Ví dụ về đặc điểm của tưởng tượng

1.Khái niệm chung về tưởng tượng

1. Tưởng tượng là gì?

Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mơí trên cơ sở những biểu tượng đã có

2. Đặc điểm của tưởng tượng  :

– Tưởng tượng chỉ nẩy sinh khi con người đứng trước một hòan cảnh có vấn đề, những đòi hỏi thực tế mà con người phải giải quyết. Giá trị của tưởng tượng chính là ở chỗ tìm được lối thóat trong hòan cảnh có vấn đề  nhưng không đủ điều kiện tư duy để giải quyết.

– Tưởng tượng mang tính gián tiếp cao hơn so với trí nhớ. Biểu tượng củc tưởng tượng là một hình ảnh mới được xây dựg từ những biểu tượng của trí nhớ – nó là biểu tượng của biểu tượng.

– Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính, nó sử dụng những biểu tượng của trí nhớ do nhận thức cảm tính thu lượm, cung cấp.

– Về nội dung phản ánh: thì tưởng tượng phản ánh những cái mới, cái chưa từng có trong kinh nghiệm cá nhân hoặc của xã hội

– Về phương thức phản ánh: tưởng tượng tạo ra cái mới từ các biểu tượng đã có và được thực hiện chủ yếu dưới hình ảnh cụ thể

– Tưởng tượng là một quá trình tâm lý có nguồn gốc xã hội được hình thành và phát triển trong lao động nên chỉ có ở con người.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • tưởng tượng là gì
  • khái niệm tưởng tượng
  • ,

    Trong cuộc sống cũng như trong công việc học tập thường xuyên nảy sinh nhiều vấn đề. Chúng ta không thể dựa vào cảm giác, tri giác mà giải quyết những vấn đề đó mà phải sử dụng nhận thức lí tính là tư duy và tưởng tượng. Qua bài phân tích sau đây chúng tôi xin giải quyết về vấn đề So sánh tư duy và tưởng tượng giúp bạn đọc hiểu về vấn đề trên.

    Khái niệm tư duy và tưởng tượng

    Để có thể So sánh tư duy và tưởng tượng thì trước hết cần hiểu rõ về tư duy và tưởng tượng là gì.

    Có thể thấy tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng khách quan mà trước đó chúng ta chưa biết đến.

    Ví dụ: Nhà bác học Newton ngồi dưới gốc cây táo và bị táo rơi vào đầu, ngài đã bằng tư duy của mình và phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn. 

    Tưởng tượng là khả năng của con người khi não bộ hình thành nên các hình ảnh cụ thể, cảm giác và hình thành các khái niệm trong tâm chí của chính mình. Thông qua thị giác của chính mình để ghi nhớ lại hình ảnh mà mình đã từng nhìn thấy hoặc chứng kiến vào não bộ với thích giác và các giác quan khác từng tiếp xúc qua sẽ ghi nhớ hình ảnh để làm “tư liệu” khiến bạn tưởng tượng đến nó.

    Ví dụ: Cùng một bức tranh được vẽ ra nhưng tưởng tượng mỗi người lại khác nhau. Người có thể cho rằng đó là dòng suối nhưng cũng có thể có người cho rằng đó là con rắn. Việc đó do tưởng tượng mỗi người.

    Ví dụ về đặc điểm của tưởng tượng

    Điểm giống nhau giữa tư duy và tưởng tượng

    Việc So sánh tư duy và tưởng tượng không thể không chỉ ra điểm giống nhau giữa hai vấn đề trên. Có thể thấy tư duy và tưởng tượng có một số điểm giống nhau như sau:

    Thứ nhất tư duy và tưởng tượng đều là quá trình tâm lý bên trong của con người.

    Thứ hai tư duy và Tưởng tượng của mỗi con người là khác nhau. Trí tưởng tượng là thể hiện khả năng nhận thức của bản thân với thế giới quan xung quanh qua những gì mà bạn từ sờ thấy, nghe thấy, nhìn thấy và nó tưởng tượng và tự sáng tạo cho mình một bức tranh toàn cảnh về thế giới xung quanh của mình.

    Thứ ba tư duy và tưởng tượng của con người cũng không có giới hạn nào cụ thể.

    Điểm khác biệt giữa tư duy và tưởng tượng

    Ngoài ra khi so sánh tư duy và tưởng tượng thì cốt lõi là sự khác nhau giữa 2 vấn đề. Một số điểm khác nhau giữa tư duy và tưởng tượng cụ thể như sau:

    – Thứ nhất: Về bản chất

    + Đối với tư duy:

    Tư duy phải dựa vào kinh nghiệm của thế hệ trước đã tích luỹ được.

    Tư duy phải sử dụng ngôn ngữ do các thế hệ trước đã sáng tạo ra.

    Bản chất của quá trình tư duy được thúc đẩy do nhu cầu của xã hội.

    Tư duy mang tính chất tập thể.

    Tư duy có tính chất chung của loài người vì nó được sử dụng để giải quyết nhiệm vụ.

    + Bản chất của tưởng tượng:

    Về nội dung phản ánh: phản ánh cái mới, chưa có trong kinh nghiệm của cá nhân hoặc xã hội.

    Về phương thức phản ánh: tạo ra những hình ảnh mới (biểu tượng mới) trên cơ sở những biểu tượng đã biết nhờ các phương thức hành động (chắp ghép liên hợp, nhấn mạnh, điển hình hoá, loại suy).

    Về phương diện kết quả phản ánh: sản phẩm là các biểu tượng của tượng tượng đến hình ảnh mới do con người tạo ra trên cơ sở những biểu tượng của trí nhớ.

    Nguồn gốc làm nảy sinh tưởng tượng là yêu cầu của hoạt động lao động. Do yêu cầu của cuộc sống buộc con người trước khi hoạt động phải hình dung được trước kết quả của hoạt động, phương thức hoạt động để đạt kết quả cao nảy sinh trước hoàn cảnh có vấn đề

    – Thứ hai: Về đặc điểm

    + Tư duy mang các đặc điểm: 

    Tính có vấn đề

    Tính gián tiếp 

    Tính trừu tượng và khái quát

    Liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ

    Quan hệ mật thiết với ngôn ngữ cảm tính

    + Trong khi đó tưởng tượng mang các đặc điểm như sau:

    Mang tính gián tiếp và khái quát so với trí nhớ

    Liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính 

    – Thứ ba: Về vai trò

    + Tư duy có vai trò: 

    Mở rộng giới hạn của nhận thức

    Cải tạo thông tin của nhận thức cảm tính, làm chúng có ý nghĩa hơn trong cuộc sống của con người

    Tư duy giải quyết được cả những nhiệm vụ ở hiện tại và cả tương lai

    + Tưởng tượng: Hướng con người về tương lai, kích thích con người hoạt động ảnh hưởng đến việc học tập, giáo dục đạo đức, phát triển nhân cách

    Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: So sánh tư duy và tưởng tượng. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.

    1. Tư duy

    1.1. Khái niệm chung về tư duy

    1.1.1. Định nghĩa tư duy

    Hiện thực xung quanh có rất nhiều cái mà con người chưa biết. Nhiệm vụ của cuộc sống và hoạt động thực tiễn luôn đòi hỏi con người phải hiểu thấu những cái chưa biết đó ngày một sâu sắc, đúng đắn và chính xác hơn, phải vạch ra được cái bản chất và những quy luật tác động của chúng. Quá trình nhận thức đó gọi là tư duy.

    Tư duy là một quá trình tâm lí thuộc nhận thức lí tính, là một mức độ nhận thức mới về chất so với cảm giác và tri giác. Tư duy phản ánh những thuộc tính bên trong, bản chất, những mối liên hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng mà trước đó ta chưa biết. Quá trình phản ánh này là quá trình gián tiếp, độc lập và mang tính khái quát, được nảy sinh trên cơ sở hoạt động, thực tiễn, từ sự nhận thức cảm tính nhưng vượt xa các giới hạn của nhận thức cảm tính.

    Vậy tư duy là gì? Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.

    1.1.2. Bản chất xã hội của tư duy

    Mặc dù tư duy được tiến hành trong bộ óc từng người cụ thể, được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động nhận thức tích cực của bản thân mỗi người, nhưng tư duy bao giờ cũng có bản chất xã hội, bản chất này được thể hiện ở những mặt sau đây:

    – Hành động tư duy phải dựa vào kinh nghiệm của các thế hệ trước đã tích lũy được, tức là dựa vào kết quả hoạt động nhận thức mà xã hội loài người đã đạt được ở trình độ phát triển lịch sử lúc đó;

    – Tư duy phải sử dụng ngôn ngữ do các thế hệ trước đã sáng tạo ra, tức là dựa vào phương tiện khái quát (nhận thức) hiện thực và giữ gìn các kết quả nhận thức của loài người trước đó;

    – Bản chất quá trình tư duy được thúc đẩy do nhu cầu của xã hội, tức ý nghĩ con người được hướng vào giải quyết các nhiệm vụnóng hổi nhất của giai đoạn lịch sử lúc đó;

    – Tư duy mang tính chất tập thể, tức là tư duy phải sử dụng các tài liệu thu được trong các lĩnh vực tri thức liên quan, nếu không sẽ không giải quyết được các nhiệm vụ đã đặt ra.

    – Tư duy là để giải quyết nhiệm vụ vì vậy nó có tính chất chung của loài người.

    1.1.3. Đặc điểm của tư duy

    Là một mức độ mới của nhận thức lí tính, khác xa về chất so với nhận thức cảm tính, tư duy do con người tiến hành với tư cách là chủ thể có những đặc điểm cơ bản sau đây:

    – Tính “có vấn đề” của tư duy

    Không phải hoàn cảnh nào cũng gây được tư duy của con người. Muốn kích thích được tư duy phải đồng thời có hai điều kiện sau đây:

    Trước hết phải gặp hoàn cảnh (tình huống) có vấn đề, tức hoàn cảnh (tình huống) có chứa đựng một mục đích mới, một vấn đề mới, một cách thức giải quyết mới mà những phương tiện, phương pháp hoạt động cũ, mặc dầu vẫn còn cần thiết, nhưng không còn đủ sức để giải quyết vấn đề mới đó, để đạt được mục đích mới đó. Muốn giải quyết vấn đề mới đó, đạt được mục đích mới đó phải tìm ra cách thức giải quyết mới, tức là phải tư duy.

    Thứ hai, hoàn cảnh có vấn đề đó phải được cá nhân nhận thức đầy đủ được chuyển thành nhiệm vụ của cá nhân, tức là cá nhân phải xác định được cái gì (dữ kiện) đã biết, đã cho và cái gì còn chưa biết, phải tìm, đồng thời phải có nhu cầu (động cơ) tìm kiếm nó. Những dữ kiện quen thuộc hoặc nằm ngoài tầm hiểu biết của cá nhân thì tư duy cũng không xuất hiện. Thí dụ câu hỏi:”Thiên cầu là gì?” sẽ không làm cho học sinh lớp Một phải suy nghĩ.

    – Tính gián tiếp của tư duy

    Tư duy phát hiện ra bản chất của sự vật, hiện tượng và quy luật giữa chúng nhờ sử dụng công cụ, phương tiện (như đồng hồ, nhiệt kế, máy móc…) và các kết quả nhận thức (như quy tắc, công thức, quy luật, các phát minh…) của loài người và kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Tính gián tiếp của tư duy còn thể hiện ở chỗ nó được biểu hiện trong ngôn ngữ. Con người luôn dùng ngôn ngữ để tư duy. Nhờ đặc điểm gián tiếp này mà tư duy đã mở rộng không giới hạn những khả năng nhận thức của con người.

    – Tính trừu tượng và khái niệm của tư duy

    Tư duy phản ánh cái bản chất nhất, chung cho nhiều sự vật hợp thành một nhóm, một loại, một phạm trù (khái quát), đồng thời trừu xuất khỏi những sự vật đó những cái cụ thể, cá biệt. Nói cách khác, tư duy đồng thời mang tính chất trừu tượng và khái quát. Thí dụ, khi tư duy phân biệt “cái bảng” với những cái khác là muốn nói tới cái bảng nói chung, bao gồm mọi cái bảng chứ không chỉ một cái bảng riêng biệt, cụ thể nào.

    Nhờ có tính trừu tượng và khái quát, tư duy không chỉ giải quyết những nhiệm vụ hiện tại, mà còn cả những nhiệm vụ mai sau của con người. Nhờ có tính khái quát, tư duy trong khi giải quyết một nhiệm vụ cụ thể vẫn được xếp vào một phạm trù, một nhóm, vẫn nêu thành quy tắc, phương pháp cần sử dụng trong những trường hợp tương tự.

    – Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ

    Tư duy trừu tượng, gián tiếp, khái quát không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ, nó phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện cho mình. Nếu không có ngôn ngữ thì bản thân quá trình tư duy không diễn ra được, đồng thời các sản phẩm của tư duy cũng không được chủ thể và người khác tiếp nhận. Ngôn ngữ cố định lại các kết quả của tư duy và nhờ đó làm khách quan hóa chúng cho người khác và cho cả bản thân chủ thể tư duy. Tuy vậy ngôn ngữ không phải là tư duy, ngôn ngữ chỉ là phương tiện của tư duy.

    – Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính

    Tư duy phải dựa trên những tài liệu cảm tính, trên kinh nghiệm, trên cơ sở trực quan sinh động. Nhận thức cảm tính là một khâu của một liên hệ trực tiếp giữa tư duy với hiện thực, là cơ sở của những khái quát kinh nghiệm dưới dạng các khái niệm quy luật. Ngược lại, tư duy và sản phẩm của nó cũng ảnh hưởng đến các quá trình nhận thức cảm tính, ví dụ: đến tính lựa chọn, tính ý nghĩa, tính ổn định của tri giác. Ph. Ăngghen đã nói: “Nhập vào với con mắt của chúng ta chẳng những có cảm giác khác, mà còn có cả hoạt động tư duy của ta nữa.”

    Những đặc điểm tư duy trên đây có ý nghĩa rất to lớn đối với công tác dạy học và giáo dục. Cụ thể như sau:

    – Phải coi trọng việc phát triển tư duy cho học sinh. Nếu không có khả năng tư duy thì học sinh không thể hiểu biết, không thể cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân được.

    – Muốn thúc đẩy học sinh tư duy thì phải đưa học sinh vào các tình huống có vấn đề. Tính có vấn đề trong dạy học được thực hiện tốt nhất bằng kiểu dạy học nêu vấn đề vì phương pháp này thúc đẩy học sinh suy nghĩ, kích thích tính tích cực nhận thức của học sinh.

    – Phát triển tư duy phải tiến hành song song và thông qua truyền thụ tri thức (dạy học). Mọi tri thức đều mang tính khái quát; không tư duy thì không thể tiếp thu và vận dụng được tri thức.

    – Phát triển tư duy phải gắn với trau dồi ngôn ngữ cho học sinh. Không nắm được ngôn ngữ thì học sinh không có phương tiện để tư duy tốt. Đây là nhiệm vụ của giáo viên tất cả các môn học. Phát triển tư duy phải gắn liền với rèn luyện cảm giác, tri giác, tính nhạy cảm, năng lực quan sát và trí nhớ của học sinh. Thiếu những tài liệu cảm tính thì không có gì để tư duy.

    1.1.4. Vai trò của tư duy

    Tư duy có vai trò rất to lớn đối với đời sống và đối với hoạt động nhận thức của con người. Cụ thể:

    – Tư duy mở rộng giới hạn của nhận thức, tạo ra khả năng để vượt ra ngoài những giới hạn của kinh nghiệm trực tiếp do cảm giác và tri giác mang lại, để đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng và tìm ra những mối quan hệ có tính quy luật giữa chúng với nhau.

    – Tư duy không chỉ giải quyết những nhiệm vụ trước mắt, trong hiện tại, mà còn có khả năng giải quyết trước cả những nhiệm vụ trong tương lai do nắm bắt được bản chất và quy luật vận động của tự nhiên xã hội và con người.

    – Tư duy cải tạo lại thông tin của nhận thức cảm tính làm cho chúng có ý nghĩa hơn cho hoạt động của con người. Tư duy vận dụng những cái đã biết để đề ra giải pháp giải quyết những cái tương tự, nhưng chưa biết, do đó tiết kiệm công sức của con người. Nhờ tư duy mà con người hiểu biết sâu sắc và vững chắc hơn về thực tiễn và nhờ đó hành động của con người có kết quả cao hơn.

    1.2. Các giai đoạn của tư duy

    Tư duy là một hành động. Mỗi hành động tư duy là một quá trình giải quyết một nhiệm vụ nào đó nảy sinh trong quá trình nhận thức hay trong hoạt động thực tiễn. Quá trình tư duy bao gồm nhiều giai đoạn (khâu) từ khi gặp phải tình huống có vấn đề và nhận thức được vấn đề cho đến khi vấn đề được giải quyết; cách giải quyết vấn đề này lại có thể nảy sinh vấn đề mới, khởi đầu cho một hành động tư duy mới, có thể phức tạp, lâu dài.

    1.2.1. Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề

    Hoàn cảnh có vấn đề là một điều kiện quan trọng của tư duy. Tư duy chỉ nảy sinh khi con người nhận thức được hoàn cảnh có vấn đề (tức là xác định được nhiệm vụ tư duy) và biểu đạt được nó.

    Hoàn cảnh có vấn đề chứa đựng các mâu thuẫn khác nhau (giữa cái đã biết với cái chưa biết, giữa cái đã có với cái chưa có…). Con người càng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nào đó, càng dễ dàng nhìn ra và nhìn đầy đủ những mâu thuẫn đó, tức là càng xác định những vấn đề đòi hỏi họ giải quyết. Chính vấn đề được xác định này quyết định toàn bộ việc cải biến sau đó những dữ kiện ban đầu thành nhiệm vụ và việc biểu đạt vấn đề dưới dạng nhiệm vụ sẽ quyết định toàn bộ các khâu sau đó của quá trình tư duy, quyết định chiến lược tư duy. Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất của quá trình tư duy.

    1.2.2. Huy động các tri thức, kinh nghiệm

    Khâu này làm xuất hiện ở trong đầu những tri thức, kinh nghiệm, những liên tưởng nhất định có liên quan đến vấn đề đã được xác định và biểu đạt. Việc làm xuất hiện những tri thức, kinh nghiệm, những liên tưởng này hoàn toàn tùy thuộc vào nhiệm vụ đã xác định (đúng hướng hay lạc hướng là do nhiệm vụ đặt ra chính xác hay không).

    1.2.3. Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết

    Các tri thức, kinh nghiệm và liên tưởng xuất hiện đầu tiên còn mang tính chất rộng rãi, bao trùm, chưa khu biệt nên cần được sàng lọc cho phù hợp với nhiệm vụ đề ra. Trên cơ sở sàng lọc này sẽ hình thành giả thuyết, tức là cách giải quyết có thể có đối với nhiệm vụ tư duy. Chính sự đa dạng và độ biến động rộng của các giả thuyết cho phép xem xét cùng một sự vật, hiện tượng từ nhiều hướng khác nhau trong các hệ thống liên hệ, quan hệ khác nhau để tìm ra cách giải quyết đúng đắn nhất và tiết kiệm nhất.

    1.2.4. Kiểm tra giả thuyết

    Sự đa dạng của các giả thuyết không phải là mục đích tự thân nên phải kiểm tra xem giả thuyết nào tương ứng với các điều kiện và vấn đề đặt ra. Việc kiểm tra có thể diễn ra trong đầu hay trong hoạt động thực tiễn. Kết quả kiểm tra sẽ dẫn đến sự khẳng định, phủ định hay chính xác hóa giả thuyết đã nêu. Trong quá trình kiểm tra này có thể lại phát hiện ra những nhiệm vụ mới, do đó lại bắt đầu một quá trình tư duy mới.

    1.2.5. Giải quyết nhiệm vụ

    Khi giả thuyết đã được kiểm tra và khẳng định thì nó sẽ được thực hiện, tức đi đến câu trả lời cho vấn đề được đặt ra.

    Quá trình tư duy giải quyết những nhiệm vụ thường có nhiều khó khăn, do ba nguyên nhân thường gặp là:

    – Chủ thể không nhận thấy một số dữ kiện của bài toán (nhiệm vụ);

    – Chủ thể đưa vào bài toán một điều kiện thừa;

    – Tính chất khuôn sáo, cứng nhắc của tư duy.

    K. K. Platônôv đã tóm tắt các giai đoạn của một hành động (quá trình) tư duy bằng sơ đồ dưới đây:

    1.3. Các thao tác tư duy

    Tính giai đoạn của tư duy mới phản ánh được cấu trúc bề mặt của tư duy, còn nội dung bên trong của mỗi giai đoạn trong hành động tư duy lại là một quá trình phức tạp, diễn ra trên cơ sở những thao tác tư duy đặc biệt (thao tác trí tuệ hay thao tác trí óc).

    Xét về bản chất thì tư duy là một quá trình cá nhân thực hiện các thao tác trí tuệ nhất định để giải quyết vấn đề hay nhiệm vụ được đặt ra. Cá nhân có tư duy hay không chính là ở chỗ họ có tiến hành các thao tác này ở trong đầu mình hay không, cho nên các thao tác này còn được gọi là những quy luật bên trong của tư duy (quy luật nội tại của tư duy).

    1.3.1. Phân tích – tổng hợp

    Phân tích là quá trình dùng trí óc để phân chia đối tượng nhận thức thành các “bộ phận”, các thành phần khác nhau. Tổng hợp là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rời nhờ sự phân tích thành một chỉnh thể. Phân tích và tổng hợp có quan hệ qua lại mật thiết với nhau, tạo thành sự thống nhất không tách rời được: sự phân tích được tiến hành theo hướng tổng hợp, còn sự tổng hợp được thực hiện theo kết quả của phân tích.

    [h=1.3.2[So sánh[/h]

    So sánh là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối tượng nhận thức (sự vật, hiện tượng). Thao tác này liên quan chặt chẽ với thao tác phân tích – tổng hợp và rất quan trọng ở giai đoạn đầu nhận thức thế giới xung quanh của trẻ em.

    1.3.3. Trừu tượng hóa và khái quát hóa

    Trừu tượng hóa là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy. Khái quát hóa là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ chung nhất định. Những thuộc tính chung này bao gồm hai loại: những thuộc tính chung giống nhau và những thuộc tính chung bản chất. Muốn vạch ra được những dấu hiệu bản chất thì phải có sự phân tích – tổng hợp sâu sắc sự vật, hiện tượng định khái quát. Trừu tượng hóa và khái quát hóa có quan hệ qua lại với nhau như quan hệ giữa phân tích và tổng hợp, nhưng ở mức độ cao hơn.

    Khi xem xét tất cả các thao tác tư duy đã trình bày trên đây trong một hành động tư duy cụ thể, cần chú ý mấy điểm sau:

    – Các thao tác tư duy đều có quan hệ mật thiết với nhau, thống nhất theo một hướng nhất định, do nhiệm vụ tư duy quy định.

    – Trong thực tế tư duy, các thao tác đó đan chéo nhau chứ không theo trình tự máy móc nêu trên.

    – Tùy theo nhiệm vụ, điều kiện tư duy, không nhất thiết trong hành động tư duy nào cũng phải thực hiện tất cả các thao tác trên.

    1.4. Các loại tư duy và vai trò của chúng

    1.4.1. Theo lịch sử hình thành (chủng loại và cá thể) và mức độ phát triển của tư duy thì tư duy được chia làm 3 loại như sau

    – Tư duy trực quan hành động: Đây là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện nhờ sự cải tổ thực tế các tình huống và nhờ các hành động vận động có thể quan sát được (loại tư duy này có cả ở những động vật cấp thấp). Thí dụ, trẻ em làm toán bằng cách dùng tay di chuyển các vật thật (cái bánh chẳng hạn) hay các vật thay thế (que tính) tương ứng với các dữ kiện của bài toán.

    – Tư duy trực quan hình ảnh: Đây là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện bằng sự cải tổ tình huống chỉ trên bình diện hình ảnh. Loại tư duy này chỉ có ở người, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Thí dụ, trẻ làm toán bằng cách dùng mắt quan sát các vật thật hay vật thay thế tương ứng với các dữ kiện của bài toán.

    – Tư duy trừu tượng (hay tư duy từ ngữ – lôgic): Đây là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được dựa trên sự sử dụng các khái niệm, các kết cấu lôgic, được tồn tại và vận hành nhờ ngôn ngữ. Thí dụ, học sinh làm toán bằng cách chỉ dùng ngôn ngữ làm phương tiện.

    Các loại tư duy trên tạo thành các giai đoạn phát triển của tư duy trong quá trình phát sinh chủng loại và cá thể.

    1.4.2. Theo hình thức biểu hiện và phương thức giải quyết nhiệm vụ (vấn đề) tư duy ở người trưởng thành được chia làm ba loại sau đây

    – Tư duy thực hành: Đây là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra một cách trực quan, dưới hình cụ thể, phương thức giải quyết là những hành động thực hành. Thí dụ người ta dùng sa bàn, bản đồ hoặc xuống hẳn thực tế đồng ruộng và có những hành động cụ thể để tìm ra phương án làm mương tưới tiêu nước tốt nhất cho một địa phương nào đó (đây là kiểu cứ làm rồi sẽ rõ).

    – Tư duy hình ảnh cụ thể: Đây là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra dưới hình thức hình ảnh cụ thể và việc giải quyết nhiệm vụ cũng được dựa trên những hình ảnh trực quan đã có. Thí dụ, sau khi đã đi thực tế quan sát đồng ruộng, người ta họp nhau lại và vạch ra phương án làm mương tưới tiêu nước tốt nhất cho khu đồng ruộng đó.

    – Tư duy lí luận: Đây là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra và việc giải quyết nhiệm vụ đó đòi hỏi phải sử dụng những khái niệm trừu tượng, những tri thức lí luận. Thí dụ, sự tư duy của học sinh khi nghe giảng trên lớp, sự tư duy của thầy giáo khi soạn bài…

    Trong thực tế, để giải quyết một nhiệm vụ, người trưởng thành rất ít khi chỉ sử dụng thuần tuý một loại tư duy mà thường sử dụng phối hợp nhiều loại tư duy với nhau, trong đó có một loại nào đó giữ vai trò chủ yếu. Thí dụ, người công nhân sử dụng tư duy thực hành là chính, nhưng ở họ cũng có cả tư duy hình ảnh và tư duy lí luận; người nghệ sĩ thiên về tư duy hình ảnh, nhưng để xây dựng các hình ảnh mới họ cũng sử dụng có tư duy lí luận; nhà bác học thường tư duy lí luận, nhưng nhiều khi vẫn sử dụng tư duy trực quan hình ảnh… Nói chung ở con người đều có tất cả các loại tư duy và tính chất của các hoạt động nghề nghiệp đã làm cho họ thiên về một loại tư duy nào đó nhiều hơn là các loại tư duy khác.

    2. Tưởng tượng

    2.1. Khái niệm chung về tưởng tượng

    2.1.1. Định nghĩa

    Không phải bất kì hoàn cảnh có vấn đề nào, bất kì nhiệm vụ nào do thực tiễn đặt ra cũng giải quyết bằng tư duy, tức là có đầy đủ dữ kiện để tìm ra đáp số (giải pháp) một cách hợp lí, chặt chẽ (chứng minh được một cách tường minh). Trong những trường hợp này con người không chịu nhắm mắt, bó tay chờ đợi, mà thường tích cực huy động một quá trình nhận thức cao cấp (lí tính) khác để giải quyết. Đó là tưởng tượng.

    Như vậy, trước hết, cũng giống như tư duy, tưởng tượng chỉ nảy sinh trước một hoàn cảnh có vấn đề, trước những đòi hỏi mới của thực tiễn chưa từng gặp. Nói cách khác, về nội dung phản ánh, tưởng tượng là một quá trình tâm lí thuộc nhận thức lí tính, chỉ phản ánh cái mới chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân hoặc của xã hội.

    Thứ hai, điểm này khác với tư duy, tưởng tượng không giải quyết vấn đề hay nhiệm vụ một cách tường minh. Tư duy dùng khái niệm để giải quyết vấn đề một cách hợp lí, lôgic. Tưởng tượng dùng cách xây dựng những hình ảnh mới từ những biểu tượng cá nhân đã tích giữ được. Nói cách khác, về phương diện phản ánh, tưởng tượng được bắt đầu từ biểu tượng và được thực hiện chủ yếu dưới hình thức hình ảnh cụ thể ở trong trí nhớ.

    Vậy tưởng tượng là gì? Tưởng tượng là một quá trình tâm lí phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.

    2.1.2. Đặc điểm của tưởng tượng

    – Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước hoàn cảnh có vấn đề, tức là trước những đòi hỏi mới, thực tiễn chưa từng gặp, trước những nhu cầu khám phá, phát hiện, làm sáng rõ cái mới, nhưng chỉ khi tính bất định (không xác định rõ ràng) của hoàn cảnh quá lớn (nếu rõ ràng, rành mạch thì diễn ra quá trình tư duy). Giá trị của tưởng tượng chính là ở chỗ tìm được lối thoát trong hoàn cảnh có vấn đề ngay cả khi không đủ điều kiện để tư duy; nó cho phép “nhảy cóc” qua một vài giai đoạn nào đó của tư duy mà vẫn hình dung ra kết quả cuối cùng; song đây cũng chính là chỗ yếu trong giải quyết vấn đề của tưởng tượng (không có sự chuẩn xác, chặt chẽ).

    – Tưởng tượng là một quá trình nhận thức được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng hình ảnh, nhưng vẫn mang tính gián tiếp và khái quát cao so với trí nhớ. Biểu tượng của tưởng tượng là một hình ảnh mới được xây dựng từ những biểu tượng của trí nhớ nó là biểu tượng của biểu tượng.

    – Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính; nó sử dụng những biểu tượng của trí nhớ, do nhận thức cảm tính thu lượm, cung cấp.

    2.1.3. Vai trò của tưởng tượng

    Tưởng tượng có vai trò rất lớn trong hoạt động lao động và trong đời sống con người. Cụ thể là:

    – Tưởng tượng cần thiết cho bất kì hoạt động nào của con người. Sự khác nhau cơ bản giữa lao động của con người và hoạt động bản năng của con vật chính là ở biểu tượng và kết quả mong đợi do tưởng tượng tạo nên. Ý nghĩa quan trọng nhất của tưởng tượng là cho phép con người hình dung được kết quả trung gian và cuối cùng của lao động.

    – Tưởng tượng tạo nên những hình mẫu tươi sáng, rực rỡ, chói lọi, hoàn hảo mà con người mong đợi và vươn tới (lí tưởng); nó nâng con người lên trên hiện thực, làm nhẹ bớt những nặng nề, khó khăn của cuộc sống, hướng con người về phía tương lai; kích thích con người hành động để đạt được những kết quả lớn lao.

    – Tưởng tượng có ảnh hưởng rõ rệt đến việc học tập của học sinh, đến việc tiếp thu và thể hiện các tri thức mới, đặc biệt là đến việc giáo dục đạo đức cũng như đến việc phát triển nhân cách nói chung cho họ.

    2.2. Các loại tưởng tượng

    Căn cứ vào tính tích cực và tính hiệu lực của tưởng tượng mà tưởng tượng được chia thành các loại tưởng tượng tích cực và tưởng tượng tiêu cực, ước mơ và lí tưởng.

    2.2.1. Tưởng tượng tích cực và tiêu cực

    – Loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không được thể hiện trong cuộc sống, vạch ra những chương trình hành vi không được thực hiện, tưởng tượng chỉ để mà tưởng tượng để thay thế cho hoạt động… gọi là tưởng tượng tiêu cực.

    Tưởng tượng tiêu cực có thể xảy ra có chủ định, nhưng không gắn liền với ý chí thể hiện hình ảnh tưởng tượng trong đời sống, gọi là mơ mộng (về cái gì đó vui sướng, dễ chịu hấp dẫn). Đây là một hiện tượng vốn có ở con người. Nếu nó trở thành chủ yếu thì lại là một thiếu sót của sự phát triển nhân cách.

    Tưởng tượng tiêu cực cũng có thể nảy sinh không chủ định. Điều này chủ yếu xảy ra khi ý thức, hệ thống tín hiệu thứ hai bị suy yếu không hoạt động (ngủ chiêm bao), hay nửa hoạt động, ở trạng thái xúc động hay rối loạn bệnh lí của ý thức (ảo giác, hoang tưởng).

    – Loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh nhằm đáp ứng những nhu cầu, kích thích tích cực thực tế của con người được gọi là tưởng tượng tích cực. Tưởng tượng này gồm hai loại: tái tạo và sáng tạo.

    Khi tưởng tượng tạo ra những hình ảnh chỉ là mới đối với cá nhân người tưởng tượng và dựa trên sự mô tả của người khác thì được gọi là tưởng tượng tái tạo. Ví dụ: tưởng tượng của học sinh về những điều được mô tả trong sách giáo khoa địa lí, sử học, văn học…

    Tưởng tượng sáng tạo là quá trình xây dựng hình ảnh mới, độc lập với cả cá nhân lẫn xã hội, được hiện thực hóa trong các sản phẩm vật chất độc đáo và có giá trị. Đây là một mặt không thể thiếu được của mọi hoạt động sáng tạo (sáng tạo kĩ thuật, sáng tạo nghệ thuật…).

    2.2.2. Uớc mơ và lí tưởng

    Đây là những loại tưởng tượng hướng về tương lai, biểu hiện những mong thuốn, ước ao của con người.

    Ước mơ giống tưởng tượng sáng tạo ở chỗ nó cũng là quá trình độc lập nhưng khác ở là chỗ không hướng vào hoạt động hiện tại. Có hai loại ước mơ: ước mơ có lợi (thúc đẩy cá nhân vươn lên, biến ước mơ thành hiện thực) và ước mơ có hại (không dựa vào những khả năng thực tê), còn gọi là mộng tưởng (có thể làm cá nhân thất vọng, chán nản).

    Lí tưởng có tính tích cực và hiện thực cao hơn ước mơ. Lí tưởng là một hình ảnh chói lọi, rực sáng, cụ thể, hấp dẫn của tương lai mong muốn. Nó là một động cơ mạnh mẽ thúc đẩy con người vươn tới tương lai.

    Rõ ràng tưởng tượng là một thành phần của nhân cách. Giáo dục, bồi dưỡng trí tưởng tượng cho học sinh phổ thông không chỉ làm nhiệm vụ của trí dục mà còn của đức dục nữa.

    2.3. Các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng

    Hình ảnh của tưởng tượng được tạo ra bằng nhiều cách (thủ thuật) khác nhau. Dưới đây là những cách cơ bản nhất:

    2.3.1. Thay đổi kích thước, số lượng (của sự vật hay của các thành phần của sự vật)

    Ví dụ: hình tượng Phật trăm mắt, trăm tay, người khổng lồ, người tí hon…

    2.3.2. Nhấn mạnh (các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật)

    Đây là cách tạo hình ảnh mới bằng việc nhấn mạnh đặc biệt hoặc đưa lên hàng đầu một phẩm chất hay một quan hệ nào đó của sự vật hiện tượng này với các sự vật, hiện tượng khác. Một biến dạng của phương pháp này là cường điệu, ví dụ như hình ảnh của tranh biếm họa.

    2.3.3. Chắp ghép (kết dính)

    Đây là phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau lại để tạo ra hình ảnh mới. Thí dụ: hình ảnh con rồng, hình ảnh nữ thần đầu người, mình cá… Ở đây, các bộ phận hợp thành hình ảnh mới không bị chế biến, mà cả ghép nối, kết dính giản đơn.

    2.3.4. Liên hợp

    Đây là cách tạo hình ảnh mới bằng việc liên hợp các bộ phận của nhiều sự vật với nhau. Cách này có vẻ hơi giống chắp ghép, nhưng thực ra lại rất khác: các bộ phận tạo nên hình ảnh mới đều bị cải, biến và sắp xếp trong những tương quan mới. Cách liên hợp này là một sự tổng hợp sáng tạo thật sự. Thủ thuật này thường được dùng trong sáng tạo văn học nghệ thuật và trong sáng tạo kĩ thuật Thí dụ xe điện bánh hơi (liên hợp ôtô với tàu điện), thủy phi cơ (liên hợp tàu bay với tàu thủy)…

    2.3.5. Điển hình hóa

    Đây là thủ thuật tạo hình ảnh mới phức tạp, trong đó xây dựng những thuộc tính, đặc điểm điển hình của nhân cách đại diện cho một lớp người hay một giai cấp xã hội…Thủ thuật này được dùng nhiều trong sáng tạo văn học, nghệ thuật, điêu khắc… Yếu tố mấu chốt của thủ thuật điển hình hóa là sự tổng hợp sáng tạo mang tính chất khái quát những thuộc tính và đặc điểm cá biệt, điển hình của nhân cách.

    2.4. Loại suy (tương tự)

    Loại suy là một phương pháp đặc biệt con người áp dụng để chế ra các công cụ lao động theo sự tương tự của những thao tác lao động của đôi bàn tay như chế tạo ra cái kẹp, cái cào, cái bát.

    Hiện tượng loại suy có từ buổi bình minh của lịch sử loài người. Hiện nay ngành phỏng sinh học (bionique) ra đời là một bước phát triển cao của loại suy trong sáng chế phát minh của khoa học, kĩ thuật.