Uống thuốc bướu cổ khi cho con bú

Tôi bị bướu cổ Basedow, đã điều trị được hơn 2 năm, tình trạng bệnh đã ổn định. Vậy xin hỏi bác sĩ, liệu tôi đã có thai được chưa và nếu có thì em bé có bị di truyền bệnh này hay không; sau sinh nếu cho con bú thì em bé có bị lây bệnh hay không? Xin cám ơn

Trả lời:

Chào bạn! Nếu bướu Basedow đã ổn định, có nghĩa là không còn cường giáp nữa thì bạn có thể mang thai. Tuy nhiên, cần xác định rõ 2 vấn đề. Thứ nhất, có cần dùng thuốc tiếp tục trong lúc mang thai không - điều này nên hỏi cụ thể bác sĩ đã điều trị bướu cổ cho bạn, để khi cần dùng thuốc, bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc nào ít nguy hiểm nhất cho thai nhi.
Thứ hai, khi phải dùng thuốc trong lúc mang thai, sẽ có khả năng em bé bị ảnh hưởng, thường hay gặp bé có tình trạng nhược giáp. Việc khám cho bé sớm ngay sau sinh sẽ có cách điều trị thích hợp. Trong trường hợp bé bị nhược giáp, có khả năng phải dùng thuốc suốt đời mới đảm bảo cho sự phát triển cũng như cuộc sống sau này. Thường Basedow không di truyền.
Người mẹ sau sinh, nếu còn dùng thuốc, thuốc sẽ qua sữa mẹ và làm em bé bị ảnh hưởng trên tuyến giáp (cường giáp hay nhược giáp), giống như lúc đang mang thai. Điều nguy hiểm nhất là việc tự ý ngưng thuốc điều trị Basedow, để mang thai, có thể gặp cơn bão giáp (cường giáp kịch phát) gây tử vong.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Chuyên viên nội tiết.

Chào bác sĩ.Em năm nay 28 tuoi,con em được 8 tháng 25 ngày.Gần đây,e có dấu hiệu thở mệt,ăn không ngon,hay nhứt đầu,tối ngủ rất trễ.Em đã đi siêu âm,và làm xét ngiệm được chuẩn đoán bướu cổ lành tính,bị phình giáp.Em muốn hỏi có cần mổ không?Em không uống thuốc vì sợ ảnh hưởng sữa.Va bé bú mẹ có bị hảnh hưởng gì tự bệnh phình giáp của em không? Em cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn, 

Bạn có dấu hiệu thở mệt, ăn không ngon, thường xuyên đau đầu, đã đi kiểm tra và được chẩn đoán là bướu cổ lành tính hay phình giáp. Không biết chỉ số hormon tuyến giáp, T3, T4 và homron kích thích tố tuyến giáp TSH của bạn như thế nào? Sau khi đi khám thì bạn có sử dụng thuốc điều trị nào không? Thuốc bạn được chỉ định dùng là gì? Nếu bướu giáp của bạn chỉ là phình giáp không kèm theo sự thay đổi về chức năng tuyến, tức là nồng độ các hormon tuyến trong máu vẫn ở mức bình thường thì bạn có thể yên tâm, Bạn vẫn có thể cho con bú bình thường mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của em bé. Ở đây bạn không chia sẻ cụ thể nên rất khó để tư vấn. Tuy nhiên việc điều trị bệnh tuyến giáp cũng không nên chậm trễ. Nếu bệnh của bạn cần thiết phải uống thuốc thì bạn nên cai sa]r cho trẻ, vì hiện giờ em bé đã được gần 9 tháng. Việc không điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Các rối loạn tuyến giáp không được khăc sphucj kịp thời có thể tiến triển nhanh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên các hệ cơ quan. Bạn hiện giờ đã xuất hiện triệu chứng khó thở, cho thấy bướu kích thước lớn và đã xuất hiện chèn ép các bộ phận xung quanh. Bạn nên xin tư vấn cụ thể từ bác sĩ điều trị trực tiếp để có những hướng dẫn thích hợp nhất cho hai mẹ con. 

Chúc bạn sức khỏe!

Đáp:  Bướu cổ hay bướu giáp là bệnh mà tình trạng bệnh lý nổi bật là có sự phì đại lan tỏa hoặc một phần của nhu mô tuyến giáp. Bệnh thường tiến triển chậm và kéo dài nhiều năm. Có những trường hợp bệnh nhân không điều trị và bướu tồn tại hàng chục năm cho đến già mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nào. Tuy nhiên đại đa số các trường hợp bướu tăng dần và gây rất nhiều biến chứng như khó thở, chèn ép khó nuốt, nói khàn, rối loạn nhịp tim, thay đổi huyết áp.

Bướu có các dạng:- Bướu giáp đơn thuần. - Bướu giáp thể nhân.  - Bướu hỗn hợp.

- Bướu độc (Basedow, bướu ác tính hóa…).

Tùy theo từng thể loại bướu mà có các phương điều trị khác nhau, có thể điều trị nội khoa, ngoại khoa (phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp hay chỉ mổ lấy nhân…). 

Các thuốc diều trị nội khoa bệnh lý tuyến giáp nói chung có chống chỉ định khi đang cho con bú.

Điều trị ngoại khoa phẫu thuật  (nếu có) chỉ định thì sau khi ổn định và không phải dùng thêm thuốc chế phẩm của tuyến giáp mới có thể cho con bú trở lại đuợc.

Thời gian điều trị phụ thuộc vào từng loại bướu và phương pháp điều trị.  Bạn nên đi khám và xét nghiệm xem bướu thuộc loại nào, từ đó bác sĩ  có sẽ hướng dẫn cụ thể.

BS Bạch Long

Bệnh Basedow là một dạng cường giáp phổ biến nhất hiện nay. Tình trạng này có thể dễ tái phát hoặc có những tiến triển nghiêm trọng hơn đối với phụ nữ sau sinh và đang trong giai đoạn cho con bú. Những trường hợp bệnh nhân cần điều trị Basedow khi cho con bú, cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát được bệnh và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

1. Cường giáp và những nguy cơ với phụ nữ mang thai

1.1. Thế nào là tình trạng cường giáp

Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, có hình cánh bướm. Đây là tuyến nội tiết đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể. Tuyến giáp đóng vai trò trong việc điều tiết quá trình đồng hóa và dị hóa của cơ thể, sử dụng năng lượng và đảm bảo các cơ quan như não, tim,… được hoạt động nhịp nhàng, ổn định.

Bệnh cường giáp trong thai kỳ có thể gây ra nhiều rủi ro sức khỏe

Khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone thyroxin và triiodothyronin khiến cho quá trình trao đổi chất diễn ra một cách nhanh chóng bất thường được gọi là tình trạng cường giáp. Một số triệu chứng của bệnh nhân mắc bệnh cường giáp là tình trạng khó ngủ, tăng nhịp tim, không chịu được nóng, thay đổi tâm lý, hay cáu gắt, mệt mỏi, tuyến giáp to bất thường, bệnh nhân ăn uống đầy đủ nhưng vẫn bị sụt cân.

1.2. Mối quan hệ giữa bệnh cường giáp và phụ nữ mang thai

Phụ nữ có thai bị Basedow không phải hiếm gặp, các triệu chứng của bệnh khiến cho thai phụ mệt mỏi nhiều hơn và đôi khi bị nhầm lẫn với triệu chứng của nghén. Ngoài ra những thai phụ bị tăng hCG một cách bất thường cũng có thể là lý do dẫn đến cường giáp.

Khi mắc bệnh cường giáp trong thai kỳ, bệnh nhân có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro sức khỏe, đặc biệt là tình trạng tiền sản giật. Bên cạnh đó là nguy cơ suy tim, nhiễm độc giáp cấp.

Thai nhi có thể chậm phát triển, mắc những dị tật bẩm sinh, nguy cơ sinh non hoặc thậm chí thai chết lưu. Khi người mẹ sử dụng thuốc cường giáp trong thai kỳ, tác dụng của thuốc có thể đi qua nhau thai và có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của thai nhi, đặc biệt tác động không tốt đến chức năng tuyến giáp, có thể gây bệnh cường giáp ở trẻ sơ sinh;

Ở 3 tháng cuối của thai kỳ, tình trạng bệnh có thể được cải thiện, tuy nhiên, sau khi sinh con, phụ nữ có thể bị tái phát bệnh và mức độ bệnh còn có thể trở nên nghiêm trọng hơn nhiều.

1.3. Phương pháp điều trị cường giáp thai kỳ

Việc điều trị cường giáp trong quá trình mang thai là rất quan trọng. Thai phụ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường với những bệnh nhân ở mức độ nhẹ, nghĩa là nồng độ hormone tăng nhẹ và không có những biểu hiện nghiêm trọng, thì bệnh nhân có thể chưa cần phải điều trị mà chỉ cần theo dõi.

Mẹ bầu có thể được chỉ định dùng thuốc kháng giáp tổng hợp PTU để tránh tối đa nguy cơ gây suy giáp cho thai nhi

Những trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc. Loại thuốc thường được chỉ định là thuốc kháng giáp tổng hợp PTU để tránh tối đa nguy cơ gây suy giáp cho thai nhi, đồng thời mẹ cũng cần được theo dõi chặt chẽ.

Trong trường hợp bệnh nhân ở mức độ nặng nhưng lại bị dị ứng với thuốc thì có thể tính đến phương án phẫu thuật. Nhưng cần phải cân nhắc cẩn thận vì rất có thể thủ thuật gây mê trong phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và bệnh nhi.

Những phụ nữ mang thai không nên được điều trị bằng iốt phóng xạ vì có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tuyến giáp của thai nhi.

2. Phương pháp điều trị Basedow khi cho con bú

Trước hết, những phụ nữ sau sinh cần được thăm khám và theo dõi chức năng tuyến giáp vì sau sinh, tình trạng bệnh rất dễ tái phát, đồng thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Điều trị Basedow khi cho con bú bằng thuốc kháng giáp PTU, trẻ vẫn có thể bú mẹ bình thường

Thông thường, phụ nữ sẽ cần được tăng liều thuốc kháng giáp trong thời điểm này. Thời gian điều trị bệnh là khá dài, bệnh nhân cần kiên trì theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Những trường hợp bệnh nhân điều trị bằng thuốc kháng giáp PTU thì vẫn có thể cho con bú vì loại thuốc này gắn với protein máu cao, đồng thời ít qua đường sữa mẹ hơn so với những loại thuốc điều trị cường giáp khác. Trong trường hợp bệnh nhân sử dụng những loại thuốc khác thì cần phải kiêng cho con bú để tránh trường hợp thuốc đi qua đường sữa mẹ và gây tác động xấu đến sức khỏe của bé.

Do thời gian sau sinh, các bà mẹ thường rất mệt mỏi và quá bận rộn nên có thể chủ quan, không chú trọng đến việc theo dõi chức năng tuyến giáp, nên bệnh có thể tiến triển xấu đi một cách nhanh chóng. Trên thực tế, rất nhiều phụ nữ đã được nhập viện trong tình trạng sức khỏe rất xấu do tình trạng cường giáp gây ra.

Vì thế lời khuyên cho phụ nữ sau sinh là không được chủ quan và cần phải tuyệt đối tuân thủ theo những chỉ dẫn dùng thuốc của bác sĩ, tuân thủ thăm khám sức khỏe định kỳ. Phụ nữ sau sinh cũng không nên lạm dụng thuốc vì nếu uống thuốc quá liều có thể chuyển sang tình trạng suy giáp ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng cần chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, hạn chế lo lắng quá mức, hãy để tinh thần luôn được thoải mái, vui vẻ để kiểm soát bệnh.

3. Phương pháp phòng ngừa rối loạn tuyến giáp cho phụ nữ sau sinh

Để phòng ngừa tốt bệnh rối loạn tuyến giáp, đặc biệt là tình trạng cường giáp sau sinh, phụ nữ có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Chăm chỉ tập thể dục để cải thiện sức khỏe và phòng ngừa nhiều loại bệnh, nhất là rối loạn tuyến giáp. Nên bắt đầu từ những bài tập nhẹ nhàng sau đó có thể tăng mức độ tập, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bản thân.

Phụ nữ sau sinh cần chăm chỉ tập thể dục để cải thiện sức khỏe

Nên áp dụng chế độ ăn nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là các loại trái cây, ngũ cốc và thịt nạc,…

Không thức khuya và ngủ đủ giấc

Hạn chế ăn thực ăn nhiều i ốt như các loại hải sản hay các chế phẩm từ sữa như kem, bơ, sữa chua,...

Điều trị Basedow khi cho con bú muốn có hiệu quả tốt nhất thì cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và bệnh nhân cũng cần thăm khám định kỳ theo lịch hẹn, tránh chủ quan để xảy ra những biến chứng khó lường.

Nếu chị em cần tìm hiểu thêm về căn bệnh này cũng như những vấn đề sức khỏe khác, có thể liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được bác sĩ chuyên khoa giải đáp.