Trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt làm thế nào năm 2024

Sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, việc theo dõi và chăm sóc bé là rất cần thiết. Trẻ có thể xuất hiện các phản ứng gì sau tiêm? Mẹ nên chăm sóc bé như thế nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Những phản ứng thường gặp của trẻ

Sốt

Đây được xem là phản ứng phổ biến nhất. Sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, các bé thường bị sốt nhẹ. Thông thường cơn sốt sẽ tự hết và không kéo dài quá 2 ngày. Tốt nhất mẹ nên kiểm tra thân nhiệt của trẻ khoảng 2 – 3 giờ/lần hoặc 15-30 phút/lần. Nếu trẻ sốt cao sau khi tiêm phòng (sốt trên 38,5 độ C) mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt (dạng đường uống hoặc đặt hậu môn). Trong trường hợp trẻ chỉ sốt nhẹ không quá 38 độ C, có thể chườm ấm cho trẻ, nới lỏng quần áo cho bé nhanh hạ sốt.

Sưng, đau tại chỗ tiêm

Hiện tượng sưng, đỏ, đau khi sờ vào chỗ tiêm sẽ tự khỏi sau vài ngày. Mẹ không nên bôi hay chườm bất cứ thứ gì lên chỗ tiêm của bé, kể cả chườm đá hay chườm nóng. Nếu trong trường hợp bé quấy khóc và khó chịu, mẹ có thể dùng thêm thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol cho bé.

Trường hợp hiếm xảy ra có thể xuất hiện vết bầm tím ngay chỗ tiêm, nhất là ở trẻ có bệnh lý về máu hoặc giảm tiểu cầu. Trước khi tiêm phòng cho trẻ, mẹ nên lưu ý đưa bé đi khám sàng lọc để có thể đưa ra biện pháp phù hợp.

Trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt làm thế nào năm 2024

Bé có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm

Phát ban, nổi mụn nước

Trường hợp phát ban hay xảy ra sau khi tiêm phòng sởi, quai bị, rubella sau 5-12 ngày. Nếu bé tiêm vắc xin phòng thủy đậu thì sau khoảng 3-4 tuần có thể xuất hiện mụn nước trên da như thủy đậu. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và tự biến mất sau 1 – 2 ngày.

Nhìn chung nếu thấy trẻ bị sốt sau khi tiêm hay có một số phản ứng phụ ở mức độ nhẹ thì bé thường cảm thấy khó chịu, quấy khóc hoặc ăn uống kém hơn bình thường một chút. Điều này bố mẹ không cần lo lắng quá nhiều nhưng nếu có phản ứng mức độ nặng hơn thì rất có thể trẻ bị sốc phản vệ. Tốt nhất sau khi tiêm phòng cho trẻ xong, mẹ và bé cùng ở lại điểm tiêm chủng để được theo dõi phản ứng trong vòng 30 phút. Nếu không có vấn đề gì có thể ra về và tiếp tục theo dõi bé tại nhà tối thiểu trong vòng 24 – 48 giờ sau đó.

Trong quá trình theo dõi tại nhà, mẹ cần chú ý các vấn đề bao gồm:

  • Thân nhiệt của bé: Có sốt không? Sốt nhẹ hay cao?
  • Bé có mệt mỏi, khó chịu không?
  • Tình trạng ăn, ngủ bình thường không?
  • Nhịp thở của bé: có thở nhanh hay khó thở không?
  • Có dấu hiệu phát ban không? Nhiều hay ít?
  • Vết tiêm có bị sưng tấy, đau nhức hay không?
  • Sau khi tiêm chủng, mẹ vẫn cho bé ăn uống, bú sữa đủ cữ như bình thường.
  • Nếu trẻ còn bú mẹ, nên cho bé bú nhiều hơn 1 chút. Với trẻ lớn có thể cho bé uống thêm nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu và cho bé nghỉ ngơi nếu bé thấy mệt mỏi, khó chịu sau khi tiêm.

Trẻ sơ sinh bị sốt có nên tắm không? Bố mẹ có thể lau người cho bé bằng nước ấm để đảm bảo cơ thể bé được vệ sinh sạch sẽ.

Trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt làm thế nào năm 2024

Theo dõi các biểu hiện của bé sau khi tiêm

Chú ý theo dõi các biểu hiện bất thường (nếu có) của trẻ vào ban đêm.

Làm gì khi thấy trẻ sốt? Đầu tiên mẹ nên đo thân nhiệt, cho bé mặc quần áo mỏng, lau người bé bằng khăn nhúng nước ấm (sử dụng nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1-2 độ C). Có thể dùng thêm thuốc hạ sốt nếu bé sốt cao trên 38,5 độ C như thuốc paracetamol, ibuprofen. Có nên hạ sốt cho trẻ bằng chanh? Mẹ lưu ý sử dụng chanh đắp lên da chỉ là phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng, thậm chí sử dụng chanh tươi trực tiếp có thể làm bé bị dị ứng, ngứa rát do nồng độ axit trong chanh khá cao.

Hạn chế động vào vết tiêm của bé, nhất là khi bế bé cần tránh tì vào chỗ tiêm làm bé đau, khó chịu.

Trên đây là những thông tin mẹ cần biết về tiêm phòng cho trẻ sơ sinh. Tuy có một số phản ứng nhất định nhưng đây là điều hoàn toàn bình thường và có thể tự khỏi. Hy vọng qua bài viết này mẹ đã hiểu hơn về tiêm phòng cho trẻ và đừng quên đưa bé đi tiêm đúng lịch nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/vac-xin/kien-thuc-tiem-chung/cham-soc-tre-sau-khi-tiem-phong/

, cả nước ghi nhận ghi nhận 2.420 trường hợp phản ứng thông thường và 06 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Về phản ứng thông thường sau tiêm chủng: ghi nhận các trường hợp phản ứng tại chỗ (sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm), sốt <39 0C cả trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ.

Về tai biến nặng sau tiêm chủng: Trong quý I năm 2018, cả nước ghi nhận 06 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng và không có trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin trong tiêm chủng dịch vụ.

Trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt làm thế nào năm 2024

Bên cạnh các tai biến nặng sau tiêm chủng, cũng có những phản ứng sau tiêm chủng nhẹ có thể xảy ra làm cho các bậc cha mẹ lo lắng về tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu phụ huynh không được trang bị các kiến thức về theo dõi và chăm sóc cho trẻ sau tiêm chủng sẽ làm tình trạng của trẻ nặng hơn.

Loại Vắc xin Các phản ứng thường gặp sau tiêm Vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinhĐau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, buồn nôn, đau cơ hoặc khớp.DTPaSốt nhẹ: đỏ, đau nhức và sưng tại chỗ bị tiêm.HibSưng, tấy đỏ và đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ.Bại liệt (OPV)Nhức đầu nhẹ, đau nhức cơ,tiêu chảy nhẹ.Sởi, quai bị, rubella Phản ứng thường xảy ra 7 – 12 ngày sau khi tiêm. Mệt mỏi, sốt nhẹ, phát ban nhẹ, sưng hạch.Viêm màng não CĐau, sưng đỏ tại chỗ tiêm, sốt, khó chịu, chán ănThuỷ đậuĐỏ tại chỗ tiêm, đau hoặc sưng tấy, sốt, phát ban nhẹ 10-21 ngày sau khi tiêm.IPVSốt, khóc, chán ăn, đau, sưng, đỏ tại chỗ tiêm.Phế cầu khuẩnĐỏ, đau tại chỗ tiêm hoặc sưng, sốt nhẹ, buồn ngủ, cáu gắt.Quinvaxem, Infranrix, PentaximSốt, sưng đỏ chỗ tiêm, có thể tự khỏi sau 1-2 ngày

Cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng:

Trẻ sốt sau tiêm vắc xin:

Trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt làm thế nào năm 2024
Sốt là phản ứng thường gặp ở cơ thể trẻ sau khi tiêm chủng. Tuy nhiên khi trẻ bị sốt, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của trẻ 2-3 giờ/ lần. Nếu thấy trẻ sốt trên 38,5 độ cần cho bé uống thuốc hạ sốt, còn ở dưới mức này mẹ chỉ cần theo dõi và chườm ấm cho trẻ.

Lưu ý:

  • Khi trẻ bị sốt nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, dễ thoát nhiệt.
  • Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn hoặc uống nhiều nước.
  • Cho bé ăn đồ ăn lỏng hơn thường ngày và dễ tiêu.
  • Cách chườm ấm để hạ sốt cho trẻ:

Trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt làm thế nào năm 2024
Sử dụng khăn nhúng vào nước ấm, mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cách cho khuỷu tay xuống chậu nước nếu thấy giống nước tắm là được. Sau đó vắt khăn cho ráo nước, 2 khăn đặt ở hai hõm nách, 2 khăn ở bẹn còn 1 khăn lau xung quanh người. Cứ 2-3 phút lại thay khăn 1 lần. Theo dõi nhiệt độ nước, khi nào nước không còn ấm thì cho thêm nước nóng. Cách 15 phút kiểm tra lại nhiệt độ, ngừng lau khi nào nhiệt độ cơ thể bé xuống dưới 38 độ. Sau đó lau khô người mặc lại quần áo mỏng cho bé.

  • Không dùng nước lạnh, tắm nước đá hay lau mát cho trẻ bằng rượu…
  • Uống thuốc hạ sốt với liều lượng là 10 mg đến tối đa là 15mg/kg cho mỗi lần uống. Sau 30 phút dùng thuốc kiểm tra lại nhiệt độ của trẻ. Nếu trẻ còn sốt thì cho uống thuốc hạ sốt sau 4-6 giờ và không quá 60mg/kg/24h. Ví dụ như bé 10kg liều dùng từ 100-150mg.

Xử trí khi bé bị sưng đỏ sau tiêm phòng vắc xin:

Trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt làm thế nào năm 2024
Một số trẻ em do cơ địa quá nhạy cảm vùng da tiêm phòng sẽ bị sưng đỏ và nổi cục cứng. Tình trạng này ở trẻ có thể kéo dài từ 6-8 tiếng. Mẹ có thể lấy một miếng gạc lạnh để chườm mát cho trẻ để trẻ thấy dễ chịu. Mẹ chỉ nên chườm trong khoảng 15 – 20 phút.. Sau 24 giờ tiếp theo, có thể chườm nóng để vết sưng tấy mau biến mất, tạo điều kiện cho da trao đổi với môi trường bên ngoài để nhanh chóng phục hồi.

Một số người đưa ra mẹo xát chanh hoặc đắp một lát khoai tây mỏng vào chỗ tiêm để giảm sưng tấy cho trẻ. Tuy nhiên, các mẹ cần thận trọng vì làn da của trẻ rất nhạy cảm, làm như vậy có thể gây tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm. Với trường hợp trẻ bị sưng to, xuất hiện hạch kéo dài nhiều tuần thì nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám.

Sau khi tiêm xong nếu trẻ có quấy khóc liên tục thì cha mẹ cần xử trí như thế nào?

Trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt làm thế nào năm 2024
Sau khi tiêm phòng, các mẹ nên ở lại cơ sở y tế từ 15-30 phút thời theo dõi xem trẻ có gặp phản ứng sau tiêm không. Theo dõi trẻ trong vòng 12 giờ sau tiêm, nếu trẻ chỉ có biểu hiện quấy khóc thì đây là dấu hiệu bình thường.

Còn nếu trẻ vẫn khóc liên tục hơn 3 tiếng đồng hồ, trong vòng 2 ngày sau khi tiêm chủng kèm theo bỏ bú, biếng ăn, mệt mỏi, không ngủ, da khô thì nên đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.

Phát ban, nổi mề đay Phản ứng này xảy ra sau khi trẻ được tiêm mũi sởi, quai bị hay thủy đậu. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên lo lắng vì chúng sẽ biến mất sau 1 – 2 ngày.