Trách nhiệm của đảng viên và cấp ủy về xây dựng và quản lý hồ sơ đảng viên đối với đảng viên:

Trách nhiệm của đảng viên và cấp ủy về xây dựng và quản lý hồ sơ đảng viên đối với đảng viên:
Đảng ủy Khối Dân - Chính - Đảng TPHCM tổ chức lễ kết nạp đảng viên. (Ảnh minh họa. Nguồn: Thanhuytphcm.vn)

(Thanhuytphcm.vn) - Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, ngày 10/5/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Phải xác định rõ tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng ở cơ sở, có vị trí rất quan trọng trong hệ thống tổ chức của Đảng”. Từ đó, Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Đội ngũ đảng viên có vai trò trực tiếp và là nhân tố cơ bản quyết định năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, đảng viên, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng…”.

Thực tiễn cũng như lý luận cho thấy, công tác xây dựng tổ chức đảng nói chung và tổ chức đảng ở cơ sở nói riêng có vai trò, trách nhiệm rất lớn của từng đảng viên.

Trước hết, đó là việc thực hiện đúng nguyên tắc, đầy đủ các nhiệm vụ của người đảng viên. Đây là yêu cầu mang tính bắt buộc đối với mỗi đảng viên mà không thể viện lý do để từ chối hoặc thực hiện không đầy đủ. Chẳng hạn, trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, mỗi đảng viên cần mạnh dạn thể hiện quan điểm, chính kiến của mình, nhất là với các vấn đề liên quan đến việc bảo đảm tính nguyên tắc trong sinh hoạt và tổ chức của chi bộ. Tức là đảng viên không thể thụ động trong việc nắm bắt các nguyên tắc, không thể đợi mời mới phát biểu… mà phải chủ động tham gia vào các công việc chung của tổ chức đảng. Hay trong việc thực hiện các phân công cụ thể, đảng viên phải nỗ lực hoàn thành ở mức cao, không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu chung của đơn vị mà còn làm gương cho quần chúng; không thể viện dẫn các lý do riêng để thoái thác hoặc bao biện cho việc chưa hoàn thành nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, mỗi đảng viên phải tích cực tham gia vào việc xây dựng nghị quyết, kế hoạch triển khai nghị quyết, định hướng hoạt động cùng các công tác xây dựng tổ chức đảng… của chi bộ và của đơn vị. Thực tế cho thấy, có một số đảng viên thụ động, ít mạnh dạn đề xuất các giải pháp, không có nhiều sáng kiến để thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị hay công tác xây dựng Đảng của chi bộ, mà thường chỉ đơn giản đồng ý với các ý kiến của cấp ủy, của bí thư chi bộ, trừ khi có liên quan trực tiếp đến lợi ích của bản thân. Trong khi đó, vai trò lãnh đạo của chi bộ thể hiện tính chất tập thể rõ nét, luôn cần phát huy trí tuệ của tất cả các đảng viên, nhằm góp phần thể hiện ý chí và trí tuệ tập thể. Không chỉ vậy, sự chủ động và tích cực tham gia còn góp phần làm cho đảng viên nâng cao trách nhiệm và có thêm cơ hội trau dồi kiến thức, kỹ năng về các vấn đề có liên quan đến nội dung đề xuất.

Không chỉ vậy, các đảng viên cần thể hiện tính kỷ luật, tính đảng đối với các vấn đề mang tính tranh đấu, ngay trong nội bộ. Thí dụ, thấy bí thư, cấp ủy viên có biểu hiện áp đặt, thiếu tôn trọng ý kiến của tập thể, thì cần phải thẳng thắn nêu ý kiến, vận dụng các quy định và sức mạnh tập thể để trao đổi, thậm chí phải đấu tranh để khắc phục tình trạng đó. Hoặc phát hiện đảng viên sử dụng mạng xã hội đưa những nội dung chưa phù hợp thì cần trực tiếp góp ý, trao đổi, cần thiết có thể báo cáo với cấp ủy để có biện pháp uốn nắn, giáo dục; trong trường hợp đặc biệt thì còn phải đưa ra tập thể xem xét, chấn chỉnh. Điều này yêu cầu đảng viên không được xuê xoa, cầu an, thỏa hiệp, nhất là với các vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu… của tổ chức đảng.

Ngoài ra, trong điều kiện cụ thể, từng đảng viên có thể tham gia một số hoạt động phong trào hoặc nâng cao để góp phần giúp tổ chức đảng tham gia các sinh hoạt chính trị do cấp trên tổ chức hoặc để giành thành tích đặc biệt trong các cuộc vận động. Chẳng hạn, đảng ủy cấp trên cơ sở tổ chức cuộc thi bí thư chi bộ giỏi, với thành phần dự thi là bí thư, phó bí thư, cấp ủy viên, người được quy hoạch các chức danh trên từ các tổ chức đảng cơ sở và trực thuộc, thì cần những đồng chí mạnh dạn và tích cực tham gia. Đây là dịp để học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng, đồng thời có thể đem lại những thành tích của tổ chức đảng, có thể giúp được đánh giá các mức độ hoàn thành nhiệm vụ cao trong năm cho cả tổ chức đảng và cá nhân.

Sau cùng, từng đảng viên còn phải nỗ lực tham gia vào việc duy trì thành tích đã đạt được hoặc phấn đấu nâng cao chất lượng hoàn thành nhiệm vụ theo từng năm. Chẳng hạn, đối với tổ chức đảng đã được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm trước thì năm sau phải phấn đấu giữ vững thành tích đó. Đương nhiên, ở đây không phải chạy theo thành tích hoặc cố giữ thành tích bằng mọi giá mà chính đó là một mục tiêu quan trọng để nỗ lực, bởi bên cạnh việc khẳng định kết quả năm trước là xứng đáng còn có ý nghĩa hướng đến các thành tích cao hơn, như tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh tiêu biểu hoặc là tổ chức đảng xuất sắc 5 năm liền… Ở trường hợp ngược lại, nếu tổ chức đảng chỉ được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ thì cả tập thể cần phải phấn đấu quyết liệt để nâng chất đánh giá, trong đó chú ý khắc phục triệt để các hạn chế, yếu kém của năm trước, cả phía tổ chức đảng lẫn phía cá nhân đảng viên. Trong đó, nếu có đảng viên có khuyết điểm, chưa hoàn thành nhiệm vụ hoặc có vấn đề cần chấn chỉnh thì cả tổ chức đảng phải giúp đỡ đảng viên đó vươn lên, đồng thời không để hạn chế đó “lây lan” đến đảng viên khác…

Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn gợi ý nhiều giải pháp quan trọng như nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng phải gắn liền với xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phải lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ sở và sự hài lòng của nhân dân làm thước đo năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; thường xuyên kết hợp giữa xây dựng cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh với củng cố, chấn chỉnh cơ sở đảng yếu kém; coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải đi đôi với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu, vai trò tiên phong, gương mẫu trong sinh hoạt đảng; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; coi trọng chất lượng phát triển đảng viên, chú trọng hơn nữa đến việc rèn luyện, bồi dưỡng quần chúng, đối tượng cảm tình đảng, trước khi vào Đảng phải thực sự là những quần chúng ưu tú không chỉ về năng lực công tác mà phải thực sự tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức, lối sống, có động cơ trong sáng; thường xuyên rà soát, sàng lọc, kịp thời và kiên quyết đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng…

Suy cho cùng, các giải pháp này gắn liền với từng tổ chức đảng ở cơ sở, đồng thời gắn với từng đảng viên, bởi nếu các đảng viên không tham gia hoặc vai trò, trách nhiệm của từng đảng viên không được phát huy thì các giải pháp nêu trên cũng sẽ rất khó thực hiện đầy đủ.

Vân Tâm

Tin liên quan

Trách nhiệm của đảng viên và cấp ủy về xây dựng và quản lý hồ sơ đảng viên đối với đảng viên:

Nhiệm vụ của đảng viên gồm những gì?

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Đảng viên là ai?

Theo khoản 1 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam thì đảng viên là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân;

Chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

2. Nhiệm vụ của đảng viên gồm những gì?

Nhiệm vụ của đảng viên theo Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định như sau:

- Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.

- Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. 

Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.

- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; 

Tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.

3. Quyền của đảng viên

Theo Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định về quyền của đảng viên như sau:

- Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.

- Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

- Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.

- Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.

Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.

4. Quy định về đảng viên phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Quy định về đảng viên phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo Hướng dẫn 01-HD/TW ngày 28/9/2021 như sau:

- Nhiệm vụ được giao bao gồm:

+ Nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định.

+ Nhiệm vụ do tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phân công.

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là hoàn thành có chất lượng, hiệu quả và bảo đảm thời gian theo quy định.

- Phân công công tác cho đảng viên là việc giao cho đảng viên những nhiệm vụ thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ như: 

+ Xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh; phát triển đảng viên; 

+ Xây dựng chính quyền, đoàn thể vững mạnh; 

+ Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; 

+ Bảo đảm an ninh, trật tự; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội…

Chi bộ có trách nhiệm giúp đỡ, kiểm tra, giám sát đảng viên thực hiện, đưa vào nội dung đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm. Đảng viên được phân công có trách nhiệm báo cáo với chi bộ theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu. Cấp ủy cấp trên thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và rút kinh nghiệm.

- Việc đánh giá kết quả hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao căn cứ vào kiểm điểm công tác theo định kỳ hằng năm của đảng viên ở chi bộ; nhận xét của cấp ủy, chính quyền hoặc cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc, ban chấp hành đoàn thể chính trị - xã hội (nơi đảng viên là thành viên tham gia các tổ chức đó) thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ.

>>>Xem thêm: Sinh hoạt chi bộ và những điều đảng viên cần biết

Quốc Đạt

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .