Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm nỗi thương mình

Đọc kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, người đọc như được dõi theo từng bước chân trên chặng đường cuộc đời của nàng Kiều tài sắc vẹn toàn mà bạc mệnh, cùng vui về mối tình đẹp Kim Kiều, cảm thương trước hành động bán mình để chuộc cha của nàng, rồi đồng cảm xót thương khi Kiều phải vào chốn lầu xanh ô nhục. Tất cả những điều ấy là nhờ vào tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du đã để lại cho nền văn học nước nhà một tuyệt tác văn chương. Đoạn trích Nỗi thương mình trích trong Truyện Kiều là những câu thơ mà Nguyễn Du dành cho nhân vật chính trong tác phẩm của mình là nàng Kiều lên tiếng tự xót thương cho số phận đau đớn tủi nhục của mình sau khi bị mắc lừa Sở Khanh và bị Tú Bà đẩy vào chốn lầu xanh sống cuộc đời nhơ nhớp, ô nhục.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • MB1
  • MB2
  • MB3
  • MB4
  • MB5

MB1

"Nỗi thương mình" (Truyện Kiều) là một đoạn trích thể hiện khá rõ tài năng nghệ thuật độc đáo, cái nhìn vượt thời đại và đặc biệt tinh thần nhân đạo mới mẻ của đại thi hào nguyễn Du. Đoạn trích chỉ vỏn vẹn hai mươi câu, từ câu 1229 đến câu 1248, cho thấy tâm trạng đau đớn, tủi nhục, nỗi cô đơn, thương thân trách phận và ý thức sâu sắc về thân phận bất hạnh của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh.

MB2

Đại thi hào Nguyễn Du đã đóng góp viên ngọc sángTruyện Kiềucho nền văn học Việt Nam. Lật dở từng trang truyện Kiều giống như từng chặng đường đời của người con gái hồng nhan bạc mệnh thân phận chịu nhiều đau thương, mất mát. Đoạn trích Nỗi thương mình là đoạn trích bi ai nhất về nàng Kiều khiến người đọc không khỏi xót xa.

MB3

Trong dòng chảy văn học trung đại, mỗi nhà văn, nhà thơ đều góp phần làm nên diện mạo của nền văn học Việt Nam qua nhiều tác phẩm xuất sắc thuộc nhiều thể loại khác nhau. Và khi nhắc đến Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, bạn đọc mọi thế hệ không thể không nhắc tới tác phẩm Truyện Kiều. Đọc những trang Kiều, người đọc như thấm thía nỗi đau mà Kiều phải chịu đựng nhưng ẩn sau đó chính là vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nàng. Có thể nói, đoạn trích Nỗi thương mình, trích từ câu 1229 đến câu 1248 là một minh chứng tiêu biểu cho điều đó.

MB4

Đọc kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, người đọc như được dõi theo từng bước chân trên chặng đường cuộc đời của nàng Kiều tài sắc vẹn toàn mà bạc mệnh, cùng vui về mối tình đẹp Kim Kiều, cảm thương trước hành động bán mình để chuộc cha của nàng, rồi đồng cảm xót thương khi Kiều phải vào chốn lầu xanh ô nhục. Tất cả những điều ấy là nhờ vào tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du đã để lại cho nền văn học nước nhà một tuyệt tác văn chương. Đoạn trích Nỗi thương mình trích trong Truyện Kiều là những câu thơ mà Nguyễn Du dành cho nhân vật chính trong tác phẩm của mình là nàng Kiều lên tiếng tự xót thương cho số phận đau đớn tủi nhục của mình sau khi bị mắc lừa Sở Khanh và bị Tú Bà đẩy vào chốn lầu xanh sống cuộc đời nhơ nhớp, ô nhục.

MB5

Đoạn trích Nỗi thương mìnhlà tâm trạng xót xa, ê chề của nàng Kiều khi rơi vào hoàn cảnh éo le đầy nhục nhã tại lầu Ngưng Bích và bắt đầu những ngày tháng trở thành kỹ nữ, chứng kiến cảnh mua vui trụy lạc, mà rớt nước mắt xót thương Đau đớn thay cho phận đàn bà/Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Nguồn: Sưu tầm