Uống hạ sốt sau bao lâu thì hạ

Bất kỳ khi nào bạn nghi ngờ trẻ ốm, bao gồm: Thấy trẻ mệt, ăn kém, ít chơi, quấy khóc, khi trẻ bị ho, nôn trớ, tiêu chảy hoặc khi bạn thấy chân, tay trẻ lạnh, trán nóng…

Dùng loại nhiệt kế nào?

Có thể dùng nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử đều được. Nhiệt kế thủy ngân rẻ, dễ mua nhưng dễ vỡ, có thể gây ngộ độc thủy ngân. Nhiệt kế điện tử đắt hơn, dễ dùng, nhanh, an toàn.

Uống hạ sốt sau bao lâu thì hạ

Theo dõi nhiệt độ cho trẻ khi bị sốt (ảnh internet).

Khi nào phải cho trẻ bị sốt đi khám?

Trẻ dưới 3 tháng mà có sốt thì cần đưa đi khám ngay.

Trẻ từ 3 đến 3 tuổi sốt từ 39 độ C trở lên.

Trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi sốt dưới 39 độ C nhưng kéo dài hơn ba ngày hoặc dưới 3 ngày nhưng trẻ mệt.

Trẻ em ở mọi lứa tuổi có sốt từ 40 độ C.

Uống hạ sốt sau bao lâu thì hạ

Khi trẻ sốt cao, mệt, cần đưa trẻ đi khám (ảnh internet).

Trẻ ở bất kỳ lứa tuổi nào sốt kèm theo rét run, co giật, li bì, nôn nhiều, đau đầu…

Trẻ bị sốt, hết sốt rồi sốt lại trong vòng 1 tuần.

Trẻ bị bệnh mạn tính như bệnh tim bẩm sinh, ung thư, bệnh thận …

Trẻ bị sốt mà có phát ban, đặc biệt là ban xuất hiện khi đang sốt.

Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ như thế nào?

Cố gắng liên hệ một bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.

Thuốc hạ sốt thường dùng cho trẻ

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol hoặc ibuprofen... Đây là các loại thuốc hạ sốt an toàn nhất cho trẻ.

Cần lưu ý: Paracetamol có nhiều chế phẩm, nhiều dạng bào chế (hapacol, efferalgan, tynelon, doliprane…), nên cha mẹ nên nhớ khi đã dùng một loại thuốc có chứa paracetamol thì không dùng loại khác cũng chứa hoạt chất này. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như thành phần của thuốc để tránh quá liều. Paracetamol có nhiều hàm lượng (80, 150, 250, 500), dễ tính toán để phù hợp với độ tuổi, cân nặng của trẻ. Liều lượng hạ sốt của paracetamol cần được tính: 10-15mg/kg cân nặng/lần. Lần sau cách lần trước trên 4 tiếng.

Uống hạ sốt sau bao lâu thì hạ

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt cần tính liều lượng/cân nặng để không bị quá liều (ảnh internet).

Ibuprofen cũng là thuốc hạ sốt an toàn cho trẻ và có nhiều chế phẩm (sotstop, nurofen, brufen…). Ibuprofen thường loại lọ 20mg/ml, liều dùng của ibuprofen được tính 10mg/kg cân nặng/lần. Lần sau cách lần trước trên 6 tiếng. Riêng với ibuprofen, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng loại này cho trẻ. Nếu có nghi ngờ trẻ sốt xuất huyết (hoặc nằm trong vùng dịch sốt xuất huyết) thì không dùng loại này để hạ sốt.

Uống thuốc bao lâu thì hạ sốt?

Thông thường sau khoảng 30 phút - 1 tiếng uống thuốc thì trẻ sẽ hạ sốt dần. Nếu trong khoảng thời gian đó mà trẻ không hạ được sốt, hoặc cơn sốt cao mau hơn thời gian uống hạ sốt lần sau thì cần gọi bác sĩ.

Hầu hết trẻ sẽ hạ sốt sau khi uống thuốc, nên không cần chườm ấm, chườm mát cho trẻ vì sẽ khiến trẻ khó chịu hơn. Chỉ chườm sau khi uống hạ sốt được 30 phút mà trẻ còn sốt cao. 

Có cần uống dung dịch oresol không?

Nếu trẻ không sốt liên tục, không sốt kéo dài thì không cần uống oresol, bởi nhiều trẻ không hợp tác uống dung dịch này. Khi trẻ không thích uống thì cũng không nên ép, mà có thể bổ sung cho trẻ bằng nước trái cây, thậm chí là nước lọc cũng tốt.

Có cần làm xét nghiệm COVID-19 không?

Nếu gia đình nằm trong khu vực có nguy cơ, có yếu tố dịch tễ thì nên khai báo để được làm xét nghiệm COVID-19.

Trên đây là một số lưu ý trong việc phát hiện, xử trí, chăm sóc trẻ bị sốt trong mùa COVID-19. Đây chỉ là bài viết để tham khảo, do đó phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ cần phải theo dõi chặt tình trạng sốt của con em mình để có hướng xử trí kịp thời. Mặc dù không nóng vội đưa trẻ đi khám bệnh ngay nhưng cũng không nên chủ quan trước tình trạng sốt của trẻ.

Kiểm tra sốt bằng tay cũng là cách xác định sốt ở trẻ vì khi đó bạn sẽ cảm nhận độ nóng ở trẻ rõ hơn. Cách kiểm tra này hiệu quả hơn chúng ta nghĩ, nhưng nếu bạn tính đưa trẻ đến bác sĩ, thì hãy sử dụng nhiệt kế để có số liệu cụ thể.

1. Sốt là gì?

Sốt nghĩa là nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường. Trẻ nhỏ được cho là bị sốt nếu:

  • Nhiệt độ bên trong hậu môn cao hơn 38oC (100.4F)
  • Nhiệt độ ở miệng cao hơn 37.8oC (100F)
  • Nhiệt độ ở nách cao hơn 37oC (99F)
  • Nhiệt độ ở tai cao hơn 38oC (100.4F). (Cách đo này không khả thi với các bé dưới 6 tháng tuổi).

Nhiệt độ đo bằng núm vú giả cao hơn 37.8oC (100F). (Nhiệt kế núm vú sẽ chính xác hơn với trẻ trên 3 tháng tuổi).

Nhiệt độ trung bình của cơ thể được đo ở miệng là 36.5oC (97.6F). Nhiệt độ đo ở miệng thông thường có thể thay đổi vào khoảng thấp hơn 35.5oC (95.8F) vào buổi sáng và 37.5oC (99.4F) vào buổi chiều. Nhiệt độ tăng nhẹ (từ 38 đến 38.5oC hoặc 100.4F đến 101.3F) có thể là do vận động, bận quần áo dày, tắm nước nóng hoặc thời tiết nóng. Đồ ăn hoặc đồ uống nóng cũng có thể làm tăng nhiệt độ miệng. Nếu bạn nghi ngờ một dấu hiệu nào đó tác động đến nhiệt độ cơ thể của trẻ, hãy kiểm tra lại nhiệt độ 30 phút một lần.

 2. Nguyên nhân của sốt là gì?

Sốt là một triệu chứng, không phải là bệnh. Nó là phản ứng bình thường của cơ thể trước một sự nhiễm khuẩn (virus, vi khuẩn) nào đó. Sốt giúp chống lại sự nhiễm trùng bằng cách khởi động hệ miễn dịch của cơ thể. Hầu hết các cơn sốt (từ 37.8 đến 40oC hoặc 100 đến 104F) mà trẻ mắc phải đều không nguy hiểm. Các nguyên nhân phần lớn là từ các bệnh do virus như cảm lạnh hoặc cảm cúm. Một vài nguyên nhân là do bệnh từ vi khuẩn mang lại như viêm họng hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Mọc răng không phải là nguyên nhân gây sốt.

3. Bao lâu thì trẻ sẽ tự khỏi sốt?

Hầu hết các cơn sốt do virus sẽ kéo dài khoảng 2 đến 3 ngày. Thông thường, độ nặng nhẹ của sốt không liên quan đến sự nghiêm trọng của bệnh. Hành vi cư xử của trẻ mới nói lên trẻ bệnh nặng hay nhẹ. Sốt không phải gây tác hại kéo dài. Tổn thương não xuất hiện chỉ khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 42oC (108F). May mắn thay, bộ ổn định nhiệt của não bộ sẽ giữ những cơn sốt dưới mức nhiệt độ này.

 4. Cha mẹ nên chăm sóc trẻ sốt như thế nào?

Cung cấp nhiều nước và bận quần áo thoáng mát: Khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Nước trong cơ thể có thể mất đi trong các cơn sốt do sự đổ mồ hôi. Quần áo nên hạn chế tối đa vì hầu hết nhiệt độ sẽ thoát qua da. Không nên trùm, bận đồ cho trẻ quá dày vì có thể là nguyên nhân khiến sốt cao hơn. Trong thời gian trẻ cảm thấy lạnh hoặc run rẩy, hãy đắp cho trẻ một chiếc khăn mỏng. Nếu nhiệt độ thấp hơn 39oC (102F) thì chỉ cần xử lý như trên, thuốc hạ sốt ở trường hợp này là không cần thiết.

Những loại thuốc hạ sốt:

Hãy nhớ rằng sốt giúp con bạn chống lại sự nhiễm bệnh. Chỉ thực sự cần dùng đến thuốc nếu chúng gây ra sự khó chịu. Điều đó thường có nghĩa là trẻ sốt trên 39oC (102F).

Các loại thuốc bắt đầu có tác dụng sau 30 phút, và kéo dài 2 giờ sau khi uống. Thuốc sẽ giúp giảm sốt xuống 1 đến 1.5oC (2F đến 3F). Thuốc hạ sốt không hạ nhiệt độ xuống thành nhiệt độ cơ thể bình thường trừ khi nhiệt độ sốt không cao trước khi uống thuốc. Lặp lại việc kiểm tra liều lượng thuốc là cần thiết bởi vì cơn sốt vẫn còn lên hoặc xuống cho đến khi hết bệnh. Nếu con bạn đang ngủ, thì không nên đánh thức trẻ dậy để cho uống thuốc.

Acetaminophen: Các trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể được cho uống acetaminophen (tylenol). Cho uống đúng liều lượng thuốc với cân nặng của trẻ mỗi 4 đến 6 giờ. Liều lượng acetaminophen được tính dược trên cân nặng, ví dụ: từ 15 – 20 mg cho mỗi kg cân nặng của trẻ. Không được cho trẻ uống acetaminophen hơn 5 lần/ ngày.

Ibuprofen: Ibuprofen (advil, motrin) được cho phép sử dụng với trẻ trên 6 tháng tuổi. Một lợi thế của ibuprofen là tác dụng (6–8h) kéo dài hơn acetaminophen (4-6h). Cho đúng liều lượng dành cho cân nặng của trẻ mỗi 6-8 tiếng. Liều lượng của Ibuprofen là 5-10mg cho mỗi kg cân nặng của trẻ.

LƯU Ý: Dụng cụ định lượng của sản phẩm này không được dùng cho sản phẩm khác.

Tránh dùng aspirin: Các bác sĩ khuyến cáo rằng trẻ em (dưới 21 tuổi) không được dùng aspirin điều trị sốt. Aspirin được dùng trong các bệnh nhiễm virus, như là bệnh thủy đậu hay cảm cúm, được cho là có liên quan đến một bệnh nặng hơn được gọi là Hội chứng Reye (phù não và suy gan). Nếu nhà bạn có trẻ con, hãy cảnh báo trẻ không dùng aspirin.

Lau mình

Lau mình thường là không cần thiết trong việc hạ sốt. Không bao giờ lau mình trẻ mà trước đó không cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen. Lau mình trẻ chỉ khi sốt cao hơn 40oC (104F) và độ sốt kiểm tra sau 30 phút - sau khi uống acetaminophen hay ibuprofen vẫn không hạ.

Nếu bạn lau mình trẻ, nên sử dụng nước âm ấm ( 29-32oC hay 85-90F). Việc lau phát huy tác dụng nhanh hơn ngâm mình cho trẻ - cho trẻ ngồi trong thau xâm xắp nước và giữ cho bề mặt da luôn ướt. Trẻ cảm thấy mát hơn do sự bốc hơi nước. Nếu trẻ run rẩy, ta nâng nhiệt độ nước lên hoặc ngừng lau mình cho tới khi acetaminophen hay ibuprofen có tác dụng. Không nên hy vọng nhiệt độ sốt sẽ xuống dưới mức 38.3oC (101F).

Không thêm rượu vào nước, trẻ có thể hít phải hơi rượu và dẫn đến hôn mê.

5. Khi nào thì nên gọi hỗ trợ từ bác sĩ, bệnh viện?

Gọi NGAY LẬP TỨC nếu:
  • Con bạn dưới 3 tháng tuổi.
  • Sốt cao trên 40oC (104F) và tình hình không được cải thiện sau 2h uống thuốc hạ sốt.
  • Con bạn biểu hiện rất đừ (sốt thường đi cùng với nhức đầu, chóng mặt, cứng gáy, thở khó khăn, nổi  hồng ban hoặc không chịu uống nước).

Gọi trong vòng 24 giờ nếu:
  • Con bạn từ 3 đến 6 tháng tuổi (trừ khi sốt do mũi chích ngừa)
  • Con bạn bị sốt hơn 24 giờ mà không có nguyên do rõ ràng hoặc vị trí nhiễm bệnh và con bạn nhỏ hơn 2 tuổi.
  • Con bạn bị sốt kéo dài hơn 3 ngày.
  • Hết sốt khoảng 24 tiếng nhưng sau đó lại tái phát.

Tags nhi khoa Mẹ làm gì khi con sốt me lam gi khi con sot

Bài viết khác

  • Sàng lọc Khiếm thính sơ sinh tại BV Phụ Sản Nhi Bình Dương
  • Các cột mốc phát triển trẻ 25-36 tháng
  • Các cột mốc phát triển trẻ 13-24 tháng
  • Các cột mốc phát triển trẻ 8-12 tháng
  • Các cột mốc phát triển trẻ 4-7 tháng