Vì sao cờ vàng 3 sọc đỏ bị cấm

Ngày 9-4-2017, dưới danh nghĩa “phản đối chính quyền chưa đền bù tiền cánh đồng muối”, một số công dân theo Thiên chúa giáo ở xã Kỳ Hà (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) đã tổ chức tuần hành, biểu tình trước nhà riêng của chủ tịch xã này. Đáng chú ý khi tuần hành, biểu tình đã có người mang theo và giơ lá cờ mà nhiều năm nay người Việt Nam vẫn gọi là “cờ ba que”, hoặc “cờ vàng” của “chế độ Việt Nam cộng hòa” (“chế độ VNCH”) trước đây. Sau khi hình ảnh này được đưa lên một số trang mạng nhân danh Thiên chúa giáo, một số tổ chức và địa chỉ truyền thông chống cộng lập tức khai thác, quảng bá, tung hô như một “sự kiện quan trọng”, qua đó vừa vu cáo Nhà nước Việt Nam và chính quyền địa phương, vừa biến thành cơ hội tô vẽ cho cái chính thể bán nước, hại dân mà ngày 30-4-1975, ông Dương Văn Minh - tổng thống cuối cùng của nó, phải tuyên bố: “hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện,... chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn”!

Từ ngày phải tháo chạy khỏi quê cha đất tổ, phải sống kiếp tầm gửi nơi xứ người, bộ phận người gốc Việt cực đoan tụ tập trong mấy hội, nhóm chống cộng ở hải ngoại vẫn chưa chịu thừa nhận thất bại nhục nhã. Họ vẫn nuối tiếc về thời sống bám vào ngoại bang làm hại đồng bào, không xấu hổ khi tự huyễn hoặc để lừa dối mình, lừa dối người khác về “chế độ VNCH” có “quân lực hùng mạnh”, “tự do, dân chủ”, “kinh tế phát triển, ăn sung, mặc sướng”; rồi hoang tưởng mơ về ngày “phục quốc”! Để thỏa mãn tâm thế hoang tưởng, họ bày đủ thứ âm mưu xảo quyệt, đê hèn để chống phá đất nước, dùng đủ loại thủ đoạn bẩn thỉu từ gây sức ép tới dậm dọa buộc người gốc Việt phải góp tiền bạc để họ “giải phóng quê hương”! Trong các việc làm vô vọng này, họ coi “cờ vàng” làm “biểu tượng”, là công cụ khuếch trương. Như ở Mỹ, thi thoảng họ vác “cờ vàng” đeo súng gỗ ra đường diễu hành; không được thừa nhận thì J. Nguyễn - nghị sĩ nghị viện bang California (Ca-li-pho-ni-a) lại chế “cờ vàng” thành khăn quàng để đeo vào phòng họp; việc đầu tiên Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần phải làm khi đến Mỹ là bị dúi “cờ vàng” vào tay và ép phải cầm... Thậm chí “cờ vàng” là quân bài để mấy phe phái chống cộng người Mỹ gốc Việt đấu đá tranh giành ảnh hưởng. Thí dụ, nhân cơ hội có đoàn xe của quân đội Mỹ đi qua, họ đứng bên đường vẫy “cờ vàng”, rồi đưa lên YouTube đoạn video (vi-đê-ô) có nhan đề “thủ tướng Đào Minh Quân và tướng lãnh các binh đoàn tham gia diễu hành và thăm hỏi đồng bào". Với tâm địa hắc ám, “băng đảng cờ vàng” làm đủ trò vè dối trá để tô son trát phấn cho “chế độ VNCH”, kết hợp với cung cấp tiền bạc, họ mê hoặc một số người trong nước tin theo, dấm dúi treo “cờ vàng” ở gốc cây, đầu nhà, xó vườn,... để chụp ảnh đưa lên internet (in-tơ-nét) làm rùm beng. Cho nên, vì có hành vi “dán khẩu hiệu, cờ vàng ba sọc đỏ ở nơi công cộng” mà Nguyễn Phương Uyên đã phải nhận bản án của Tòa án nhân dân; Nguyễn Viết Dũng từng nhận án tù vì hành vi “gây rối trật tự công cộng” cũng là người từng treo “cờ vàng” lên nóc nhà của gia đình mình!

Nhiều nhà nghiên cứu, chính khách nước ngoài đã chỉ đích danh bản chất tay sai, bù nhìn của cái gọi “chế độ VNCH". Xác đáng hơn là ý kiến của những người từng theo ngoại bang chống lại đồng bào, như năm 2005, trả lời phỏng vấn báo Thanh niên, ông Nguyễn Cao Kỳ - từng làm thủ tướng, phó tổng thống “chế độ VNCH", nói: “Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu, làm “kép nhất”. Vì vậy, ai cũng cho rằng đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi chỉ là những kẻ đánh thuê". Những ai còn mê muội mơ tưởng đến “chế độ VNCH” và rình cơ hội để ve vẩy “cờ vàng” chụp ảnh kiếm tiền nên đọc cuốn Khi đồng minh tháo chạy (cơ sở Hứa Chấn Minh xuất bản năm 2005 ở San Jose (San Giô-sê), Mỹ, Sđd) của ông Nguyễn Tiến Hưng - từng là “phụ tá tổng thống về tái thiết, tổng trưởng kế hoạch, điều phối kinh tế” trong mấy năm cuối cùng của “chế độ VNCH”. Là người trong cuộc, đã trải qua nhiều biến cố, lại nắm trong tay rất nhiều tài liệu cơ mật thời Nguyễn Văn Thiệu, ông Nguyễn Tiến Hưng đã công bố nhiều tư liệu, số liệu và đánh giá rất cụ thể, thí dụ:

- Với câu hỏi “tại sao sụp đổ”, ông Nguyễn Tiến Hưng đã phân tích bằng khá nhiều nguyên nhân, ví như ông viết: “Đến thời VNCH, cũng trên 75% ngân sách quốc phòng (trả lương cho quân đội) là do viện trợ Mỹ. Rồi toàn bộ quân trang, quân dụng, từ khẩu súng, viên đạn, lít xăng tới xe tăng, đại bác, máy bay, cái gì cũng có nhãn hiệu MDAP (Military Defense Assitance Program - chương trình viện trợ quân sự) của Mỹ. Về mặt kinh tế, khi chiến tranh leo thang, sản xuất trong nước không phát triển, lại còn tụt hậu, cung ứng cho nhu cầu của nhân dân phải dựa vào đô-la của Mỹ để nhập cảng. Những sản phẩm cho nhu cầu từ ăn, ở, mặc tới vận chuyển, một tỷ lệ rất quan trọng được đáp ứng từ “viện trợ Mỹ”... Đó là chưa nói tới các nhu cầu khác như y tế, giáo dục, giải trí... Như vậy, về vật chất, sự lệ thuộc hầu như là toàn diện. Tình trạng này lại còn dẫn tới sự lệ thuộc về tinh thần và tâm lý. Nếu Mỹ còn giúp, thì các nhà lãnh đạo và dân, quân miền nam còn chịu đựng, chiến đấu. Nếu có dấu hiệu họ bắt đầu bỏ, thì tinh thần bắt đầu sa sút. Tới lúc bỏ thật là sụp đổ” (Sđd, tr.450-451).

- Để diễn tả số phận tôi đòi của “chế độ VNCH”, ông Nguyễn Tiến Hưng tạo lập các tiêu đề khá thú vị như: “Chạy gạo sống qua ngày” (tr.167), “Hậu quả của lệ thuộc” (tr.176), “Cái nhục của kẻ đi cầu xin” (tr.202),... Và bản chất ký sinh, sống bám vào viện trợ nước ngoài của chế độ này đã được tóm lược cụ thể qua một văn bản ông từng tiếp cận: “Nếu mức độ quân viện là 1,4 tỷ đô-la thì có thể giữ được tất cả những khu đông dân cư của cả bốn vùng chiến thuật; Nếu là 1,1 tỷ đô-la thì quân khu 1 phải bỏ; Nếu là 900 triệu đô-la thì khó lòng giữ được quân khu 1 và 2, hoặc khó đương đầu với cuộc tổng tấn công của Bắc Việt; Nếu là 750 triệu đô-la thì chỉ có thể phòng thủ vài khu vực chọn lọc và khó điều đình được với Bắc Việt; Nếu quân viện dưới 600 triệu đô-la thì chính phủ VNCH chỉ còn giữ được Sài Gòn và vùng châu thổ sông Cửu Long” (Sđd, tr.235)!

- Trong cuốn sách, ông Nguyễn Tiến Hưng dẫn lại một sự kiện đặc biệt, lột tả hết bản chất của “chế độ VNCH”, đó là sau khi gửi bức thư đề ngày 25-3-1975 tới Tổng thống Mỹ khi đó là G.Ford (G. Pho), để van nài G. Ford thi hành “hai biện pháp cần thiết: Ra lệnh cho phi cơ B.52 can thiệp trong một thời gian ngắn song mãnh liệt xuống những nơi tập trung quân và căn cứ hậu cần của địch trong lãnh thổ miền nam; Cung ứng khẩn cấp cho chúng tôi những phương tiện cần thiết để ngăn chặn và đẩy lùi cuộc tấn công” (Sđd, tr.261) mà không có kết quả, ngày 14-4-1975, Nguyễn Văn Thiệu đã làm một việc rất nhục nhã là tiếp tục gửi công điện tới G. Ford để cầu xin. Với công điện này, Nguyễn Văn Thiệu trực tiếp bộc lộ bản chất bán nước, hại dân bằng việc đem tài sản đất nước ra thế chấp nhằm được vay tiền: “Tôi trân trọng thỉnh cầu Ngài kêu gọi Quốc hội cho VNCH vay dài hạn 3 tỷ đô-la, chia làm ba năm, lãi suất do Quốc hội ấn định, và xin triển hạn 10 năm trước khi trả vốn và lời. Tài nguyên dầu hỏa và canh nông của VNCH sẽ dùng làm tiền thế chân cho món nợ này” (Sđd, tr.314-315)!

Với bản chất như vậy, sự sụp đổ của “chế độ VNCH” là tất yếu không thể tránh khỏi, và hình ảnh ngày 29-3-2008 một nữ sĩ quan cảnh sát Mỹ đã vứt “cờ vàng” vào thùng rác tại một nhà hát ở thành phố G.Grove (G.Gờ-rô-vơ - Mỹ) trong đoạn video trên YouTube đã nói lên tất cả. Đó cũng là điều trong loạt bài có nhan đề Những thắc mắc cần giải đáp, đề cập tới “cờ vàng”, GS, TS Trần Chung Ngọc - người Mỹ gốc Việt từng là “sĩ quan quân đội VNCH”, đã viết: “ngày nay bảo tôi cầm lá cờ đó đi chống cộng dưới bất cứ hình thức nào: chống đối các chính khách từ Việt Nam qua, biểu tình chống Viet Weekly hay Người Việt “thân cộng”, tranh đấu để được công nhận là lá cờ chính thức của Việt Nam, tranh đấu để được treo ở vài nơi công cộng, vài trường học, hay cả bắt tôi phải chào nó coi như nó là quốc kỳ,... thì đối với tôi là một sự sỉ nhục. Sỉ nhục vì đó là hành động của những kẻ “không biết ngượng”,... Những nhóm người chống cộng cực đoan không hiểu được như vậy cho nên đã lạm dụng lá cờ vàng ba sọc đỏ trong những hành động vô lối, thiếu hiểu biết. Đọc dư luận về đám người không có đầu óc này trên báo Mỹ và trên internet, tôi thật sự lấy làm xấu hổ lây. Lá cờ vàng ba sọc đỏ đã trở thành biểu tượng của những đám người chống cộng bất kể lý lẽ, những đám người giống như các băng đảng, không đại diện cho bất cứ ai, khoan nói là đại diện cho hơn hai triệu người Việt di cư”! Có thể nói, ý kiến rất xác đáng của ông Trần Chung Ngọc là điều cảnh tỉnh với những người còn mê muội nghe theo kẻ xấu mà cổ vũ cho “lá cờ” đã bị vứt vào sọt rác của lịch sử. Họ nên tỉnh ngộ để không bị kẻ xấu lợi dụng, để không tiếp tay, không về hùa với kẻ xấu phá hoại đất nước. Còn mấy kẻ sức tàn lực kiệt mà vẫn cố làm “sống lại cái thây ma VNCH” cũng cần phải xem lại mình để biết xấu hổ và dừng lại, không xúi bẩy người khác làm điều xấu. Bởi, đó không phải là chuyện về lá cờ, mà là mưu đồ chính trị đen tối, và nếu tiếp tục, chắc chắn sẽ bị pháp luật trừng trị.

LÊ VŨ HOÀI ÂN

Vì sao cờ vàng 3 sọc đỏ bị cấm
Quốc kỳ Việt Nam Cộng hòaTênLá cờ tự do và di sản
(Heritage and Freedom Flag)Sử dụngQuốc gia Việt Nam
(1948-1955)
Việt Nam Cộng hòa
(1955-1975)Tỉ lệ2:3Ngày phê chuẩn2 tháng 6 năm 1948Thiết kếNền vàng với ba sọc đỏ ở chính giữa.Thiết kế bởiLê Văn Đệ
Vì sao cờ vàng 3 sọc đỏ bị cấm

Biến thể của Quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa

Sử dụngHiệu kỳ Hải quân Việt Nam Cộng hòa.Tỉ lệ2:3Thiết kếCờ vàng ba sọc đỏ với phù hiệu Hải lực Việt Nam Cộng hòa (mỏ neo) ở chính giữa.

Cờ vàng ba sọc đỏ[1] hay cờ vàng[2][3] từng là quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam từ 1949 đến 1955 và của Việt Nam Cộng hòa từ 1955 đến 1975.

Lá cờ nền vàng ba sọc màu đỏ lần đầu tiên được xuất hiện là khi thành lập Quốc gia Việt Nam.

Màu sắc và kích cỡ

Vì sao cờ vàng 3 sọc đỏ bị cấm

Chi tiết về các màu sắc và kích thước.

Scheme Vàng Đỏ
Pantone Yellow 116 Red 032
CMYK 0.0.100.0 0.90.86.0
RGB (255,255,0) (250,60,50)
Hex triplet #FFFF00 #EF4135
NCS S 0570 G70Y S 0580 Y80R

Lịch sử

Vì sao cờ vàng 3 sọc đỏ bị cấm

Lính Quốc gia Việt Nam làm lễ chào cờ Pháp và Quốc gia Việt Nam tại Bắc Ninh, năm 1951

Ngày 2 tháng 6 năm 1948, Chính phủ lâm thời Quốc gia Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ. Ý nghĩa của lá cờ được giải thích như sau: màu vàng là màu truyền thống của đế vương Việt Nam từ xưa, cũng là màu tượng trưng cho đất nước. Màu đỏ là màu của thịnh vượng, thành công. Ba sọc đỏ tượng trưng cho ba kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ thống nhất dưới một chính thể quốc gia.[4] Lá cờ vàng ba sọc đỏ sau này tiếp tục là quốc kỳ dưới thời Quốc gia Việt Nam (1949-1955), và sau đó là quốc kỳ cho suốt thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa (1955-1975).

Theo Hồi ký Việt Nam nhân chứng của tướng Trần Văn Đôn:

Bảo Đại mời Nguyễn Văn Xuân. Nguyễn Văn Xuân nói tiếng Việt không được nhưng hiểu và biết việc, nên được Bảo Đại mời làm thủ tướng chính phủ lâm thời trung ương ba miền chứ không phải riêng một mình Nam phần…. Ngày 24.4.1948, Nguyễn Văn Xuân trở về Sài Gòn để tổ chức một đại hội quy tụ khoảng 40 đại biểu. Đại hội do ông Lê Văn Kim và tôi (Trần Văn Đôn) tổ chức. Chính trong hội nghị này chúng tôi đề nghị thay lá cờ vàng chữ Ly có từ chính phủ Trần Trọng Kim ra cờ vàng ba sọc đỏ tượng trưng dòng máu dân của ba miền.[5]

Thời Ngô Đình Diệm dự định thay lá cờ này và đã tuyển 350 mẫu cờ của 350 người dự thi, nhưng không chọn được mẫu cờ thay thế nào cả.[6]

Hiện nay

Cùng với sự đầu hàng của Việt Nam Cộng hòa trước Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, lá cờ này hiện tại không còn đại diện cho bất kì chính thể và không được bất kỳ quốc gia nào trên thế giới và Liên Hợp Quốc công nhận. Dù vậy, những cựu quan chức Việt Nam Cộng hòa nói chung vẫn sử dụng nó trong nhiều hoạt động chính trị, xã hội của họ. Họ đã từng phát động Chiến dịch Cờ Vàng là phong trào vận động nhằm đưa cờ vàng ba sọc đỏ làm lá cờ chính thức đại diện cho cộng đồng người Việt ở Mỹ, Úc, và Canada. Hiện cờ vàng ba sọc đỏ được chính quyền của một số thành phố và bang của Mỹ gọi là "Lá cờ tự do và di sản" dành cho những người gốc Việt sống tại các địa phương này (tiếng Anh: Heritage and Freedom Flag).

Tại Việt Nam thì cờ vàng ba sọc đỏ chỉ còn được dùng cho mục đích đóng phim, nhất là các bộ phim nói về đề tài chiến tranh Việt Nam tại miền nam trước 1975.

Một bài viết đăng trên BBC tiếng Việt năm 2012 cho rằng cờ vàng ba sọc đỏ đã "bị cấm" trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.[7] Nhưng đôi khi nó vẫn được dùng cho mục đích đóng phim, đặc biệt là các bộ phim nói về chiến tranh Việt Nam.[cần dẫn nguồn]

Trong vụ Bạo loạn tại Điện Capitol Hoa Kỳ 2021 nhằm phản đối kết quả bầu cử tổng thống Mỹ, một số người gốc Việt tham gia vụ bạo loạn đã giơ lá cờ này và cắm nó trên Điện Capitol, trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ.[8] Việc này đã gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt.[9] 45 hội đoàn, nhà chính trị, và nhà kinh doanh người Mỹ gốc Việt ký tên lên án sử dụng lá cờ vàng trong sự kiện này,[10] và một số viên chức chính phủ địa phương và liên bang cũng phản đối vụ này.[11]

Xem thêm

  • Quốc kỳ Việt Nam
  • Danh sách hiệu kỳ Quân lực Việt Nam Cộng hòa
  • Chiến dịch Cờ Vàng

Tham khảo

  1. ^ Mặc Lâm. Điếu Cày và cờ vàng tại phi trường Los Angeles. Ngày 29 tháng 10 năm 2014 [Ngày 28 tháng 3 năm 2015].
  2. ^ “Quanh tranh cãi mới về cờ đỏ và cờ vàng”. BBC tiếng Việt. ngày 8 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2017.
  3. ^ Phạm Đào Nguyên. “Ý nghĩa lá cờ vàng”. vcavic.net. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2017. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  4. ^ Le Xuan Loc. Vietnam, vieille nation - etat jeune. Paris: G. Desgrandchamps, 1951. Tr 5
  5. ^ NCQT, Author (27 tháng 1 năm 2017). “Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P6)”.
  6. ^ “Kỳ 46: Cuộc lấn chiếm và vẽ cờ sau hiệp định Paris”. Một Thế giới. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2016. Truy cập 30 tháng 9 năm 2015. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  7. ^ Đổi ảnh Phó Thủ tướng Đức bên cờ vàng. Ngày 17 tháng 9 năm 2012 [Ngày 17 tháng 9 năm 2012].
  8. ^ Tuan Hoang (ngày 9 tháng 1 năm 2021). “South Vietnam's Flags at the Capitol Riot”. www.asiasentinel.com. Asia Sentinel. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2021.
  9. ^ Đằng-Giao (ngày 11 tháng 1 năm 2021). “Mang cờ VNCH đi biểu tình ở Quốc Hội Mỹ: Đồng tình hay phản đối?”. Người Việt. Westminster, California. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2021.
  10. ^ “Những Tổ Chức Người Mỹ Gốc Việt Lên Án Việc Đánh Phá Nền Dân Chủ Hoa Kỳ”. Việt Báo. Garden Grove, California. 10 tháng 1 năm 2021. Truy cập 13 tháng 1 năm 2021.
  11. ^ “Người Việt Nghĩ Gì Về Biến Cố Bạo Động Chiếm Quốc Hội Hoa Kỳ Và Sự Tham Dự Của Lá Cờ Vàng?”. Việt Báo. Garden Grove, California. 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập 13 tháng 1 năm 2021.

Bản mẫu:Danh sách quốc kỳ Việt Nam

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Quốc_kỳ_Việt_Nam_Cộng_hòa&oldid=67897168”