Vì sao có tên quảng nam

Ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) có câu ca dao: “Trời trong ngó thấy Tổng Binh/Muốn về thăm mẹ bực mình chẳng nghe”. Người con gái quê ở Tổng Binh, lấy chồng ngoài đảo Lý Sơn, cách nhau 18 hải lý nhưng vời vợi nghìn trùng, chỉ khi nào “trời trong” thì mới nhìn thấy quê mẹ. “Gọi” mẹ trong một không gian cách trở như thế, ai mà nghe cho được, bực mình cũng đành chịu thôi.

Vì sao có tên quảng nam

Bãi biển Phước Thiện - nơi được xem là chỗ tập kết quân của vua Lê

Chính sự “quan yếu” của vùng đất này mà năm 1471, vua Lê Thánh Tông đã chọn để dẫn đạo quân của Đại Việt đi bằng đường biển đổ bộ lên đây, mở đầu cho cuộc chinh Nam lẫy lừng mà dư ba của nó vẫn còn vang mãi.

Thực ra địa danh Tổng Binh chỉ còn là tiếng vọng của quá khứ. Câu ca dao trên đây như một sự nhắc nhở để cho hậu thế đừng quên địa danh từng gắn liền với một sự kiện lịch sử, có thể nói là vĩ đại nhất trong việc mở mang bờ cõi của tiền nhân. Xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), cạnh Nhà máy lọc dầu Dung Quất ngày nay, chính là Tổng Binh trong quá khứ.

Vì sao lại gọi Tổng Binh? Hỏi phần lớn các bậc cao niên ở làng Phước Thiện - tức vùng Tổng Binh trước đây, ai cũng bảo “nghe nói nơi duyệt binh của vua chứ không rõ thực hư”. Còn thầy giáo Nguyễn Đình Thảng, nguyên cán bộ giảng dạy môn Hán Nôm của Trường đại học Tổng hợp Huế, có quê ở huyện Bình Sơn, thì lý giải theo sự hiểu biết của ông: “Tức là nơi duyệt binh của vua Lê trước khi ông dẫn đạo quân tiến đánh Đồ Bàn vào năm 1471”. Cũng theo nhà giáo Nguyễn Đình Thảng, vùng đất này còn có một tên gọi nữa cũng gắn liền với sự kiện lịch sử ấy. Đó là Vạn Tường, giờ là một thôn của xã Bình Hải. Trước khi tiến vào phương nam, nhà vua tập hợp tướng sĩ lại để căn dặn và khích lệ đoàn quân: “Thiên giáng vạn tường chúc chư đô toàn thắng!”. Nhà vua dứt lời, hàng vạn quân sĩ đáp từ: “Vạn tường! Vạn tường! Vạn tường!”. Lời đáp từ của quân sĩ đối với bậc minh quân của mình, mong ông mãi mãi trường tồn với thời gian, vô tình đã khai sinh ra tên gọi của một vùng đất mới có tên là Vạn Tường.

Cũng cần nhắc lại điều này: Mùa thu năm 1965, sau khi chiếm đóng căn cứ Chu Lai, phát hiện tại vùng Vạn Tường có một đơn vị chủ lực quân giải phóng đóng ở đây (tức phiên hiệu của Sư đoàn 2 ngày nay), Mỹ đã huy động toàn bộ sức mạnh của hải lục không quân ở Chu Lai bấy giờ để tiêu diệt đơn vị quân chủ lực này của đối phương. Họ đã phải trả giá cho trận Vạn Tường năm ấy như thế nào thì lịch sử còn ghi khá chi tiết ở cả hai phía. Có một sự sắp đặt của số phận lịch sử giữa quá khứ và hiện tại chăng?

Vì sao có tên quảng nam

Vịnh Việt Thanh nhìn từ Tổng Binh

Chọn vị trí chiến lược

Kể từ khi vua Trần gả Huyền Trân Công chúa cho vua Chăm vào năm 1306 để đổi lấy hai châu Ô và Lý, biên giới của Đại Việt chỉ đến nam Hải Vân một quãng mà thôi. Mãi đến 165 năm sau, vào năm 1471, đích thân vua Lê Thánh Tông mới dẫn quân tiến về phương nam. Nên nhớ rằng, năm 1468, tại vịnh Hạ Long, dấu tích của vua Lê Thánh Tông còn lưu tại núi Bài Thơ, vậy mà chỉ 3 năm sau - năm 1471, ông lại có mặt tại vùng Tổng Binh này. Xê dịch cả ngàn cây số trong một điều kiện khó khăn về phương tiện đi lại, lại còn phải đi đánh giặc như thế, quả là hiếm thấy ở một đấng quân vương!

Nhìn trên bản đồ quân sự, ta hiểu vì sao vua Lê lại chọn vịnh Việt Thanh để tập kết binh lính và đổ bộ lên Tổng Binh với một đội quân khổng lồ gồm 500 chiến thuyền và hai vạn binh sĩ. Việt Thanh là vịnh khá kín gió, nơi Nhà máy lọc dầu Dung Quất đặt phao số 0 để rót dầu từ các tàu chở dầu vào nhà máy hiện nay, nên thích hợp với việc neo đậu tàu thuyền. Đảo Lý Sơn - nơi có thể là quân của Đại Việt đã tập kết trước đó, cách Tổng Binh chỉ một tầm nhìn nên việc cơ động thủy quân sẽ gặp thuận lợi.

Dẫn quân đi đánh Đồ Bàn không theo cách “cuốn chiếu”, tức đánh từ biên giới Chămpa ngoài vùng Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam ngày nay đánh vào mà chọn khúc giữa, tức vùng Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi để đánh, là một cách chọn lựa mang tính chiến lược. Lối đánh chia cắt này khiến đối phương vỡ trận. Thực tế là, việc tiến quân vào Đồ Bàn bắt sống vua Chăm năm 1471 không quá khó khăn dù quân Chăm có đủ binh hùng tướng mạnh. Năm đó Lê Thánh Tông mới 29 tuổi (ông sinh năm 1442), thế mới biết ông là bậc kỳ tài về thao lược.

Vì sao có tên quảng nam

Gành Yến cạnh Tổng Binh - một kỳ quan của thiên nhiên

Có địa chỉ ở vùng Tổng Binh này gắn với những giai thoại linh thiêng. Đó là “Giếng Vương” ở làng Thanh Thủy và Gò Giàng ở làng Phước Thiện. Thanh Thủy là làng chài nằm sát biển và luôn thiếu nước ngọt. Thế mà ở giữa ngôi làng này xuất hiện một giếng nước ngọt chưa bao giờ cạn, kể cả trong những mùa nắng hạn gay gắt nhất.

Tương truyền, trước sự khốc liệt của hạn hán vào một năm nào đó, cả làng thiếu nước ngọt trầm trọng thì già làng được nhà vua báo mộng rằng, đúng Ngọ hôm sau ra giữa làng dâng lễ vật, tế trời đất rồi đào xuống đó sẽ gặp nước ngọt. Đúng như điềm báo, y lời, khi đào xuống chưa được ba mét, một dòng nước ngọt trào lên. Thực tế thì đây là giếng nước của người Chăm - chủ nhân của vùng đất này trước đó. Giếng có hình vuông, được xây bằng đá ong, đó là điểm khác biệt của các giếng nước Chăm, không bao giờ bị nhiễm mặn dù ở sát biển. Trong quan niệm của người Việt thời phong kiến, chỉ có nhà vua mới mang lại sự kỳ diệu mà thôi. Tên gọi “Giếng Vương” là vì lẽ đó.

Cạnh làng Thanh Thủy là làng Phước Thiện, nơi đây có địa danh Gò Giàng (Yàng). Có lẽ đây là nơi tế lễ của người Chăm trước đó. Do cách phát âm giàng/vàng, nhiều người nhầm tưởng vùng này chứa nhiều vàng Hời nên có một thời bị đào bới khá nhiều.

Tại vùng Tổng Binh này còn có một kỳ quan thiên nhiên mà theo các nhà địa chất học, nó chẳng kém cạnh gì gành Đá Đĩa ở Phú Yên cả. Đó là Gành Yến. Những vỉa đá được hình thành sau những lần phun nham thạch của núi lửa từ hàng triệu năm trước đã để lại trên mặt đất sát biển này những hình thù kỳ vĩ.

Tiếng vó ngựa của vua tôi nhà Lê từ 550 năm trước nơi vùng đất Tổng Binh này đã lặn vào quá vãng nhưng âm vang của nó thì vẫn còn lay động bao con tim dân Việt cho đến tận hôm nay.

Như thấy mỗi tấc đất nơi Tổng Binh còn in dấu hài của bậc quân vương thuở đi mở cõi.

Tin liên quan

Vì sao có tên quảng nam

Phố cổ Hội An, Quảng Nam - Ảnh: LÊ TRUNG

Ngày 28-12, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc gia "Quảng Nam - 550 năm hình thành và phát triển". Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 550 năm danh xưng Quảng Nam (1471 - 2021).

Ông Lê Trí Thanh - chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - cho hay cách đây tròn 550 năm, năm 1471, vua Lê Thánh Tông thành lập Đạo Thừa tuyên Quảng Nam - đơn vị hành chính thứ 13 của nước Đại Việt, danh xưng Quảng Nam ra đời từ đây.

Với sứ mệnh lịch sử thiêng liêng của mình, Quảng Nam luôn giữ vai trò trọng yếu cả về chính trị, quân sự và kinh tế trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

"Đây là vùng đất "địa linh, nhân kiệt", hàm chứa nhiều giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa, anh hùng cách mạng và cũng là quê hương của nhiều bậc chí sĩ yêu nước, những lãnh tụ cách mạng và nhân sĩ trí thức nổi tiếng", ông Thanh nhấn mạnh.

Tại hội thảo này, các tư liệu, luận cứ khoa học được thảo luận, phân tích để làm sáng tỏ thêm về vai trò, giá trị của vùng đất và con người Quảng Nam trong tiến trình lịch sử 550 năm hình thành và phát triển.

"Đồng thời khuyến nghị những định hướng và giải pháp góp phần đưa Quảng Nam phát triển nhanh và bền vững" - ông Thanh tin tưởng.

Vì sao có tên quảng nam

Ông Lê Trí Thanh - chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Ảnh: LÊ TRUNG

Theo PGS.TS Bùi Nhật Quang - chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - sách Đại Việt Sử ký toàn thư, bộ quốc sử cổ nhất của Việt Nam còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, chép rõ "Tháng 6 năm 1471, Vua Lê Thánh Tông lấy đất Chiêm Thành đặt làm thừa tuyên Quảng Nam".

"Tên gọi Quảng Nam khi đó đã hàm chứa tầm nhìn sâu rộng của vị hoàng đế Đại Việt khát khao được mở rộng đất đai về phương Nam" - PGS.TS Bùi Nhật Quang nói.

Nhà sử học Lê Văn Lan nói rằng chữ Quảng và chữ Nam ra đời cho đến bây giờ 550 năm, nhưng nó không chỉ là một kết tinh của thời gian 550 năm mà còn ngàn năm, vạn năm nữa của nước Việt.

Chúng ta gặp được cả một miền đất được khai phá từ vua Lê Thánh Tông, nhưng còn rất nhiều yếu tố đóng góp vào cái sự khai phá này nữa để cuối cùng có một xứ trên bình diện cả nước, gắn bó với tên tỉnh, ông đếm được chỉ có 4-5 tỉnh/miền đất có thuật ngữ chữ xứ là xứ Lạng, xứ Huế, xứ Quảng...

Vì sao có tên quảng nam

Di tích chùa Cầu, Hội An - Ảnh: LÊ TRUNG

Tất cả những gì đã gói lại trong chữ xứ gắn liền với chữ Quảng của Quảng Nam có trữ lượng dồn nén của lịch sử, kết tinh của những phẩm chất đẹp đẽ, tinh hoa vượt qua vô cùng khó khăn để có được như thế.

"Và như vậy còn thêm cả vào đây sự kiên cường, kiên trì, dũng cảm, sáng tạo trong đấu tranh, gìn giữ cõi bờ và phát triển. Bấy nhiêu những điều cao quý, tốt đẹp đó hội tụ vào hai chữ Quảng và Nam" - nhà sử học Lê Văn Lan nói.

Theo GS.TS Nguyễn Đức Nhuệ, có thể thấy quá trình xác lập vùng đất Quảng Nam trở thành một bộ phận lãnh thổ Đại Việt được các triều đại quân chủ Việt Nam tiến hành trải qua một quá trình lâu dài, và có thời kỳ "tiến - lui" trải qua gần 1 thế kỷ. Vùng đất có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình Nam tiến của các triều đại quân chủ Việt Nam.

Vì sao có tên quảng nam
Quảng Nam và Đà Nẵng 'bắt tay' cùng đón khách du lịch quốc tế

LÊ TRUNG