Văn học trung đại Việt Nam lớp 10

Câu 1 trang 146 – SGK Ngữ văn 10 tập 2:

Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận lớn: văn học dân gian và văn học viết. Hai bộ phận văn học này đều mang những đặc điểm truyền thống của văn học Việt Nam: tinh thần yêu nước chống xâm lược, tinh thần nhân văn, đề cao đạo lí, nhân nghĩa. Tuy nhiên, văn học dân gian và văn học viết lại có những đặc trưng riêng.

Trả lời:

Các bộ phận của văn học Việt Nam:

Văn học dân gian

Văn học viết

Hai bộ phận văn học đều mang những đặc điểm truyền thống của văn học Việt Nam: tinh thần yêu nước, tinh thần nhân văn, đề cao đạo lí, nhân nghĩa.

Hai bộ phận văn học cũng có những đặc trưng riêng.

Câu 2 trang 146 – SGK Ngữvăn 10 tập 2:

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:

Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.

Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam.

Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam.

Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau:

a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại.

b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ.

c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.

Trả lời:

a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất cuatr từng thể loại.

Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:

+ Tính truyền miệng

+ Tính tập thể

+ Tính thực hành

Các thể loại chủ yếu: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ, vè, truyện thơ, chèo.

Đặc trưng mỗi thể loại: Xem lại bài học tuần 2 và tuần 11.

b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ.

Gợi ý: Học sinh chọn và phân tích các đoạn trích và tác phẩm theo hai luận điểm chính: nội dung và nghệ thuật.

c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.

Học sinh tự thực hiện yêu cầu này.

Câu 3 trang 147 – SGK Ngữ văn 10 tập 2:

Văn học viết Việt Nam gồm: văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (văn học trung đại) và văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay (văn học hiện đại). Cần nắm được đặc điểm chung và đặc điểm riêng của văn học trung đại và văn học hiện đại theo các gợi ‎ý sau:

a) Những nội dung lớn của văn học Việt Nam trong quá trình phát triển.

b) Văn học viết Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến văn học nước ngoài như thế nào? Nêu một số hiện tượng văn học tiêu biểu để chứng minh.

c) Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại về ngôn ngữ và hệ thống thể loại.

Trả lời:

a) Những nội dung lớn của văn học Việt Nam trong quá trình phát triển.

Chủ nghĩa yêu nước.

Chủ nghĩa nhân đạo.

Cảm hứng thế sự.

b) Văn học Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến văn học nước ngoài như thế nào? Nêu một số hiện tượng văn học tiêu biểu để chứng minh.

Văn học viết Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với truyền thống dân tộc:

+ Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hoá dân gian Việt Nam.

+ Chứng minh: Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Nôm của Hồ Xuân Hương đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao; Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ mang nhiều yếu tố của truyền thuyết, cổ tích thần kì

Văn học viết Việt Nam tiếp biến văn học nước ngoài:

+ Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học và văn hóa Trung Hoa.

Chứng minh: Nền văn học chữ Hán thời phong kiến với các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Các tác phẩm viết bằng chữ Nôm cũng bị ảnh hưởng của văn hóa Hán, cũng chứa đựng rất nhiều yếu tố Hán, cũng như đã kế thừa thành tựu văn hóa văn học Hán.

+ Văn học viết Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp trong thời kì chuyển từ văn học trung đại sang văn học hiện đại.

Chứng minh: phong trào Thơ mới và các thể loại văn xuôi như tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự với những tên tuổi tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố

c) Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại về ngôn ngữ và hệ thống thể loại.

Phương diện so sánh Văn học trung đại

Văn học hiện đại

Ngôn ngữ

– Chữ Hán

– Sử dụng nhiều điển tích, điển cố

– Từ ngữ ước lệ, tượng trưng

– Lối văn biền ngẫu

– Chủ yếu là chữ quốc ngữ

– Ít dẫn điển tích , điển cố

– Xoá bỏ lối viết câu nệ, ước lệ, tượng trưng

– Bỏ dần lối viết theo ngữ pháp Hán.

Hệ thống thể loại

– Các thể loại trong văn học Hán: Thơ đường luật, Tiểu thuyết chương hồi, cáo, hịch,…

– Một số thể thơ đặc trưng của dân tộc: lục bát, song thất lục bát, thất ngôn xen lục ngôn, …

– Thơ tự do thay thế cho thơ Đường luật

– Tiểu thuyết hiện đại kiểu phương Tây, thay thế cho tiểu thuyết chương hồi.

– Bỏ các thể văn xuôi trung đại, thay vào đó là sự ra đời của dạng văn xuôi hiện đại: truyện ngắn, truyện vừa, kí, phóng sự, tuỳ bút,…

Câu 4 trang 147 – SGK Ngữ văn 10 tập 2:

Để nắm khái quát phần văn học viết Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 10, có thể ôn tập theo những gợi ý‎ sau:

a) Văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX bao gồm những thành phần nào? Phát triển qua mấy giai đoạn? Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam.

b) Thống kê những thể loại văn học trung đại mà anh (chị) đã học. Nêu đặc điểm chủ yếu của một số thể loại tiêu biểu như chiếu, cáo, phú, thơ Đường luật, thơ Nôm Đường luật, ngâm khúc, hát nói.

c) Nêu những tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu bằng cách lập bảng:

Trả lời:

a) Văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX bao gồm những thành phần nào? Phát triển qua mấy giai đoạn? Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam.

Thành phần văn học viết Việt Nam thế kỉ X đến thế kỉ XIX (văn học trung đại): văn học chữ hán và văn học chữ Nôm.

Quá trình phát triển: 4 giai đoạn:

+ Thế kỉ X đến thế kỉ XIV.

+ Thế kỉ XV đến thế kỉ XVII.

+ Thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.

+ Nửa cuối thế kỉ XIX.

Những đặc điểm lớn về nội dung: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, cảm hứng thế sự.

Những đặc điểm lớn về nghệ thuật: Tính quy phạm và sự phá vỡ quy phạm, khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị, tiếp thu và dân tộc hóa văn học nước ngoài.

b) Thống kê những thể loại văn học trung đại mà anh (chị) đã học. Nêu đặc điểm chủ yếu của một số thể loại tiêu biểu như chiếu, cáo, phú, thơ Đường luật, thơ Nôm Đường luật, ngâm khúc, hát nói.

Những thể loại văn học trung đại đã học: Thơ chữ Hán Đường luật, thơ Nôm Đường luật, thơ Nôm Đường luật sáng tạo (thất ngôn xen lục ngôn Cảnh ngày hè), phú, cáo, tựa, sử kí, truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi, ngâm khúc, thơ Nôm lục bát, thơ Nôm song thất lục bát.

Đặc điểm chủ yếu của một số thể loại:

+ Chiếu: loại văn bản do nhà vua ban lệnh cho quần thần hoặc toàn dân thiên hạ yêu cầu thực hiện một công việc nào đấy có ý nghĩa chính trị – xã hội (tương đương với công văn, chỉ thị).

+ Cáo: loại văn bản do vua ban nhằm tuyên bố trước nhân dân một vấn đề nào đấy (tương đương với tuyên ngôn).

+ Phú: loại văn viết theo luật, có vần, nhịp và đối, dùng để miêu tả, ngâm, vịnh cảnh đẹp, nhân đó ca ngợi hay ngụ ý một vấn đề nào đấy có tính xã hội hoặt triết lí.

+ Thơ Đường luật: thơ chữ Hán, có nguồn gốc từ thời Đường, tuân thủ niêm luật khắt khe, hạn chế sáng tạo nhưng mang tính thử thách nhằm sàng lọc ngôn từ của nhà thơ, gồm nhiều thể loại: thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, ngũ ngôn,

+ Ngâm khúc: loại thơ dài, có cốt truyện nhưng không thành truyện, không phải truyện thơ, dùng để thể hiện nỗi niềm tâm sự của tác giả, thông qua hình tượng văn học.

+ Hát nói: thể loại dùng trong sân khấu, diễn xuất bằng cách đọc (nói) có nhạc điệu và ngữ điệu nhưng không phải ngâm hay hát.

c) Nêu những tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu bằng cách lập bảng:

Học trên truyền hình: Môn Ngữ Văn Lớp 10Bài giảng: Chuyên đề: Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo trong Văn học trung đại Việt Nam qua các tác phẩm văn học Ngữ văn 10 (Tiết 1)

Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Lan THPT Nguyễn Trãi

1. Học trực tiếp khi phát sóng Các chương trình được phát trên Kênh 1 và 2 Truyền hình Hà Nội. Học sinh có thể học trực tuyến trên các nền tảng:Youtube: https://www.youtube.com/hanoitvgoFacebook: https://www.facebook.com/hanoitv.vnWebsite: hanoitv.vn bấm vào mục LIVE TV (Truyền hình trực tuyến)

Ứng dụng App \

Soạn bài: Tổng kết lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại

Soạn bài lớp 10: Tổng kết lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo về lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 10 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ mới sắp tới đây của mình.

Soạn bài lớp 10: Luyện tập trình bày một vấn đề

Soạn bài lớp 10: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt

TỔNG KẾT LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Về cấu trúc, nền văn học Việt Nam thời trung đại được cấu tạo bởi hai bộ phận phát triển song song và có tác động qua lại trong quá trình lịch sử: văn học dân gian và văn học viết. Hai bộ phận văn học này cũng như các thành phần văn học chữ Hán và chữ Nôm thời trung đại có quan hệ mật thiết và tác động qua lại sâu sắc trong quá trình phát triển.

2. Về quá trình lịch sử, sự vận động, phát triển và biến đổi của văn học Việt Nam thời trung đại có quan hệ rất chặt chẽ với các phương diện của lịch sử đất nước, nhất là lịch sử xã hội, chính trị, văn hoá, tư tưởng. Lịch sử văn học viết nước ta từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có thể chia làm hai giai đoạn lớn với mốc là thế kỉ XVIII. Tuy nhiên, mốc thế kỉ XVIII không hề cắt đứt hai giai đoạn mà vẫn thấy được sự kế thừa, phát huy những thành tựu của giai đoạn trước ở giai đoạn sau.

3. Các đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam thời trung đại thể hiện ở quan niệm văn học, nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.

Về quan niệm văn học, với khái niệm văn được hiểu rất rộng, người xưa coi trọng loại văn học thuật, hành chính, văn đạo lí, các loại văn nghệ thuật diễn tả tình cảm thẩm mĩ không được đánh giá cao; các thể loại vừa có ranh giới khá rõ rệt vừa có sự đan xen; nhiệm vụ giáo dục đạo lí, học thuật, nói chí, tỏ lòng được đặt lên trên hết.

Về nội dung tư tưởng, văn học Việt Nam thời trung đại có truyền thống lớn nhất, sâu sắc nhất là lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng; có truyền thống tình thương, lòng nhân nghĩa; tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan; có sự gặp gỡ với ba luồng tư tưởng Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo.

Về hình thức nghệ thuật, văn học Việt Nam thời trung đại có tính quy phạm chặt chẽ; tính uyên bác và khuynh hướng mô phỏng cổ nhân; cá tính nhà văn chưa có điều kiện thể hiện thật đậm nét.

II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Văn học Việt Nam thời trung đại gồm những bộ phận, những thành phần nào?

2. Phân tích, chứng minh quan hệ và tác động qua lại giữa các bộ phận, các thành phần văn học Việt Nam thời trung đại trong quá trình vận động phát triển.

Gợi ý:

Hai bộ phận văn học này cũng như các thành phần văn học chữ Hán và chữ Nôm thời trung đại có quan hệ mật thiết và tác động qua lại sâu sắc trong quá trình phát triển. Các tác phẩm văn học chữ Hán đầu tiên của bộ phận văn học viết (Việt điện u linh tập của Lí Tế Xuyên; Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp, Vũ Quỳnh, Kiều Phú; Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ,...) hoặc là những công trình sưu tập, chi chép văn học dân gian hoặc khai thác rất nhiều chất liệu từ văn học dân gian. Thành phần văn học chữ Hán và thành phần văn học chữ Nôm cũng có nhiều ảnh hưởng qua lại, bổ sung cho nhau từ nội dung đến hình thức. Các tác phẩm văn học chữ Hán như Vận nước (Pháp Thuận), Cáo bệnh bảo mọi người (Mãn Giác), Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi),... hướng nhiều hơn đến những đề tài "lớn", những vấn đề trọng đại. Văn học chữ Nôm lại tập trung nhiều hơn đến những đề tài thuộc đời sống hằng ngày, tâm sự riêng tư, về thân phận con người, thú chơi,...; chẳng hạn: Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi), Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Hàn nho phong vị phú (Nguyễn Công Trứ), Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều), Truyện Kiều (Nguyễn Du),... Văn học chữ Hán chỉ vận dụng những thể thơ mượn của Trung Hoa thì văn học Nôm, bên cạnh các thể loại có nguồn gốc bên ngoài ấy, còn phát huy những thể thơ bản địa,...

3. Phân tích, chứng minh: Thế kỉ XVIII là thời điểm bước ngoặt lớn của lịch sử xã hội và lịch sử văn học nước ta thời trung đại.

Gợi ý:

Để làm rõ được luận điểm này, cần chú ý những vấn đề sau:

  • Bước ngoặt của lịch sử xã hội: Phong trào nông dân khởi nghĩa bùng nổ dữ dội; Chế độ phong kiến bị lay chuyển tận gốc; Ý thức hệ phong kiến khủng hoảng sâu sắc; Vấn đề quyền con người đặt ra gay gắt.
  • Bước ngoặt của lịch sử văn học: Nền văn học phát triển rực rỡ, từ văn học chữ Hán đến văn học chữ Nôm, với đủ các thể loại kể cả vay mượn lẫn bản địa; Hàng loạt các tác gia lớn xuất hiện, hàng loạt các kiệt tác ra đời (Nguyễn Du với Truyện Kiều và thơ chữ Hán; Nguyễn Gia Thiều với Cung oán ngâm; Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm với Chinh phụ ngâm,...).

4. Phân tích một số tác phẩm cụ thể để thấy được đặc điểm về nội dung của văn học Việt Nam trung đại.

Gợi ý:

  • Lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng: Thánh Gióng, Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ, Vận nước, Đại cáo bình Ngô, Phú sông Bạch Đằng,...
  • Tình thương, lòng nhân nghĩa: Tiễn dặn người yêu, ca dao yêu thương tình nghĩa, ca dao than thân, Đại cáo bình Ngô, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Truyện Kiều, Đọc "Tiểu Thanh kí", Cung oán ngâm, Chinh phụ ngâm,...
  • Tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan: Cảnh ngày hè, Nhàn,...

5. Những đặc trưng hình thức nghệ thuật của văn học Việt Nam thời trung đại được thể hiện qua các bài Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão), Nỗi lòng (Đặng Dung), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Đọc "Tiểu Thanh kí" (Nguyễn Du), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu).

Gợi ý:

Tập trung phân tích, chứng minh những biểu hiện sau:

  • Tính quy phạm chặt chẽ (niêm, luật, đối,... theo quy phạm thể loại);
  • Tính uyên bác, mô phỏng cổ nhân (dùng điển cố, điển tích, văn liệu của người xưa,...), thể hiện rõ nhất trong Đại cáo bình Ngô, Đọc "Tiểu Thanh kí", Phú sông Bạch Đằng.
  • Cá tính chưa có điều kiện thể hiện đậm nét: quy phạm chặt chẽ định sẵn, hệ thống các hình ảnh ước lệ,...

6. Thế nào là ước lệ trong sáng tác văn học? Đối với văn học thời phong kiến, bút pháp ước lệ đạt được hiệu quả như thế nào? Vì sao?

Gợi ý:

  • Văn học thời nào cũng có ước lệ, nhưng trong văn học thời trung đại ước lệ được sử dụng một cách phổ biến và trở thành đặc trưng thi pháp.
  • Những ước lệ đạt giá trị nghệ thuật tạo nên tính hàm súc cao, "ý tại ngôn