Ví dụ về rủi ro trong kinh doanh quốc tế

Mục lục bài viết

  • 1. Rủi ro quốc gia là gì? Đặc điểm của rủi ro quốc gia
  • 2. Các loại rủi ro quốc gia
  • 2.1. Rủi ro chính trị
  • 2.2. Rủi ro có chủ quyền
  • 2.3. Rủi ro vùng lân cận
  • 2.4. Rủi ro chủ quan
  • 2.5. Rủi ro kinh tế
  • 2.6. Rủi ro hối đoái
  • 2.7. Rủi ro chuyển nhượng
  • 3. Hệ quả của rủi ro quốc gia
  • 4. Đánh giá rủi ro quốc gia
  • 5. Tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và các rủi ro quốc gia có thể có
  • 6. Lời kết

1. Rủi ro quốc gia là gì? Đặc điểm của rủi ro quốc gia

Rủi ro quốc gia là những rủi ro trong việc đầu tư vào một quốc gia cụ thể nhưng mức độ đảm bảo không chắc chắncó thể dẫn đến tổn thất về kinh tếcho các nhà đầu tư.

Rủi ro quốc gia có thể đến từ các yếu tố chủ yếunhưchính trị vàkinh tế.Điều này có thể dẫn đến thiếu dự trữ tiền tệ (hối đoái), sẽ gây chậm trễ thanh toán tiền vay cho các ngânhàng tín dụng, cơ quan kiểm soát ngoại hối hoặc gây mất khoản nợ,làm tăng rủi ro khi chuyển nhượng tài sản của các nhà đầu tư.

Có thể nói một cách đơn giản, rủi ro quốc gia là mức độ bất ổn chính trị và kinh tế có thể gây ảnh hưởng đến tài chínhcủa các tổ chức kinh doanh tại một quốc gia.

2. Các loại rủi ro quốc gia

2.1. Rủi ro chính trị

Rủi ro chính trị phản ánh sự ổn định chính trị của một quốc gia. Đây cũng là yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư xem xét. Khi một quốc gia có sự bất ổn chính trị, ví dụ như đảo chính, xung đột quốc gia, khủng bố, tham nhũng... sẽ làm thay đổi cơ bản thể chế hoặc các quy tắc pháp luật đối với nền kinh tế trong nước. Điều này sẽ dẫn đến tính khả dụng của quốc gia đó đối với việc đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán quốc tế, mất cân bằng cán cân thanh toán hoặc đơn giản là hạn chế chuyển tài sản của nhà đầu tư ra nước ngoài.

2.2. Rủi ro có chủ quyền

Rủi ro quốc gia có mối liên quan chặt chẽ với rủi ro có chủ quyền. Rủi ro thuộc về quốc gia có phạm vi rộng hơn rủi ro chủ quyền, vì nó xem xét xác suất hoàn trả nợ từ những người vay tư nhân cũng như chính phủ trung ương. Cụ thể, rủi ro có chủ quyền thể hiện nghĩa vụ trả nợ làcủa chính phủ hay các cơ quan của chính phủ (hoặc các cơ quan được chính phủ bảo lãnh)và chính phủ dự kiến sẽ thực hiện những nghĩa vụ này ở mức độ nào. Các ngân hàng dành riêng các quỹ trong một tài khoản dự trữ, gọi là dự trữ rủi ro chuyển giao được phân bố, làm khoản đệm đối phó với những khoản lỗ nợ khó đòi có thể xảy ra từ các khoản vay nước ngoài.

2.3. Rủi ro vùng lân cận

Rủi ro vùng lân cận (rủi ro vị trí) là rủi ro quốc gia tuy nhiên không xuất phát từ chính quốc gia đó mà xuất phát từ những vùng lân cận xung quanh. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu tới các nước xung quanh, tạo ra một vùng bất ổn trên thị trường quốc tế. Các yếu tố tác động tạo nên rủi ro vùng lân cận có thể bao gồm:

- Vị trí địa lý

- Các đối tác thương mại

- Các thành viên của một số tổ chức mà quốc gia tham gia

- Đồng minh chiến lược

- Các quốc gia có đặc điểm nhận thức tương tự

2.4. Rủi ro chủ quan

Rủi ro chủ quan bao gồm thái độ người tiêu dùng, văn hóa xã hội, ý kiến chung của một cộng đồng đối với một số loại hàng hóa hoặc doanh nghiệp nhất định. Rủi ro chủ quankhông phải là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, nhưng nó đo lường các yếu tố phổ biến đối với các đánh giá rủi ro và có thể tác động lớn đến các doanh nghiệp nước ngoài và hàng hóa nước ngoài khi nhập khẩu vào nội địa quốc gia.

2.5. Rủi ro kinh tế

Rủi ro kinh tế bao gồm các vấn đề tiềm ẩn về kinh tế có thể khiến một quốc gia từ bỏ các khoản nợ quốc tế của minh hoặc có thể gây ra các loại khủng hoảng tiền tệ khác. Yếu tố để đánh giá có sự rủi ro kinh tế của một quốc gia hay không đó là dựa vào mức tăng trưởng kinh tế. Nếu một quốc gia chủ yếu xuất khẩu một mặt hàng đặc trưngvà giá của mặt hàng này đang giảm, điều này cho thấy sự suy giảmtriển vọng và có thể làm tăng rủi ro kinh tế cho các đối tác thương mại nước ngoài.

Ngoài ra, các hành vi của chính phủ như can thiệp vào thị trường tự do hoặc các thay đổi chính sách về thuế cũng có thể gây ra rủi ro kinh tế.

2.6. Rủi ro hối đoái

Rủi ro hối đoái là một thuật ngữ tổng hợp khác vì rủi ro hối đoái có thể do nhiều yếu tố gây ra. Các yếu tố về chính trị, dự trữ tiền tệ, lạm phát và các chính sách lãi suất đều là những yếu tố tạo nên sự biến động của tỷ giá hối đoái.

2.7. Rủi ro chuyển nhượng

Rủi ro chuyển nhượng là những rủi ro khi chính phủ quốc gia sở tại không cho phép chuyển tài sản ra khỏi quốc gia. Việc ngăn chặn chuyển tài sản ra nước ngoài có thể là dấu hiệu của một quốc gia đang gặp khủng hoảng về nhiều mặt và cố gắng giữ chân các nhà đầu tư hoặc ngăn không cho dòng vốn chảy ra nước ngoài. Dù là do nguyên nhân nào, việc kiểm soát vốn có thể ngăn các nhà đầu tư thu hồi lợi nhuận hoặc tài sảntừ nước ngoài.

3. Hệ quả của rủi ro quốc gia

Các rủi ro quốc gia khi được xem xét sẽ thể hiện triển vọng khi đầu tư vào quốc gia đó của những nhà đầu tư. Rủi ro quốc gia cao làm giảm tỉ lệ hoàn vốn (ROI) của chứng khoán được phát hành của các công ty kinh doanh trong các quốc gia này, thể hiện khả năng trả nợ quốc tếcủa quốc gia được đầu tư.

Mặc dù việc phòng ngừa rủi ro là một biện pháp hiệu quả để bảo vệ tài sản trước những rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra, tuy nhiên có những rủi ro quốc gia khác như rủi ro chính trị lại vô cùng khó dự đoán. Các nhà đầu tư nên cân nhắc khi đầu tư vào những quốc gia có sự bất ổn về chính trị, đặc biệt là qua các sàn giao dịch có mức độ thanh khoản thấp.

4. Đánh giá rủi ro quốc gia

Đánh giá rủi ro quốc gia, hay còn gọi là phân tích rủi ro quốc gialà bước đầu tiên trong việc xem xét đầu tư vào một quốc gia nào đấy.Sự ổn định kinh tế và chính trị là cốt lõi của đánh giá rủi ro quốc gia vì chúng có thể tác động đáng kể đến lợi tức đầu tư dự kiến. Chính sách tiền tệ, lạm phát và tỷ giá hối đoái, cùng với các quy định khác cũng nên được coi là các thành phần chính của rủi ro tổng thể của quốc gia.

Thông thường, các nhà đầu tư sẽ nghĩ rằngviệc đầu tưvàocác quốc gia phát triển sẽ ít rủi ro hơn só với các quốc gia đang phát triển. Hoa Kỳ được coi là chuẩn mực của một quốc gia có rủi ro thấp. Tuy nhiên, những quốc gia đang phát triển cũng là một mảnh đất màu mỡ nếu được đánh giá đúng và nhìn thấy được tiềm năng phát triển.

Khi xem xét đến khoản nợ của chính phủ một quốc gia, các nhà đầu tư có thể tham vấn những bản đánh giá của các cơ quanxếp hạng tín dụnglớn như Standard and Poor's, Moody's vàFitch Ratings. Cùng với việc xem xét xếp hạng tín dụng và các yếu tố định tính như tin tức chính trị, đánh giá triển vọng kinh tế thông qua Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế hoặc OECD, các nhà đầu tư có thể sử dụng một số công cụ định lượng có thể giúp họ đánh giá rủi ro quốc gia. Việc phân tích mối tương quan và hệ số beta thông qua chỉ số MSCI (chỉ số đo lường hiệu suất của thị trường chứng khoán trong một khu vực cụ thể) của một quốc gia cụ thể là một chiến lược phổ biến để đánh giá rủi ro khi đầu tư vào một quốc gia cụ thể hoặc một khu vực nhất định. Các biến pháp thống kê khác như Nợ/GDP cũng là một nguồn tham khảo đối với các nhà đầu tư vì nó thể hiện khả năng huy động vốn của quốc gia đó.

5. Tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và các rủi ro quốc gia có thể có

Dòng vốn FDI vào Việt Nam thời gian qua cũng chịu sự tác động mạnh của dịch COVID-19. Tuy nhiên, nhiều tổ chức, chuyên gia và nhà đầu tư vẫn nhìn nhận Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn, niềm tin của các nhà đầu tư vào nền kinh tế vẫn được duy trì trong trung và dài hạn.

Theo “Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 9” vừa được Ngân hàng Thế giớicông bố, Việt Nam đã thu hút được 2,4 tỷ USD vốn FDI đăng ký trong tháng 8/2021, tăng 65% so với tháng trước. Vốn FDI đăng ký cao hơn chủ yếu do vốn đăng ký cấp mới đổ vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tăng. Mức tăng trên cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lòng tin với nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn.

Trong 11 tháng năm 2021, đã có 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 7,6 tỉ USD, chiếm 28,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hàn Quốc đứng thứ hai với 4,36 tỉ USD, chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư, tăng 17,6% so với cùng kỳ. Nhật Bản đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,7 tỉ USD, chiếm gần 14% tổng vốn đầu tư, tăng 54% so với cùng kỳ.

Môi trường kinh tế đang trên đà phát triển kết hợp với nền tảng chính trị ổn định là yếu tố tiên quyết giúp Việt Nam có lợi thế rất lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài. Giai đoạn tới, khi vắc xin đã được phủ rộng rãi, thị trường sẽ phục hồi rất nhanh, đặc biệt là hàng hóa sẽ tăng trưởng rất mạnh.Trong thời gian hiện tại, Chính phủ Việt Nam đang quyết tâm khống chế dịch bệnh, thực hiện kế hoạch khôi phục nền kinh tế, trở lại trạng thái bình thường mới. Chính phủ cũng có những chiến lược quan tâm và tạo điều kiện để các DN nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam duy trì sản xuất nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định hiện nay, đồng thời cũng có những chính sách cụ thể về vay vốn và các giải pháp giảm lãi suất ngân hàng cho các doanh nghiệp,tạo sự an tâm và đồng thuận từ phía các nhà đầu tư.

6. Lời kết

Khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 - bắt đầu từ phá giá đồng Bath Thái đã dẫn đến vấn đề về cán cân thanh toán nghiêm trọng tại châu Á, Nga, và châu Mỹ La tinh - nhấn mạnh định nghĩa rộng về rủi ro quốc gia. Theo sau khủng hoảng châu Á, các nhà cho vay quốc tế bắt đầu nhận thấy rủi ro thuộc về quốc gia, là bất cứ sự kiện nào gây ra sự không thanh toán của người vay, do các diễn biến kinh tế vĩ mô vượt tầm kiểm soát của họ. Các nhà đầu tư cần sáng suốt hơn và nghiên cứu kĩ càng hơn môi trường của một quốc gia để cân nhắc đầu tư vào mà hạn chế được rủi ro nhiều nhất có thể.

Luật Minh Khuê (tổng hợp và phân tích)