Tối thiểu và tối đa là gì

Tiền lương là nguồn thu nhập để đảm bảo cuộc sống không chỉ cho người lao động mà còn cho các thành viên trong gia đình của họ. Tiền lương của người lao động được trả trên cơ sở thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó, tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định là ở từng thời kỳ là cơ sở để các bên thỏa thuận, việc xác định tiền lương cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào tiền lương tối thiểu, bởi lẽ, khi xác định lương tối thiếu nhà nước đã xem xét tình hình kinh tế xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất cho người lao động.

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật lao động 2019;

– Nghị định 90/2019?NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

– Tiền lương là gì?

Điều 90, Bộ luật lao động giải thích: Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

– Tiền lương tối thiểu là gì?

Dưới góc độ lý luận, tiền lương tối thiếu được hiểu là từ ghép của hai cụm từ “tiền lương” và “tối thiểu”, thuật ngữ tối thiểu theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học định nghĩa là “ít nhất, không thể ít hơn được nữa”, từ đó lương tối thiểu được hiểu là “tiền lương ít nhất trả định kỳ cho người lao động” hay “tiền công ít nhất mà người lao động được nhận định kỳ”

Bộ luật lao động 2019 cũng đã đưa ra định nghĩa về tiền lương tối thiểu như sau: Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.

Xem thêm: Quy định về lề đường tối thiểu? Quy định hành lang an toàn giao thông?

– Bản chất của lương tối thiểu:

Bản chất kinh tế: là sự tác động qua lại của hai yếu tố:

1. Cơ sở xác đinh lương tối thiểu- mức độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát tiền tệ, nhằm tạo được mức lương tối thiểu có sự ổn định trong một thời gian, duy trì được sự ổn định xã hội; tạo ra mức sống tương đối đồng đều giữa các khu vực dân cư;

2. Chính sách chi ngân sách quốc giá (với khu vực công) hoặc cung cầu lao động (khu vực tư).

Bản chất pháp lý: là sự thể chế hóa bản chất kinh tế của lương tối thiểu. Có nghĩa là, pháp luật trên cơ sở mức độ phát triển kinh tế, các yếu tố khác mà luật hóa quy định về lương tối thiểu. Lương tối thiểu mang bản chất pháp lý bởi đó là thuật ngữ pháp lý, được pháp luật quốc gia quy định, thiết lập căn cứ để các chủ thể trong quan hệ lao động làm cơ sở thực hiện. Đồng thời, có các biện pháp bảo vệ và bảo đảm thực hiện, nếu lương tối thiểu không được bảo đảm, thì sẽ có cơ chế xử phạt và buộc phải thực hiện đúng.

– Đặc điểm của lương tối thiểu.

Lương tối thiểu là khoản tiền nhỏ nhất mà người lao động có thể được hưởng, vì đây là khoản tiền được xác định để lấy làm trung tâm cho sự thỏa thuận về lương chính thức của người lao động.

Lương tối thiểu là giá cả của sức lao động trong những điều kiện bình thường nhất, tương ứng với trình độ của người sử dụng lao động ở mức thấp nhất. Đặc điểm này chịu sự tác động của quy luật giá cả, giá trị hàng hóa sức lao động của người lao động như thế nào thì mức lương của họ làm những công việc nhất định trong điều kiện bình thường tương ứng như vậy.

Xem thêm: Điều kiện về diện tích tối thiểu khi tách thửa đất nông nghiệp

Về mặt kinh tế, lương tối thiếu đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động  và những người trong gia đình họ. Việc gắn nhu cầu của người lao động và những người phụ thuộc vào họ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, xác định được bản chất, sự ưu việt về chế độ tiền lương tối thiểu, thể hiện sự phát triển và tiến bộ của các quốc gia, đồng thời thể hiện sự tiến bộ trong chính sách phân phối thu nhập.

Lương tối thiểu chịu sự ảnh hưởng của tình hình kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ. Đặc điểm này xuất phát tự bản chất kinh tế của lương tối thiểu, quy định về lương tối thiểu phụ thuộc vào tình hình tăng trưởng kinh tế, tình hình lạm phát,…

– Vai trò của lương tối thiểu.

Lương tối thiểu có vai trò vô cùng quan trọng, là cơ sở xác định tiền lương cho người lao động; là cơ sở xác định các chế độ phụ cấp theo lương;  là cơ sở phản ánh mặt bằng giá trị hàng hóa sức lao động của từng quốc gia; đánh gía sự phát triển nền kinh tế quốc gia; là một yếu tố tham khảo để xây dựng chuẩn nghèo cho từng quốc gia.

– Căn cứ điều chỉnh mức lương tối thiểu:

Theo Khoản 3, điều 91 Bộ luật lao động 2019. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp

– Phân loại mức lương tối thiểu.

– Theo khu vực hưởng: lương tối thiểu đối với người lao động là trong khu vực công; lương tối thiểu đối với người lao động làm việc ngoài khu vực công.

Xem thêm: Yêu cầu số lượng nhà thầu tối thiểu đối với các hình thức lựa chọn nhà thầu

– Theo chủ thể trả lương: lương tối thiểu do nhà nước quy định; lương tối thiểu do người  sử dụng lao động quy định; lương tối thiểu do Hiệp hội các nhà sản xuất, kinh doanh quy định,…

– Theo ngành nghề: lương tối thiểu dành cho nhóm ngành nông nghiệp nhóm ngành khai khoáng, nhóm ngành hóa chất, nhóm ngành xây dựng,..

– Theo loại công việc: lương tối thiểu dành cho người lao động trong lĩnh vực lọc hóa dầu, trong lĩnh vực thăm dò dầu khí; lương tối thiểu dành cho công nhân trực tiếp thi công tại các công trình, kỹ sư quản lý, giám sát công trình,…

– Theo điều kiện kinh tế-xã hội áp dụng lương tối thiểu: lương tối thiểu đối với khu vực có điều kiện kinh tế xã hội phát triển; lương tối thiểu đối với khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; lương tối thiểu đối với vùng đồng bằng, trung du, miền núi; lương tối thiểu đối với người lao động trong khu chế xuất, khu công nghiệp.

– Theo hình thức trả lương: lương tối thiểu theo thời gian; lương tối thiểu theo sản phẩm; lương tối thiểu theo năng suất lao động.

Tiền lương tối thiểu trong Tiếng Anh là “Minimum wages”.

2. Mức lương tối thiểu vùng áp dụng như thế nào?

Khoản 2, Điều 91 Bộ luật lao động 2019 xác định mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng giờ.

Mức lương tối thiểu vùng được quy định cụ thể tại Nghị định 90/2019?NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, theo đó:

Xem thêm: Diện tích tối thiểu tách thửa tại huyện Củ Chi năm 2022

Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng

1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 5. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Xem thêm: Mức lương tối thiểu vùng, cơ sở tại Bắc Ninh là bao nhiêu?

1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:

a) Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90-CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;

b) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;

c) Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;

d) Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;

Xem thêm: Số lượng nhà thầu tối thiểu tham gia dự thầu

đ) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;

e) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;

g) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;

h) Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

3. Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp