sẽ được liệt vào danh sách rồi truyền tiếp sang đời sau.

Ẩm thực Dân gian Huế là cách chế biến món ăn theo nguyên lý chế biến, trang trí và những thói quen ăn uống rất riêng của người Huế và Một bữa ăn của người Huế như hội tụ đủ cả âm dương, ngũ hành với sự hài hòa đến mức tự nhiên giữa tính chất, mùi vị, màu sắc của các món ăn. Muốn mặn thì có vài chục vị ruốc, ngọt thì có một chuỗi các loại chè, béo thì có Bún bò, đắng thì có Cháo nấm tràm, cay thì dùng cơm hến, sự đậm đà đó đã tạo nên hương vị rất đặc trưng trong món ăn Huế. 

Nói đến đây, chắc chắn bạn đã nhiều lần thưởng thức đặc sản miền Trung, dù là chế biến chuẩn phong vị vùng miền, hay đã qua nhiều cách tinh chế khác, nhưng chung quy, món ăn miền Trung vẫn mang trên mình một dấu ấn đặc thù.

Vì sao miền trung ăn cay
 

Miền đất Huế mộng mơ lại lừng danh với bát bún bò độc đáo, lạ miệng. Một tô bún bò Huế là sự kết hợp hài hòa của nước dùng thanh ngọt, cùng đầy đủ các loại rau, củ đầy dinh dưỡng. Bún bò Huế có hương vị rất riêng, không thể “lẫn” với những loại bún khác bởi vị ngon đặc trưng của mắm ruốc, hương sả, khi thưởng thức sẽ có vị ngọt dịu dàng, mùi thơm dễ chịu chứ không nồng, không tanh. Hương vị đậm đà, quyến rũ ấy khiến bún bò Huế trở thành món ăn đặc sản miền Trung không thể bỏ qua.

 2 Mì Quảng.

Vì sao miền trung ăn cay

Một món ăn không quá xa lạ với nhiều người, nhưng nếu muốn ăn một tô Mì Quảng ngon đúng vị, bạn sẽ không thể tìm thấy tại bất cứ đâu trừ Quảng Nam – Đà Nẵng. Đây là món ăn được ví như cái “hồn” của ẩm thực Quảng Nam và sẽ không khó để tìm thấy địa điểm ăn mì Quảng vì đâu đâu ở nơi này từ trong ngõ ngách cho tới chợ búa, làng mạc, đến khu phố nhộn nhịp, người ta có thể dễ dàng thưởng thức được tô mì thơm ngon với tôm, thịt heo tươi thái lát hay thịt gà xé miếng nhỏ, vị béo béo của dầu, hương thơm của đậu phộng, nước lèo sánh, ngọt đủ thấm và không thể thiếu bánh đa vừng giòn ngậy ăn kèm với các loại rau sống như xà lách, diếp cá, húng, rau mùi, bắp chuối,… Những nguyên liệu đó như hòa quyện với nhau, hài hòa làm tăng thêm hương vị, tôn lên nét đặc trưng của một tô mì Quảng trứ danh.

Vì sao miền trung ăn cay

Đây là một loại bánh rất nổi tiếng của các tỉnh ven biển miền Trung, có hình dáng gần giống với bánh khọt của người miền Nam. Nhưng phần nhân của bánh căn phong phú và đa dạng hơn rất nhiều, có nhiều loại như: thịt, trứng, nấm, mực, tôm… Ăn kèm là rau sống các loại cùng nước chấm như: mắm nêm, nước mắm chua ngọt,… 

Vì sao miền trung ăn cay

Ẩm thực Hội An luôn là một điều gì đó vô cùng cuốn hút khách du lịch. Và nhắc đến ẩm thực phố Hội thì chúng ta phải nhắc đến món Cao lầu trứ danh. Cao lầu được xem là niềm tự hào của ẩm thực nơi đây, món ăn này đặc biệt từ tên gọi cho đến cách thức chế biến. Để có được sợi mì dai giòn cần phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ lúc ngâm gạo thơm trong nước tro,rồi lọc cho kỹ, xay gạo ra, bòng, rã cho ra nước, rồi lại nhồi, hấp nhiều lần nữa và cuối cùng đem phơi khô. Những sợi mì tươi, điểm xuyết vài sợi mì khô chiên giòn, vài miếng thịt lợn thái lát mỏng, chan lên chút nước dùng ngon ngọt, đậm đà, ăn kèm với rau đắng, cải con hay húng lủi thì cứ gọi là ngon hết nấc. Sau khi thăm thú chán chê Hội An xinh đẹp, dừng chân tại một quán ven đường, gọi cho mình bát Cao lầu và thưởng thức hương vị đặc biệt của nó là một lựa chọn tuyệt vời cho chuyến đi của bạn đấy.

Vì sao miền trung ăn cay

Tô Cơm, Bún hến thơm nồng, nóng hổi, vừa có vị ngòn ngọt, bùi bùi của hến cùng phần nước luộc tinh chất không tanh. Có thể nói cơm và bún hến là món ăn cay nhất trong ẩm thực Huế, vừa ăn vừa xuýt xoa, ăn đến đâu mồ hôi chảy ra đến đấy, nhưng đối với người Huế, phải như vậy mới đã, mới thấm được hết cái hương vị thơm ngon của món ăn. Các bạn cũng có thể thưởng thức cơm và bún hến tại Hội An với hương vị ngon không kém.

Nhìn chung, người miền Trung có nhiều thức ăn gắn liền với mắm: Mắm nêm, mắm ruốc, mắm cá rò, mắm tôm chua, mắm tép, mắm dưa đèo, mắm cá cơm… Các loại mắm nếu không có ớt thì sẽ rất tanh. Vì vậy, ớt được cho vào các món mắm để bớt tanh và khi ăn có cảm giác thêm phần thú vị. Dần dần, văn hóa ớt trở nên rất quan trọng trong nấu nướng của người vùng này.