Cầu vốn là gì

Một trong những chức năng của tiền là phương tiện lưu trữ về mặt giá trị. Ngày xưa khi còn tự thân mang giá trị thì không có khái niệm lạm phát. Ngày nay khi tiền mất giá hàng ngày thì người nắm giữ tiền luôn tìm cách bảo tồn.

Cách đầu tiên để bảo tồn giá trị đồng tiền là chuyển tiền sang hiện vật, ta có thể mua bất cứ thứ gì trừ hàng hóa công nghệ và có thể bảo quản, lưu giữ được. Ví dụ như đồ cổ, các bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng (và tất nhiên phải đã chết 😛 vì ông ý còn sống thì còn sáng tác sẽ khiến cho cung tăng), đồ gỗ tự nhiên,….

Cách thứ hai là ăn uống no say cho bằng hết để hưởng cái sướng ở hiện tại (mà sau này nếu muốn hưởng cũng cái sướng đó thì phải trả tiền nhiều hơn).

Cách thứ ba là đầu tư vào cái gì đó mà có thể sinh ra lợi nhuận lớn hơn lạm phát. Ví dụ như mua cổ phiếu, nhà, vàng, ngoại tệ,..

Cách cuối cùng đơn giản nhất là gửi ngân hàng mặc dù lãi suất không thực dương nhưng cũng bù đắp phần nào vào sự mất giá của đồng tiền.

Khi chúng ta có thu nhập tiền mặt, chúng ta tiết kiệm nó dưới nhiều hình thức khác nhau. Tiền tiết kiệm đó không phải nằm im trong két mà nó được chuyển thành vốn thông qua hệ thống tài chính. Hệ thống tài chính bao gồm hai nhóm chính là 1.Trung gian tài chính và 2.Thị trường tài chính.

Lý do Việt Nam chưa có nền kinh tế thị trường

Trung gian tài chính đóng vai trò trung gian giữa người tiết kiệm và người đi vay. Nó bao gồm các tổ chức tín dụng, ngân hàng, các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí.

Ngân hàng huy động với lãi suất tiền gửi và cho vay với lãi suất cho vay. Đây là mô hình trực tiếp T-T’. Bên cạnh đó ngân hàng còn cung cấp dịch vụ thanh toán, bảo lãnh,…

Trái phiếu:

Khi một chính phủ, doanh nghiệp cần vốn họ phát hành ra một giấy tờ có giá có lãi suất cố định. Nhà đầu tư mua trái phiếu và hưởng cả gốc lẫn lãi suất tại ngày đáo hạn mà không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của chính phủ hay doanh nghiệp. Trái phiếu có thể trao đổi qua lại thông qua thị trường trái phiếu.

Sơ cấp ám chỉ là lần mua đầu tiên; và thứ cấp ám chỉ các lần mua tiếp theo. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là trên thị trường sơ cấp. Các nhà đầu tư trao đổi trái phiếu là trên thị trường thứ cấp.

Cổ phiếu:

Khi họ phát hành cổ phiếu tại thị trường cổ phiếu thì nhà đầu tư sẽ hưởng lãi suất căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của DN (lợi nhuận). Nhà đầu tư chủ sở hữu một phần DN; nếu số cổ phần lớn còn có thể tham gia vào điều hành DN.

Điểm khác biệt ta thấy rõ là nếu DN huy động vốn bằng trái phiếu thì chi phí huy động được tính vào chi phí tài chính; khi DN huy động vốn bằng cổ phiếu thì chi phí được chia từ lợi nhuận sau thuế. Khi DN phá sản thì ưu tiên trả nợ là trái phiếu sau đó mới tới cổ phiếu vì vậy nắm giữ trái phiếu ít rủi ron hơn (đồng nghĩa với lợi nhuận có thể kém hơn).

Cả cổ phiếu và trái phiếu đều có thể trao đổi trên thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán (P5: Tác động của Lạm phát và Giảm phát)

Thị trường vốn

Thị trường vốn là thị trường cho vay dài hạn bao gồm cổ phiếu, trái phiếu. Cổ phiếu được phát hành bởi các công ty nơi người cho vay được hưởng cổ tức (lợi nhuận sau thuế); trái phiếu là giấy tờ có giá mà người cho vay được hưởng một mức lãi suất cố định không phụ thuộc vào tình hình sx kd của DN. Trái phiếu có thể được phát hành bởi chính phủ hoặc doanh nghiệp.

Để phân tích một thị trường người ta sẽ dùng cung cầu vì vậy ta có mô hình cung cầu vốn

Cung vốn: các biến phụ thuộc bao gồm

– Của cải và thu nhập: Khi người ta có thu nhập thì hoặc người ta tiêu dùng hoặc người ta tiết kiệm. Nếu người ta tiết kiệm bằng cách mua cổ phiếu, trái phiếu thì người đó đã tham dự vào thị trường vốn. Vì vậy thu nhập càng nhiều thì số vốn cung ứng sẽ càng nhiều.

–  Lãi suất: khi lãi suất tăng thì cung vốn sẽ tăng vì người ta thấy lợi mà gửi tiền vào thay vì chi tiêu.

– Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng: giữa các loại cho vay thì mỗi hình thức đều có lợi nhuận khác nhau. Ví dụ khi bất động sản và vàng được ưa thích thì người ta mua vàng, bất động sản khiến cho cung vốn giảm.

– Rủi ro: thông thường rủi ro càng cao thì lãi suất sẽ càng cao và ngược lại.

– Tính thanh khoản: khả năng nhanh chóng chuyển thành tiền mặt với chi phí thấp.

Như vậy hàm cung vốn sẽ phụ thuộc vào 1.Thu nhập; 2. Lãi suất, 3.Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng, 4. Rủi ro và 5.Thanh khoản. Nhưng vì lãi suất ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi của người cho vay nên hàm cung tiền rút gọn là S=f(i)= a + bi. Các yếu tố còn lại sẽ làm dịch chuyển đường cung (rủi ro, thanh khoản, kỳ vọng, thu nhập).

Cầu vốn là gì

Đồ thị cho thấy khi lãi suất tăng lên thì cung vốn cũng tăng lên di chuyển theo dọc đường thẳng từ Q1 tới Q2

Cầu vốn: các biến phụ thuộc bao gồm:

– Khả năng sinh lợi của các cơ hội đầu tư: người vay tiền thì chắc chắn là không để mang về cất vào két hay lại trở thành người cho vay mà là sẽ đầu tư. Cơ hội sinh lời càng cao thì nhu cầu vay vốn càng lớn.

– Chu kỳ kinh doanh: ta biết là chu kỳ kinh doanh có hình sin; khi đúng vào chu kỳ tăng trường thì vốn cần cho đầu tư sẽ tăng lên;  và sẽ giảm đi vào dốc bên kia.

Cầu vốn là gì

– Tỷ lệ lạm phát dự kiến tăng: Thông thường lạm phát càng cao thì lãi suất huy động và cho vay cao và ngược lại. Vì vậy khi lạm phát có kỳ vọng trong tương lai sẽ tăng mà lãi suất vẫn chưa kịp điều chỉnh thì sẽ khiến cho việc vay vốn rẻ hơn nên khiến cho cầu vốn tăng lên.

Ví dụ như nếu tôi biết là trong năm tới lạm phát sẽ là hai con số kéo theo lãi suất cũng sẽ hai con số thì tôi sẽ vay tiền vào ngày hôm nay với lãi suất cố định. Như vậy năm tới tôi đã có một số vốn với giá rẻ hơn thực tế.

Cầu vốn là gì

– Chính sách tài khóa của chính phủ: khi chính phủ tăng chi tiêu thì nhu cầu vốn tăng.

Như vậy cầu vốn sẽ phụ thuộc chính vào khả năng sinh lợi các cơ hội đầu tư, chu kỳ kinh doanh, tỷ lệ lạm phát dự kiến, lãi suất, chính sách tài khóa của chính phủ. Tuy nhiên để đơn giản người ta coi hàm cầu vốn D=f(i); các yếu tố còn lại sẽ làm dịch chuyển đường cầu.

Cầu vốn là gì

Đồ thị cho thấy khi lãi suất tăng từ i1 tới i2 thì lượng cầu cũng giảm từ Q1 tới i2

Cung cầu vốn:

Lãi suất gặp nhau tại điểm mà hai đường cung cầu giao nhau. Khi đường cầu dịch sang phải bởi một tác nhân nào đó làm tăng cầu vốn (như kỳ vọng làm phát) trong khi đường cung không thay đổi thì sẽ làm lãi suất tăng từ i1 tới i2.

Cầu vốn là gì

Khi chính phủ khuyến khích tiết kiệm thì làm sẽ làm tiết kiệm tăng; đường cung dịch phải.

Khi chính phủ khuyến khích đầu tư thì làm cầu vốn tăng; đường cầu dịch phải

Cầu vốn là gì
 Khi chính phủ tăng chi tiêu thì tiết kiệm sẽ giảm đi một lượng là s, điều này làm cho cung vốn dịch trái một lượng là s.

Khi chính phủ tăng thuế thì thu nhập người dân giảm đi một lượng là T và chính phủ thu thêm được một lượng đúng bằng T. Người dân sẽ giảm tiêu dùng đi một lượng là MPC và giảm tiết kiệm đi một lượng là MPS. Hàm tiêu dùng là C= a + MPC.Y. Trong đó a là tiêu dùng tự định, MPC là chi tiêu cận biên; MPS=1-MPC gọi là tiết kiệm cận biên.

Vì vậy đường cung dịch phải một lượng là T – MPS.T = MPC.T

(T là tổng thuế thu được; MPS.T là số tiết kiệm bị giảm của người dân)

Cầu vốn là gì

– Khi một người có thu nhập anh ta sẽ chia khoản thu nhập đó ra làm hai nhóm 1 là để tiết kiệm và 2 là để tiêu dùng. Tiền tiết kiệm sẽ được chuyển thành vốn đầu tư thông qua hệ thống tài chính.

– Khi gửi tiền tiết kiệm anh ta sẽ thu được lãi suất. Lãi suất được chi trả cho chi phí cơ hội của tiền; đáng nhẽ anh ta có thể sử dụng tiền ngay ngày hôm nay thì phải lùi việc tiêu dùng đó tới tương lai.

– Lãi suất danh nghĩa là lãi suất huy động niêm yết tại các ngân hàng.

– Lãi suất thực tế là lãi suất danh nghĩa sau khi loại bỏ yếu tố lạm phát.

– Lãi suất thực tế bản chất là việc quy đổi ra sức mua của đồng tiền tại lúc gửi và tại lúc đáo hạn.

– Với tỷ lệ lạm phát thấp thì lãi suất thực tế r = lãi suất danh nghĩa i – lạm phát

– Với tỷ lệ lạm phát lớn thì lãi suất thực tế = ( lãi suất danh nghĩa – lạm phát)/(1+lạm phát)

– Lãi suất là giá của tiền vì vậy mô hình cung cầu vốn cũng tương tự như mô hình cung cầu một hàng hóa; trục tung là lãi suất. Cân bằng cung cầu thay đổi khi có các lực làm thay đổi cung cầu.

1. Thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần

Cho vay thu lại tiền lãi không phụ thuộc vào kết quả đầu tư của doanh nghiệp gọi là nợ. Mua cổ phần rồi thu lãi cổ tức phụ thuộc vào kết quả kinh doanh gọi là thị trường vốn cổ phần.

2. Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

Các chứng khóan giao dịch lần đầu gọi là sơ cấp. Ví dụ như một doanh nghiệp lớn phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO). Sau đó các chứng khoán này lại tiếp tục được trao đổi trên thị trường thứ cấp. Điểm khác biệt là những người tham gia vào sơ cấp là hữu hạn và có điều kiện nhất định; người tham gia vào thứ cấp thì là tất cả những người có nhu cầu bán hay mua miễn là họ có cái để bán và có tiền để mua.

3. Thị trường tập trung và thị trường phi tập trung

Thị trường tập trung là các sản giao dịch nơi có địa điểm rõ ràng, việc mua bán dựa vào khớp lệnh. Thị trường phi tập trung (OTC) không có địa điểm tập trung, việc mua bán dựa vào cơ chế chào hàng cạnh tranh, thương lượng

4. Thị trường tiền tệ và thị trường vốn

Thị trường tiền tệ là hệ thống ngân hàng, ngân hàng là cầu nối giữa người có tiền và người cần tiền. Thị trường vốn là thị trường chứng khoán nơi trao đổi chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu).