Tại sao công ty trả lương tiền mặt

Tại sao công ty trả lương tiền mặt
Tại sao công ty trả lương tiền mặt
Tại sao công ty trả lương tiền mặt
Như tiêu đề ạ, em làm ở 3 công ty TNHH rồi (em làm kinh doanh) (bạn em làm ở công ty lớn được trả qua thẻ)...........ở đâu cũng trả lương bằng tiền mặt...........nói thật em ngại vụ nhận lương này lắm kiểu như ban phát vậy đó mà thực ra là công sức mình cống hiến mới nhận được thù lao xứng đáng mà.

Vậy lý do gì mà không trả lương qua ngân hàng, tới tháng chuyển vô tk khỏi phải mong ngóng chờ đợi, khỏi phải nhận như ban phát ý ạ ...................

Tại sao công ty trả lương tiền mặt
Tại sao công ty trả lương tiền mặt

Theo em khi trả lương qua NH có một số vấn đề như Cty ít người mà cuối tháng phải chạy đi NH chuyển tiền cũng ngại; hay đa số các dn bây giờ đều có 2 sổ lương: lương đóng BHXH và lương thực nhận nên thường tránh chuyển qua NH vì rất dễ bị phát hiện .........vv...

Theo em khi trả lương qua NH có một số vấn đề như Cty ít người mà cuối tháng phải chạy đi NH chuyển tiền cũng ngại; hay đa số các dn bây giờ đều có 2 sổ lương: lương đóng BHXH và lương thực nhận nên thường tránh chuyển qua NH vì rất dễ bị phát hiện .........vv...

Bạn Thamttna nói đúng rồi đó bạn. Thông thường mỗi công ty luôn có 2 sổ lương nên không thể chuyển qua ngân hàng.
Mình muốn thêm 1 điểm nữa là : khi chuyển qua NH thì phải tốn thêm phí nữa (mặc dù nó không nhiều lắm). Thêm vào đó, một số NLĐ khi đi rút tiền tại trạm ATM khác nhau sẽ bị trừ phí dịch vụ.... Cái này tùy vào chủ DN thôi bạn ạ !

Cty mình toàn đi ngân hàng rút tiền về rồi mới phát lương...........lúc kế toán đi ngân hàng là ae ngồi nhà mong ngóng & cầu bình an........mình thấy cty khác trả lương qua ngân hàng nào thì yêu cầu nhân viên làm thẻ của ngân hàng đó luôn chả tốn phí dv gì cả......... Có lẽ do sợ phát hiện đóng BHXH & thuế...................

Ngoài ra còn lý do nào nữa ko ạ.................

05 lưu ý khi trả lương, thưởng cho người lao động từ năm 2021

Tại sao công ty trả lương tiền mặt

Lưu ý khi trả lương, thưởng cho NLĐ từ năm 2021

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực ngày 01/01/2021 có nhiều điểm nổi bật về trả lương, thưởng cho người lao động. Dưới đây là những lưu ý khi trả lương, thưởng cho người lao động từ năm 2021.

* Công ty có bắt buộc trả lương qua ngân hàng cho nhân viên không?

Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.

Tại Khoản 2 Điều 96 BLLĐ 2019 quy định:

"2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng."

Như vậy, theo quy định của BLLĐ 2019 thì công ty có thể trả lương bằng tiền mặt và không bắt buộc công ty phải trả lương qua tài khoản ngân hàng cho nhân viên.

* Trả lương qua Ngân hàng, công ty phải trả phí mở tài khoản

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 96 BLLĐ 2019 thì trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

Quy định hiện hành tại Khoản 2 Điều 94 BLLĐ 2012 quy định lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản.

* NLĐ được ủy quyền cho khác nhận lương

Tại Điều 94 BLLĐ 2019 quy định: Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

Nội dung này không được quy định trong BLLĐ 2012. Việc cho phép người lao động ủy quyền cho người khác nhận lương được cho là hợp lý, nhất là khi người lao động bị ốm đau, tai nạn không thể trực tiếp nhận lương,...

Bên cạnh đó người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động. Không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của các đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

* Khi trả lương phải gửi ban sao kê cho NLĐ

Tại khoản 3 Điều 95 BLLĐ 2019 quy định: Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

Quy định mới này nhằm đảm bảo tính minh bạch khi trả lương cho NLD, nhưng đồng thời thêm một phần việc cho bộ phận Nhân sự - Kế toán của doanh nghiệp khi đến mỗi kỳ trả lương.

Lưu ý tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài thì có thể bằng ngoại tệ.

* Có thể lựa chọn hình thức thưởng cho NLĐ bằng hiện vật hoặc hình thức khác

Tại Khoản 1 Điều 104 BLLĐ 2019 quy định Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Quy định hiện hành tại Khoản 1 Điều 103 BLLĐ 2012 quy định tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Như vậy, Bộ luật 2019 đã mở rộng khái niệm “thưởng”, không chỉ bằng tiền mà bằng tài sản, hiện vật, các hình thức khác như chuyến du lịch, phiếu mua hàng… Điều này là phù hợp với thực tế tại các doanh nghiệp hiện nay.

Xã hội càng phát triển, nhu cầu sử dụng các phương tiện về công nghệ thông tin càng gia tăng. Vấn đề trả lương cho người lao động cũng vậy, nhiều doanh nghiệp cũng tiến hành trả lương thông qua tài khoản ngân hàng. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của công ty Luật Dương Gia chúng tôi để hiểu rõ hơn vấn đề này được quy định như thế nào theo Bộ luật lao động năm 2019.

Căn cứ pháp luật:

Bộ luật lao động năm 2019.

1. Khái niệm tiền lương theo quy định của pháp luật:

Điều 90: Tiền lương (Bộ luật lao động năm 2019)

1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Như vậy có thể thấy theo quy định  trên của điều 90 của bộ luật lao động năm 2019 thì tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động sẽ được trả theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu theo luật lao động được hiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội. 

2. Nguyên tắc trả lương cho người lao động:

Theo quy định tại điều 94 của Bộ luật lao động năm 2019 thì việc trả tiền lương được thực hiện theo nguyên tắc như sau:

Điều 94: Nguyên tắc trả tiền lương

Xem thêm: Quy định mới nhất về mức xử phạt chở hàng quá tải trọng năm 2022

1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Việc trả lương qua tài khoản ngân hàng là xu hướng đa số các công ty đều áp dụng hiện nay, việc này vừa tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người sử dụng lao động và cả người lao động trong thời đại công nghệ số hiện nay. Trước đây thì việc trả lương thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên trên thực tế thì việc duy trì tài khoản ngân hàng này các loại tiền phí thường là người lao động sẽ chịu tiền phí duy trì tài khoản ngân hàng.

Theo Bộ luật lao động năm 2019 sẽ có hiệu lực vào 1/1/2021 thì trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương .Việc trả lương cho người lao động thì: Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.

Tại sao công ty trả lương tiền mặt

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 30 ngày. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau: Nếu thời gian người sử dụng lao động trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm cho người lao động. 

Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Xem thêm: Quy định về nguyên tắc trả lương và thời hạn trả lương hàng tháng

3. Kỳ hạn trả lương theo quy định pháp luật:

Theo điều 97 của bộ luật lao động năm 2019 được quy định như sau:

1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.

2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn đnh vào một thời điểm có tính chu kỳ.

3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Như vậy có thể thấy theo Bộ luật lao động năm 2019 thì người lao động phải trả lương cho người lao động là do hai bên thỏa thuận tuy nhiên sẽ có tính chu kỳ. Nếu trong trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể nào mà trả lương đúng thời hạn được cho người lao động thì thời gian không được chậm quá 30 ngày.

Trường hợp bất khả kháng ở đây có thể là do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, và nếu người sử dụng lao động trả lương chậm cho người lao động từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

4. Trả lương cho người lao động qua tài khoản:

Theo điều 96 của bộ luật lao động năm 2019 thì hình thức trả lương được quy định như sau:

Xem thêm: Mức hình phạt tại Khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015

1.Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.

2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.

Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

Trước đây, khi công nghệ thông tin chưa phổ biến thì các nhân viên phải xuống phòng kế tóan để lĩnh lương hoặc phải cử người xuống đây lĩnh cho cả phòng, nhưng hiện nay thì tiền sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản cho người lao động. Doanh nghiệp sẽ yêu cầu bên ngân hàng mở tài khoản cho cán bộ công nhân viên của mình tại ngân hàng để thực hiện trả lương qua tài khoản.

Sau đó yêu cầu ngân hàng cung cấp dịch vụ trả lương tự động qua tài khoản theo quy định của Hợp đồng này. Và ngân hàng cam kết cung cấp cho Bên doanh nghiệp dịch vụ trả lương tự động vào tài khoản cho nhân viên của doanh nghiệp mở tại ngân hàng đó, căn cứ vào danh sách chi lương và lệnh chi lương mà doanh nghiệp đã cung cấp cho ngân hàng. Như vậy, một hợp đồng trả lương qua tài khoản đã được thiết lập giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Lương được trả cho người lao động sẽ bằng tiền mặt hoặc cũng có thể trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.

Trường hợp nếu bên phía người sử dụng lao động sẽ trả qua tài khoản ngân hàng. Thuận lợi khi thực hiện trả lương trả lương qua tài khoản tại Việt Nam. Trả lương qua tài khoản là một hình thức hạn chế các giao dịch bằng tiền mặt nên sẽ giúp giảm các chi phí liên quan đến thanh tốn bằng tiền mặt trong nền kinh tế như in ấn, bảo quản, vận chuyển, kiểm đếm… tiền mặt; giảm bớt chi phí đầu tư vào các cơng cụ phòng chống tệ nạn tiền giả; tăng cường an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Khi các đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước và các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước sử dụng dịch vụ thanh tốn tiền lương qua tài khoản ngân hàng sẽ giúp minh bạch hố thu nhập cá nhân từ ngân sách nhà nước, góp phần phòng chống tham nhũng, chống lãng phí; đồng thời giúp tăng cường kiểm sốt chi tiêu ngân sách và quản lý tốt việc thực hiện chính sách thuế thu nhập. Việc trả lương theo tài khoản đối với những đối tượng được trả lương theo ngân sách nhà nước cũng như đối với doanh nghiệp, mang lại nhiều lợi ích bởi việc trả lương qua tài khoản sẽ tích lũy được một phần vốn tồn động trong tài khoản cá nhân.