Ví dụ về cảm xúc tích cực

Cảm Xúc Tích Cực Và Tiêu Cực Là Gì? Liệu Chúng Ta Có Cần Cả Hai?

Đã cập nhật: 7 thg 12, 2020

Đôi Lời Từ Ban Biên Tập Compassion.vn

Bạn muốn đọc thêm?

Đăng ký www.compassio.info để tiếp tục đọc bài đăng dành riêng này.

Đăng ký ngay

  • Cảm Xúc
  • Phát Triển Bản Thân

0 bình luận

Bài đăng chưa được đánh dấu là đã thích

Đôi Lời Từ Ban Biên Tập Compassion.vn

Bạn muốn đọc thêm?

Đăng ký www.compassio.info để tiếp tục đọc bài đăng dành riêng này.

Đăng ký ngay

Giả sử bạn bắt đầu suy nghĩ về một danh sách chứa tất cả những cảm xúc mà bạn từng trải nghiệm. Hãy thử nó, chỉ để giải trí thôi.

Hãy nghĩ xem bạn sẽ viết gì? Bao gồm những thứ như hạnh phúc, buồn, vui mừng, giận dữ, sợ hãi, biết ơn, tự hào, sợ hãi, bối rối, căng thẳng, thư giãn, ngạc nhiên,… Bây giờ sắp xếp danh sách của bạn thành hai loại, cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực.

Ví dụ về cảm xúc tích cực
Ảnh minh họa: nguồn sưu tầm

Việc cảm thấy cả hai cảm xúc tích cực và tiêu cực là một phần rất tự nhiên của con người. Chúng ta có thể sử dụng từ “tiêu cực” để mô tả các cảm xúc khó tính, nhưng nó không đồng nghĩa với việc những cảm xúc đó là xấu hoặc chúng ta không nên có chúng. Tuy nhiên, hầu hết mọi người chắc chắn sẽ muốn kiếm tìm cảm xúc tích cực hơn là một cảm xúc tiêu cực. Có thể bạn muốn cảm thấy hạnh phúc thay vì buồn phiền, hoặc tự tin thay vì tự ti.

Điều quan trọng là cảm xúc của chúng ta được cân bằng như thế nào, chúng ta trải nghiệm nhiều hay ít ở mỗi loại cảm xúc: tích cực – tiêu cực.

Cảm xúc tiêu cực tác động tới chúng ta ra sao?

Ví dụ về cảm xúc tích cực
Ảnh minh họa: Nguồn sưu tầm

Các cảm xúc tiêu cực cảnh báo chúng ta về những mối đe dọa hoặc những thách thức mà chúng ta cần phải đương đầu giải quyết. Ví dụ, nỗi sợ hãi có thể cảnh báo cho chúng ta về nguy cơ nó có thể xảy ra. Đó là một tín hiệu rằng chúng ta cần phải tự bảo vệ mình. Cảm giác tức giận cảnh báo chúng ta rằng ai đó đang chọc tức mình, vượt qua ranh giới, hoặc lừa dối sự tin tưởng của chúng ta. Tức giận có thể là một tín hiệu mà chúng ta cần phải hành động thay mặt cho chính mình.

Cảm xúc tiêu cực tập trung vào nhận thức của chúng ta. Chúng giúp chúng ta tập trung vào một vấn đề cụ thể để chúng ta có thể đối phó với vấn đề đó. Nhưng quá nhiều cảm xúc tiêu cực có thể làm cho chúng ta cảm thấy bị choáng ngợp, lo lắng, mệt mỏi, hoặc căng thẳng. Nếu không thể cân bằng được cảm xúc tiêu cực, sẽ dẫn đến việc vấn đề càng khó trở nên giải quyết. 

Chúng ta càng sống dựa trên những cảm xúc tiêu cực nhiều bao nhiêu, chúng ta càng cảm thấy bản thân tiêu cực hơn bấy nhiêu. Thay vì quá tập trung vào những việc mang tính chất tiêu cực hãy đẩy chúng ra khỏi suy nghĩ của bạn.

Cảm xúc tích cực tác động tới chúng ta như thế nào?

Ví dụ về cảm xúc tích cực
Ảnh minh họa: nguồn sưu tầm

Những cảm xúc tích cực sẽ cân bằng những cảm xúc tiêu cực, nhưng chúng cũng có những lợi ích mạnh mẽ khác.

Thay vì thu hẹp sự tập trung của chúng ta như những gì cảm xúc tiêu cực làm, thì cảm xúc tích cực ảnh hưởng đến bộ não của chúng ta theo cách làm tăng thêm nhận thức, sự tập trung và trí nhớ của chúng ta. Chúng giúp chúng ta thu thập thêm thông tin, có thêm một vài ý tưởng, và hiểu các suy nghĩ khác nhau có liên quan gì tới nhau. 

Khi những cảm xúc tích cực mở ra cho chúng ta những cơ hội mới, chúng ta có thể học hỏi và xây dựng chúng dựa trên các kỹ năng của mình. Điều đó cho phép chúng ta làm tốt hơn các nhiệm vụ và kiểm tra.

Những người có nhiều cảm xúc tích cực trong cuộc sống hàng ngày của họ có xu hướng hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn, học tốt hơn và hòa thuận hơn với những người khác.

Tầm quan trọng của cảm xúc tích cực

Khoa học đang giúp chúng ta tìm ra những cảm xúc tích cực có giá trị như thế nào? Các chuyên gia đã nghiên cứu rất nhiều từ các nghiên cứu não gần đây. Dưới đây là hai phát hiện có thể giúp chúng ta sử dụng cảm xúc tích cực như một lợi thế: 

1. Hãy để cảm xúc tích cực nhiều hơn cảm xúc tiêu cực

Ví dụ về cảm xúc tích cực
Ảnh minh họa: Nguồn sưu tầm

Khi chúng ta tạo ra nhiều cảm xúc tích cực hơn những cảm xúc tiêu cực, những tình huống khó khăn sẽ trở nên dễ dàng giải quyết hơn. Những cảm xúc tích cực tạo ra tính kiên cường (nguồn cảm xúc cần thiết để đương đầu với mọi hoàn cảnh). Chúng làm tăng sự nhận thức của chúng ta, cho phép chúng ta thấy có nhiều lựa chọn hơn để giải quyết vấn đề.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng mọi người cảm thấy và làm hết sức mình khi họ cảm nhận được cảm xúc tích cực nhiều hơn những cảm xúc tiêu cực ít nhất là ba lần. Cái này được mang tên là thuyết tiêu cực, hay còn gọi là hiệu ứng tiêu cực.

Hiệu ứng tiêu cực là một khuynh hướng tự nhiên của con người, tức là tập trung nhiều hơn tới những cảm xúc tiêu cực hơn là những cảm xúc tích cực. Nó đồng nghĩa rằng: Các cảm xúc tiêu cực sẽ hướng sự tập trung của chúng ta đến các vấn đề, và những vấn đề đó chúng ta cần giải quyết nhanh. Việc điều chỉnh cảm xúc của con người sang cảm xúc tiêu cực được coi như cơ chế sống còn.

Hiệu ứng tiêu cực có một nhược điểm, nó có thể làm cho chúng ta nghĩ rằng chúng ta có một ngày tồi tệ, không tốt, ngay cả khi chúng ta trải nghiệm cảm xúc tích cực ngang bằng cảm xúc tiêu cực.

2. Làm những hoạt động mang tính tích cực mỗi ngày

Xây dựng những thói quen khiến chúng ta có nhiều những cảm xúc tích cực hơn có thể giúp chúng ta được hạnh phúc hơn, làm mọi việc tốt hơn, và giảm đi những cảm xúc tiêu cực của chúng ta. Xây dựng những cảm xúc tích cực là điều đặc biệt quan trọng nếu chúng ta phải đối mặt với nhiều cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, buồn bã, tức giận, thất vọng, hoặc căng thẳng.

Xây dựng một thói quen mang tính tích cực hàng ngày khá đơn giản. Hãy nhìn xuống hai bước dưới đây:

– Chú ý và xác định những cảm xúc tích cực mà bạn có. 

Bắt đầu bằng cách tập trung vào cảm xúc của bạn. Bạn có thể điều chỉnh cảm xúc của mình tuỳ vào việc bạn cảm nhận ra sao. Ghi lại vào cuối ngày, ghi nhận cách bạn cảm thấy như nào trong từng tình huống khác nhau. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy tự hào khi bạn trả lời một câu hỏi đúng, vui vẻ khi con chó con của bạn đuổi theo bạn quanh sân, hoặc cảm thấy yêu khi mẹ của bạn chơi cùng bạn.

Ví dụ về cảm xúc tích cực
Ảnh minh họa: Nhật ký cảm xúc( nguồn sưu tầm)

Khi bạn bắt đầu làm việc này, có thể bạn cần phải tự nhắc nhở bản thân mình tập trung vào cảm xúc của bạn. Và giống như bất kỳ thói quen nào, nó sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn làm điều đó nhiều.

– Chọn lấy một cảm xúc và hãy cảm nhận nó nhiều hơn. 

Giả sử bạn chọn sự tự tin: Hãy nghĩ điều gì sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin? Làm thế nào bạn có thể có được thêm nhiều cảm giác đó? Bạn có thể tự nhủ với bản thân trước một bài kiểm tra “Mình có thể làm được!”. Hoặc bạn hãy chọn dáng đứng thẳng và đi bộ qua hành lang một cách tự tin và mạnh mẽ.

Ví dụ về cảm xúc tích cực
Ảnh minh họa: nguồn sưu tầm

Cảm xúc tích cực sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Hãy chú ý đến những công cụ hữu ích này và tìm cách sử dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Hãy để bạn luôn cảm thấy tràn đầy niềm vui, có các mối quan hệ, luôn thấy thư giãn, biết ơn, và tốt bụng. Hãy làm những điều này như một thói quen và khi bạn tích cực sẽ là lúc bạn hạnh phúc hơn!