Trên nốt đố là nốt gì

Muốn hiểu rõ thêm về những quy luật, thì các bạn cần biết vài điều lý thuyết căn bản sau đây:

1. Quãng:  Hãy lấy các nốt nhạc sắp theo thứ tự : Do – Re – Mi – Fa – Sol –La – Si – Do ( kết bằng Do cho trọn 8 nốt).  Từ Do đến Re là quãng 2, Do đến Mi là quãng 3, Do – Fa (q 4) , Do – Sol (q 5) v.v… Nói chung thì quãng là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc.  Có nhiều loại quãng : trưởng , thứ, tăng, giảm, tùy thuộc vào khoảng cách giữa 2 nốt này.  Ðể đo khoảng cách thì cần dùng đơn vị gọi là  “nửa cung”

1.1.1. Quãng đúng
Là các quãng 4,5,8 được cấu tạo như sau:
quãng 4: có 2 cung và 1/2 cung
quãng 5: có 3 cung và 1/2 cung
quãng 8: có 5 cung và 1/2 cung và 1/2 cung

Ví dụ:
Đô và Fa là một quãng 4 đúng. Vì giữa Đô và Fa có 2 cung (Đô-Rê, Rê-Mi) và 1/2 cung (Mi-Fa)
Đô và Đố là một quãng 8 đúng. Vì giữa Đô và Đố có 5 cung (Đô-Rê, Rê-Mi, Fa-Sol, Sol-La, La-Si) và hai 1/2 cung (Mi-Fa, Si-Đô)

1.1.2. Quãng trưởng
Là các quãng 2,3,6,7 được cấu tạo như sau:
quãng 2: có 1 cung
quãng 3: có 2 cung
quãng 6: có 4 cung và 1/2 cung
quãng 7: có 5 cung và 1/2 cung

1.1.3. Quãng thứ
Là quãng trưởng trừ đi 1/2 cung
quãng 2: có 1/2 cung
quãng 3: có 1 cung và 1/2 cung
quãng 6: có 3 cung và 1/2 cung và 1/2 cung
quãng 7: có 4 cung và 1/2 cung và 1/2 cung

Từ đó sinh ra hợp âm 7 (quãng 7 thứ) và hợp âm 7maj (quãng 7 trưởng)

1.1.4. Tính chất các quãng
Quãng 2: có tính chất là quãng nghịch (dù là trưởng hay thứ). Khi mà một đoạn nhạc nào đó được tạo nên từ quãng 2 sẽ mang tính chất ủy mị, u ám, huyền bí,…

Quãng 3: Quãng 3 trưởng: mang tính vui tươi, trong sáng. Quãng 3 thứ: u buồn, miên mang, trầm uất…

Quãng 4:
không buồn, không vui

Quãng 5: không buồn, không vui, hơi yếu đuối

Quãng 6:
êm dịu, nhưng yếu đuối

Quãng 7: cứng cỏi, xao xuyến, chói

Quãng 8: là một quãng thuận hoàn toàn, có tính trang trọng, đầy đặn.

Tính chất quãng 5
Quãng 5 đúng có 3 cung và 1/2 cung.
Ví dụ hợp âm C trưởng đúng. Hợp âm C gồm các nốt: C,E,G. Ta thấy khoảng cách giữa G và C là 3 cung và 1/2 cung (D-E,D-E,F-G và E-F). Nên hợp âm C trưởng đúng gồm các nốt C,E,G.
hình thành hợp âm Am đúng: Hợp âm Am gồm các nốt: A,C,E. Ta thấy khoảng cách giữa E và A là 3 cung và 1/2 cung nên hợp âm Am đúng gồm các nốt A,C,E.
Quãng 5 tăng (sus): có 4 cung.
Ví dụ: hình thành hợp âm Gsus hay G+5. Hợp âm G gồm các nốt: G,B,D. Ta thấy khoảng cách giữa D và G là cung và 1/2 cung nên phải tăng D lên nửa cung để khoảng cách giữa D và G là 4 cung. Vậy hợp âm Gsus gồm các nốt: G,B,D#.
(Lưu ý, hợp âm sus thường gặp ở trưởng. Tức là ta sẽ thường gặp: Gsus, Asus… chứ rất hiếm gặp Gmsus, Amsus…)
Quãng 5 giảm /5-: có 3 cung.
Ví dụ,hợp âm (Bm/5-) gồm các nốt: B,D,F.

Quãng 7
Quãng 7 tăng có 5 cung và 1/2 cung
Ví dụ: hơp âm G+7 gồm các nốt: G,B,D,F#
Quãng 7 giảm có 5 cung
Ví dụ hợp âm G-7 hay G7 gồm các nốt: G,B,D,F.

2. Cung và nửa cung:  Nhìn trên phím đàn guitar, bạn để ý là từ nốt Mi lên Fa và Si lên Do chỉ cách nhau có 1 phím, còn giữa các nốt khác thì cách nhau 2 phím.  Khoảng cách một phím như vậy là “nửa cung” và 2 phím là “1 cung”

3. Âm giai Do trưởng: Hãy dùng cây guitar để đàn 8 nốt Do – Re – Mi – Fa – Sol – La –Si – Do và để ý đến khoảng cách cung (c) và nửa cung (nc) giữa các nốt.  Ta sẽ thấy các khoảng cách này là:  c,c,nc, c , c,c,nc  hay để cho dễ nhớ thì đọc là : 1, 1, ½ ,    1,    1, 1, ½ .  Tám nốt này có thể xem là gồm 2 nhóm 4 nốt “Do Re Mi Fa” và “Sol La Si Do”  cách nhau bởi 1 cung ( giữa Fa và Sol).  Mỗi nhóm 4 nốt này có cấu trúc  1, 1, ½  giống nhau.

4. Căn bản âm giai trưởng:  Chuỗi 8 nốt xếp theo thứ tự tên nốt liên tiếp như trên gọi là 1 “âm giai”, và chuỗi 8 nốt bắt đầu từ nốt Do nói trên nghe rất thuận tai.  Người ta dùng chuỗi 8 nốt với khoảng cách giữa các quãng như thế ( 1, 1, ½  –  1  –  1, 1, ½ ) làm mẫu của một “âm giai trưởng”

5. Tạo 1 âm giai trưởng từ các nốt khác:  Thử tạo 1 âm giai trưởng bắt đầu từ nốt Re.  Hãy dùngcây guitar thì sẽ thấy ngay lập tức
a.      Re – Mi : 1 cung  > OK
b.      Mi – Fa : nửa cung > không được, phải tăng lên Fa# để có 1 cung
c.      Fa# – Sol : nửa cung > OK
d.      Sol – La : 1 cung > OK
e.      La – Si : 1 cung > OK
f.      Si – Do : nửa cung > không được, phải tăng lên Do# để có 1 cung
g.      Do# – Re : nửa cung > OK

Âm giai Re trưởng như thế sẽ mang 2 dấu thăng ở bộ khóa đầu bài nhạc (Fa# và Do#) . Khi đàn 1 bài ở cung Re trưởng thì luôn nhớ là tất cả các nốt Fa và Do đều phải tăng nửa cung.  Cứ theo cách trên thì bạn sẽ tìm được bộ khóa (có mấy dấu thăng giảm) của tất cả các “âm giai trưởng” khác ( hãy ghi nhớ : 1, 1, ½ – 1 – 1, 1, ½)

6. Làm sao để tạo hợp âm?  Thử dùng âm giai Re trưởng.  Trên mỗi nốt ta hãy viết chồng lên thêm 2 nốt : Do Mi Sol, Re Fa# La, Sol Si Re, Fa# La Do#…Tập hợp 3 nốt này tạo thành 1 “hợp âm”  ( nên nhớ 2 nốt cách nhau thì gọi là “quãng” như vừa định nghĩa).  Tính từ gốc đi lên thì hợp âm Re trưởng gồm có 1 quãng 3 (Re Fa#) và 1 quãng 5 (Re La)

7. Luật 1 – 4 – 5: Khi chuyển từ hợp âm này sang hợp âm khác cũng có những quy luật riêng sao nghe cho hợp tai.  Chuyển động căn bản nhất là từ hợp âm 1 (chủ âm) đi qua hợp âm ở bậc 4 rồi bậc 5.  Ba hợp âm này đi với nhau rất hợp và có rất nhiều bài nhạc từ đầu đến cuối chỉ cần dùng 3 hợp âm này mà thôi.  Sau này khi khá hơn thì ta sẽ bàn thêm về những chuyển động khác

8. Quãng 3 trưởng 3 thứ là gì ?   Ba nốt “Re – Fa# – La” tạo thành hợp âm Re trưởng.  Hãy để ý quãng 3 Re Fa# gồm có 2 cung (Re – Mi , Mi – Fa#) và được gọi là quãng 3 trưởng.  Giờ đây nếu hạ nốt Fa# xuống nửa cung thành Fa (tức là chỉ còn 1 cung rưỡi) thì quãng Re Fa được gọi là quãng 3 thứ.  Trên cây guitar, khi đàn 3 nốt “Re Fa La” thì nghe ra có vẻ buồn (so với hợp âm Re trưởng Re Fa# La nghe vui hơn)  Chỉ cần thay đổi quãng 3 từ trưởng ra thứ ( bớt đi nửa cung) mà bản chất của hợp âm sẽ đổi ngay từ vui ra buồn.

9. Hai câu thần chú:  Trên đây chỉ là những lý thuyết hết sức căn bản mà tôi đã thâu gọn lại.  Mới đọc qua thì sẽ thấy khó hiểu nhưng thực sự thì không đến nỗi nào!

Nếu muốn có thêm vài luật “bỏ túi” để tìm xem một hợp âm gồm có những nốt gì thì các bạn nên học thuộc lòng 2 câu … “thần chú” sau đây :

                             Fa Do Sol Re La Mi Si
và đọc ngược lại là:
                             Si Mi La Re Sol Do Fa

10. Những bước kế tiếp:  Cứ dần dần rồi chúng ta sẽ bàn đến các loại hợp âm khác, không nên vội vã. Hiện tại chúng ta chỉ mới bắt đầu với 2 loại hợp âm “trưởng” và “thứ”.  Kế tiếp sẽ đến “tăng” aug (augmented), “giảm” dim (dimínished) rồi sẽ đến “6th”, “sus” v.v.


1. Bài hát vui tươi hùng tráng thì dùng gam trưởng ngược lại thì gam thứ

2. Giọng của nam thường cao hơn giọng nữ, nữ thường hát tới nốt B or C nam thì E or F

Đàn guitar có 4 quãng E nên nhiều bài hát đánh ở Em hay

Hợp âm La thứ Am có 3 loại

Am Natural scale: A B C D E F G A

Am Harmonic Scale: A B C D E F G# A

Đây là lý do khi bạn chơi hợp âm Am (Am, Dm, E) có xuất hiện Em và E (có G# ở hợp âm E)

Nhạc lý: Ta đã biết có 7 nốt nhạc cơ bản: Đồ Rê Mi Fa Sol La Si.. Viết theo ký hiệu là C, D, E, F, G, A, H. Nhưng thực ra để đầy đủ các nốt từ nốt Đồ – đến nốt Đố tức là một quãng 8 ta có đến 12 nốt:
C – C# – D – D# – E – F – F# – G – G# – A – A# – H.

Qui luật hoà âm 1-6-8: Để có 3 hợp âm chính cho một bản nhạc, chiếu theo thứ tự 12 nốt nhạc như quãng 8 trên, nếu Hợp âm chủ đạo là thứ nhất thì các hợp âm còn lại sẽ là thứ 6 và thứ 8. Và theo qui luật là 1 thứ – 6 thứ – 8 trưởng. Ví dụ ta lấy gam A làm gam chủ đạo, tiến lên 6 nốt ta có được D, tiến thêm đến nốt thứ 8 ta được E, vậy là với gam chủ Am, ta có tổ hợp Am – Dm – E. Cứ theo cách đấy, nếu lấy gam E (mi) làm chủ đạo, ta được Em – Am – H. Trong thời gian đầu, với những nhạc phẩm của Việt Nam, nắm vững qui luật này bạn đã có thể đệm hát được rất nhiều. Đương nhiên sẽ có thêm nhiều hợp âm phụ nữa, hơn nữa không phải mọi bản nhạc đều theo qui luật này. Ngoài ra còn có qui luật 1-4-5, sẽ bàn ở dưới, tuy vậy mình khuyên bạn dùng qui luật 1-6-8 trong thời gian đầu.