Văn biểu cảm là gì vietjack

Văn biểu cảm là gì?

A. Văn biểu cảm là thể loại thể hiện cảm xúc cá nhân, về các đối tượng trong đời sống thường nhật

B. Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh và khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc

Đáp án chính xác

C. Văn biểu cảm thể hiện những cảm xúc đánh giá của con người với con người với nhau

D. Cả 3 đáp án trên đúng

Xem lời giải

Trắc nghiệm Tìm hiểu chung về văn biểu cảm có đáp án - Ngữ văn lớp 7

Trang trước Trang sau

Câu 1. Văn biểu cảm là gì?

A. Văn biểu cảm là thể loại thể hiện cảm xúc cá nhân, về các đối tượng trong đời sống thường nhật

B. Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh và khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc

C. Văn biểu cảm thể hiện những cảm xúc đánh giá của con người với con người với nhau

D. Cả 3 đáp án trên đúng

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 2. Văn biểu cảm bao gồm những thể loại nào?

A. Thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút…

B. Chèo, tuồng, kịch nói…

C. Truyện truyền thuyết, cổ tích…

D. Cả 3 đáp án trên

Hiển thị đáp án

Đáp án A

Câu 3. Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn như yêu con người, yêu thiên nhiên, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 4. Dòng nào sau đây nói đúng về văn biểu cảm?

A. Chỉ thể hiện cảm xúc, không có yếu tố miêu tả và tự sự

B. Không có lí lẽ, lập luận

C. Cảm xúc chỉ thể hiện trực tiếp

D. Cảm xúc có thể được bộc lộ trực tiếp và gián tiếp

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Cho khổ thơ sau

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phơi

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha

Câu 5. Nội dung chính của đoạn thơ trên?

A. Miêu tả vẻ đẹp của mùa thu đất nước

B. Bộc lộ niềm vui của tác giả khi chứng kiến vẻ đẹp của mùa thu

C. Khẳng định sự khác biệt của mùa thu mới với những mùa thu khác

D. Kể về những sự kiện diễn ra trong mùa thu

Hiển thị đáp án

Đáp án B

Câu 6. Phương thức biểu đạt chính của khổ thơ trên là?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Miêu tả

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 7. Đặc sắc nghệ thuật thể hiện đoạn thơ trên?

A. Lời văn giàu cảm xúc

B. Hình ảnh sinh động

C. Phép nhân hóa giàu sức biểu cảm

D. Gồm 3 ý kiến trên

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Trang trước Trang sau

Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Ngữ văn lớp 7

Trang trước Trang sau

- Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc

+ Còn gọi là trữ tình, bao gồm các thể loại như văn học, thơ trữ tình, bao gồm các thể loại như ca dao trữ tình, tùy bút…

- Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác…)

- Ngoài biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời van, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm

VD: Những câu hát về tình cảm gia đình, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc. Thể hiện tình yêu, sự đùm bọc giữa con người ruột thịt với nhau.

Bài 1: Hãy nêu nội dung biểu cảm trong bài Cuộc chia tay của những con búp bê

Gợi ý làm bài:

Nội dung biểu cảm trong bài Cuộc chia tay của những con búp bê

- Sự đau xót, buồn bã của nhân vật tôi khi cha mẹ ly hôn, hai anh em mỗi người một ngả

- Thể hiện niềm thương cảm của tác giả đối với những đứa trẻ hồn nhiên, trong sáng, vô tội, vì sự rạn nứt người lớn mà phải chịu chia lìa

Bài 2: Hãy viết một đoạn văn biểu cảm về người em biết ơn.

Gợi ý làm bài:

- Nêu ra được lòng biết ơn là đức tính cao quý của con người, điều này trở thành truyền thống ứng xử của dân tộc ta

- Em biết ơn thầy cô giáo, những người đã dạy dỗ truyền kiến thức, kinh nghiệm sống, bồi dưỡng tình cảm cho em

- Biểu hiện thể hiện lòng biết ơn: luôn kính trọng thầy cô, nhớ về thầy cô, tới thăm thầy cô trong những dịp kỉ niệm, dịp lễ Tết

Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 7 phần Tiếng Việt và Tập làm văn chọn lọc, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Trang trước Trang sau

Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

Trắc nghiệm Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học có đáp án - Ngữ văn lớp 7

Trang trước Trang sau

Câu 1. Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới

Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao!

Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió bão, đã nhìn thấy cảnh tàn phá của gió bão trên màn ảnh nhỏ đều dễ dàng nhận thấy, sự tàn phá của thiên nhiên từ xưa tới nay đều giống nhau. Mà đâu phải chỉ giống nhau! Với nhịp độ phá hoại môi trường, nhất là phá rừng diễn ra ngày càng nhanh, càng nhiều như hiện nay, bão lụt gần dây hoành hành càng thất thường, càng dữ dội.

Cảnh nhà dột, chăn ướt, không ngủ được trong bài thơ thật là chân thực. Đọc lên như thấy tình cảnh thê thảm hiện lên trước mắt. Chi tiết “Con nằm xấu nết đạp lót nát” rất thật. Trẻ con ngủ mê thường đạp lung tung, làm rách thêm cái chăn vốn đã cũ nát. Sự vô tâm của trẻ thơ cũng làm hư hỏng thêm cái gia sản vốn đã nghèo nàn của nhà thơ.

Nhưng tâm hồn nhà thơ thật cao thượng và giàu có biết bao. Ông ao ước:

Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan.”

Đỗ Phủ quả là nhà thơ lớn. Ông đã vượt lên tình cảnh bi thảm của riêng mình để nghĩ đến kẻ sĩ trong thiên hạ.

Câu 2. Đọn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Hiển thị đáp án

Đáp án C

Câu 3. Nội dung của đoạn văn trên là:

A. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của tác giả về bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu pháp của Đỗ Phủ

B. Kể lại nội dung bài thơ

C. Tái hiện lại những hình ảnh được miêu tả trong bài thơ

D. Phân tích cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 4. Tác giả dùng cách gì để biểu đạt nội dung

A. Trình bày cảm xúc trực tiếp

B. Liên tưởng, tưởng tượng

C. Suy ngẫm

D. Cả 3 cách trên

Hiển thị đáp án

Đáp án D

Câu 5. Câu văn nào trình bày theo lối liên tưởng?

A. Ai đã trải qua những cảnh gió bão, đã nhìn thấy cảnh tàn phá của gió bão trên màn ảnh nhỏ đều dễ dàng nhận thấy, sự tàn phá của thiên nhiên từ xưa tới nay đều giống nhau.

B. Cảnh nhà dột, chăn ướt, không ngủ được trong bài thơ thật là chân thực.

C. Sự vô tâm của trẻ thơ cũng làm hư hỏng thêm cái gia sản vốn đã nghèo nàn của nhà thơ.

D. Ông đã vượt lên tình cảnh bi thảm của riêng mình để nghĩ đến kẻ sĩ trong thiên hạ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Trang trước Trang sau

Soạn bài Đặc điểm của văn bản biểu cảm

Đặc điểm của văn bản biểu cảm - Ngữ văn lớp 7

Trang trước Trang sau

Mỗi bài văn biểu cảm đều tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu

Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng (một đồ vật, loài cây, hiện tượng nào đó gửi gắm tình cảm, tư tưởng bằng cách biểu lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng

Bài 1: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về dòng sông quê hương

Gợi ý làm bài

Tuổi thơ của tôi gắn liền với dòng sông Đáy trữ tình, hiền hòa. Dòng sông là minh chứng cho những ngày sống xa nhà nhưng nhiều niềm vui trong tuổi thơ của tôi. Nhiều khi nghĩ về,những kí ức ngày xưa gắn liền với dòng sông lại hiện lên rõ ràng, mới mẻ như vừa diễn ra. Tôi nhớ những chiều trời nắng nhẹ, gió mát, mấy đứa bạn trong xóm rủ nhau lên triền đê chơi đuổi bắt, thả diều. Sông mát lành trong những trưa hè oi ả, thu hút bọn trẻ chúng tôi nhảy ùm xuống nước trêu đùa nhau, cùng nhau bơi lội ven bờ. Dòng sông lúc này hiền hòa như một người mẹ đang vỗ về những đứa con của mình. Sông còn là nơi cho người dân quê tôi tôm cua trong bữa ăn hằng ngày, cho nguồn phù sa màu mỡ bồi đắp ven bờ làm nơi cấy cày… Dòng sông là những ngày tôi cùng bà đi chuyến đò ngang từ bên này, sang bên kia sông bán những món đồ nho nhỏ cho người dân bên kia bờ... Dòng sông đã cùng tôi trưởng thành. Sau này, khi gặp một dòng sông nào đó tôi đều nghĩ về dòng sông quê hương năm xưa, êm ả, dịu hiền, quanh năm chân chất, thật thà như người quê tôi vậy.

Bài 2: Từ đoạn văn vừa viết, em hãy chỉ ra:

- Bài văn biểu đạt tình cảm gì, đối với đối tượng nào? Đặt nhan đề cho đoạn văn đó.

- Chỉ ra phương thức biểu đạt của bài văn

Gợi ý làm bài

Đoạn văn trên thể hiện tình yêu và nỗi nhớ đối với dòng sông quê hương

Đặt nhan đề cho đoạn văn: Dòng sông tuổi thơ

Phương thức biểu đạt chủ yếu: biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả

Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 7 phần Tiếng Việt và Tập làm văn chọn lọc, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Trang trước Trang sau