Tiểu luận về văn hóa ứng xử của hàn quốc năm 2024

  • 1. GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---- LĂNG THỊ HIỀ VĂN HÓA QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC Ở VIỆT NAM (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI MINH HÀN) TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG WEBSITE: LUANVANTRUST.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: [email protected] LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC QUẢN LÝ
  • 2. GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----- LĂNG THỊ HIỀN VĂN HÓA QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC Ở VIỆT NAM (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI MINH HÀN) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC QUẢN LÝ MÃ SỐ: ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN CHIỀU Hà Nội, 2015
  • 3. ƠN ....................................................................................................... 2 PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 3 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 16 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP VÀ VĂN HÓA QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC Ở VIỆT NAM ..................................................................................................... 16 1.1. Văn hóa quản lý doanh nghiệp ............................................................. 16 1.1.1. Kháiniệm ...................................................................................... 16 1.1.2. Nhữngyếu tố cấu thành văn hóa quản lý doanh nghiệp ............. 24 1.1.3 Cácnhân tố tác động đến văn hóa quản lý doanh nghiệp............ 34 1.2. Khái quát chung về văn hóa quản lý doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam ............................................................................................................. 36 1.2.1. Đặcđiểm của doanh nghiệp Hàn Quốctại Việt Nam. .................. 36 1.2.2. Đặctrưng trong văn hóa quản lý doanh nghiệp Hàn Quốcở Việt Nam ......................................................................................................... 38 Kết luận Chương 1:................................................................................. 43 CHƢƠNG 2. NHẬN DIỆN VĂN HÓA QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC TẠI CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI MINH HÀN ...................... 45 2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Thƣơng mại Minh Hàn ......................... 45 2.1.1. Lịch sử hình thành pháttriển, lĩnh vực kinh doanh và quy mô công ty ..................................................................................................... 45 2.1.2. Cơcấu tổ chức công ty TNHH Thương mạiMinh Hàn ................ 47 2.1.3. Nguồnnhân lực công ty TNHH Thương mạiMinh Hàn .............. 50 2.2. Nhận diện văn hóa quản lý của công ty TNHH Thƣơng Mại Minh Hàn ..................................................................................................................... 52 2.2.1. Triết lý quản lý doanh nghiệp của công ty TNHH Thương Mại Minh Hàn ................................................................................................. 52 2.2.2. Phongcách quản lý “Ko Sang Ku” .............................................. 62 0
  • 4. hóa quản lý tại công ty TNHH Thương mạiMinh Hàn..................................................................................................74 Kết luận Chương 2............................................................................77 CHƢƠNG 3. KINH NGHIỆM VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC NHÀ QUẢN LÝ TRONG VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. ........................................................79 3.1. Kinh nghiệm từ việc xây dựng văn hóa quản lý doanh nghiệp từ công ty TNHH Thƣơng mại Minh Hàn. .........................................................79 3.1.1. Bàihọc từ tấm gương về giá trị người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp. .............................................................................................79 3.1.2. Nhữngbàihọc trong xây dựng:sứ mệnh doanh nghiệp, nhânviên chuyên nghiệp, mởrộng thương hiệu và chuyển đổi chế độ quản lý “gia đình trị” sang quản lý hiện đại. .........................................................81 3.2. Một vài khuyến nghị đối với các nhà quản lý trong việc xây dựng văn hóa quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay......................................83 3.2.1. Cần tiếp tục nâng caohệ giá trị của doanh nhân ViệtNam trong thời kỳ hội nhập................................................................................83 3.2.2. Cần tiếp tục xây dựng đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, ủy quyền trong quản lý dần thoát khỏi mô hình “quản lý gia đình trị” cho các doanh nghiệp....................................................................................88 3.2.3. Cần tiếp tục xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. ..............89 Kết luận Chương 3:...........................................................................92 KẾT LUẬN..................................................................................................94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................96 PHỤ LỤC .................................................................................................. 100 1
  • 5. xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Khoa Khoa học quản lý, trƣờng Đại học học Khoa học xã hội và nhân văn, các quý Thầy cô đã giúp tôi trang bị tri thức, tạo điều kiện môi trƣờng thuận lợi nhất trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn tới Tiến sĩ Nguyễn Văn Chiều, đã luôn quan tâm và tận tình hƣớng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện này. Xin chân thành cảm ơn phòng nhân sự và nhân viên công ty TNHH Thƣơng mại Minh Hàn đã cung cấp nguồn tài liệu, tƣ liệu hữu ích giúp tôi hoàn thành Luận văn của mình. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới gia đình và những ngƣời bạn đã luôn động viên hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành Luận văn của mình. Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2015 Lăng Thị Hiền 2
  • 6. . Lý do nghiên cứu Với xu thế toàn cầu hóa, khi mà các quốc gia dƣờng nhƣ không còn “biên giới”, việc tồn tại những công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia trở thành một điều tất yếu. Một trong những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đó là sự khác biệt giữa các nền văn hóa của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia trên thế giới, điều này yêu cầu mỗi công ty muốn thành công trong lĩnh vực kinh doanh cần phải có sự hiểu biết về văn hóa của từng đất nƣớc. Vì thế “Quản lý xuyên văn hóa” trở thành chủ đề đƣợc đặc biệt quan tâm. Ban đầu, văn hóa đƣợc các nhà quản lý sử dụng nhƣ một động lực nâng cao hiệu quả hoạt động, dần dần, trong hoạt động thực tiễn của các tổ chức đã từng bƣớc hình thành nên những đặc trƣng văn hóa trong quản lý. Mặt khác, dù có định nghĩa nhƣ thế nào về bản chất của quản lý thì chúng ta vẫn phải thống nhất với nhau rằng, quản lý là một hoạt động đặc biệt và nó gắn với con ngƣời, do đó văn hóa cũng không thể không bao trùm nên vấn đề này. Văn hóa quản lý là một bộ phận trong hệ thống văn hóa nói chung. Đối với doanh nghiệp việc xây dựng văn hóa quản lý sẽ góp phần to lớn trong việc quản lý các vấn đề khác trong doanh nghiệp, cũng góp phần tạo dựng nên bản sắc của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Việt Nam hiện nay, cùng với chính sách mở cửa hội nhập và sự thay đổi trong chính sách đầu tƣ, đã thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp nƣớc ngoài đến khai thác, làm ăn. Một trong những quốc gia có sự đầu tƣ lớn vào Việt Nam phải kể đến đó là Hàn Quốc. Hiện nay, Việt Nam đang đƣợc xem là một “cứ điểm” quan trọng của của các doanh nghiệp Hàn Quốc khi có tới hơn 4.300 doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tƣ với tổng vốn lên tới 43 tỷ USD, trong đó hàng loạt các tên tuổi hàng đầu của nƣớc này đang có mặt ở Việt Nam nhƣ: Lotte, Huyndai, Samsung, LG… Chỉ tính riêng trong 10 tháng năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm của Hàn Quốc tại Việt Nam là hơn 6.2 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng và thay đổi cơ cấu nền kinh tế nhƣ công nghiệp chế biến chế tạo, kinh doanh bất động sản, xây 3
  • 7. thƣơng mại song phƣơng năm 2014 đạt trên 28,8 tỷ USD, riêng 9 tháng năm 2015 đã đạt 27,3 tỷ USD, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 20141 . Sự đầu tƣ mạnh mẽ của các công ty Hàn Quốc trong những năm gần đây đã tác động không chỉ đến sự phát triển kinh tế mà cả văn hóa xã hội của Việt Nam. Sự thành công của cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam có sự đóng góp của nhiều yếu tố khác nhau, song chúng ta dễ nhận thấy một trong những yếu tố đó là những điểm khác biệt trong chính phong cách quản lý của các doanh nghiệp này. Đó là những những điểm đặc sắc trong văn hóa quản lý của doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Đầu tƣ và phát triển trên đất nƣớc Việt Nam, lẽ tất nhiên, các doanh nghiệp Hàn Quốc chịu sự chi phối bởi hệ thống pháp luật, lối sống, văn hóa của Việt Nam. Tuy vây, cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc, vẫn tạo dựng cho mình những nét đặc sắc riêng trong phong cách quản lý, tạo nên những “nét riêng” cho doanh nghiệp mình. Nghiên cứu văn hóa quản lý của doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam, tác giả sẽ hệ thống hóa một cách tổng quát về văn hóa quản lý doanh nghiệp, các yếu tố cấu thành của văn hóa quản lý doanh nghiệp, trình bày sự kết hợp giữa văn hóa Hàn Quốc và văn hóa Việt Nam trong việc tạo dựng một nền văn hóa quản lý doanh nghiệp chung. Làm rõ những nét đặc sắc riêng biệt trong văn hóa quản lý, lãnh đạo của chủ thể là ngƣời Hàn, làm nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp của Hàn Quốc với các doanh nghiệp khác. Cùng với đó là sự tác động hay vai trò của văn hóa quản lý doanh nghiệp đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam. Đồng thời, trong thực tiễn hoạt động, văn hóa quản lý Hàn Quốc cũng có những điểm hạn chế của nó, việc tìm ra những phƣơng hƣớng cải tiến nó cũng sẽ trở thành những gợi ý giúp doanh nghiệp Việt Nam có đƣợc những bài học trong việc xây dựng và nâng cao văn hóa quản lý doanh nghiệp đạt hiệu quả. 1 http://dantri.com.vn/viec-lam/luong-va-moi-truong-dau-tu-noi-lo-khong-moi-cua-doanh-nghiep-han-quoc- 2015111907505924.htm 4
  • 8. Thƣơng mại Minh Hàn là một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tƣ từ Hàn Quốc, khá phát triển trên thị trƣờng Việt Nam. Minh Hàn là công ty phân phối các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu Hàn Quốc tại Việt Nam, trong đó công ty hoạt động trong ba lĩnh vực chính chính, đó là: Thứ nhất là hệ thống siêu thị Kmart chuyên cung cấp những sản phẩm thực phẩm của Hàn Quốc ở Việt Nam; Thứ hai là hệ thống nhà hàng Kfood chuyên cung cấp những món ăn nhanh đặc trƣng của Hàn Quốc ở Việt Nam; Thứ ba là hệ thống Star Korea chuyên cung cấp những mặt hàng chế biến từ sâm Hàn Quốc. Cùng với hệ thống lãnh đạo quản lý chủ yếu là ngƣời Hàn, phong cách làm việc, hoạt động của Minh Hàn mang một đặc điểm riêng. Theo đó, với chức năng giới thiệu văn hóa thực phẩm Hàn Quốc đến Việt Nam, cung cấp các mặt hàng thực phẩm đặc sắc của Hàn Quốc đến với ngƣời tiêu dùng Việt Nam, việc xây dựng văn hóa quản lý doanh nghiệp ở Minh Hàn mang tính chất riêng biệt. Nó không chỉ là sự kết hợp giữa văn hóa Hàn Quốc nói chung và văn hóa Việt Nam mà còn có cả văn hóa thực phẩm Hàn Quốc nói riêng. Những nét đặc sắc trong văn hóa quản lý của công ty góp phần quan trọng vào sự phát triển chung và tạo dựng nên những nét đặc sắc của nền văn hóa doanh nghiệp quản lý nói chung cho công ty TNHH Thƣơng mại Minh Hàn. Vì vậy cũng có thể coi, việc nghiên cứu trƣờng hợp công ty TNHH Thƣơng mại Minh Hàn, chúng ta cũng có thể thấy những nét cơ bản trong văn hóa quản lý doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam. Chính những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Văn hóa quản lý doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam. (Nghiên cứu trường hợp công ty TNHH Thương mạiMinh Hàn)” làm Luận văn cao học chuyên ngành Khoa học quản lý của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề văn hóa và quản lý đã thu hút đƣợc rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu những đề tài chuyên sâu về văn hóa quản lý nói chung và văn hóa quản lý doanh nghiệp đặc biệt là văn hóa quản lý doanh nghiệp Hàn Quốc, lại không đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều. 5
  • 9. những tác phẩm hệ thống làm rõ những vấn đề bản chất, hệ khái niệm, đặc trƣng của văn hóa quản lý. Phần vấn lớn những nghiên cứu trong nƣớc cũng nhƣ ở nƣớc ngoài chủ yếu bàn luận đến các vấn đề về văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh hay những vấn đề chung nhất của văn hóa và quản lý. Những tác phẩm này đã tạo những bƣớc lý thuyết nền tảng cho tác giả thực hiện quá trình nghiên cứu các vấn đề lý luận của đề tài, mặc dù những cách tiếp cận của mỗi nghiên cứu lại khác nhau đƣa ra những định nghĩa không giống nhau. 2.1. Một số công trình nghiên cứu trong nƣớc Với đề tài văn hóa quản lý cũng nhận đƣợc rất nhiều sự nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc. Những nghiên cứu tổng kết về đề tài văn hóa nói chung, những khái luận, đặc trƣng của văn hóa, văn hóa Việt Nam, văn hóa Hàn Quốc cũng đƣợc những nhà nghiên cứu bàn luận một cách đầy đủ và sâu sắc. Các tác phẩm viết rất rõ về văn hóa Việt Nam, hay văn hóa Hàn Quốc của các tác giả giúp cho chúng ta thấy rõ những nét đặc sắc, bản chất của văn hóa hai quốc gia, thấy đƣợc sự tƣơng đồng, giao thoa giữ hai nền văn hóa. Trần Ngọc Thêm “Tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam”, Nguyễn Bá Thành “Tương đồng văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc”. Nhiều tác phẩm nghiên cứu các lĩnh vực liên quan đến văn hóa doanh nghiệp văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp nói chung và trong doanh nghiệp Hàn quốc . Những sách và bài viết trên các tạp chí của tác giả nhƣ: “Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh” của Đỗ Minh Cƣơng , “Giáo trình văn hóa kinh doanh” của Dƣơng Thị Liễu hệ thống các bài nghiên cứu của Phạm Quý Long và Nguyễn Thị Phi Nga nghiên cứu “Văn hóa doanh nghiệp của các Chaebol Hàn Quốc” tiếp cận trên góc độ lý thuyết, nghiên cứu những yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình hình thành và phát triển cũng nhƣ các đặc trƣng truyền thống và khuynh hƣơng biến đổi. Các tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra những yếu tố cơ bản và đặc sắc trong văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc theo hệ thống kinh doanh công ty mẹ - con. Những nghiên cứu về vấn đề văn hóa, quản lý, hay những nét đặc sắc của văn hóa doanh nghiệp Hàn quốc cũng nhận đƣợc sự quan 6
  • 10. số nhà nghiên cứu. Tập san chuyên đề Nghiên cứu Hàn Quốc của Viện nghiên cứu Đông á có những nghiên cứu rất hệ thống về đất nƣớc Hàn quốc, với những đặc trƣng tiêu biểu trên tất cả những lĩnh vực: văn hóa, xã hội, kinh tế, con ngƣời của đất nƣớc kim chi. Nguyễn Viết Lộc, 2008, “Văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ nghành Quản trị Kinh doanh Trƣờng Đại học Kinh tế. Tác giả nghiên cứu những vấn đề về đặc điểm chung nhất của văn hóa kinh doanh Hàn Quốc chứ chƣa làm nổi rõ vấn đề của văn hóa quản lý tại những công ty này. Mặc dù văn hóa quản lý cũng đƣợc biểu hiện một phần thông qua văn hóa kinh doanh. Những nghiên cứu chuyên đề về văn hóa quản lý, có Đề tài: “Văn hóa quản lý – truyền thống và hiện đại” ( trong Chƣơng trình Khoa học Công nghệ cấp nhà nƣớc KX.06) do cố giáo sƣ Nguyễn Hồng Phong thực hiên, là một tổng kết hết sức quan trọng, có đóng góp lớn trong việc tổng kết mô hình văn hóa quản lý tổng lịch sử, đề xuất mô hình văn hóa quản lý thống nhất giữa cái truyền thống, hiện đại hóa và chủ nghĩa xã hội. Một trong những tác giả đầu tiên, và có thể nói cho đến nay là ngƣời có những nghiên cứu hệ thống nhất về văn hóa quản lý đó là tác giả Phạm Ngọc Thanh, với hàng loạt những bài viết trên các tạp chí và sách có liên quan tới các vấn đề văn hóa quản lý. Những vấn đề mang tính lý luận đầu tiên về văn hóa quản lý, những vấn đề liên quan đến khái niệm, bản chất hay những nét đặc trƣng cấu thành của văn hóa quản lý đƣợc tác giả làm rõ trong đề tài nghiên cứu khoa học, cấp Đại học Quốc gia,“ Những vấn đề lý luận chủ yếu của văn hóa quản lý”, 2008. Tác giả đã nghiên cứu những vấn đề cụ thể hơn trong văn hóa quản lý tại Việt Nam hiện nay, những vấn đề văn hóa quản lý trong bối cảnh đất nƣớc hiện nay trên cơ sở nhìn nhận từ lý luận tới thực tiễn. Trong đó những vấn đề cốt yếu của văn hóa quản lý đƣợc tác giả làm rõ với hai tác phẩm “Đổi mới văn hóa lãnh đạo và quản lý: Lý luận và thực tiễn”, NXB Lao động xã hội,2011. “Vấn đềpháttriển văn hóa và con người hiện nay”, NXB Thế giới, 2011. Và tác phẩm “Đổi mới văn hóa lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay”, NXB 7
  • 11. gia, 2013. Trong các tác phẩm của mình, tác giả quan tâm tới các vấn đề khái quát nhất của văn hóa quản lý. Tiếp cận văn hóa quản lý trên góc độ vĩ mô, quan tâm tới những vấn đề văn hóa quản lý trên góc độ quản lý nhà nƣớc nhiều hơn, nhƣng đây là những tiền đề lý luận quan trọng của đề tài để tác giả khái quát những vấn đề lý luận trong văn hóa quản lý. 2.2. Một số công trình nghiên cứu nƣớc ngoài Các nhà tƣ tƣởng quản lý đã nghiên cứu khá chi tiết các vấn đề chung của quản lý, những khái niệm, đặc trƣng, bản chất, các mô hình quản lý khác nhau. Nhiều công trình nghiên cứu đã làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và quản lý. Quản lý xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nƣớc, thậm chí có thể nói là ngay khi có xã hội loài ngƣời quản lý đã có, tuy nhiên để quản lý trở thành một đối tƣợng nghiên cứu, có hệ thống khái niệm, phạm trù riêng và trở thành một khoa học nhƣ ngày hôm nay có lẽ phải tính đến những năm đầu của thế kỷ XX. Trong lịch sử khoa học quản lý đã có nhiều nghiên cứu khác nhau, của nhiều tác giả để luận giải những vấn đề trong quản lý. Tổng hợp những tác phẩm đó, tạo thành một khu rừng quản lý phong phú. Những tƣ tƣởng luận giải về quản lý hoàn thiện cùng với thời gian gắn với sự phát triển của khoa học kỹ thuật.Khoa học kỹ thuật đƣơng đại là một trong những luận cứ vô cùng quan trọng giúp các nhà nghiên cứu đƣa ra cái nhìn về quản lý, bản chất của quản lý là gì? Những yếu tố cấu thành trong quản lý. Cùng với thời gian, cùng với sự phát triển của khoa học xã hội, những nghiên cứu nhân văn về con ngƣời xuất hiên, những yếu tố “văn hóa” “con ngƣời văn hóa” dần xuất hiên, văn hóa bƣớc vào quản lý nhƣ thế. Trong côngtrình “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” của các tác giả Harold Koontz, Cyril O'Donnell, Heinz Weihrich đã tổng hợp những vấn đề chung nhất đƣợc các tác giả thế kỷ XX nghiên cứu về quản lý. Sự phát triển về khoa học kỹ thuật – kinh tế - xã hội đƣa xã hội loài ngƣời từ kỷ nguyên của khoa học công nghệ, xã hội công nghiệp chuyển sang một xã hội mới xã hội hậu công nghiệp, với vai trò phát triển quan trọng của thông tin. Trong xã hội, mối quan hệ giữ con ngƣời và con ngƣời thay đổi, kẻ mạnh không 8
  • 12. nắm giữ máy móc, nắm giữ công nghệ, vai trò của thông tin, vai trò của con ngƣời ngày càng thay đổi và tổ chức cũng có nhiều sự biến đổi cả về kết cấu, bản chất, mối quan hệ. Tác phẩm “Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI” của Peter Drucker đã đặt ra những bộ giả định về sự thay đổi của tổ chức và quản lý thích ứng với điều kiện môi trƣờng biến đổi trong thời kỳ này. Mặc dù chƣa nói rõ nhƣng những vấn đề này kéo theo những vấn đề thay đổi trong văn hóa quản lý. Một tác phẩm cũng đáng chú ý đó là “Tư duy lại tương lai” của tập thể 20 tác giả nổi tiếng thế giới do R.Gibson biên tập. Trong tác phẩm có nhiều bài viết bàn luận về vấn đề văn hóa doanh nghiệp, văn hóa quản lý định hƣớng vào tƣơng lai. Quản lý không chỉ bó hẹp trong danh giới một quốc gia mà trên nền tảng của quá trình quốc tế hóa, của việc hình thành “Thế giới phẳng”. Sự đa dạng, khác biệt giữa các nền văn hóa, giữa các quốc gia và mức độ cần thiết phải am hiểu nó càng lên cao. “Chinh phục các làn sóng văn hóa: Những bí quyết kinh doanh trong môi trường văn hóa đa dạng” của các tác giả Fons Trompenaars, Charles Hampden-Turner luận giải những sự khác biệt trong từng nền văn hóa tiêu biểu trên thế giới. Và từ đó, “Quản lý xuyên văn hóa” với nhiều những bài học kinh nghiệm của quản lý trong các nền văn hóa khác nhau, dẫn đến những kiểu văn hóa quản lý khác nhau. Văn hóa hiện hành trong quản lý doanh nghiệp, đƣa quản lý doanh nghiệp với những đăc điểm đánh giá mới. “Bản sắc văn hóa doanh nghiệp”, “Triết ly doanh nghiệp 101”, vì thế đƣợc quan tâm. Văn hóa gắn liền với những cộng đồng riêng, nó biểu hiện cho những đặc trƣng nhất của cộng đồng đó. Văn hóa quản lý hay văn hóa quản lý doanh nghiệp nói một cách nào đó cũng là một phần của văn hóa nói chung, vì thế văn hóa quản lý doanh nghiệp cũng mang đặc trƣng của mỗi cộng đồng. Sự vƣơn lên của đất nƣớc Hàn Quốc, sự phủ sóng của nền văn hóa Hallyu trên thế giới, và việc có mặt và thành công của các công ty Hàn Quốc trên các nƣớc cũng đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà nghiên cứu. Có khá nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Hàn Quốc, văn hóa kinh doanh Hàn Quốc. “Managing Korean business : Organization, culture, human 9
  • 13. “ của C.Rowley, Tae-Won Sohn, J.Bae nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong quản trị kinh doanh Hàn Quốc với các yếu tố liên quan giữ tổ chức,văn hóa, nguồn lực con ngƣời của đất nƣớc Hàn Quốc. Những tập đoàn kinh tế chi phối kinh tế của đất nƣớc Hàn Quốc với những đặc trƣng riêng trong phong cách quản lý “Đặcđiểm kinh doanh của các tập đoàn lớn Hàn Quốc” của tác giả Yu Kun Sun. Nhiều tác phẩm nghiên cứu về những điểm đặc sắc trong văn hóa Hàn Quốc, với hình ảnh một đất nƣớc của những con ngƣời hiền hậu, yêu cái đẹp, nhƣng lại giàu nghị lực vƣơn lên. Đất nƣớc với những truyền thống coi trong gia đình, coi trọng kỷ luật, và một tinh thần học hỏi không ngừng “ Tra cứu văn hóa Hàn Quốc” – Hwang Gwi Yeon. Một đất nƣớc Hàn Quốc với những con ngƣời tài ba, nhìn nhận những thời cơ và quyết tâm thực hiện ƣớc mơ của mình, thể hiện một phong cách quản lý có thể chuyên quyền nhƣng lại linh hoạt, thể hiện một ý chí không chịu khuất phục trƣớc hoàn cảnh. Những con ngƣời ấy góp phần tạo dựng một Hàn Quốc phát triển nhƣ ngày hôm nay. Đó là những cuốn hồi ký, những tự truyện về những ông chủ kinh tế - những nhà Chaebol đầu tiên của kinh tế Hàn Quốc. “Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc để làm” – Kim Woo Choong – Câu chuyện về cuộc đời của chủ tịch và là ngƣời sáng lập tập đoàn công nghiệp DAEWOO, “Không bao giờ là thất bại ! Tất cả là thử thách” – Tự truyện Chung Ju Yung- ngƣời sáng lập tập đoàn HYUNDAI, và “ LEE KUN HEE – Những lựa chọn chiến lược và kỳ tích SAM SUNG” của Ji Pyeong Gil. Thông qua những cuốn tự truyện này, hình ảnh những vị lãnh đạo của những tập đoàn lớn của kinh tế Hàn Quốc đƣợc giới thiệu đến đọc giả, nhƣng hơn thế nữa thông qua đó, ta đều có thể thấy những nét tƣ tƣởng rất riêng nhƣng lại làm nên những đặc điểm của một phong cách quản lý Hàn Quốc, thấy đƣợc một văn hóa quản lý mang tính chuyên quyền nhƣng lại vô cùng chính xác, thấy đƣợc tinh thần không bao giờ khuất phục trƣớc khó khăn thử thách, luôn trăn trở hƣớng tới điều tốt đẹp hơn. Những nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh Hàn Quốc cũng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu Hàn Quốc quan tâm. Những nét đặc sắc, 10
  • 14. những mặt trái trong văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc, chính xác hơn là văn hóa doanh nghiệp của Chaebol Hàn Quốc đƣợc trình bày “Văn hóa doanh nghiệp con ếch xanh” – Cho Young Ho. 2.3. Một số đánhgiá Nhìn chung, với những tác phẩm nghiên cứu về đề tài văn hóa, quản lý, văn hóa quản lý, hay văn hóa doanh nghiệp nói chung và Hàn Quốc nói riêng khá đa dạng và phong phú, các tác phẩm đã làm rõ các phạm trù khái niêm liên quan, góp một phần quan trọng tạo dựng nền tảng cơ sở lý luận của đề tài. Mặc dù vậy chƣa có bất kỳ nghiên cứu nào về vần đề văn hóa quản lý doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng. Văn hóa quản lý doanh nghiệp, nói một cách nào đó, nó là một phần làm nên tổng thể của văn hóa quản lý. Ở đó, văn hóa quản lý đƣợc nhận diện, đối chiếu trên góc độ một tổ chức cụ thể - doanh nghiệp. Chính vì vậy, đây là một điểm mới của đề tài. Đề tài góp phần tổng kết lại cơ sở lý luận chung nhất về văn hóa quản lý, văn hóa quản lý trong doanh nghiệp, những phạm trù khái niệm, cấu tạo, vai trò. Đƣa ra những nghiên cứu thực tiễn của vấn đề trong một doanh nghiệp cụ thể để kiểm chứng lý thuyết đó. 3. Mục tiêu nghiên cứu Với đề tài nghiên cứu “Văn hóa quản lý doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam. (Nghiên cứu trường hợp công ty TNHH Thương mại Minh Hàn)”, mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là: 3.1. Làm rõ những đặc trƣng của văn hóa quản lý doanh nghiệp, văn hóa quản lý doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam, thông qua việc: Nhận diện văn hóa quản lý doanh nghiệp Hàn Quốc tại công ty TNHH Thương mại Minh Hàn. Trong đó làm rõ các yếu tố cấu thành của văn hóa quản lý doanh nghiệp, những đặc điểm của văn hóa quản lý doanh nghiệp ở công ty TNHH Thương mại Minh Hàn và mối quan hệgiữa văn hóa quản lý doanh nghiệp đối với vấn đề khác của doanh nghiệp ở công ty TNHH Thương mại Minh Hàn. 3.2. Qua việc khảo sát văn hóa quản lý doanh nghiệp tại công ty TNHH Thƣơng mại Minh Hàn đƣa ra những đánh giá và khuyến nghị để góp phần phát huy những giá trị tíchcực và góp phần vƣợt qua những cái chƣa đƣợc trong văn 11
  • 15. doanh nghiệp. Qua đó, đƣa ra những bài học kinh nghiệm dành cho những doanh nghiệp của Việt Nam trong việc xây dựng và duy trì văn hóa quản lý doanh nghiệp hiện nay và nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp nói chung. 4. Phạm vi nghiên cứu Văn hóa quản lý doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam gồm rất nhiều những vấn đề khác nhau, tuy nhiên trong đề tài của mình, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài trên một số phƣơng diện nhƣ sau: - Về không gian:Công ty TNHH Thƣơng mại Minh Hàn, các cơ sở tại Hà Nội - Về thời gian:từ năm 2010 đến năm 2015 - Về nội dụng: văn hóa quản lý doanh nghiệp: đặc điểm, biểu hiện, và những nhân tố ảnh hƣởng liên quan, mối quan hệ giữa văn hóa quản lý doanh nghiệp và các vấn đề khác của doanh nghiệp. 5. Mẫu khảo sát Công ty TNHH Thƣơng mại Minh Hàn là một công ty lớn với ba hoạt động kinh doanh, đó là: hệ thống siêu thị, hệ thông quầy ăn và hệ thông quầy sâm, gồm nhiều cơ sở khác nhau phân bố trên khắp cả nƣớc. Số lƣợng nhân viên của công ty vào khoảng gần 500 nhân viên.Với những điều kiện về phạm vi nghiên cứu, tác giả lựa chọn tổng mẫu khảo sát 180 mẫu Về không gian: Với các hệ thống của hàng làm việc rải rác phân bố tại các địa điểm khác nhau ở Hà Nội, nên đề tài chủ yếu nghiên cứu tại các địa điểm: - Trụ sở công ty TNHH Thƣơng mại Minh Hàn. - Hệ thống siêu thị Kmart Hà Nội: Kmart Trung Hòa, Kmart 17T3, Kmart Mỹ Đình, Kmart Keang Nam. - Quầy sâm Star Korea Big C Thăng Long. - Kfood 17T3 – Hoàng Đạo Thúy Về đối tƣợng: Luận văn sẽ tiến hành khảo sát đại diện các nhóm đối tƣợng sau: - Lãnh đạo, quản lý công ty: 12
  • 16. 20 ngƣời (trong đó, những ngƣời quản lý đứng đầu từ cấp trƣởng phòng trở lên là 4 ngƣời) + Cách khảo sát: thông qua phƣơng thức quan sát và phỏng vấn sâu đối tƣợng để thấy đƣợc những nét đặc trƣng trong văn hóa quản lý doanh nghiệp của công ty. - Nhân viên: + Số lƣợng: 130 ngƣời (gồm cả nhân viên văn phòng và nhân viên cửa hàng) + Cách khảo sát: thông qua phƣơng thức quan sát và phỏng vấn bằng bảng hỏi đối tƣợng để thấy đƣợc những nét đặc trƣng trong văn hóa quản lý doanh nghiệp của công ty. - Khách hàng: + Số lƣợng: 30 ngƣời + Cách khảo sát: thông qua phƣơng thức phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng hỏi đối tƣợng để thấy đƣợc những nét đặc trƣng trong văn hóa quản lý doanh nghiệp của công ty. 6. Câu hỏi nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu sau: - Văn hóa quản lý doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam hiện nay nhƣ thế nào? - Văn hóa quản lý tại công ty TNH Thƣơng mại Minh Hàn có biểu hiện nhƣ thế nào? - Trên cơ sở nhận diện những biểu hiện của văn hóa quản lý tại công ty TNHH Thƣơng mại Minh Hàn, đƣa ra những bài học và khuyến nghị cho nhà quản lý trong việc xây dựng văn hóa quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay nhƣ thế nào? 7. Giả thuyết nghiên cứu Đề tài “Văn hóa quản lý doanh nghiệp Hàn Quốcở Việt Nam. Nghiên cứu trường hợp công ty TNHH TM Minh Hàn.” giả thuyết của tác giả là: 13
  • 17. nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam hiện nay đều khá chú ý đến việc xây dựng văn hóa quản lý doanh nghiệp, và áp dụng văn hóa quản lý mang đặc trƣng Hàn Quốc có sự phù hợp với văn hóa, môi trƣờng kinh doanh Việt Nam. - Văn hóa quản lý công ty TNHH TM Minh Hàn thể hiện những nét văn hóa riêng biệt, đó là sự kết hợp giữa văn hóa Hàn và Việt, đặc biệt mang những nét đặc trƣng riêng trong phong cách quản lý, lãnh đạo của chủ thể ngƣời Hàn. - Văn hóa quản lý công ty TNHH Thƣơng mại Minh Hàn đƣa ra nhiều bài học kinh nghiệp trong công cuộc xây dựng văn hóa quản lý cho các nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam trên các phƣơng diện về xây dựng ngƣời quản lý đến các chiến lƣợc kinh doanh. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Để làm rõ vấn đề nghiên cứu và chứng minh luận điểm nghiên cứu, tác giả sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Để chứng minh cho giả thuyết của mình, và là khái luận lại hệ thống các kiến thức về văn hóa quản lý, văn hóa quản lý doanh nghiệp, tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: tìm hiểu những tài liệu nghiên cứu của các tác giả khác có liên quan đến các vấn đề liên quan của đề tài nhƣ văn hóa, văn hóa quản lý, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh Hàn Quốc, của các tác giả trong và ngoài nƣớc. - Phương pháp quan sát Những biểu hiện của văn hóa quản lý doanh nghiệp Hàn quốc đƣợc thể hiện tại công ty TNHH Thƣơng Mại Minh Hàn, đƣợc tác giả chỉ ra dựa trên một phần của kết quả quan sát của tác giả tại một số điểm khảo sát thuộc công ty Minh Hàn, những biểu hiện trực quan của văn hóa quản lý doanh nghiệp, những nhận xét đánh giá về văn hóa quản lý doanh nghiệp đó. - Phương pháp phỏngvấn Tiến hành nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu một số đối tƣợng, để minh chứng cũng nhƣ đƣa ra những luận cứ lập luận cho giả thuyết của mình. 14
  • 18. những một số cán bộ nhân viên sau: 1. Ông Yoon Ha – Giám đốc điều hành 2. Bà Vũ Thị Hà – Phó giám đốc 3. Đàm Thị Ngọc Lan – Phó Phòng Xuất Nhập Khẩu 4. Đào Trung Nghĩa – Trƣởng phòng Hành chính nhân sự 5. Vũ Thị Tuyết – Quản lý siêu thị K – mart Trung Hòa nhân chính 6. Lee Doong Hun – Quản lý siêu thị K – mart Trung Hòa nhân chính 7. Nguyễn Minh Huệ - Quản lý K –food. 8. Bà Myungja Lee – Khách hàng 9. Phạm Thị Xoa – Nhân viên siêu thị Tác giả thực hiện phỏng vấn qua hình thức trao đổi trực tiếp, qua Email và qua điện thoại. - Điều tra khảo sát bằng bảnghỏi. Để đảm bảo cho thông tin đƣợc đầy đủ và chính xác hơn, tác giả tiến hành điềutra khảo sát bằng bảng hỏi. Nội dung chi tiết của bảng hỏi, cũng nhƣ tổng hợp kết quả khảo sát xin đƣợc xem thêm ở phần Phụ lục. Cách thức chọn mẫu và phát ra thu về nhƣ sau: Tác giả phát ra 180 phiếu tới các điểm khảo sát. Thu về 176 phiếu hợp lệ, đảm bảo mẫu khảo sát. 9. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của Luận văn gồm 3 chƣơng và 6 tiết. CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP VÀ VĂN HÓA QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC Ở VIỆT NAM CHƢƠNG 2. KHẢO SÁT VĂN HÓA QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI MINH HÀN CHƢƠNG 3. KINH NGHIỆM VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC NHÀ QUẢN LÝ TRONG VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 15
  • 19. 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP VÀ VĂN HÓA QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC Ở VIỆT NAM 1.1. Văn hóa quản lý doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm Văn hóa là một thành tố quan trọng tác động mạnh mẽ tới quá trình quản lý. Tuy nhiên, văn hóa lại là một lĩnh vực rất rộng, bao trùm lên mọi hoạt động của đời sống con ngƣời trong đó có quản lý. Văn hóa quản lý là một bộ phận của quản lý nói chung. Vì thế, để hiểu rõ hơn về văn hóa quản lý nói chung và văn hóa quản lý doanh nghiệp nói riêng, chúng ta sẽ bắt đầu từ thế nào là quản lý? Thế nào là văn hóa? Quản lý và văn hóa là hai lĩnh vực hoạt động rất đặc biệt của con ngƣời, thể trình độ phát triển vƣợt bậc của nhân loại. Quản lý và văn hóa đều phát triển vì con ngƣời, thích nghi biến đổi cũng đều vì con ngƣời. Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội loài ngƣời khái niệm về quản lý và văn hóa cũng có nhiều khác biệt và ngày càng phù hợp với tình hình của thực tế. Với mỗi cách tiếp cận khác nhau chúng ta lại có một khái niệm khác nhau về văn hóa và quản lý. Từng bƣớc phát triển của nhận thức con ngƣời và vai trò của văn hóa và quản lý, hình thành dần dần những khía cạnh của chỉnh thể văn hóa quản lý. Quản lý – một loại lao động đặc biết của loài ngƣời, cái mà qua đó ngƣời ta nhân sức lao động của mình lên gấp nhiều lần. Nhƣng để định nghĩa chính xác rằng thế nào là quản lý? Thì đến nay vẫn có nhiều luồng quan điểm khác nhau, với mỗi cách tiếp cận, quản lý sẽ đƣợc định nghĩ khác nhau. Đã có rất nhiều cách tiếp cận đƣợc xây dựng với những quan điểm riêng của Koontz và các tác giả, tạo nên một khu rừng lý thuyết quản lý [8] + Tiếp cận theo kinh nghiệm hoặc theo trƣờng hợp. + Tiếp cận theo hành vi quan hệ cá nhân + Tiếp cận theo hành vi nhóm 16
  • 20. theo hệ thống xã hội + Tiếp cận theo hệ thống kỹ thật – xã hội + Tiếp cận theo lý thuyết ra quyết định. + Tiếp cận hệ thống + Tiếp cận toán học hoặc khoa học quản lý. + Tiếp cận theo điều kiện hoặc theo tình huống. + Tiếp cận theo vai trò quản lý + Tiếp cận tác nghiệp. Các cách tiếp cận khác nhau, rõ ràng cho thấy sự đa dạng của các quan điểm về quản lý. Tuy vậy, để có cái nhìn tổng quát về quản lý, ta có thể xuất phát từ góc độ lý thuyết hệ thống: Quản lý là cách thức phối hợp con ngƣời và các nguồn lực khác để đạt đến mục tiêu của tổ chức. Khái niệm này, có thể ứng dụng trong mọi trƣờng hợp khác nhau, trong mọi hình thức tổ chức. Vì vậy, với luận văn của mình, tác giả sử dụng định nghĩa sau: “Quản lý là một hoạtđộng thực tiễn đặcbiệt của con người, trong đó các chủ thể tác động lên đối tượng bằng công cụ và phương pháp khác nhau, thông qua quytrình quản lý nhấtđịnh nhằm thực hiện một cách hiệu quả nhấtcác mục tiêu của tổ chức trong điều kiện biến đổi của môi trường.”[29] Dù có tiếp cận theo quan điểm nào, thì chúng ta cũng thấy rằng, hai nhân tố không thể thiếu đƣợc khi nói về quản lý đó là: Chủ thể quản lý và đối tƣợng quản lý – và suy cho cùng thì đó vẫn là nói về con ngƣời. Quản lý theo cách nào cũng luôn phải quan tâm tới con ngƣời, mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với môi trƣờng bên ngoài. Chính vì lẽ đó mà quản lý vừa mang tính khoa học nhƣng cũng mang tính nghệ thuật rất cao. Đó chính là lối ứng xử của con ngƣời, cách thức con ngƣời hoạt động, ghi dấu ấn của mình trong tổ chức, trong đời sống, và đó cũng chính là văn hóa. Cùng với sự phát triển của khóa học kỹ thuật, các nhà quản lý, ngày càng quan tâm nhiều hơn đến nhân viên, ngƣời lao động của mình, từng bƣớc khai thác tốt hơn yếu tố văn hóa, coi đó trở thành một yếu tố thúc đẩy hiệu quả quản lý. 17
  • 21. lý, Văn hóa cũng tồn tại nhiều quan niệm khác nhau. Mỗi quan niệm khác nhau, phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau về các hoạt động của loài ngƣời. Văn hóa đƣợc xem là tấm gƣơng phản chiếu đời sống và nếp sống của một cá nhân, một cộng đồng, dân tộc. Thông qua văn hóa, ta có thể nắm bắt đời sống bên trong của một con ngƣời - chứa đựng những tâm tƣ, nguyện vọng, hệ giá trị, chuẩn mực mà cá nhân đó đang mong muốn hay đề cao. UNESCO – Tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa của Liên hiệp quốc, đã đƣa ra định nghĩa về văn hóa đƣợc thông qua trong bản tuyên bố về những chính sách văn hóa tại Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 6 tháng 8 năm 1982 tại Mehico nhƣ sau: “ Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm, quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệthống giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những nhân vật đặc biệt có lý tính, có đầu óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một thực thể chưa hoàn chỉnh đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩ mới mẻ và sáng tạo những công trình vượt trội lên bản thân.” Theo giáo sƣ, Trần Ngọc Thêm trong “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội. Những giá trị văn hóa này lắng đọng và kết tinh từ đời sống thực tiễn của con ngƣời trong sự tƣơng tác với môi trƣờng tự nhiên, xã hội mà con ngƣời đang sống. Điều đó có nghĩa không phải tất cả những gì con ngƣời tạo ra đều là văn hóa mà chỉ có những kết tinh thành giá trị thì đó mới là văn hóa.[tr10; 31] Có thể nói, dù định nghĩa thế nào, khi nói đến văn hóa là nói đến tính giá trị, là thƣớc đo mức độ nhân bản của xã hội và con ngƣời. Văn hóa đƣợc hình 18
  • 22. góp nhặt nhỏ nhất của từng thành viên trong xã hội, của từng tổ chức trong xã hội, của từng cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Doanh nghiệp, trong quá trình phát triển của nhân loại, con ngƣời cố kết với nhau nhằm phục vụ những mục tiêu, thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của mình vì thế các loại hình tổ chức ra đời. Tổ chức ra đời nhƣ một điều tất yếu của sự phát triển, nó đánh dầu một sự phát triển trong nhận thức của con ngƣời. Các tổ chức với sự phong phú về mục đích hình thành dẫn tới sự đa dạng của loại hình. Mỗi loại hình tổ chức khác nhau lại có những đặc điểm riêng biệt về cơ cấu, cách tổ chức, mục tiêu hoạt động khác nhau. Doanh nghiệp là một trong những loại hình tổ chức của con ngƣời. Nói đến doanh nghiệp có nhiều những vấn đề khác nhau, cũng có nhiều loại hình khác nhau, tuy nhiên nói một cách nào đó, khi nói đến doanh nghiệp có những vấn đề mang tính chất rất riêng của nó. Nói đến doanh nghiệp, cho dù là ngày hôm nay nhiều doanh nghiệp có những mục tiêu hoạt động rất đa dạng, vì cộng đồng, vì xã hội và sự phát triển bền vứng, nhƣng điều đầu tiên phải khẳng định mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là sinh lợi nhuận, điêu này tạo ra sự khác biệt trong cách thức tổ chức, trong cách ứng xử giữa các thành viên trong doanh nghiệp với nhau. Vấn đề thứ hai khi nói đến doanh nghiệp, ở đó luôn có sự “trao đổi – mua bán” giữa ngƣời đứng đầu doanh nghiệp và thành viên khác, cái mang ra trao đổi ở đây là “sức lao động” của con ngƣời”. Giữa hai đối tƣợng có sự ràng buộc, cam kết thỏa thuận với nhau về mức độ quyền lợi, trách nhiệm trên cơ sở năng suất lao động hay “sức lao động” đóng góp. Có nhiều định nghĩa khác nhau về doanh nghiệp, nhƣng trong luận văn của mình khái niệm doanh nghiệp đƣợc sử dụng theo Điều 4 của Luật doanh nghiệp 2014 có định nghĩa rằng: “ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giaodịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện mục đích kinh doanh”. Văn hóa quản lý, Là phạm trù giao thoa giữ hai vùng khái niệm: văn hóa và quản lý. Văn hóa quản lý ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc tạo 19
  • 23. thái quản lý riêng của mỗi tổ chức, từ đó tạo dựng nên những nét riêng biệt của tổ chức. Văn hóa quản lý là một biểu hiện sinh động trong hệ thống đa dạng của đời sống văn hóa của con ngƣời. Văn hóa quản lý nhìn chung đƣợc thể hiện qua những khía cạnh sau: - Trong phong cách người lãnh đạo: Đó là văn hóa đƣợc thể hiện thông qua cách thức xây dựng văn hóa tổ chức của ngƣời lãnh đạo đó. Văn hóa này đƣợc xây dựng dựa trên nhiều yếu tố nhƣ: ứng xử với quyền lực với các lợi ích, trong quan hệ cá nhân, tập thể, cộng đồng, v.v. - Trong phương thức quản lý: Đó là việc sử dụng những phƣơng pháp giải quyết các vấn đề nảy sinh nhằm đến mục tiêu chung của quản lý. - Trong những hoạtđộng cơ bản của quá trình quản lý. Cũng nhƣ định nghĩa văn hóa, khái niệm và văn hóa quản lý cho đến nay đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau. Dựa trên những cách tiếp cận văn hóa và quản lý, khái quát hoạt động thực tiễn, Phạm Ngọc Thanh, (2008), Những vấn đề lý luận chủ yếu của văn hóa quản lý, Đề tài NCKH cấp DHQG, đã đƣa ra định nghĩa về văn hóa quản lý nhƣ sau: “Văn hóa quản lý là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, với những biểu trưng khác nhau, được các chủ thể tham gia quá trình quản lý cùng đồng thuận, có ảnh hưởng ở phạm vi rộng lớn đến cách thức hành động của toàn bộ thành viên trong tổ chức, nhằm đạt được các mục tiêu quản lý đã đặt ra.” Văn hóa quản lý doanh nghiệp; Trên cơ sở khái niệm chung về văn hóa quản lý, văn hóa quản lý đƣợc hiểu chung cho tất cả các loại hình tổ chức. Văn hóa quản lý doanh nghiệp lại là một bộ phận nhỏ trong văn hóa quản lý nói chung, văn hóa quản lý doanh nghiệp là văn hóa quản lý đƣợc hình thành, phát triển trong doanh nghiệp – một loại hình tổ chức riêng biệt của xã hội loại ngƣời, trong nghiên cứu của mình tác giả bổ sung thêm khái niệm văn hóa quản lý doanh nghiệp một cách chung nhất: Văn hóa quản lý doanh nghiệp là những đặc trƣng riêng của một hệ thống quản lý (doanhnghiệp), baogồm những biểu tƣợng, quy tắc và những giá trị đƣợc hình thành trong quá trình quản lý, trở thành kim chỉ nam cho 20
  • 24. của doanh nghiệp, có ảnh hƣởng đến cách thức hành động của toàn bộ thành viên trong doanh nghiệp, nhằm đạt đƣợc mục tiêu của doanh nghiệp. Điều quan trọng để xem xét về văn hóa quản lý nói chung hay văn hóa quản lý doanh nghiệp nói riêng, đó là hệ giá trị liên quan đến chủ thể, đối tƣợng quản lý trong quá trình thực hiện mục tiêu quản lý đƣợc thừa nhận bởi cả chủ thể và đối tƣợng quản lý. Các giá trị đó đƣợc hình thành trong quá trình cùng làm việc, cùng xây dựng lên doanh nghiệp, trên cơ sở tôn trọng những hệ giá trị văn hóa cộng đồng xung quanh. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, khi xem xét văn hóa quản lý doanh nghiệp yếu tố đầu tiên đƣợc đề cập chính là hệ giá trị đƣợc chấp nhận chung trong doanh nghiệp, trong quá trình quản lý, nhằm đạt đến mục tiêu quản lý và phần cốt lõi đó là triết lý quản lý của doanh nghiệp. Triết lý quản lý là phần cốt lõi trong hệ giá trị, là cơ sở để thiết lập bộ tiêu chuẩn chung để điều chính hành vi của mỗi cá nhân tronh doanh nghiệp trong quá trình quản lý. Từ triết lý quản lý, công tác tổ chức doanh nghiệp, các chức năng quản lý phải đƣợc triển khai một cách đồng bộ, hƣớng theo triết lý quản lý đã đƣợc xác định. Đó là việc xác định cấp bậc, cơ cấu nhân sự, cơ chế hoạt động của các bộ phận… Một yếu tố quan trọng khác khi nhắc đến văn hóa quản lý doanh nghiệp đó là Phong cách quản lý (Theo các tài liệu nghiên cứu thì đó là Phong cách lãnh đạo, tuy nhiên để phù hợp phạm vi nghiên cứu của đề tài khi xét trường hợp một doanh nghiệp quy mô trung bình, tác giả sử dụng “Phong cách quản lý”, thống nhấtthay cho Phong cách lãnh đạo, đối tượng của phong cách quản lý là người quản lý cấp cao của doanh nghiệp). Ngƣời quản lý cấp cao của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và thực hiện Triết lý quản lý doanh nghiệp. Khi các yếu tố trên đƣợc thực hiện và văn hóa quản lý đƣợc hình thành, phát triển doanh nghiệp dƣới hình thức trực quan và phi trực quan. 21
  • 25. yếu tố xem xét và biểu hiện trên văn hóa quản lý doanh nghiệp đều đƣợc hình thành trong quá trình tuyên truyền thông tin của doanh nghiệp. Những giá trị triết lý doanh nghiệp theo đuổi, bộ tiêu chuẩn của những quy định, quy chế thực hiện trong doanh nghiệp để đƣợc mọi thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận và thực hiện đều dựa trên những biện pháp truyền thông. Những thông điệp mang nội dung về triết lý hay quy phạm hành động đƣợc ngƣời quản lý nêu lên và truyền đến các bộ phận bên dƣới trong doanh nghiệp. Những thông điệp này đƣợc nhận thức và chấp nhận đến đâu một phần quan trọng dựa vào quá trình truyền thông hiệu quả, những thuận lợi tiến bộ mà công nghệ thông tin mang lại. Nói đến văn hóa là nói đến tính giá trị, là thƣớc đo mức độ nhân bản của xã hội và con ngƣời. Theo cách định nghĩa nhƣ vậy, không chỉ mỗi dân tộc, mỗi quốc gia mới có văn hóa và mỗi tổ chức, cá nhân đều có văn hóa riêng của mình. Doanh nghiệp cũng là một tổ chức, vì vậy cũng có những nét văn hóa riêng của mình, có văn hóa tổ chức của loại hình doanh nghiệp, có văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh. Tất nhiên, những loại hình văn hóa này không tồn tại một cách riêng biệt, mà cùng tồn tại xen lẫn để biểu hiện chung lên những nét đặc sắc của riêng doanh nghiệp, có chăng là sự khác nhau trong góc độ tiệp cận khi nghiên cứu. Chính vì vậy, văn hóa quản lý doanh nghiệp vừa là một phần chung, vừa tạo nên những điểm riêng khi nghiên cứu về doanh nghiệp dƣới góc độ văn hóa. Để làm rõ hơn bản chất của khái niệm “văn hóa quản lý doanh nghiệp” cũng cần phải xem xét đến một số khái niệm tƣơng đồng nhƣ: Văn hóa tổ chức, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, v.v. Văn hóa tổ chức, Cũng giống nhƣ khái niệm văn hóa quản lý nói chung, văn hóa tổ chức cũng có những đặc điểm riêng biệt. Trƣớc hết nó là sản phẩm của những ngƣời cũng hoạt động, tham gia trong một tổ chức và đáp ứng một nhu cầu chung nhất của tổ chức – nguyên nhân mà nó tồn tại. Văn hóa tổ chức xác lập một hệ thống giá trị chung đƣợc mọi ngƣời trong tổ chức thừa nhận, chia sẻ,chấp nhận. đề cao và ứng xử theo giá trị đó. Văn hóa tổ chức góp phần tạo 22
  • 26. biệt” cho mỗi tổ chức, giúp phân biệt tổ chức này với tổ chức khác. Có nhiều cách tiếp cận và đƣa ra những định nghĩa khác nhau về văn hóa tổ chức, việc các tổ chức lựa chọn cách cách tiếp cận về văn hóa sẽ phản ánh đặc điểm văn hóa của tổ chức đó. Trong nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng khái niệm về văn hóa tổ chức nhƣ sau: “Văn hóa tổ chức là hệ thống những giá trị chung, những niềm tin, những tập quán thuộcvề tổ chức, và chúng tác động qua lại với cơ cấu chính để hình thành những chuẩn mực hành động mà tất cả mọi thành viên trong tổ chức phảituân theo. Văn hóa tổ chức xuất phát từ xứ mệnh, các mụctiêu chiến lược của tổ chức và các đặc điểm văn hóa xã hội khác nhau, nó bao gồm những giá trị cốt lõi, những chuẩn mực, các nghilễ và truyền thuyết về những sự kiện nội bộ, được biểu hiện ra dưới hình thức trực quan hoặc phi trực quan.” [tr22;29] Văn hóa doanh nghiệp, Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa đƣợc gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục tiêu. Đây cũng chính là định nghĩa đƣợc sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong các tài liệu về văn hóa doanh nghiệp. Theo định nghĩa trên, văn hóa doanh nghiệp biểu thị sự thống nhất trong nhận thức của tất cả thành viên trong tổ chức và hệ thống những giá trị chung, có khả năng giúp phân biệt giữa một tổ chức này với các tổ chức khác, đƣợc mọi thành viên trong tổ chức chấp thuận. Có ảnh hƣởng dến hành vi và việc ra quyết định của từng ngƣời. Chính vì vậy chúng đƣợc coi là “bản sắc văn hóa của một tổ chức” hay “tính cách của một doanh nghiệp”. Văn hóa doanh nghiệp có tính lan truyền từ ngƣời này sang ngƣời khác và lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một doanh nghiệp Văn hóa kinh doanh, Theo từ điển Tiếng Việt, kinh doanh đƣợc hiểu là việc tổ chức sản xuất sao cho sinh lời, dù xét từ góc độ nào thì mục đích chính 23
  • 27. là đem lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh. Cùng với cách tiếp cận văn hóa, văn hóa kinh doanh cũng có nhiều cách định nghĩa. Theo John Kotter, văn hóa kinh doanh là những giá trị mặc nhiên đƣợc chia sẻ trong một nhóm ngƣời, ấn định cái gì quan trọng, cái gì tốt, cái gì xấu trong hoạt động kinh doanh. Thƣờng những giá trị này nhất quán với quy tắc chung, đƣợc củng cố trong tiềm thức. Trong nhiều trƣờng hợp ngƣời ta thƣờng không dễ nhận biết đƣợc nền văn hóa hoặc vai trò họ giữ trong việc giữ gìn một nền văn hóa đặc thù. Văn hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong qua trình kinh doanh, đƣợc thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực.[tr25; 29] Nhƣ vậy, văn hóa tổ chức đƣợc hiểu theo nghĩa rộng hơn và bao trùm văn hóa quản lý. Còn văn hóa doanh nghiệp hay văn hóa công ty là biểu hiện cụ thể của văn hóa trong một tổ chức cụ thể. Văn hóa quản lý doanh nghiệp theo quan niệm nghiên cứu sẽ là một bộ phận trong đó. 1.1.2. Những yếu tố cấu thành văn hóa quản lý doanhnghiệp Văn hóa quản lý doanh nghiệp gồm ba yếu tố chủ đạo, bao gồm: 1) biểu tượng, 2) phong cách quản lý, 3) giá trị cốt lõi (triết lý quản lý doanh nghiệp). Một là:Các yếu tố thuộc về biểu tƣợng Khi những yếu tố trên đƣợc thực hiện và văn hóa quản lý đƣợc hình thành phát triển trong doanh nghiệp, những biểu hiện của văn hóa quản lý của doanh nghiệp đó cũng đƣợc biểu hiện ra một cách trực quan để chúng ta có thể nhận biết phần nào đó. Những biểu hiện của văn hóa quản lý doanh nghiệp đƣợc thể hiện dƣới dạng trực quan và phi trực quan Các yếu tố thuộc về biểu tƣợng dạng trực quan là những biểu hiện mà mọi ngƣời có thể dễ dàng nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy nhƣ những đặc điểm về kiên trúc trong doanh nghiệp, những nghi lễ, giai thoại, biểu tƣợng, ngôn ngữ, hành vi, ấn phẩm điển hình, trang phục trong doanh nghiệp đó; Cụ thể: 24
  • 28. đặctrƣng, cách bài trí, công nghệ, sản phẩm Kiến trúc của tổ chức chính là dấu ấn đầu tiên dễ nhận thấy nhất của tổ chức. Nó bao gồm kiến trúc ngoại thất và kiến trúc nội thất công sở đƣợc sử dụng nhƣ biểu tƣợng và hình ảnh về Công ty, để tạo ấn tƣợng thân quen, thiện chí trong công ty và phân biệt giữa tổ chức này với tổ chức khác. Kiến trúc ngoại thất nhƣ kiến trúc cổng, mặt tiền trụ sở công ty, bố cục các bộ phận, màu sắc chủ đạo đƣợc sử dụng. Những công trình kiến trúc này đƣợc sử dụng nhƣ biểu tƣợng và hình ảnh riêng về tổ chức để thể hiện tính cách đặc trƣng của tổ chức. Không chỉ những kiến trúc bên ngoài mà những kiến trúc nội thất bên trong cũng đƣợc các công ty, tổ chức quan tâm. Từ những vấn đề lớn nhƣ tiêu chuẩn hóa về màu sắc, kiểu dáng của bao bì đặc trƣng, thiết kế nội thất nhƣ mặt bằng, quầy, bàn ghế, phòng, giá để hàng, lối đi, loại dịch vụ, trang phục,... đến những chi tiết nhỏ nhƣ đồ ăn, vị trí công tắc điện, thiết bị và vị trí của chúng trong các phòng,... Tất cả đều đƣợc sử dụng để tạo ấn tƣợng thân quen, thiện chí và đƣợc quan tâm. Nó cũng thể hiện phong cách của những ngƣời đứng đầu trong tổ chức và thể hiện sự vững mạnh của tổ chức trên thị trƣờng. Thiết kế kiến trúc đƣợc quan tâm là do: Kiến trúc ngoại thất có tầm ảnh hƣởng quan trọng đến hành vi con ngƣời trong tổ chức về cách ứng xử trong công việc cũng nhƣ giao tiếp với các đối tác, khách hàng, sự chuyên nghiệp trong phong cách làm việc. Kiểu dáng kết cấu có thể đƣợc coi là biểu tƣợng cho triết lý kinh doanh của tổ chức và trong mỗi công trình kiến trúc đều chứa đựng những giá trị lịch sử gắn liền với sự ra đời và phát triển của tổ chức. * Các nghi lễ, lễ hội: Nghi lễ hay các lễ hội là những hoạt động đã đƣợc dự kiến và chuẩn bị kỹ lƣỡng dƣới hình thức các hoạt động, sự kiện văn hóa – xã hội chính thức, nghiêm trang, tình cảm đƣợc thực hiện định kỳ hoặc bất thƣờng nhằm thắt chặt mối quan hệ tổ chức từ bên trong cho đến bên ngoài và thƣờng đƣợc tổ chức vì lợi ích của những ngƣời tham dự. Những ngƣời quản lý có thể sử dụng lễ nghi nhƣ một cơ hội quan trọng để giới thiệu về những giá trị đƣợc tổ chức coi trọng. Thể hiện văn hóa đời sống riêng của tổ chức. Đó cũng là dịp đặc biệt để nhấn 25
  • 29. trị tổ chức hƣớng tới, tạo cơ hội cho mọi thành viên cùng chia sẻ nhận thức, hiểu hơn văn hóa tổ chức. Đây cũng là dịp để tổ chức nêu gƣơng và khen tặng những tấm gƣơng điển hình đại diện cho những niềm tin và cách thức hành động cần tôn trọng của tổ chức. * Các biểu tƣợng, logo: Biểu tƣợng, logo không phải đơn thuần là một hình ảnh vật chất cụ thể mà là một thứ gì đó không phải là chính nó và có tác dụng giúp mọi ngƣời nhận ra hay hiểu đƣợc những điều mà nó biểu thị. Nói cách khác biểu tƣợng là sự biểu trƣng những giá trị, những ý nghĩa tiềm ẩn bên trong của tổ chức thông qua các biểu tƣợng vật chất cụ thể. Biểu tƣợng là sự tập hợp của các công trình kiến trúc, lễ nghi, giai thoại, khẩu hiệu. Bởi lẽ thông qua những giá trị vật chất cụ thể, hữu hình, các biểu trƣng này đều muốn truyền đạt những giá trị, ý nghĩa tiềm ẩn bên trong cho những ngƣời tiếp nhận theo cách cách thức khác nhau. * Ngôn ngữ, khẩu hiệu: Khẩu hiệu (slogan) là hình thức dễ nhập tâm và đƣợc cả nhân viên của doanh nghiệp, các khách hàng và những ngƣời khác trích dẫn. Khẩu hiệu thƣờng rất ngắn gọn, cô đọng, xúc tích, thƣờng sử dụng các câu từ đơn giản, dễ nhớ. Khẩu hiệu là cách diễn đạt cô đọng nhất của triết lý hành động, kinh doanh của một tổ chức, một doanh nghiệp. Vì vậy chúng cần đƣợc liên hệ với bản tuyên bố sứ mệnh của tổ chức, để hiểu đƣợc ý nghĩa tiềm ẩn của chúng. * Ấn phẩm điển hình: Đây là những tƣ liệu đƣợc tổ chức thiết kế và phát hành, có thể giúp mọi ngƣời có thể nhận thấy đƣợc rõ hơn về cấu trúc văn hóa quản lý của một tổ chức. Chúng có thể là bản tuyên bố sứ mệnh, báo cáo thƣờng niên, tài liệu giới thiệu về tổ chức, ấn phẩm định kỳ, tài liệu quảng cáo giới thiệu sản phẩm và công ty, website,.... những tài liệu này giúp làm rõ mục tiêu của tổ chức, phƣơng châm hành động, niềm tin và giá trị chủ đạo, triết lý quản lý, thái độ đối với ngƣời lao động, ngƣời tiêu dùng, xã hội. Qua đó, thể hiện các biểu tƣợng, hình ảnh, logo, slogan tới các thành viên trong tổ chức, đối tác, khách hàng. 26
  • 30. thể nói đây là tầng văn hóa có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên, nhất là với những yếu tố vật chất nhƣ: kiến trúc; cách bài trí đồng phục, v.v. chúng cũng rất gần gũi với các giá trị của xã hội và có đặc điểm chung là chịu ảnh hƣởng nhiều của tính chất hoạt động của tổ chức, quan điểm của ngƣời lãnh đạo, chiến lƣợc của tổ chức. Điểm quan trọng của tầng này là chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nhƣng lại rất khó giải mã đƣợc ý nghĩa của nó. Do vậy, tầng văn hóa này dễ thay đổi và ít khi thể hiện đƣợc những giá trị thực sự trong văn hóa quản lý của tổ chức. Các yếu tố biểu tƣợng thuộc về dạng biểu trƣng phi trực quan có thể thể hiện thông qua những biểu trƣng trực quan, đó là lý tƣởng, niềm tin, bản chất mối quan hệ con ngƣời, thái độ, lịch sử truyền thống phát triển của tổ chức đó. * Giai thoại, truyền thuyết, huyền thoại Giai thoại thƣờng đƣợc thêu dệt, thêm thắt, hƣ cấu từ những sự kiện, những nhân vật có thực đƣợc mọi thành viên trong tổ chức cùng chia sẻ và nhắc lại với những thành viên mới. Nhiều mẩu chuyện kể về những nhân vật tiêu biểu của doanh nghiệp nhƣ những hình mẫu lý tƣởng về những chuẩn mực và giá trị văn hóa quản lý, giúp thống nhất về nhận thức của tất cả mọi thành viên, giúp các thành viên trong tổ chức tin tƣởng vào tƣơng lai và chiến lƣợc mà tổ chức đang xây dựng và hƣớng tới. Các nhân vật hình mẫu là những nhân vật nòng cốt của doanh nghiệp góp phần tạo nên hình ảnh khác biệt của doanh nghiệp, làm cho các kết quả xuất sắc trở nên bình dị, thúc đẩy nhiều lớp nhân viên noi theo nhờ đó củng cố, thúc đẩy môi trƣờng văn hóa quản lý trong doanh nghiệp. Thông thƣờng những nhân vật nòng cốt thƣờng xuất hiện từ những ngƣời đầu tiên tạo dựng doanh nghiệp. * Tầm nhìn, lý tƣởng và triết lý kinhdoanh Lý tƣởng với những ý nghĩa là sự vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, văn hóa quản lý đƣợc hiểu theo hƣớng này là muốn nhấn mạnh những động lực, ý nghĩa, giá trị cao cả, căn bản, sâu sắc giúp con ngƣời cảm thông, chia sẻ và dẫn dắt con ngƣời trong nhận thức, cảm nhận và xúc động trƣớc sự vật, hiện tƣợng. Lý tƣởng hình thành một cách tự nhiên và khó giải thích đƣợc một cách rõ ràng. 27
  • 31. hình thành từ niềm tin, những giá trị và cảm xúc cao nhất của con ngƣời. Nhƣ vậy lý tƣởng đã nảy mầm trong tƣ duy, tình cảm của con ngƣời và dần dần đƣợc mặc định trong nhận thức trƣớc khi ngƣời đó có ý thức về điều này. Các triết lý quản lý hay các quan niệm chung đƣợc hình thành và chi phối bởi trƣớc hết là từ ngƣời lãnh đạo, quản lý. Phong cách của ngƣời quản lý có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng các bƣớc đi của tổ chức cũng nhƣ các giá trị, triết lý kinh doanh mà tổ chức hƣớng tới, tác động đến tƣ tƣởng, triết lý của chính những cán bộ nhân viên trong tổ chức. Triết lý đƣợc coi là một giá trị cốt lõi của tổ chức, chi phối toàn bộ hoạt động của tổ chức từ hoạt động kinh doanh cho đến quan hệ ứng xử giữa các cán bộ nhân viên, mối quan hệ ứng xử với khách hàng và đối tác. * Thái độ Thái độ là sự thể hiện của cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động của các thành viên trong tổ chức theo hƣớng nào đó trƣớc một vấn đề hoặc một tình huống cụ thể. Thái độ đƣợc hình thành trên cơ sở những triết lý, nhận thức và từ sự tiếp thu những giá trị văn hóa của công ty. Thái độ là chất gắn kết giá trị với niềm tin thông qua tình cảm. Do vậy, thái độ bị chi phối khá lớn bởi triết lý kinh doanh và niềm tin của thành viên đối với tổ chức. * Niềm tin Niềm tin thể hiện nhận thức của con ngƣời đối với một sự vật, hiện tƣợng mà ngƣời đó quan niệm thế nào là đúng, thế nào là sai. Trong niềm tin luôn chứa đựng những giá trị và triết lý đã nhận thức. Niềm tin là điều mà các thành viênnhận thức đƣợc, là động lực giúp con ngƣời tạo ra sức mạnh để hành động. Chính vì vậy, trong một tổ chức cần tạo ra cho các thành viên niềm tin vào giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh, chiến lƣợc phát triển để các thành viên tin tƣởng hết mình vào mục tiêu chung của tổ chức. Thông qua việc phân tích những biểu hiện trực quan và phi trực quan đó, chúng ta có thể nhận thấy những điểm đặc sắc riêng biệt trong cách quản lý, cách thức xây dựng, vận hành của mỗi doanh nghiệp hay thấy đƣợc một phần nào đó văn hóa quản lý của doanh nghiệp đó. 28
  • 32. những điều khó thấy, khó nhận biết, tiềm ẩn nhƣng rõ ràng nhờ có nó chúng ta nhận thấy sự riêng biệt, khác biệt của mỗi tổ chức. Đối với các doanh nghiệp, văn hóa quản lý doanh nghiệp góp phần quan trọng tạo nên những nét đặc sắc riêng của doanh nghiệp, góp phần hiệu quả trong các hoạt động của doanh nghiệp. Hai là, Phong cách quản lý Ngƣời quản lý có vai trò quan trọng trong việc hình thành và thực hiện triết lý quản lý của doanh nghiệp đó. Lẽ dĩ nhiên, có thể triết lý đó là do ngƣời lãnh đạo đƣa ra, nhƣng để nó có thể trở thành một triết lý thấm nhuần trong doanh nghiệp đƣợc mọi thành viên tuân thủ, làm theo, định hƣớng hành vi của nó lại là chuyện khác. Triết lý đó cần phải đƣợc các thành viên, các nhân viên trong doanh nghiệp đó chấp thuận, chia sẻ, và “thấm nhuần”. Từ triết lý của cá nhân ngƣời lãnh đạo trở thành triết lý của toàn doanh nghiệp cần có thời gian và nhiều sự chia sẻ. Phong cách quản lý có ý nghĩa quan trọng trong việc theo đuổi triết lý quản lý, xác định hƣớng đi trong tổ chức và quan điểm thúc đẩy con ngƣời trong tổ chức. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về phong cách quản lý, song có thể khái quát một cách chung nhất, “phong cách quản lý là hệ thống cách thức sử dụng công cụ quản lý gắn liền với một chủ thể nhất định, tác động lên các đối tượng nhất định trong quá trình đạt tới mục tiêu của tổ chức.”[tr53; 29] Phong cách quản lý của ngƣời lãnh đạo, ngƣời quản lý doanh nghiệp thể hiện trong việc hình thành mục tiêu doanh nghiệp đó theo đuổi, trong cách thức sử dụng quyền lực, giao quyền, ra quyết định, trong cách ứng xử giữa ngƣời lãnh đạo, quản lý và nhân viên… Phong cách quản lý thể hiện cách thức làm việc của ngƣời lãnh đạo quản lý, mang những đặc điểm cá nhân của ngƣời lãnh đạo quản lý, hoặc của một nhóm chủ thể lãnh đạo quản lý. Trong thực tế quản lý, có nhiều kiểu tiếp cận và chỉ ra nhiều phong cách lãnh đạo quản lý khác nhau, song với Luận văn của mình, tác giả chỉ đƣa ra ba phong cách lãnh đạo – quản lý điển hình: Phong cách chuyên quyền; Phong cách dân chủ; Phong cách tự do. 29
  • 33. chuyên quyền: Là kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán bằng đặc trƣng tập trung quyền lực vào tay một nhà quản lý- lãnh đạo, quản lý bằng ý kiến, lý trí của mình trấn áp những ý kiến, sáng kiến của tập thể. Loại hình phong cách quản lý này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói ý kiến (ra mệnh lệnh) cho nhân viên chính xác những gì mà họ muốn nhân viên của mình làm theo và không có bất cứ lời khuyên hay hƣớng dẫn nào cả. Ngƣời lãnh đạo chuyên quyền là ngƣời thích ra lệnh và chờ đợi sự phục tùng, là ngƣời quyết đoán, ít có lòng tin vào cấp dƣới. Họ thúc đẩy nhân viên chủ yếu bằng đe doạ và trừng phạt. - Phong cách dân chủ: Kiểu quản lý dân chủ đƣợc đặc trƣng bằng việc ngƣời lãnh đạo quản lý biết phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến của cấp dƣới, biết đƣa họ tham gia vào việc ra quyết định. Phong cách quản lý dân chủ tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên tham gia vào việc thể hiện sáng kiến, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí làm việc thoải mái. Ngƣời lãnh đạo theo phong cách dân chủ thƣờng tham khảo ý kiến của cấp dƣới về các hành động và quyết định đƣợc đề xuất và khuyến khích sự tham gia của họ. Loại ngƣời lãnh đạo này bao gồm những nhà lãnh đạo không hành động nếu không có sự đồng tình của cấp dƣới và những nhà lãnh đạo tự quyết định nhƣng có tham khảo ý kiến của cấp dƣới trƣớc khi hành động. Ngƣời lãnh đạo dân chủ luôn có lòng tin và hy vọng vào cấp dƣới. 30
  • 34. quản lý“tự do”: Về phong cách lãnh đạo này, ngƣời lãnh đạo cho phép nhân viên đƣợc quyền đƣa ra những quyết định nhƣng họ vẫn chịu trách nhiệm về những quyết định đó. Phong cách lãnh đạo ủy thác đƣợc sử dụng khi tin tƣởng vào năng lực sử lý tình huống, khả năng phân tích của nhân viên. Ngƣời quản lý không thể ôm đồm thực hiện tất cả mọi việc, mà có sự phân chia thứ tự ƣu tiên và phân công, ủy thác một phần ƣu tiên nào đó cho nhân viên. Ngƣời lãnh đạo theo phong cách tự do rất ít sử dụng quyền lực của họ và dành cho cấp dƣới mức độ tự do cao. Họ xem vai trò của họ chỉ là ngƣời giúp đỡ các hoạt động của thuộc cấp bằng cách cung cấp thông tin và hành động nhƣ một đầu mối liên hệ với môi trƣờng bên ngoài. Việc sử dụng phong cách nào đó phụ thuộc vào những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Một nhà quản trị có thể rất chuyên quyền trong trƣờng hợp khẩn cấp.Ngƣời đội trƣởng đội cứu hoả không thể tổ chức một cuộc hội thảo dân chủ với các đội viên để bàn cách tốt nhất dập tắt một đám cháy đang xảy ra mà phải nhanh chóng đƣa ra những mệnh lệnh mà ông ta cho là tốt nhất. Ba là: Hệ thống triết lý quản lý Yếu tố căn bản khi nói đến văn hóa quản lý hay cụ thể văn hóa quản lý doanh nghiệp nói chung đó là hệ giá trị liên quan đến chủ thể, đối tƣợng quản lý trong quá trình thực hiện mục tiêu quản lý đƣợc thừa nhận bởi cả chủ thể và đối tƣợng quản lý đó. Đối với văn hóa quản lý doanh nghiệp cũng vậy. Triết lý quản lý đƣợc coi nhƣ kim chỉ nam thấm nhuần vào những hoạt, mục tiêu mà doanh nghiệp đó hƣớng tới. Triết lý quản lý nhƣ là hệ thống nguyên tắc cơ bản xuyên suốt mọi hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình đạt tới mục tiêu. Triết lý quản lý là phần cốt lõi trong hệ giá trị của doanh nghiệp, là cơ sở để thiết lập bộ tiêu chuẩn chung (những nội quy, quy chế cụ thể) để điều chỉnh hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp đó. Từ triết lý quản lý, hình thành cơ sở để xây dựng bộ máy tổ chức của công ty, hình thành nên những cách cƣ xử, định hƣớng phát triển của doanh nghiệp. 31
  • 35. lý của doanh nghiệp thể hiện mục tiêu của doanh nghiệp đó hƣớng tới. Điều doanh nghiệp cho rằng là quan trọng, là mục đích kinh doanh hoạt động của mình, triết lý quản lý đôi khi còn là một giá trị để đánh giá tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hôi, cộng đồng, đánh giá đạo đức kinh doanh, đánh giá chính bản thân ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp. Triết lý quản lý phản ánh thái độ và mong đợi của tổ chức đối với mọi quan hệ, mọi quá trình và mọi hoạt động của các nhóm liên quan, định hƣớng chính những hành vi của thành viên trong doanh nghiệp đó. Triết lý quản lý doanh nghiệp và triết lý doanh nghiệp là một. Điều này không sai nhƣng chƣa đủ. Nhƣ Henry Fayol nhận định, một công ty, một doanh nghiệp hay một tổ chức cụ thể thƣờng gồm 6 hoạt động: Hoạt động chuyên môn; Hoạt động huy động vốn; Hoạt động thƣơng mại; Hoạt động an ninh; Hoạt động kế toán – hạch toán; Hoạt động quản lý. Trong đó, Quản lý là hoạt động cơ bản là chức năng của nhà quản lý giữ vai trò là hoạt động kết nối, phát huy thế mạnh và thúc đẩy các hoạt động khác phát triển. Nếu nhƣ triết lý doanh nghiệp là tƣ tƣởng bao trùm toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp thì triết lý quản lý sẽ là một bộ phận mang tính chất định hƣớng xây dựng lên triết lý doanh nghiệp. Triết lý quản lý đƣợc thể hiện rõ hơn thông qua triết lý trong kinh doanh của doanh nghiệp đó, trong cách thức vận hành doanh nghiệp, xử lý các vấn đề về con ngƣời hay các nguồn lực khác của doanh nghiệp đó. Thông thƣờng, triết lý quản lý doanh nghiệp sẽ gồm ba nội dung chính: sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp, và hệ thống các giá trị của doanh nghiệp. - Sứ mệnh của doanh nghiệp: Một văn bản triết lý doanh nghiệp thƣờng bắt đầu bằng việc nêu ra sứ mệnh của doanh nghiệp hay còn gọi là tôn chỉ, mục đích của nó. Sứ mệnh của doanh nghiệp tuyên bố “lý do tồn tại” của doanh nghiệp đó, còn gọi là quan điểm, tôn chỉ , tín điều nguyên tắc, mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Sứ mệnh phát biểu của doanh nghiệp, mô tả doanh nghiệp là ai? Doanh nghiệp làm những gì? Làm vì ai? Và làm nhƣ thế nào? Việc trả lời những câu hỏi này xuất phát từ quan điểm của ngƣời sáng lập, lãnh đạo doanh nghiệp hay chính là của 32
  • 36. lý cấp cao của doanh nghiệp về vai trò, mục đích kinh doanh, và lý tƣởng mà doanh nghiệp đó cần hƣớng tới. Bản tuyên bố sứ mệnh hay còn gọi là bản tuyên bố nhiệm vụ phải xác định những gì mà doanh nghiệp tổ chức đang phấn đấu vƣơn tới trong thời gian dài. Ví dụ nhƣ doanh nghiệp hàng đầu Hàn Quốc Sam Sung “Hoạt động kinh doanh là để góp phần vào sự phát triển đất nước”. Sứ mệnh thể hiện trò quan trọng của nó ở việc xác định phƣơng hƣớng của doanh nghiệp một cách quán triệt và truyền tải ý nghĩa đó tới tất cả các thành viên của tổ chức ở mọi cấp, từ đó giúp các thành viên có định hƣớng rõ ràng và gắn kết công việc của họ với phƣơng hƣớng của tổ chức. - Các mụctiêu cơ bản của doanhnghiệp: Sứ mệnh thƣờng đƣợc cụ thể hóa bằng các mục tiêu chính, có tính chiến lƣợc của nó. Các mục tiêu là những điểm cuối của nhiệm vụ doanh nghiệp, mang tính cụ thể và khả thi cần thực hiện thông qua các hoạt động của doanh nghiệp. - Hệ thống các giá trị của doanhnghiệp: Giá trị của doanh nghiệp là những niềm tin căn bản không đƣợc nói ra của những ngƣời làm việc trong doanh nghiệp. Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp xác định thái độ của doanh nghiệp với những ngƣời sở hữu, những nhà quản lý, những ngƣời lao động, những khách hàng hay các đối tƣợng khác. Những thành viên trong doanh nghiệp từ cấp quản lý hay đến những nhân viên doanh nghiệp đều có nghĩa vụ thực hiện triệt để các giá trị đã đƣợc xây dựng. Những giá trị này bao gồm: - Những nguyên tắc cơ bản của doanh nghiệp: nhƣ những chính sách xã hội, những chính sáchđối với khách hàng. - Lòng trung thành và cam kết - Hƣỡng dẫn những hành vi ứng xử mong đợi – một trong những ý nghĩa to lớn mà sứ mệnh doanh nghiệp hƣớng tới đó là tạo ra môi trƣờng làm việc trong đó có những mục đíchchung. 33
  • 37. tắc tạo ra một phong cách ứng xử, giao tiếp,và hoạt động kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp, trong đó đề cập đến bổn phận, nghĩa vụ của mỗi thành viên doanh nghiệp đối với thị trƣờng, cộng đồng, xã hội. Mỗi doanh nghiệp đều có những giá trị văn hóa riêng của nó. Các giá trị này đƣợc sắp xếp theo một thang bậc nhất định tùy thuộc vào tầm quan trọng của nó tạo nên một hệ thống các giá trị mà doanh nghiệp theo đuổi. 1.1.3 Cácnhân tố tác động đến văn hóa quản lýdoanh nghiệp. Văn hóa quản lý doanh nghiệp chịu tác động của những yếu tố thuộc về môi trƣờng bên trong và ngoài doanh nghiệp. Mỗi yếu tố này lại có những tác động tích cực, tiêu cực, mạnh mẽ hay yếu đến sự hình thành, duy trì và phát triển của văn hóa quản lý doanh nghiệp. Một là, Văn hóa xã hội và văn hóa dân tộc. Văn hóa quản lý doanh nghiệp là một bộ phận của văn hóa xã hội văn hóa dân tộc. Mỗi dân tộc sản sinh ra toàn bộ giá trị văn hóa của dân tộc mình và tác dộng lên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động quản lý nói chung và quản lý doanh nghiệp nói riêng. Ở mỗi quốc gia dân tộc có những đặc điểm riêng biệt về văn hóa, những lối sống, tập tục, quan điểm và hệ giá trị khác nhau, định hình phong cách sống của cá nhân trong tập thể đó. “Chinh phục các làn sóng văn hóa” chỉ ra ảnh hƣởng to lớn của văn hóa dân tộc lên sự hình thành và phát triển bốn mô hình văn hóa doanh nghiệp đặc trƣng: mô hình văn hóa gia đình, mô hình văn hóa tháp Eiffel, mô hình văn hóa tên lửa dẫn đƣờng, mô hình “văn hóa lò ấp trứng”. Mỗi cá nhân trong một nền văn hóa quản lý doanh nghiệp đều phụ thuộc vào nền văn hóa dân tộc sụ thể, với một phần nhân cách tuân theo các giá trị của văn hóa dân tộc và cá nhân đó xuất thân. Mức độ coi trọng tính cá nhân hay tập thể, khoảng cách phân cấp của xã hội, tính linh hoạt chuyển đổi giữa các tầng lớp xã hội, tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền, v.v là những nhân tố trong văn hóa xã hội ảnh hƣởng lớn tới văn hóa quản lý doanh nghiệp. Văn hóa xã hội, văn hóa dân tộc tạo nên môi trƣờng cho mỗi cá nhân sinh sống phát triển, đồng thời nuôi dƣỡng tính cách, xây dựng nên những hệ giá trị cho mỗi con ngƣời. Điều này, tạo nên nền tảng cho những nét đặc trƣng trong 34
  • 38. lý lãnh đạo của cá nhân mỗi doanh nghiệp. Có thể nói, văn hóa xã hội, văn hóa dân tộc chính là “cái nền” hình thành nên văn hóa quản lý nói chung và văn hóa quản lý doanh nghiệp nói riêng. Hai là, thể chế xã hội Thể chế là “những quy tắc của cuộc chơi trong xã hội” hoặc những luật lệ do con ngƣời đặt ra để điều tiết và định hình những quan hệ tƣơng hỗ giữa con ngƣời”. Hoạt động sản xuất kinh doanh của từng cá nhân, doanh nghiệp trong xã hội đều phải chịu sự quy định, sự tác động của môi trƣờng thể chế, phải tuân thủ các nguyên tắc, thủ tục hành chính, tuân thủ những quyền hạn, nghĩa vụ của ngƣời lao động cũng nhƣ chủ doanh nghiệp trong xã hội đó, trong thể chế đó. Các chính sách của nhà nƣớc sẽ có ảnh hƣởng mạnh mẽ tới doanh nghiệp nhƣ chính sách thƣơng mại, chính sách phát triển nghành, chính sách điều tiết cạnh tranh bảo vệ ngƣời lao động hay khách hàng, v.v. Bên cạnh đó, thể chế kinh tế - xã hội cũng đặt ra yêu cầu cho sự phát triển của văn hóa quản lý doanh nghiệp, thông qua quan hệ sản xuất kinh doanh, chủ thể doanh nghiệp hình thành nên những đặc thù trongh kinh doanh nhƣ: đạo đức kinh doanh, tôn trọng gía trị con ngƣời, trách nhiệm xã hội, … Ba là, các yếu tố tâm lý – xã hội (cá nhân, nội bộ doanhnghiệp,..) Văn hóa hay văn hóa quản lý doanh nghiệp là những đặc trƣng của xã hội, phản ánh mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời. Văn hóa quản lý phản ánh những nét đặc trƣng của cá nhân, của nhóm ngƣời nhất định. Mỗi nhà quản lý, ngƣời đứng đầu doanh nghiệp đều mang theo những đặc điểm cá nhân của mình vào việc ra quyết định, thực hiện quyết định vào việc thiết lập cơ cấu tổ chức, quản trị nhân sự. Ngƣời quản lý nói riêng, hay nhóm quản lý doanh nghiệp nói riêng với những đặc điểm cá nhân đƣợc đƣa vào trong quá trình quản lý doanh nghiệp, cho ta thấy những giá trị mà họ theo đuổi, mối quan hệ giữa cấp quản lý và nhân viên, giữa doanh nghiệp và xã hội, đạo đức kinh doanh, mục tiêu mà doanh nghiệp doanh nghiệp cần vƣơn tới. Văn hóa quản lý doanh nghiệp không chỉ chịu sự ảnh hƣởng của phong cách cá nhân ngƣời quản lý, mà còn chịu sự ảnh hƣởng của truyền thống doanh 35
  • 39. kinh doanh của doanh nghiệp, hình thức sở hữu của doanh nghiệp, khách hàng, trình độ phát triển kinh tế xã hội … Bốn là, quá trình toàn cầu hóa Toàn cầu hóa tạo nên một xu thế phát triển ngày càng rõ nét, các nền kinh tế trở lên phụ thuộc lẫn nhau, tiến dần đến một hệ thống kinh tế toàn cầu, một “thế giới phẳng”. Trong qua trình toàn cầu hóa, diễn ra sự giao lƣu văn hóa dân tộc, văn hóa kinh doanh, văn hóa quản lý. Chính mỗi công ty, khi thâm nhập vào một thị trƣờng mới ở một quốc gia dân tộc khác cũng tiếp thu những giá trị, tinh hoa của văn hóa dân tộc, văn hóa địa phƣơng, từ đó lấy đƣợc lòng tin của ngƣời tiêu dùng, làm giàu thêm bản sắc văn hóa quản lý doanh nghiệp, cũng nhƣ tạo hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy khi nghiên cứu những đặc trƣng văn hóa quản lý doanh nghiệp của một doanh nghiệp đa quốc gia, hoặc doanh nghiệp nƣớc ngoài chúng ta sẽ thấy đƣợc sự giao thoa văn hóa trong văn hóa quản lý doanh nghiệp đó, bản sắc văn hóa của dân tốc mà chủ doanh nghiệp xuất thân đƣợc giao thoa trong môi trƣờng mới với hệ giá trị mới và văn hóa địa phƣơng mang lại, tạo ra những đặc trƣng riêng biệt, có sự dung hòa của hai hệ giá trị. 1.2. Khái quát chung về văn hóa quản lý doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam 1.2.1. Đặcđiểm của doanhnghiệp Hàn Quốctại ViệtNam. Doanh nghiệp Hàn Quốc bắt đầu đầu tƣ vào Việt Nam từ năm 1988, trong những năm 1988 – 1991 có sáu công ty đầu tƣ liên doanh, một công ty hợp tác kinh doanh, với số vốn đầu tƣ khoảng 41 triệu USD. Năm 1992, các doanh nghiệp Hàn Quốc có năm công ty liên doanh, ba công ty 100% vốn nƣớc ngoài, một công ty hợp tác kinh doanh. Tổng cộng 9 dự án đầu tƣ, với số vốn đầu tƣ khoảng 109 triệu USD. Thời gian đầu, doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tƣ liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam, dần dần tăng tỷ trọng đầu tƣ trực tiếp lên 100%. Về thứ hạng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, Hàn Quốc giữ vị trí thứ 10 ngay 36
  • 40. quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Tính đến năm 2012, có khoảng 2.800 doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tƣ vào Việt Nam trên tổng số 3.180 dự án, tạo việc làm cho 400 đến 500 nghìn lao động, giữ 20% tỉ lệ xuất khẩu tổng thể của Việt Nam. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Hàn Quốc đã nộp khoảng 1 tỷ USD tiền thuế cho Chính phủ Việt Nam. Việt Nam đánh giá “thành công của các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ trở thành thành công của chúng ta”. Trong trọng lƣợng đầu tƣ của Hàn Quốc sang các nƣớc Đông Nam Á, đầu tƣ vào Việt Nam là cao nhất.[tr90-92;11] Về cơ cấu đầu tƣ theo ngành, thời gian đầu các doanh nghiệp Hàn Quốc chú trọng nhiều tới các lĩnh vực công nghiệp nhẹ nhƣ: may mặc, giày dép, ba lô, túi xách... và công nghiệp chế biến lâm, hải sản. Nhƣng những năm gần đây đã tiến tới đầu tƣ vào lĩnh cực công nghiệp kỹ thuật cao nhƣ điện tử, công nghiệp ô tô, công nghiệp chế tạo cơ khí và xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Những ngành này rất phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế của Việt Nam. Về phân bố đầu tƣ theo vùng, Đầu tƣ của Hàn Quốc vào Việt Nam phân bố không đồng đều ở các vùng. Địa điểm đầu tƣ của doanh nghiệp Hàn Quốc theo thứ tự là Hà Nôi (20%), Thành phố Hồ Chí Minh (16%), Bà Rịa – Vũng Tàu (14%), Đồng Nai (13%), Bình Dƣơng (6%), Hải Phong (5%)[tr96;11]. Trong thời kỳ đầu FDI của Hàn Quốc tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam - nơi có địa hình thuận lợi, cơ sở hạ tầng tốt và có nguồn nhân lực dồi dào. Gần đây do Chính phủ Việt Nam có chính sách nhằm điều chỉnh nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nên đầu tƣ của Hàn Quốc đã phân bố dàn trải đều hơn trong cả nƣớc. Trong đó, các tỉnh miền Bắc và miền Trung cũng dần trở thành điểm tập trung của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Kết quả điều tra mới đây của KOTRA đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam cho thấy 93,3% doanh nghiệp bày tỏ sự hài lòng khi đầu tƣ vào làm ăn tại Việt Nam; 57,6% doanh nghiệp hiện đang làm ăn có lãi, phần lớn số còn lại đang trong thời gian thu hồi vốn đầu tƣ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đang gặp những khó khăn về cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, 37