Truyện Chiếc lược ngà được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào

Truyện Chiếc lược ngà được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào

Ma Kết

- Truyện được kế theo lời trần thuật của người bạn thân của ông Sáu. Cách chọn vai kể là người chứng kiến sự việc một cách khách quan, có tác dụng tăng thêm tính chân thực của câu chuyện khi bày tỏ nhận xét, sự đồng cảm của người khác đối với các nhân vật trong truyện. Đồng thời đó cũng là cách thể hiện tốt nội dung tư tưởng của truyện.

- Cách chọn vai kể như vậy khiến cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy, xác thực. Người kể lại hoàn toàn chủ động xen vào những suy nghĩ, ý kiến để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc: Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ tôi bị xúc động như lần ấy (...) cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh.

0 Trả lời 17:30 30/09

  • Truyện Chiếc lược ngà được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào

    Song Ngư

    - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất qua lời kể của nhân vật “tôi” - bạn thân ông Sáu.

    - Tác dụng: Tạo tính khách quan chân thực và thể hiện quan hệ gắn bó giữa những người đồng chí trong chiến đấu.

    0 Trả lời 17:31 30/09

    • Truyện Chiếc lược ngà được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào

      Phước Thịnh

      - Ngôi kể: Truyện được kể từ ngôi thứ nhất, theo lời kể của bác Ba – người bạn, người đồng đội thân thiết của ông Sáu.

      - Tác dụng:

      ▪️ Tạo giọng kể thủ thỉ, tâm tình.

      ▪️ Người kể bày tỏ trực tiếp cảm xúc đối với sự kiện và nhân vật

      ▪️ Làm câu chuyện trở nên đáng tin cậy

      ▪️ Người kể chủ động điều khiển được nhịp kể.

      0 Trả lời 17:31 30/09

      • Truyện được trần thuật theo lời người bạn thân thiết của ông Sáu, người được chứng kiến những cảnh ngộ éo le của cha con ông. Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao xúc động ở nhân vật kể chuyện, nhất là sự việc lúc cha con anh Sáu chia tay: “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “Ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “Ba” vỡ tung ra từ đáy lòng nó. Lòng trắc ấn, sự thấu hiểu những hi sinh mà ông Sáu phải chịu khiến cho người kể chuyện “ Bỗng thấy khó thở như có bàn tay nắm lấy trái tim”. Chọn cách kể chuyện như vậy có nhiều tác dụng: Làm cho câu chuyện trở nên thật và đáng tin cậy.

        Nhân vật được nhìn nhận, đánh giá khách quan Người kể chuyện hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận những ý nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe. Ví dụ đoạn: “Trong cuộc đời kháng chiến của mình, mình chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay nhưng chưa bao giờ mình bị xúc động như lần ấy” hoặc “Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rốì được phần nào tâm trạng của anh”.

        Người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.

         Trích: loigiaihay.com

        Truyện Chiếc lược ngà được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào

        Truyện “Chiếc lược ngà” được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng truyện?

        - Truyện được chọn ngôi kể một cách đặc biệt: người kể (tác giả) kể lại câu chuyện theo lời kể của một người khác (bác Ba)- cách kể truyện lồng trong truyện . Truyện được kể theo lời người bạn thân thiết của ông Sáu, người được chứng kiến những cảnh ngộ éo le của cha con ông. Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao xúc động ở nhân vật kể chuyện , nhất là sự việc lúc cha con anh Sáu chia tay: “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “Ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay”, tiếng “Ba” vỡ tung ra từ đáy lòng nó . Lòng trắc ẩn sự thấu hiểu những hi sinh mà ông Sáu phải chịu khiến cho người kể chuyện “Bỗng thấy khó thở như có bàn tay năm lấy trái tim”.
        - Chọn cách kể chuyện như vậy có nhiều tác dụng: + Làm cho câu chuyện trở nên thật và đáng tin cậy. + Nhân vật được nhìn nhận , đánh giá khách quan.

        + Người kể chuyện hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những lời bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc , người nghe . Ví dụ: đoạn “Trong cuộc đời kháng chiến của mình, mình chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay nhưng chưa bao giờ mình bị xúc động như lần ấy” hoặc “Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”.

        + Người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.

        Truyện Chiếc lược ngà được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào

        Chi tiết “Chiếc lược ngà” có vai trò như thế nào trong truyện?

        Chi tiết “Chiếc lược ngà” có vai trò như thế nào trong truyện?

        - Chi tiết “chiếc lược ngà” (cũng được lấy làm tên truyện) có một ý nghĩa quan trọng trong tác phẩm. “Chiếc lược ngà” đã nối kết hai cha con ông Sáu và bé Thu trong sự xa cách của hai người, và cả sau khi ông Sáu đã hi sinh. Chiếc lược ngà là biểu hiện cụ thể ủa tình yêu thương, nỗi nhớ mong của ông Sáu với con và nó trở thành kỉ vật thiêng liêng, thành biểu tượng của tình cha con sâu nặng.