Trò chơi đó có gì thú vị so với lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng”?

Một lần, em được mẹ cho phép đến nhà bạn chơi. Trò chơi đang vui và em rất muốn chơi tiếp thì đến giờ mẹ dặn phải trở về nhà. Khi ấy em sẽ làm gì?
Trả lời: Có hai hướng giải quyết: Trường hợp 1: Em xin phép mẹ được nán lại, chơi với bạn thêm một chút nữa. Sau khi được mẹ đồng ý thì ở lại chơi với bạn. Nếu không được sự đồng ý của mẹ thì trở về nhà như lời mẹ dặn. Trường hợp 2: Tạm biệt bạn và trở về nhà theo lời mẹ dặn, dù vẫn còn rất muốn chơi. Vì em là đứa trẻ luôn vâng lời mẹ.

Trả lời câu hỏi:
Câu 1 - Trang 46: Đọc bài thơ Mây và sóng, ta như được nghe kể một câu chuyện. Theo em, ai đang kể chuyện với ai và kể về điều gì.
Trả lời: Lời kể: Con đang kể cho mẹ nghe. Câu chuyện kể về: Cuộc trò chuyện của con với mây và sóng. Câu 2. Qua lời trò chuyện của những người “trên mây” và “trong sóng”, em thấy thế giới của họ hiện lên như thế nào.

Trả lời:

Thế giới của những người “trên mây” và “trong sóng” hiện lên rất tuyệt vời, giống như niềm mơ ước của trẻ em. Ở đó trẻ em sẽ được dạo chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc hoàng hôn, được khám phá những điều kỳ thú trên bầu trời, hay dưới mặt biển.

Câu 3- Trang 46: Câu hỏi “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được” thể hiện tâm trạng gì của em bé.


Trả lời: Câu hỏi "Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?", "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được"  của em bé thể hiện sự ngây thơ, nhưng đó cũng là điều dễ hiểu, vì dù sao em bé vẫn chỉ là một em bé mà thôi. Đó là sự thắc mắc, muốn tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh mình. Thiên nhiên bao la, rộng lớn đang mở ra trước mắt em bé. Được chơi với mây, với vầng trăng bạc, ngao du nơi này nơi nọ đối với em bé là cả một niềm vui thích, rồi được chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Hẳn rằng em bé sẽ không bỏ lỡ nhữngcơ hội đó qua đi và hỏi "Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?", "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được" .

Câu 4 - Trang 46: Vì sao em bé từ chối lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng”?


Trả lời: Em bé đã từ chố lời mời gọi của những người "trên mây" và "trong sóng". Bởi em là một đứa bé ngoan, lời từ chối của em thật ngây thơ, trong sáng đến mức khiến cho họ phải mỉm cười, nhảy múa rồi lướt qua. Chính mẹ em bé, tình yêu thương của mẹ dành cho em đã trở thành sợi dây vô hình buộc chặt em bé ở lại, buộc chặt tâm trí em với lòng mẹ. Cũng chính vì điều đó mà những trò chơi sáng tạo của em bé thú vị chẳng kém trò chơi của những người sống trên mây và sóng.

Câu 5 - Trang 46: Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi gì? Em cảm nhận được gì về tình cảm của mẹ con được thể hiện qua những trò chơi ấy?


Trả lời: - Em bé đã sáng tạo ra trò chơi: Em là mây, mẹ là trăng. Hai bàn tay em ôm lấy mẹ, mái nhà trở thành bầu trời. Em là sóng, mẹ là bến bờ kì lạ. Em lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan vào lòng mẹ. Mây, trăng, sóng, bờ biển đều đã thể hiện lên trò chơi của em nhưng trong đó lại có cả mẹ. Ở đây, thiên nhiên rộng lớn, kì ảo, thơ mộng vẫn hiện lên. Nó còn hiện lên đậm nét hơn nữa qua tình cảm của em bé với mẹ. Em sẽ lấy đôi tay choàng lên người mẹ. Rồi sẽ lăn, lăn, lăn mãi cùng tiếng cười vỡ tan vào lòng mẹ. Tình cảm ấy thật sâu đậm, thật thiết tha. Và chắc chắn rằng nó sẽ kéo dài từ bình minh đến tối. - Những trò chơi đó thể hiện sự gắn bó, yêu thương sâu sắc. Dù ở bất cứ nơi đâu, em bé vẫn muốn ở cùng với mẹ. Nổi bật hẳn lên trong phần hai cũng như là một điểm nhấn cho toàn bộ tác phẩm chính là câu thơ và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào. Tại sao em bé lại nói như vậy, đó là bởi em tin chắc rằng tình cảm giữa em và người mẹ sẽ ở khắp mọi nơi, mọi chốn. Tình cảm ấy sâu sắc đến mức không ai có thể hiểu hết được. Tình mẫu tử là thiêng liêng, bất diệt, hòa cả vào trong thiên nhiên bao la, thơ mộng.

Câu 6 - Trang 46: Văn bản “Mây và sóng” có hình thức khác với văn bản “Chuyện cổ tích về loài người” (Số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần). Vì sao nó vẫn được coi là văn bản thơ.


Trả lời: Văn bản “Mây và sóng” vẫn được coi là một bài thơ vì: Viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần. Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô động. Văn bản Mây và sóng có hình thức khác với văn bản Chuyện cổ tích về loài người (Số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần). Nhưng nó vẫn được coi là văn bản thơ. Bởi tác phẩm có ngôn ngữ cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng biện pháp tu từ so sánh,.."Mây và sóng" đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc đồng thời thể hiện triết lý giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc của cuộc đời: hạnh phúc đến từ những điều giản dị gần ngay bên chúng ta.

Hãy tưởng tượng em đang là người trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về cuộc trò chuyện ấy.
Gợi ý: Hoàn cảnh trò chuyện: thời gian, địa điểm. Cách xưng hô: tôi - các bạn. Nội dung cuộc trò chuyện: sóng và mây rủ em đi ngao du…

Bài làm:

“Kìa ai đang gọi tôi trên mây cao Kìa những ai đang gọi tôi dưới sóng rì rào…" Tôi ngước mắt nhìn trời xanh, lắng nghe mây trên chín tầng cao vẫy gọi. Mây ân cần rủ tôi cùng du ngoạn giỡn với sớm vàng, và đùa cùng trăng bạc từ bình minh đến lúc trăng lên. Mây thủ thỉ với tôi rằng "Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày, Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc".

Ngắm mây bay… rồi tôi nghe sóng reo, sóng hát. Sóng như sứ giả của đại dương xa vời đến với tôi. Sóng reo rì rầm. Sóng vẫy gọi chào mời tôi. Tuổi thơ nào mà chẳng khao khát, ước mơ?. Sóng thủ thỉ cùng tôi về một cuộc viễn du: "Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi".

5410 điểm

QueNgocHai

Vì sao em bé từ chố lời mời gọi của những người "trên mây" và "trong sóng"?

Tổng hợp câu trả lời (1)

Em bé đã từ chố lời mời gọi của những người "trên mây" và "trong sóng". Bởi em là một đứa bé ngoan, lời từ chối của em thật ngây thơ, trong sáng đến mức khiến cho họ phải mỉm cười, nhảy múa rồi lướt qua. Chính mẹ em bé, tình yêu thương của mẹ dành cho em đã trở thành sợi dây vô hình buộc chặt em bé ở lại, buộc chặt tâm trí em với lòng mẹ. Cũng chính vì điều đó mà những trò chơi sáng tạo của em bé thú vị chẳng kém trò chơi của những người sống trên mây và sóng.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Tưởng tượng em được vào thế giới cổ tích kì diệu. Ở đó, em gặp chàng dũng sĩ Thạch Sanh và chàng tặng cho em cây đàn thần. Với cây đàn thần trong tay, em đã làm được nhiều việc có ích cho cuộc sống . Hãy kể lại câu chuyện cổ tích của riêng em.
  • Hoài Thanh nhận xét: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
  • Điểm mới của sách giáo khoa ngữ văn 6 là gì
  • Đọc hiểu Gần lắm Trường Sa
  • Tìm câu chủ đề (nếu có) trong các đoạn văn sau: Bài ca có thể là lời của cô gái. Nhân buổi sáng đi thăm đồng, lòng phơi phới ngắm nhìn cảnh đồng quê tràn đẩy sức sống, cô thấy chính cô cũng tươi trẻ, tràn đẩy sức sống như những “chẽn lúa đòng đòng", "phất phơ dướii ngọn nắng hồng ban mai” kia. Phải chăng, đó là một lời tự khen thầm kín và hồn nhiên? (Bùi Mạnh Nhị, Về bài ca đao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng... `) Không phải ngày phiên, nên chợ vằng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi bôm, những làng ở xa, Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vàng lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em. (Thạch Lam, Gió lạnh đâu mùa)
  • Khi gặp một từ ngữ mới trong văn bản, trước khi dùng từ điển để tra cứu, cũng có thể dựa vào những từ ngữ xung quanh để suy đoán nghĩa của nó. Chẳng hạn, khi đọc câu: Cô chị rắt khéo léo, còn cô em thì rất hậu đậu, có thể có người không biết hậu đậu nghĩa là gì, nhưng khéo léo thì nhiều người biết. Nhờ biết nghĩa của khéo léo và sự xuất hiện trong câu có ý đối lập hậu đậu với khéo léo, có thể suy đoán được hậu đậu là không khéo léo, nghĩa là vụng về. Đọc những đoạn trích sau, vận dụng phương pháp đã được hướng dẫn để suy đoán nghĩa của các từ ngữ in đậm. Lí giải cách suy đoán của em để biết được nghĩa của các từ ngữ đó. a. Thạch Sanh đã xả xác nó ra làm hai mảnh. Trăn tinh hiện nguyên hình là một con trăn không lò và đề lại bên mình một bộ cung tên bằng vàng. b. Hồn trăn tinh và đại bàng lang thang, một hôm gặp nhau bàn cách báo thù Thạch Sanh. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang tới quẳng ở gốc đa đề vu vạ cho Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục. c. Mọi người bấy giờ mới hiệu ra tất cả sự thật. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng rộng lượng tha thứ cho chúng về quê làm ăn.
  • Gia đình có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?
  • Em hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về sự tử tế trong cuộc sống.
  • Truyện Cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?
  • Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào? Tại sao?

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 6 hay nhất

xem thêm