Văn bản hành chính ở trường học

Câu 1: Trang 172 sgk ngữ văn 12 tập 2

Hãy kể tên một số loại văn bản hành chính thường liên quan đến công việc học tập trong nhà trường của anh chi


Một số văn bản hành chính thường gặp trong nhà trường

Đơn xin nhập học

Đơn xin nghỉ học

Quyết định khen thưởng

Quyết định kỷ luật

...


Trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Phong cách ngôn ngữ hành chính

Từ khóa tìm kiếm Google: câu 1 trang 172 sgk ngữ văn 12 tập 2; soạn câu 1 trang 172 sgk ngữ văn 12 tập 2; trả lời câu 1 trang 172 sgk ngữ văn 12 tập 2; Phong cách ngôn ngữ hành chính

VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TRONG TRƯỜNG HỌC

Văn bản hành chính ở trường học

A- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Cung cấp cho học viên khái niệm, những yêu cầu chung của văn bản hành chính; kỹ thuật soạn thảo một số loại văn bản hành chính thông dụng trong nhà trường và công tác lập hồ sơ, quản lý hồ sơ trong nhà trường. B- BỐ CỤC NỘI DUNG 1. Văn bản hành chính 1.1. Khái niệm 1.2. Vai trò 1.3. Chức năng 1.4. Các loại hình văn bản 2. Kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính 2.1. Những yêu cầu chung 2.2. Kỹ thuật xây dựng 6 loại hình văn bản thông dụng 3.3. Lập hồ sơ, lưu trữ hồ sơ C- PHƯƠNG PHÁP DẠY-HỌC: Thuyết trình, đàm thoại. D- NỘI DUNG 1. VĂN BẢN HÀNH CHÍNH 1.1. Khái niệm Ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, giúp con người truyền dạt, lĩnh hội những tri thức, những nội dung tư tưởng, tình cảm, thái độ và quan hệ, với tất cả sự tinh tế, phức tạp trong hoạt động giao tiếp, hoạt động phát-nhận tin bằng ngôn ngữ, dưới dạng chữ viết trong tổ hợp ngôn bản. Văn bản được hiểu là một tổ hợp thông tin có nghĩa, tồn tại dưới dạng chữ viết, dùng làm phương tiện GHI nhận và truyền đạt thông tin trong hoạt động giao tiếp. Văn bản được sản sinh và tồn tại dưới sự chi phối của chủ thể giao tiếp (người phát tin), khách thể giao tiếp (người nhận tin), mục đích giao tiếp, nội dung giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp. Văn bản quản lý hành chính Nhà nước (nói gọn hơn là văn bản hành chính) là các văn bản do các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực thi quyền hành pháp, theo đúng nguyên tắc, thể thức, thủ tục, nhằm điều hành các mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan Nhà nước với nhau, giữa các cơ quan Nhà nước với các tổ chức kinh tế-xã hội và công dân. Văn bản hành chính được cấu thành bởi 3 yếu tố: chủ thể ban hành văn bản, đối tượng tiếp nhận văn bản và nội dung truyền đạt. Chủ thể ban hành văn bản là chủ thể quản lý, là cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền. Nội dung truyền đạt là nội dung thông tin quản lý, là quyết định quản lý dùng trong công tác quản lý hành chính Nhà nước. Đối tượng tiếp nhận văn bản là các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế-xã hội và công dân có quyền tiếp nhận văn bản, có bổn phận thực hiện thông tin quản lý, quyết định quản lý. Các thông tin quản lý (quyết định quản lý) có tính quyền lực đơn phương, có 3 chiều: theo chều từ trên xuống dưới (văn bản chỉ đạo, điều hành của cấp trên đối với cấp dưới), : theo chều từ dưới lên trên (văn bản báo cáo, thỉnh thị của cấp dưới đối với cấp trên), và : theo chều ngang (văn bản trao đổi, phối hợp công tác giữa các cơ quan, tổ chức ngang cấp, bình quyền). 1.2. Vai trò Văn bản hành chính có tính chất công quyền, được ban hành theo quy định của Nhà nước, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó; là cơ sở pháp lý cho hoạt động cụ thể của cơ quan, tổ chức và công dân. Trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, văn bản hành chính có 3 vai trò dưới đây: (1) Bảo đảm thông tin tác động, thông tin phản hồi trong hoạt động quản lý; (2) Là phương tiện để kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy quản lý, lãnh đạo tổ chức; (3) Là cơ sở pháp lý để tăng cường pháp chế trong hoạt động quản lý tổ chức, để các tổ chức và công dân thực hiện nghĩa vụ, quyền hạn theo luật pháp; tạo hành lang pháp lý để các tổ chức chính trị-xã hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 1.3. Chức năng (4 chức năng) 1.3.1. Chức năng thông tin Thông tin là chức năng chủ yếu của văn bản nói chung và của văn bản hành chính nói riêng. Giá trị của văn bản hành chính thuộc về giá trị thông tin mà nó chuyển tải, giúp bộ máy hành chính Nhà nước hoạt động đúng hướng, đúng chức năng và có hiệu quả. Xét về mặt thời gian, thông tin có trong văn bản hành chính, có 3 loại: (1) Thông tin quá khứ liên quan đến những công việc đã được giải quyết, phản ánh các chính sách trong quá khứ, cho thấy cách làm việc của cán bộ, công chức. các mối quan hệ chi phối hoạt động của cơ quan, tổ chức ở thời điểm quá khứ. (2) Thông tin hiện tại phản ánh các chính sách, các cách làm việc của cán bộ, công chức, các mối quan hệ chi phối hoạt động của cơ quan, tổ chức ở thời điểm hiện tạ1. (3) Thông tin tương lai mang tính kế hoạch, dự báo, chiến lược, hoạch định phương hướng hoạt động của tổ chức, cơ quan trong tương lai. 1.3.2. Chức năng pháp lý giúp văn bản hành chính trở thành hành lang pháp lý, thể hiện ở 2 mặt sau: (1) Chứa đựng các quy phạm pháp luật, các quan hệ pháp lý hình thành trong hoạt động của cơ quan, tổ chức; (2) Là cơ sở pháp lý để giải quyết các công việc cụ thể trong hoạt động quản lý, điều hành công việc của người lãnh đạo, quản lý. 1.3.3. Chức năng quản lý Văn bản hành chính có mặt và có vai trò quan trọng trong tất cả các khâu quản lý (các chức năng quản lý, các chu trình quản lý), từ việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch đến kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Nó vừa là đối tượng, phương tiện, vừa là kết quả của hoạt động quản lý. Nó là phương tiện cung cấp thông tin, giúp nhà quản lý có thể nghiên cứu, ban hành các quyết định quản lý; là phương tiện truyền đạt thông tin quản lý, quyết định quản lý; là đầu mối để thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong hệ thống tổ chức-bộ máy quản lý. 1.3.4. Chức năng văn hoá-xã hội Văn bản hành chính là sản phẩm sáng tạo của con người trong quá trình nhận thưứ, lao động và cải tạo thế giớ1. đó là nguồn tư liệu lịch sử quý giá, phản ánh những chế định về nếp sống, nét văn hoá của quốc gia, dân tộc trong từng thời điểm lịch sử cụ thể. Các văn bản hành chính cho thấy nhiều vấn đề về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và cách thức giải quyết các vấn đề đó trong từng phạm vi, từng thời điểm khác nhau. 1.4. Các loại hình văn bản Xét về mặt nội dung, có thể chia văn bản hành chính thành 3 loại chính sau: 1.4.1. Văn bản quy phạm pháp luật (văn bản pháp quy) là loại văn bản do cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền ban hành để thi hành các văn bản pháp luật của cơ quan lập pháp. Văn bản pháp quy có những quy tắc ứng xử chung nhằm thể chế hoá văn bản pháp luật để áp dụng nhiều lần trong thực tiễn cuộc sống. Văn bản pháp quy bao gồm: (1) Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; (2) Quyết định, Chỉ thị, Thông tư, Công văn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ; (3) Quyết định, Chỉ thị của UBND, Chủ tịch UBND các cấp; (4) Quyết định, Chỉ thị, Công văn của thành viên UBND (là các Sở, Phòng, Ban). 1.4.2. Văn bản hành chính là loại văn bản mang tính thông tin điều hành của cơ quan, tổ chức, nhằm thực thi văn bản pháp quy hoặc dùng trong giải quyết các công việc cụ thể; phản ánh tình hình điều hành, giao dịch, trao đổi; GHI chép các công việc của cơ quan hành chính Nhà nước. Xét về mặt hình thức, nhà trường thường sử dụng loại văn bản hành chính: (1) Bỉên bản; (2) Báo cáo; (3) Thông báo; (4) Công văn; (5) Giấy mời; (6) Tờ trình; (7) Quyết định; (8) Hợp đồng; (9) Diễn văn; (10) Đề án. 1.4.3. Văn bản chuyên môn, kỹ thuật là là loại văn bản mang tính đặc thù chuyên môn, nGHIệp vụ của một số nagnhf công nghệ, thuỷ văn, kế hoạch, tư pháp, thống kê, tài chính, ngoại giao v.v... 2. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN HÀNH CHÍNH 2.1. Những yêu cầu chung 2.1.1. Về nội dung văn bản (1) Thể hiện đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và các quy định của cơ quan quản lý cấp trên; giải quyết tốt các mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước, giữa tập thể với cá nhân, giữa các tổ chức, cơ quan với nhau theo quy định của pháp luật; (2) Đúng thẩm quyền, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của tổ chức, cơ quan; (3) Có mục đích phục vụ nhiệm vụ chính trị của tổ chức, cơ quan; (4) Chính xác về mặt pháp lý; thông tin đưa ra trong văn bản phải được chọn lọc, đủ độ chính xác, tin cậy; (5) Có tính đồng bộ, hệ thống và khả th1. 2.1.2. Về ngôn ngữ, diễn đạt Để người tiếp nhận văn bản dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu và hành động đúng theo nội dung văn bản, văn bản hành chính phải bảo đảm các yêu cầu sau về ngôn ngữ và diễn đạt. (1) Về phong cách ngôn ngữ: Là công cụ giao tiếp trong lĩnh vực hành chính, văn bản hành chính mang phong cách ngôn ngữ hành chính, có những quy định chặt chẽ của pháp luật. (2) Về ngôn ngữ: Ngôn ngữ phải chính xác, rõ ràng, phổ thông, đại chúng, khách quan, phi cá thể, trang trọng, lịch sự và khuôn mẫu. Cách dùng từ phải rõ nghĩa, không dùng từ cổ, tiếng lóng, tiếng địa phương, từ đa nghĩa hoặc từ nước ngoà1. Nếu dùng từ nước ngoài phải có giải thích nghĩa bằng tiếng Việt; không được viết sai chính tả. (3) Về diễn đạt: Loài văn phải cô đọng, trang trọng, thể hiện sự tôn trọng đối tượng tiếp nhận văn bản, làm tăng uy tín của cơ quan ban hành văn bản; tránh lối diễn đạt cầu kỳ hoặc viện dẫn bác học để người tiếp nhận văn bản có thể dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu. Cách trình bày, sắp xếp bố cục phải theo đúng khuôn khổ, bố cụ quy định của Nhà nước (sẽ nói tại dưới đây). 2.1.3. Quy định vê viết hoa - Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.), chấm hỏi (?),chấm than (!), chấm lửng (…), sau hai chấm (:), sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”) và khi xuống dòng. - Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề sau dấu chấm phẩy (;) và dấu phẩu (,) khi xuống dòng. - Viết hoa tên người Việt Nam: + Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ tên ngườ1. Ví dụ: - Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Giàng A Pao, Kơ Pa Kơ Lơng… + Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết. Ví dụ: Vua Hùng, Bác Hồ, Cụ Hồ…. - Viết hoa tên người nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt + Trường hợp phiên âm qua âm Hán – Việt: Viết theo quy tắc viết tên người Việt Nam. Ví dụ: Kim Nhật Thành, Mao Trạch Đông, Thành Cát Tư Hãn… + Trường hợp phiên âm không qua âm Hán – Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành tố. Ví dụ: Vla-đI-mia I-lích Lê-nin, PhI-đen Cat-xtơ-rô… 2.1.4. Về thể thức, bố cục Đây là yếu tố bắt buộc phải có trong văn bản hành chính, được trình bày một cách khoa học theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV, ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. a/ Thể thức * Lề văn bản: Top (Trên) và Bootom (Dưới): 2,0-2,5 cm, Left (Trái): 3,0-3,5 cm, Right (Phải): 1,5-2,0 cm. * Font chữ-Cỡ chữ: Phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode Times New Roman, cỡ (Size): 13/14. * Khoảng cách dòng: Dòng đơn (Line spacing: Single). * Khoảng cách từ lề trái tới chữ cái đầu của dòng đầu tiên trong các đoạn văn bản là i Tab (nhấn phím Tab trước khi GHI chữ cái đầu tiên). * Khoảng cách dòng: Dòng đơn (Line spacing: Single). * Khoảng cách từ lề trái tới chữ cái đầu của dòng đầu tiên trong các đoạn văn bản là i Tab (nhấn phím Tab trước khi GHI chữ cái đầu tiên). b/ Bố cục văn bản (Xem mẫu tại trang sau - Khi đọc văn bản phải đọc theo thứ tự số i, 2,...). THỂ THỨC, BỐ CỤC VĂN BẢN HÀNH CHÍNH 2. TÁC GiẢ VĂN BẢN HiỆU (i/2 ngang trang giấy) I- QUỐC HiỆU (i/2 trang giấy theo chiều ngang) 1. Tên cơ quan cấp trên (in hoa, 12-13, đứng, không đậm); 1. CỘNG HOÀ... (12-13, đứng, đậm) 2- Tên đơn vị ban hành văn bản (in hoa, 12-13, đứng, đậm) 2. Độc lập -... (13-14 đứng, đậm) 3. SỐ /KÝ HiỆU VĂN BẢN: Số:.../Viết tắt loại văn bản-Viết tắt tên cơ quan ban hành văn bản (in thường, 13). TD: 0i/QĐ-THCSYT 4- ĐỊA DANH, THỜi GiAN BAN HÀNH VĂN BẢN (Địa danh của cơ quan cấp huyện: Tên của huyện/Tx, Tp thuộc tỉnh, đặt canh giữa dưới Quốc hiệu- Cỡ 13-14, in nghiêng) 5b- TRÍCH YÊU NỘi DUNG VĂN BẢN (Với Công văn) . (Trích yếu GHI sau "V/v..." - in thường, đứng, không đậm cỡ 12-13, đặt canh giữa dưới số và ký hiệu văn bản) 5a- TÊN LOẠi VĂN BẢN, TRÍCH YẾU NỘi DUNG VĂN BẢN Dòng i: Tên loại văn bản in hoa-Cỡ 14-đứng, đậm) - Dòng 2: Trích yếu nội dung văn bản (in thường-14-đứng, đậm; có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ i/3 đến i/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ). Phần này dùng cho tất cả các loại văn bản, trừ Công văn. Với Công văn, đây là mục GHI: "Kính gửi:..." (13-14, đứng, không đậm) 6- NỘi DUNG VĂN BẢN - Đối với văn bản có phần căn cứ pháp lý để ban hành thì sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu “;” - Nội dung văn bản được bố cục theo Phần, Chương, Mục, Điều, Khoản, Điểm thì trình bày như sau: + Phần, Chương: Từ “Phần”, “Chương” và số thứ tự của Phần, Chương được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, in thường, cỡ 13-14, đứng, đậm. Số thứ tự của Phần, Chương: Chữ số La Mã. Tiêu đề của Phần, Chương được trình bày ngay dưới, canh giữa, in hoa, cỡ 13 -14, đứng, đậm; + Mục: Từ “Mục” và số thứ tự của mục được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ 13-14, đứng, đậm. Số thứ tự của Mục: Chữ số thường. Tiêu đề của Mục được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12-13, đứng, đậm; + Điều: Từ “Điều”, số thứ tự và tiêu đề của Điều được trình bày bằng chữ in thường, cách lề trái i Tab, số thứ tự của Điều: Chữ số thường, sau số thứ tự có dấu "."; cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu đứng, đậm; + Khoản: Số thứ tự các Khoản trong mỗi Mục: Chữ số thường, sau số thứ tự có dấu ".", cỡ chữ số bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng (Nếu Khoản có Tiêu đề, số thứ tự và Tiêu đề của Khoản được trình bày trên một dòng riêng, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng; + Điểm: Thứ tự các Điểm trong mỗi Khoản dùng các chữ cái tiếng Việt theo thứ tự abc, sau có dấu đóng "()", chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu đứng. Trường hợp nội dung văn bản được phân chia thành các phần, mục, khoản, điểm thì trình bày như sau: 9b- NƠi NHẬN VĂN BẢN 1. GHI "Nơi nhận:" (in thường, cỡ 12, nghiêng, đậm) 2. Liệt kê tên tổ chức, cá nhân nhận văn bản, in thường, cỡ ii, sau dấu "-", kết thúc bằng ";". Dòng cuối cùng: “- Lưu VT (Lưu VT), viết tắt tên cơ quan soạn văn bản, số bản lưu (khi cần), cuối cùng là dấu ".". 7a- QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ, HỌ TÊN, CHỮ KÝ CỦA NGƯỜi CÓ THẨM QUỀN BAN HÀNH VĂN BẢN [Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan thì phải GHI chữ viết tắt “KT.” (ký thay) hay “TL.” (thừa lệnh), “TUQ.” (thừa ủy quyền) trước chức vụ của người đứng đầu]. 8- DẤU (Trùm lên khoảng i/3 chữ ký về phía bên trái) 7c- CHỮ KÝ 7b- HỌ VÀ TÊN gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên của người ký văn bản 2.2. Kỹ thuật xây dựng 6 loại hình văn bản thông dụng 2.2.1. Giấy mời (Một kiểu dạng Công văn) * Bố cục nội dung 1. Tên loại văn bản (có thể có trích yếu nội dung văn bản) 2. Địa chỉ người nhận văn bản 3. Tác giả mời, nội dung sự kiện cần mời 4. Lý do mời (Căn cứ vào quy định về việc tổ chức sự kiện) 5. Thời gian tổ chức sự kiện 6. Địa điểm tổ chức sự kiện 7. Đề xuất nguyện vọng của tác giả mời 8. Cảm ơn (thể hiện tính lịch sự xã giao) * Mẫu văn bản PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO... CỘNG HOÀ... TRƯỜNG ... Độc lập... Số: ......./GM-THNT Tên trường viết tắt: Tiểu học Nguyễn Trãi ......, ngày. .... tháng .... năm ... GIẤY MỜI Kính gửi: (Họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác hoặc tên cơ quan, tổ chức nhận văn bản) Căn cứ vào kế hoạch năm học .... của nhà trường, được sự nhất trí của Phòng Giáo dục và Đào tạo ..., Trường ... tổ chức Lễ tổng kết năm học ... - ... Thời gian: ......... Địa điểm: .......... Sự có mặt của .... chắc chắn sẽ mang lại cho buổi lễ những thành công tốt đẹp. Trường ... trân trọng kính mời ...... tới dự. Xin trân trọng cảm ơn! HIỆU TRƯỞNG (Ký, GHI rõ họ, tên và đóng dấu) 2.2.2. Công văn * Bố cục nội dung 1. Tác giả ban hành văn bản, trích yếu nội dung văn bản 2. Địa chỉ người nhận văn bản 3. Lý do của việc đặt ra vấn đề cần được quan tâm giải quyết, bao gồm: - Căn cứ vào quy định của hệ thống văn bản pháp luật về nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết nội dung trình bày trong Công văn; - Thực tiễn liên quan đến cơ quan đệ trình Công văn. 4. Nội dung vấn đề cần quan tâm giải quyết 5. Kết luận và kiến nghị - Nhấn mạnh những nội dung chủ yếu cần thực hiện, trách nhiệm cần giải quyết; - Đề xuất nguyện vọng đến tổ chức, cơ quan liên quan để chỉ đạo hay phối hợp thực hiện việc giải quyết những vấn đề được GHI trong Công văn. 6. Cảm ơn (xã giao) * Mẫu văn bản PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO... CỘNG HOÀ... TRƯỜNG ... Độc lập... Số: ......./CV-THLL (V/v đề nghị sửa xây dựng mới phòng học) ......, ngày .... tháng .... năm .... Tên trường viết tắt: Tiểu học Lê Lợi Kính gửi: - Uỷ ban nhân dân Thành phố Yên Bái; - Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Yên Bá1. - Căn cứ Thông tư liên tịch số: 35/2008/TTLTGDĐT-BNV, ngày 14-07-2008 của liên Bộ Bộ GD&ĐT-Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở GD&ĐT thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng GD&ĐT thuộc UBND cấp huyện và Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 quy định về trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục; - Căn cứ Phụ lục I (Thời gian sử dụng và tỉ lệ tính hao mòn các loại tài sản cố định) ban hành kèm theo Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC, ngày 29/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về chế độ quản lý và tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nGHIệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách Nhà nước; - Xuất phát từ tình hình thực tiễn của nhà trường; Trường Tiểu học Lê Lợi kính đề nghị Uỷ ban nhân dân Huyện..., Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện... việc sau: Trường Tiểu học Lê Lợi có 10 phòng học là nhà cấp 4, được đưa vào sử dụng kể từ ngày 0i tháng 7 năm 1995 theo Quyết định số...., ngày... của... Tính đến ngày 01 tháng 7 năm 2010, sau 15 năm, 10 phòng học trên đã hết hạn sử dụng với tỉ lệ hao mòn là 90% (6,5%/năm x 15 năm). Hiện nay, công trình đã hư hỏng năng: móng lún, tường rạn..., làm mất an toàn cho hoạt động dạy-học, Giáo dục của trường. Thêm nữa, năm học này, nhà trường tuyển mới 40 học sinh vào học lớp Một. Vì vậy, số phòng học này, nếu không được sửa chữa hoặc xây mới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức khai giảng năm học, ảnh hưởng tới mọi hoạt động giảng dạy, Giáo dục của nhà trường, không bảo đảm an toàn cho trẻ em và giáo viên trong hoạt động chăm sóc, Giáo dục trẻ. Được biết Uỷ ban nhân dân Phường... đã nhiều lần có kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên những vấn đề cấp bách trên đây vẫn chưa được giải quyết. Nhà trường trân trọng đề nghị Uỷ ban nhân dân Thành phố Yên Bái, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Yên Bái quan tâm, giúp đỡ để việc sửa chữa hoặc xây dựng thêm phòng học mới sớm được thực hiện. Kính mong Uỷ ban Uỷ ban nhân dân và Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Yên Bái sớm xem xét, giải quyết. Xin trân trọng cảm ơn! Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - Như trên (báo cáo); (Ký, GHI rõ họ, tên và đóng dấu) - UBND xã (biết); - Lưu VP. 2.2.3. Bỉên bản (GHI chép đủ, chi tiết, chính xác, khách quan, trung thực toàn bộ sự việc, sự vụ trong thực tế diễn ra theo trình tự thời gian) * Bố cục nội dung 1. Tên loại văn bản, trích yếu nội dung văn bản 2. Thời gian, địa điểm thực hành kiểm tra, xác minh sự kiện, sự vụ 3. Thành phần tham dự kiểm tra, xác minh sự kiện, sự vụ (trong đó có họ và tên người chủ trì và thư ký) 4. Nội dung sự kiện, sự vụ - Mô tả sự vụ, sự kiện; - Kiểm tra, phân tích sự vụ, sự kiện; - Kết luận về sự vụ, sự kiện. 5. Thời gian kết thúc việc kiểm tra, xác minh và kết luận về sự vụ, sự kiện 6. Số lượng văn bản và địa chỉ gửi văn bản * Mẫu văn bản PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO... CỘNG HOÀ... TRƯỜNG ... Độc lập... Số: ......./BB-THNT ......, ngày... tháng... năm... Tên trường viết tắt: Tiểu học Nguyễn Trãi BIÊN BẢN (V/v mất cắp tài sản cá nhân của học sinh) Hồi ... giờ, ngày... tháng... năm, tại ..., chúng tôi gồm: - ......................................................... ; - ......................................................... . cùng tiến hành kiểm tra và xác minh sự việc mất cắp tài sản cá nhân của học sinh Lớp... - Chủ trì: ............................................. - Thứ ký: ............................................. NỘI DUNG SỰ VỤ 1. Mô tả sự vụ (có thông tin từ những người chứng kiến) ... 2. Kiểm tra, phân tích sự thật của sự vụ, sự kiện 3. Kết luận về sự vụ, sự kiện Phiên làm việc kết thúc hồi... giờ... cùng ngày. Chúng tôi cùng kiểm tra, xác minh sự vụ trên đây. Biên bản được thông qua, mọi người nhất trí và cùng ký vào biên bản này. Biên bản được lập thành 03 bản, 01 gửi Hiệu trưởng, 01 gửi giáo viên chủ nhiệm Lớp..., 01 lưu tại văn phòng. NGƯỜI CHỦ TRÌ NGƯỜI GHI BIÊN BẢN (Ký, GHI rõ học và tên) (Ký, GHI rõ học và tên) NHỮNG NGƯỜI CHỨNG KIẾN (Ký, GHI rõ học và tên) 2.2.4. Báo cáo * Bố cục nội dung 1. Tên loại văn bản (trích yếu nội dung văn bản) 2. Đặt vấn đề 3. Đặc điểm tình hình chung - Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị lập báo cáo (quy định theo pháp luật); - Khái quát về tình hình tổ chức (Những vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện công việc được GHI trong báo cáo); - Thuận lợi, khó khăn (bối cảnh khách quan, chủ quan, thuận lợi, khó khăn tác động đến việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức). 4. Những công việc đã làm được, chưa làm được-Nguyên nhân của những thành công và yếu kém (Tóm tắc những công việc đã làm, chỉ rõ nguyên nhân của thành công và hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ). 5. Đánh giá chung-Bài học kinh nghiệm (Tóm tắt các bài học được rút ra từ thực tế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ). 6. Kiến nghị (Nêu những kiến nghị với tổ chức cấp trên để hỗ trợ tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong thời gian kế tiếp). * Mẫu văn bản PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO... CỘNG HOÀ... TRƯỜNG ... Độc lập... Số: ......./ BC-THLVT ......, ngày... tháng ... năm ... Tên trường viết tắt: Tiểu học Lê Văn Tám BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC ... Trong năm học qua, mọi hoạt động của Trường Tiểu học Lê Văn Tám được diễn ra trong điều kiện có nhiều thuận lợi, lại có lắm khó khăn. Song tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường đã có nhiều cố gắng thực hiện nhiệm vụ chung, đã thu được những thành tích đáng kẻ, những cũng còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập cần phải rút ra bài học kinh nghiệm. I- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG 1. Tổ chức- bộ máy nhà trường 2. Những thuận lợi chính 3. Những khó khăn chính II- NHỮNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM ĐƯỢC 1. Công tác chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống 2. Công tác chuyên môn, nGHIệp vụ 3. Công tác xây dựng môi trường Sư phạm 4. Công tác dân chủ hoá trường học, xây dựng khối đoàn kết thống nhất và thực hiện chính sách xã hội trong trường 5. Bảo đảm an ninh, trật tự trong trường 6. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể 7. Công tác quản lý tài sản, tài chính 8. Nguyên nhân của những thành công III- NHỮNG CÔNG VIỆC CHƯA LÀM ĐƯỢC 1. Công tác chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống 2., 3., 4., 5., 6., 7., 8. (tiêu đề như những việc đã làm được) IV- ĐÁNH GIÁ - BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Đánh giá chung 2. Bài học kinh nghiệm V- KIẾN NGHỊ Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - Phòng GD&ĐT (báo cáo); (Ký, GHI rõ họ tên và đóng dấu) - Chi bộ Đảng (báo cáo); - Lưu VP. 2.2.5. Tờ trình (Nội dung giống Công văn nhưng tính chất quan trọng hơn, cần nhiều kinh phí để thực hiện) * Bố cục nội dung 1. Tên loại văn bản 2. Địa chỉ người nhận văn bản 3. Một số vấn đề chung - Cơ sở pháp lý (căn cứ tại các văn bản pháp quy quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức lập Tờ trình liên quan đến nội dung cần đệ trình), cơ sở thực tiễn, sự cần thiết phải thực hiện vấn đề nêu trong Tờ trình. - Tình hình thực tế (khó khăn, thuận lợi, điểm mạnh-yếu của cơ quan (thực trạng khách quan, chủ quan liên quan đến việc cần trình) để thấy được tính cần kíp, cấp bách của công việc cần trình. 4. Nội dung đề xuất: Nêu tiến độ thực hiện, dự kiến các điều kiện phục vụ việc cần trình. Nội dung phần này chính là kế hoạch thực hiện vấn đề nêu ra tại Tờ trình, đại thể như sau: CÔNG VIỆC Thời gian bắt đầu-kết thúc Địa điểm thực hiện Người phụ trách Kết quả cần đạt Chi phí Cần Hiện có Xin thêm Quỹ vốn cơ quan Nguồn khác 1. Công việc 1 ........ .. ...... ...... ...... ...... ...... ...... 2. Công việc 2 ........ .. ...... ...... ...... ...... ...... ...... .................. ........ .. ...... ...... ...... ...... ...... ...... Cộng: ...... ...... ...... ...... 5. Kết luận, kiến nghị: Nhắc lại công việc chính cần làm, ngân sách cần xin thêm đẻ thực hiện nội dung công việc được nêu trong Tờ trình. 6. Cảm ơn (xã giao) * Mẫu văn bản PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO... CỘNG HOÀ... TRƯỜNG ... Độc lập... Số: ......./ TT-THNP ......, ngày... tháng ... năm ... Tên trường viết tắt: Tiểu học Nguyễn Phúc TỜ TRÌNH (V/v đề nghị xây dựng mới phòng học) Kính gửi: - Uỷ ban nhân dân Thành phố Yên Bái; - Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Yên Bá1. - Căn cứ Thông tư liên tịch số: 35/2008/TTLTGDĐT-BNV, ngày 14-07-2008 của liên Bộ Bộ GD&ĐT-Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở GD&ĐT thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng GD&ĐT thuộc UBND cấp huyện và Nghị định số: 166/2004/NĐ-CP, ngày 16-9-2004 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về Giáo dục; - Căn cứ Phụ lục i (Thời gian sử dụng và tỉ lệ tính hao mòn các loại tài sản cố định) ban hành kèm theo Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC, ngày 29/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về chế độ quản lý và tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nGHIệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách Nhà nước; - Xuất phát từ tình hình thực tiễn của nhà trường; Trường Tiểu học Nguyễn Phúc kính đề nghị Uỷ ban nhân dân Phường..., Phòng Giáo dục và Đào tạo... việc sau: Trường Tiểu học Nguyễn Phúc .................. (Giống như Công văn ở trên). Nhà trường trân trọng đề nghị Uỷ ban nhân dân Thành phố Yên Bái, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Yên Bái quan tâm, giúp đỡ để việc sửa chữa hoặc xây dựng thêm phòng học mới sớm được thực hiện. Kính mong Uỷ ban Uỷ ban nhân dân và Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Yên Bái sớm xem xét, giải quyết. Xin trân trọng cảm ơn! Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - Như trên (báo cáo); (Ký, GHI rõ họ, tên và đóng dấu) - UBND xã (biết); - Lưu VP. 2.2.6. Nghị quyết * Bố cục nội dung 1. Tên loại văn bản 2. Đặt vấn đề 3. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học cũ (Kết quả thực hiện - Những ưu điểm, nhược điểm). 4. Các vấn đề Hội nghị đã thảo luận và biểu quyết thông qua 5. Cán bộ, công chức tham gia quản lý nhà trường 6. Mốc thời gian và các nhiệm vụ cụ thể (Trình tự nội dung hoạt động theo thời gian, người phụ trách và lực lượng phối hợp thực hiện). * Mẫu văn bản PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO... CỘNG HOÀ... TRƯỜNG ... Độc lập... Số: ......./ NQ-THNT Tên trường viết tắt: Tiểu học Nguyễn Trãi ......, ngày... tháng ... năm ... NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NĂM HỌC 2010-201i Thực hiện Thông tư Liên tịch số 09/TTLT-TCCP-TLĐLĐ của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn về tổ chức và nội dung Hội nghị cán bộ, công chức trong cơ quan và hướng dẫn số ..., ngày ... tháng ... năm ... của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện... và Công đoàn ngành Giáo dục huyện... về việc tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức năm học 2010-201i; Hôm nay, ngày... tháng... năm 2010, Trường Tiểu học Nguyễn Trãi tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức với sự tham dự của … đại biểu. Sau khi thảo luận các báo cáo của Thủ trưởng đơn vị, của Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường và lắng nghe các ý kiến đóng góp của các đại biểu, Hội nghị đã thống nhất: I- ĐÁNH GiÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NĂM HỌC 2009-2010 Ưu điểm, khuyết điểm và kết quả việc thực hiện nhiệm vụ II- CÁC VẤN ĐỀ HỘI NGHỊ ĐÃ THẢO LUẬN VÀ BiỂU QUYẾT THÔNG QUA 1. Những chỉ tiêu, nhiệm vụ các mặt hoạt động trong năm học 2010-201i 2. Về thoả ước lao động tập thể đối với đơn vị (xây dựng, bổ sung hoặc sửa đổ1...) 3. Xây dựng hoặc bổ sung, sửa đổi quy chế sử dụng quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng… 4. Kế hoạch hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. 5. Các biện pháp tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua... III- CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THAM GiA QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG 1. Các biện pháp thực hiện nhằm cải tiến lề lối làm việc; thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, phiền hà sách nhiễu nhân dân; thực hiện chính sách liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức; các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc; đánh giá kết quả triển khai thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; dự thảo mới hoặc bổ sung sửa đổi nội quy, quy chế trường học... 2. Vấn đề kế hoạch tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, đề bạt cán bộ, công chức; nâng cao chất lượng giảng dạy cho cán bộ, giáo viên... 3. Việc tổ chức đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chức... IV- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Các đơn vị có kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện chương trình công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao; tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị, BCH Công đoàn trong quá trình thực hiện Nghị quyết. 2.Thủ trưởng đơn vị tiếp nhận và thực hiện các vấn đề cán bộ, công chức tham gia quản lý nhà trường 3. Công đoàn tổ chức động viên cán bộ, công chức thực hiện 4. Hoạt động của bộ phận thường trực Hội nghị cán bộ, công chức 5. Các hoạt động giám sát, kiểm tra thực hiện Nghị quyết 6. Yêu cầu toàn thể cán bộ, công chức trong đơn vị thực hiện Nghị quyết 7. Mốc thời gian và những công việc cụ thể Thời gian NỘI DUNG CÔNG VIỆC Người phụ trách Lực lượng phối hợp Nghị quyết này đã được Hội nghị cán bộ, công chức thông qua hồi ... giờ... cùng ngày. TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH HỘI NGHỊ... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ (Ký, GHI rõ họ, tên, đóng dấu) (Ký, GHI rõ họ, tên, đóng dấu) Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT (báo cáo); - CĐ ngành GD&ĐT (báo cáo); - Lưu VP. 3. QUẢN LÝ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TRONG NHÀ TRƯỜNG 3.1. Sử dụng văn phòng trong quản lý văn bản Văn phòng nhà trường phải bảo dảm thuận tiện cho việc giao dịch, nhậ, chuyển, đóng dấu, lưu trữ văn bản. Nhà trường cần trang bị cho văn phòng các trang, thiết bị cần thiết như máy tính, máy photocopy, tủ hồ sơ, bàn, ghế... tiện cho việc in ấn, bảo quản, lưu trữ văn bản, hồ sơ một cách khoa học, an toàn. 3.2. Tổ chức quản lý văn bản 3.2.1. Quản lý văn bản đến Khi nhận văn bản đến, nhân viên văn thư phải phân loại văn bản theo các cột, mục sau: Ngày, tháng, năm nhận văn bản Số, ký hiệu văn bản Trích yếu nội dung văn bản Số lượng văn bản Họ, tên người nhận văn bản Chữ ký của người nhận văn bản GHI CHÚ ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... 3.2.2. Quản lý văn bản đi Trước khi gửi văn bản chung của đơn vị đi, nhân viên văn thư cần kiểm tra thủ tục, thể thức, bố cục văn bản (Khi cần thiết, phải nhắc nhở cán bộ, giáo viên, nhân viên làm đúng trước khi gửi đi). Trước khi gửi văn bản đi, nhân viên văn thư phải phân loại văn bản theo các cột, mục sau: Ngày, tháng, năm chuyển văn bản đi Trích yếu nội dung văn bản Số lượng văn bản Họ, tên người nhận văn bản Chữ ký của người nhận văn bản GHI CHÚ ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... 3.3. Lập hồ sơ, lưu trữ hồ sơ Nhân viên văn thư cần phân loại hồ sơ để tiện cho việc lưu trữ, quản lý văn bản hành chính có tại đơn vị. Có thể phân chia thành 5 loại văn bản sau: 3.3.1. Hồ sơ tổ chức-cán bộ, gồm: (1) Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về chuẩn nghề nGHIệp giáo viên Tiểu học; ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; (2) Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT, ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông; (3) Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 16 tháng 4 năm2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đạo đức nhà giáo; (4) Thông tư số 04/2007/TT-BNV, ngày 21 tháng 06 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nGHIệp của Nhà nước; (5) Nghị định số 21/2010/NĐ-CP, ngày 08/03/2010 của Chính phủ quy định về quản lý biên chế công chức; (6) Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, ngày 09/09/2008 của liên Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở Giáo dục công lập; (8) Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế,... (nếu có); (9) Sơ yếu lý lịch của giáo viên (do Tổ trưởng chuyên môn làm); (10) Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên. 3.3.2. Hồ sơ hoạt động chuyên môn, bao gồm: (1) Luật Giáo dục; (2) Điều lệ trường học; (3) Quy chế đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh; (4) Các văn bản chỉ đạo về công tác chuyên môn của nhà trường; (5) Phân công giảng dạy đối với giáo viên (xếp theo từng năm); (6) Kế hoạch hoạt động của Tổ/Khối chuyên môn (xếp theo từng năm); (7) Hồ sơ hội giảng của Tổ/Khối chuyên môn; (8) Kế hoạch giảng dạy của giáo viên (xếp theo từng năm); (9) Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên trong đơn vị (xếp theo từng năm). 3.3.3. Hồ sơ nghiên cứu khoa học, chuyên đề, bao gồm: (1) Kế hoạch hoạt động NCKH, tổ chức hoạt động chuyên đề (theo từng năm học); (2) Đăng ký NCKH, chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm giáo dục của giáo viên (Tổ/Khối trưởngchuyên môn tập hợp trước khi nộp bản đăng ký cho nhà trường-xếp theo từng năm); (3) Đề tài NCKH, chuyên đề (yêu cầu giáo viên photocopy để nộp); 3.3.4. Hồ sơ học sinh (trẻ em), bao gồm: (1) Sổ theo dõi công tác tuyển sinh hằng năm; (2) Hồ sơ học sinh (trẻ em) theo lớp (nhóm lớp); (3) Sổ theo dõi nhập học, chuyển trường, thôi học theo từng năm; (4) Sổ tổng hợp chất lượng giáo dục theo lớp, trong từng năm; (5) Sổ GHI đầu bài; (6) Sổ điểm của từng lớp. 3.3.5. Hồ sơ hoạt động hành chính (1) Sổ biên bản (Nghị quyết); (2) Sổ lưu niệm, Sổ truyền thống; (3) Nhiệm vụ năm học; (4) Báo cáo sơ kết, tổng kết năm học; (5) Hồ sơ thi đua; (6) Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản; (7) Sổ quản lý tài sản; (8) Sổ quản lý tài chính; (9) Hồ sơ quản lý thiết bị dạy học và thực hành thí nghiệm; (10) Hồ sơ quản lý thư viện. E- CÂU HỎI 1. Anh (chị) hãy nêu khái niệm về văn bản hành chính, phân tích chức năng của văn bản hành chính. 2. Hãy vẽ sơ đồ bố cục, thể thức văn bản hành chính. 3. Anh (chị) hãy soạn một văn bản hành chính theo chủ đề và loại hình tự chọn. F- TÀI LIỆUTHAM KHẢO 1. Thông tư số 01/2011/TT-BNV, ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính; 2. Nghị định số 110/2004/NĐ-CP, ngày 08/04/2004 của Chính phủ về công tác văn thư; 2. Luật hành chính văn bản quy phạm pháp luật-CTQG, HN 1996.


Page 2