Vẻ đẹp con người Việt Nam trong văn học trung đại

Quan niệm về con người trong văn học trung đại Việt NamQUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONGVĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAMQuan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quantrọng, được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong thi pháp học. Mặc dù hiệnnay, khái niệm này chưa được các nhà nghiên cứu định nghĩa một cáchthống nhất và chặt chẽ, nhưng nó đã phần nào gợi mở cho chúng tahướng đến đối tượng chủ yếu của văn học. Theo đó, “Văn học nghệ thuậtlà một sự ý thức về đời sống, nên nó mang tính chất quan niệm rất cụthể” và “Hình tượng nghệ thuật một khi đã hình thành là mang tính chấtquan niệm, ngay cả vô thức cũng là quan niệm về cái vô thức. Nhà vănkhông thể miêu tả đối tượng mà không có quan niệm về đốitượng”[4;23]. Có thể khẳng định, quan niệm chính là một phương tiệnthiết yếu của sáng tạo nghệ thuật. Do vậy, tìm hiểu quan niệm nghệ thuậtvề con người trong văn học trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nóichung, chính là bước đi thiết thực để đến với chiều sâu của các tác phẩm,của các giai đoạn văn học.1. Quan niệm về con người trong văn họcMacxim Gorki đã từng khẳng định: “Văn học là nhân học”.Đó là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người. Do vậy, conngười chính là đối tượng chủ yếu của văn học. Dù miêu tả thần linh, maquỉ, đồ vật, hoặc đơn giản là miêu tả các nhân vật, văn học đều nhằmmục đích miêu tả và thể hiện vào con người.Thực tế cho thấy, không có một tác phẩm, một tác giả hay mộtnền văn học nào lại chỉ đơn thuần nói về thiên nhiên mà không liên quanđến con người. Nói cách khác, mục đích miêu tả của nhà văn là nhằmhướng đến thể hiện con người.1Quan niệm về con người trong văn học trung đại Việt NamVí dụ: Truyện cổ tích, thần thoại: miêu tả thần linh, ma quỷ, địangục, đồ vật...là nói đến cáihiện thực tồn tại trong đầu óc con người, gópphần thể hiện ước mơ, khát vọng con người.Ngay cả những nhân vật không thực, ví như trong Tây Du Ký củaNgô Thừa Ân. Ngoài việc bóc trần hiện thực xã hội Trung Quốc hỗnloạn thời bấy giờ, tác giả còn thể hiện sự khái quátvề triết lí làmngười. Con người muốn đạt được thành công phải có đầy đủ sự kiên địnhnhư Đường Tăng, lanh lợi như Ngộ Không, cần cù như Sa Tăng và rấtđời như Bát Giới.Hay với những dòng thơ viết về cảnh vật, thiên nhiên. Đó khôngphải là động tác phác thảo vài nét cơ bản vào không gian, mà là sự bộclộ những tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình cũng như chủ thể tác giảdấu mặt. Bởi thế mới Voltaire khẳng định: "Thơ là âm nhạc của tâmhồn”.Tóm lại, trong văn học, yếu tố con người được nói đến như mộtđiều tất yếu. Con người chính là nhân vật trung tâm của văn học.2. Xác định khái niệm quan niệm nghệ thuật về con ngườiQuan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản nhằm thểhiện khả năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện conngười của nhà văn. Có thể nói, nó giống như là một chiếc chìa khóavàng góp phần gợi mở cho chúng ta tất cả những gì bí ẩn trong sáng tạonghệ thuật của mỗi người nghệ sĩ nói chung và từng thời đại nóiriêng. Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù được nhiều nhà nghiên cứu quantâm tìm hiểu, song khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người vẫn cònnhiều cách định nghĩa và diễn đạt khác nhau. Cụ thể như sau:Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: "Quan niệm nghệ thuật về conngười là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trítuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tácphẩm của mình”[5;15]. Tức, quan niệm nghệ thuật về con người sẽ đi2Quan niệm về con người trong văn học trung đại Việt Namvàophân tích, mổ xẻ đối tượng con người đã được hóa thân thành cácnguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học củatác giả, từ đó, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượngnhân vật trong đó. Vì vậy, chúng ta sẽ thấy được giá trị của hình tượngnghệ thuật trong các tác phẩm.Giáo sư Huỳnh Như Phương cũng góp tiếng nói của mình bằngmột cách nhìn khá bao quát: “Quan niệm nghệ thuật về con người thểhiện tầm nhìn của nhà văn và chiều sâu triết lí của tác phẩm”.Cũng với vấn đề về quan niệm nghệ thuật về con người, Từđiển Thuật ngữ văn học định nghĩa như sau: “Quan niệm nghệ thuật vềcon người là hình thức bên trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hìnhthức tác phẩm. Nó gắn với các phạm trù khác như phương pháp sángtác, phong cách của nhà văn, làm thành thước đo của hình thức văn họcvà cơ sở của tư duy nghệ thuật.”Nhìn chung, tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng những kháiniệm trên đều nói lên được cái cốt lõi của vấn đề quan niệm nghệ thuật vềcon người. Từ đó, chúng ta có thể đi đến khái quát cách hiểu quan niệmnghệ thuật về con người như sau:Quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu là cách nhìn,cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người của nhà văn.Đó là quan niệm mà nhà văn thể hiện trong từng tác phẩm. Quanniệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm thụ và biểu hiện chủ quansáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay khônggiống so với đối tượng.Như vậy, vì trung tâm của văn học là con người nên con ngườicũng chính là đối tượng thẫm mĩ thể hiện quan niệm của tác giả về cuộcsống. Người sáng tác sẽ là người vận động, suy nghĩ về con người, chocon người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người. Bởi người takhông thể miêu tả và tạo nên chiều sâu, tính độc đáo của hình tượng con3Quan niệm về con người trong văn học trung đại Việt Namngười trong văn học nếu không hiểu biết, cảm nhận và có các phươngtiện, biện pháp nhất định.Từ việc hướng đến xác định khái niệm quan niệm nghệ thuật vềcon người, có thể khẳng định rằng: Chúng ta sẽ không thể hiểu một cáchđầy đủ những đổi thay trong nội dung phản ánh cũng như nghệ thuật biểuhiện của văn học, nếu không quan tâm tới sự vận động của con ngườitrong văn học, đặc biệt là vấn đề quan niệm nghệ thuật của các tác giả vềcon người trong văn học. Nói cách khác, nếu bỏ qua quan niệm nghệthuật về con người sẽ dẫn tới cách hiểu đơn giản về bản chất phản ánhcủa nghệ thuật, hạ thấp yêu cầu sáng tạo thẩm mĩ của nghệ thuật. Chonên,tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người là điều hết sức quantrọng. Đây được xem là cơ sở lí luận để chúng ta bắt tay vào tìm hiểuQuan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại Việt Nam.3. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đạiCon người trong văn học trung đại Việt Nam rất phong phú. Nókhác biệt với con người trong văn học dân gian. Mỗi thể loại có một cáchquan niệm và biếu hiện con người riêng nhưng vẫn có cái chung. Quanniệm chung chi phối văn học trung đại Việt Nam là:3.1. Con người vũ trụThời trung đại, con người chủ yếu sống bằng nôngnghiệp nên thường dựa vào tự nhiên, khai thác tự nhiên để sống.Do đó, con người trung đại tin ở sự thống nhất trong thế giới. Thiênnhiên là bạn tri âm tri kỷ của con người. Người phương Đôngxưa cũng quan niệm: thiên nhiên có mối giao hòa, giao cảm với conngười bởi con người là một "tiểu vũ trụ" có quan hệ tương thông tươngcảm với "đại vũ trụ"- thiên nhiên ngoại giới (Thiên nhân tương cảm,thiên nhân hợp nhất). Con người là một yếu tố trong mô hình vũ trụ:Thiên - Địa - Nhân hợp thành "Tam Tài". Con người sống trongvòng "Thiên phú địa tái" (Trời che, đất chở). Cho nên, quan niệm “Thiên4Quan niệm về con người trong văn học trung đại Việt Nam– Địa – Nhân” hay “Thiên Nhân tương cảm” cổ xưa ấy đã chi phối nhiềuđến sự biểu hiện trong tác phẩm nghệ thuật. Do đó thơ văn trung đạithường chỉ xuất hiện một con người đứng trước trời đất.Chẳng hạn, thi đề quen thuộc của thơ trữ tình trung đại chính làcon người một mình đối diện, đàm tâm với thiên nhiên vũ trụ. Người anhhùng được nhắc đến với tầm vóc sánh ngang vũ trụ:“Trí chủ hữu hoài phù địa trụcTẩy binh vô lộ vãn thiên hà.”(Phò vua bụng những mong xoay đất,Gột giáp sông kia khó vạch trời)(Đăng Dung – Cảm Hoài)Hay trong bài thơ Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), không gian nghệthuật hiện lên là một không gian vũ trụ khoáng đạt, rộng lớn và hoànhtráng, mà trong đó, con người dù nhỏ bé song vẫn cố gắng vươn lênngang tầm và có khát vọng làm chủ trời đất, vũ trụ, chinh phục thiênnhiên. Tác giả đã phóng lớn ngọn giáo của mình cho tương xứng với kíchthước của đất nước, của vũ trụ:“Hoành sóc giang san cáp kỷ thu,Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”(Múa giáo non sông trải mấy thuBa quân hùng dũng nuốt sao Ngưu)Ở bài Tự tình nổi tiếng của nữa sĩ Hồ Xuân Hương, hình tượngcon người vũ trụ nổi bật rõ:"Trơ cái hồng nhan với nước non".Con người được đặt giữa không gian mênh mông của vũ trụ nhưngkhông hòa nhập vào không gian bao la rộng lớn ấy mà cô độc, lẻ loi mộtmình. Nữ sĩ đưa từ “trơ” ra đầu câu như để nhấn mạnh sự đối lập của mộtcá thể đơn lẻ với cả vũ trụ mênh mông, để gia tăng cảm giác cô đơn,quạnh vắng trong tâm hồn nhân vật trữ tình. Khi bất đắc chí, đau đáu vì5Quan niệm về con người trong văn học trung đại Việt Namcuộc duyên không trọn, con người tìm về với thiên nhiên như trở vềnguồn cội nhưng lại bắt gặp:“Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”Thiên nhiên và lòng người vốn tương ứng tương cảm và có sựđồng điệu. Thế nên con người đang đau đáu vì cuộc duyên không trọnvẹn thì vầng trăng kia cũng chỉ có thể là vầng trăng khuyết giữa trời đangdần xế bóng.Chính vì vậy, ở đây, con người không xuất hiện với tư cách cánhân. Họ buồn không phải một cá nhân buồn, mà cả vũ trụ cũng buồntheo, đúng như Nguyễn Du đã từng nói:“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầuNgười buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.(Nguyễn Du - Truyện Kiều – Câu 12431244)Đó là “con người vũ trụ” sống trong quy tắc “hô, ứng”. Vui buồncủa mỗi con người buộc cả vũ trụ chuyển động.“Vật mình, vẫy gió, tuôn mưa,Dầm dề giọt ngọc thẫn thờ hồn mai.”(NguyễnDu- TruyệnKiều –Câu 2795-2796)Sự miêu tả gián tiếp trong thơ trung đại chính là bị sự chi phối củaquan niệm vũ trụ đó. Con người không được miêu tả như một hiện tượngxã hội mà được như là một bộ phận của thiên nhiên, của vũ trụ. Chẳnghạn như khi nói sự bình phục của Kiều, thì Nguyễn Du viết:“ Vừa tuần nguyệt sáng, gương trong”(Nguyễn Du - Truyện Kiều – Câu 1191)về tình yêu của từ Hải và Kiều, thì:“ Trai anh hùng, gái thuyền quyênPhỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng”6Quan niệm về con người trong văn học trung đại Việt Nam(Nguyễn Du - Truyện Kiều – Câu 2211,2212)Ngoài ra, do quan niệm vũ trụ trong văn học ta bắt nguồn từ rất xaxôi, gắn liền với những quan niệm thần bí, tướng số. Cho nên, đặc biệtđối với những nhân vật xuất chúng, tác giả thường miêu tả thành nhữngcon người dị tướng, phi thường, hun đúc một sức mạnh nào đó của vũtrụ. Đó là những con người “chịu mệnh trời”. Từ Hải chính là nhân vậtđược Nguyễn Du xây dựng dựa trên quan niệm này:“Râu hùm hàm én mày ngàiVai năm tất rộng thân mười thước cao”.(Câu2168-2169)Đây là con người mà chí khí và tài năng được đo bằng chiều kíchcủa vũ trụ. Bởi thế, nói đến Từ Hải, người đọc như thấy hiện rõ trước mắtmình một hình ảnh cao rộng của trời đất và vũ trụ.Như vậy, hình tượng con người vũ trụ trong dòng chảy văn họctrung đại Việt Nam đã cho chúng ta thấy được quan niệm về con ngườicủa các tác giả trung đại. Con người đó là một cá thể vũ trụ, mang dấu ấnvũ trụ, thiên nhiên qua đất trời, mây nước, cỏ cây, muông… với cái đạovững bền, sâu thẳm của nó. Đây là nét khu biệt không thể lẫn so với cáckiểu con người trong các thời kì sau của văn học.3.2. Con người đạo đứcToàn bộ xã hội trung đại được nhìn nhận trong một hệ thống tôngiáo đạo đức. Cho nên, con người luôn được nhìn nhận ở phương diệnđạo đức luân lí. Vì thế, văn chương xưa chia xã hội thành hai tuyến: thiện– ác, tốt – xấu với mục đích, chức năng nổi bật là giáo huấn:“Trai thời trung hiếu làm đầuGái thời tiết hạnh làm câu trau mình.”(Nguyễn Đình Chiểu – LụcVân Tiên)7Quan niệm về con người trong văn học trung đại Việt NamChính vì vậy, con người sống theo luân lí đạo đức, theo lí trí thìđược coi là chân chính; còn những người sống theo xúc cảm, theo nhữngluân lí trần thế, nhân bản thì bị coi thường, chê trách.Bên cạnh đó, con người trong văn học trung đại còn là con ngườicủa tấm lòng, con người của chí khí và việc tỏ lòng, tỏ chí khí là nét đặctrưng của họ. Bởi vậy, cái có giá trị nhất của con người thuộc về tấmlòng, muốn đánh giá về một con người là xem tấm lòng của họ như thếnào. Trong Truyện Kiều, để “tỏ lòng” hiếu thảo, Kiều đã bán mình chuộccha. Đó là một hành động phi thường, trên thực tế nàng có thể vay tiềnchuộc cha, nhưng như thế thì quá bình thường. Tương tự, Kiều NguyệtNga cũng thể hiện tấm lòng trinh liệt của mình khi ôm bức chân dungVân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn.Như vậy, sự “tỏ lòng” là rất quan trọng trong văn học trung đại.Chính nó đã làm cho hệ thống sự kiện trở nên gay gắt, căng thẳng hơnchứ không hề xây dựng được cốt truyện đơn thuần trên những việc bìnhthường hàng ngày.Nguyễn Trãi, vị anh hùng dân tộc, vào thế kỷ thứ XV, là một nhàquân sự thiên tài, nhà chính trị lỗi lạc, một nhà văn hóa vĩ đại của dântộc. Trong tác phẩm Gia huấn ca, ông đã đề cao đạo đức luân lí trongmối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội. Đạo hiếu được nhấn mạnhrất rõ:“Dù nội ngoại bên nào cũng vậyĐừng tranh giành bên ấy, bên nàyCù Lao đội đức cao dày,Phải lo hiếu kính đêm ngày khăng khăng.”Còn phận làm con đối với cha mẹ thì:“Khi ấm lạnh ta hầu săn sócXem cháo cơm thay thế mọi bềRa vào thăm hỏi từng khi8Quan niệm về con người trong văn học trung đại Việt NamNgười đà vô sự ta thì an tâm”.Trong truyện Nôm, các nhân vật luôn luôn bày tỏ tấm lòng rất rõrệt. Các nhân vật tự trừu tượng hóa, đem tấm lòng ra đối diện với nhau.Trong Truyền kỳ mạn lục hình tượng con người đạo đức cũng được xuấthiện, có thể kể đến nhân Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền TảnViên. Với hình ảnh người trí thức Tử Văn có tính tình cương trực, dũngcảm “thấy sự gian tà thì không chịu được” Nguyễn Dữ hướng đến đề caocon người của công lý, chính nghĩa, đồng thời phê phán và trừng trịnhững kẻ phi đạo đức, xảo quyệt, làm hại nhân dân.Tóm lại, cùng với con người vũ trụ, hình tượng con người đạo đứccũng xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn học trung đại. Qua đó gópphần làm phong phú thêm hệ thộng nhân vật của một thời kỳ văn học.3.3. Con người đấng bậcCùng với mô hình con người vũ trụ và con người đạo đức là tháiđộ tôn xưng với những con người tài tình, phân biệt với những ngườikhác. Trong văn học trung đại còn tồn tại một quan niệm khác về conngười đó là quan niệm về con người đấng bậc. Điều này được thể hiện rõnét nhất là trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Cách miêu tảcủa Nguyễn Du chịu sự chi phối của quan niệm đấng bậc về con người.Trong quan niệm của ông, những con người như Kim Trọng, Thúy Kiều,Từ Hải là những “đấng”, những “bậc” đáng kính trọng. Họ là “đấng tàihoa” (Đạm Tiên); “bậc tài danh” (Kim Trọng); “bậc bố kinh” (ThúyKiều); “đấng anh hùng” (Từ Hải)... Đối với những nhân vật ấy, tác giảdành cho những lời trang trọng, tượng trưng. Còn bọn Tú Bà, Mã GiámSinh là bọn vô loài, bọn chúng không có mẫu mực gì cả, mỗi đứa một vẻ,đều là “tuồng” vô lại. Bọn chúng được miêu tả theo đặc tính thực tế vềnghề nghiệp cá nhân theo kiểu “Thoắt trông nhờn nhợt màu da”, hoặc:“Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”… rất hiện thực.9Quan niệm về con người trong văn học trung đại Việt NamNhư vậy, con đường đi đến chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du rấtđộc đáo, theo kiểu phương Đông. Cách “quan niệm về con người” nàychi phối một giai đoạn rất dài của Văn học Việt Nam gần mười thế kỷ.3.4. Con người có ý thức cá nhânCon người cá nhân trong văn học chính là sự phản ánh cái tôi, là sựgiãi bày, diễn tả thế giới tư tưởng, tình cảm riêng tư của tác giả. Nói cáchkhác, con người cá nhân trong văn học chính là sự tự khắc họa tâm tư,tình cảm, ý chí của tác giả được thể hiện thông qua những tác phẩm màhọ sáng tác. Tùy theo từng giai đoạn, thời kỳ văn học, mà con người cánhân có những đặc điểm khác nhau.Riêng đối với văn học trung đại con người cá nhân cũng được thểhiện ở mức độ đậm nhạt và qua nhiều bình diện khác nhau. Cụ thể, ý thứcvề con người cá nhân trong văn học trung đại Việt Nam trải qua hai giaiđoạn với những hình thái khác nhau. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII về cơbản con người cá nhân được “khẳng định trên bình diện tinh thần, nhưmột thực thể tinh thần, siêu nghiệm dưới các hình thức tu dưỡng, lựachọn xuất xử, hoàn thiện nhân cách, tự hạn chế nhu cầu vật chất, tự đốilập với thói tục. Con người cá nhân tự khẳng định mình bằng cách gắnmình với đạo, với tự nhiên, với nghĩa vụ trong sự nghiệp chung của củacộng đồng. Yếu tố quyền lợi cá nhân chưa được chú ý [3;194]. Còn từ thếkỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX, “con người trong văn học đã kêu to lên nhucầu về quyền sống cá nhân, quyền hưởng hạnh phúc cá nhân như mộtquyền tự nhiên” [3;194].Ví như, con người cá nhân với ý thức khẳng định vẻ đẹp và tàinăng (thơ Hồ Xuân Hương); con người với nhu cầu bộc lộ tình cảm riêngtư, tâm sự u uẩn (thơ Nôm Nguyễn Trãi, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm,...); conngười thể hiện cảm hứng sống ẩn dật, hành lạc (thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm,Nguyễn Hàng); con người với tình yêu lứa đôi, hạnh phúc, khát vọng nhucầu trần thế (Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái và Truyền kỳ mạn10Quan niệm về con người trong văn học trung đại Việt Namlục); Con người cá nhân với niềm lo sợ tuổi trẻ chóng tàn (Chinh phụngâm), Con người cá nhân công danh hưởng lạc ngoài khuôn khổ (thơvăn Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát); Con người cá nhân giải thoátbằng hưởng lạc (thơ ca trù cuối thế kỉ XIX), Con người cá nhân trốngrỗng, mất hết ý nghĩa (thơ Nguyễn Khuyến,…Qua quá trình khảo sát ta có thể khẳng định rằng, con người cánhân trong văn học trung đại Việt Nam có một quá trình tự ý thức chậmchạp, lâu dài nhưng mạnh mẽ. Tuy qua từng thời kì lịch sử có chịu ảnhhưởng của ý thức hệ thống trị đương thời nhưng không bao giờ đóngkhung trong ý thức hệ đó, mà phản ánh quá trình vận động, giải phóng cátính của con người trong thực tế đời sống.KẾT LUẬNCó ý kiến cho rằng, mọi sự thay đổi trong văn học đều bắt nguồntừ sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người. Do vậy, đi sâukhám phá quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đạiViệt Nam là bước đi ngắn nhất để chúng ta đến gần với cái bản chất nộitại của tác phẩm, nắm được sự thay đổi, cách tân và vận động của cả mộtgiai đoạn, một thời kì văn học trung đại, đồng thời nêu bật được sức hấpdẫn của thời kì văn học này cũng như khẳng định những giá trị không lỗithời của nó về sau.11