Top công ty giá trị nhất việt nm năm 2024

Lần đầu Forbes Việt Nam công bố danh sách 40 thương hiệu công ty có giá nhất tại Việt Nam, với tổng giá trị thương hiệu xấp xỉ 5 tỷ USD. Ngoài những thương hiệu của các doanh nghiệp lớn vốn đã quen thuộc do niêm yết trên sàn chứng khoán, danh sách này còn xuất hiện một số thương hiệu như gốm sứ Minh Long giá trị 39,5 triệu USD, Biti’s có giá trị 17,4 triệu USD, văn phòng phẩm Thiên Long giá trị 13,5 triệu USD.

Theo Forbes Việt Nam, danh sách 40 thương hiệu nhất được lựa chọn từ hơn 300 thương hiệu và loại bỏ những thương hiệu nước ngoài dù được sản xuất trong nước.

Nhóm ngành hàng tiêu dùng chiếm vị trí áp đảo trong danh sách, với tỷ lệ 70%. Xếp thứ nhì và thứ ba lần lượt là nhóm ngân hàng và tài chính, với tỷ lệ tương ứng là 20% và 10%. Nhóm dược phẩm và hàng không chiếm 5%. Nhóm công nghệ và viễn thông có 3 đại diện.

Vinamilk dẫn đầu trong danh sách này với giá trị tương đương 1,52 tỷ USD, Viettel xếp thứ 2 với giá trị 752 triệu USD, do Tập đoàn này đang nắm giữ 52% thị phần viễn thông của Việt Nam. Các vị trí tiếp theo trong top 10 lần lượt thuộc về Vingroup giá trị 279 triệu USD, Sabeco 247 triệu USD, FPT 171 triệu USD, Vietinbank 147 triệu USD, Vietcombank 135 triệu USD, Masan Group 126 triệu USD, BIDV 125 triệu USD, Việt Nam Arilines 78 triệu USD.

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngoài những thương hiệu trong top 10 kể trên còn có MBBank (61,7 triệu USD), Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ - 53 triệu USD), Techcombank (39,7 triệu USD), Sacombank (47,6 triệu USD), VPBank (37,7 triệu USD), ACB (25,3 triệu USD).

Lĩnh vực bảo hiểm và chứng khoán lần lượt có 2 đại diện, là Bảo Việt (72,8 triệu USD), PVI (66,4 triệu USD) và SSI (17,3 triệu USD), HSC (15,7 triệu USD).

Một số doanh nghiệp có tốc độ phát triển mạnh trong thời gian gần đây cũng lọt top 40 thương hiệu này, như Thế giới Di động được đánh giá 77 triệu USD, Ôtô Trường Hải (Thaco) 65,4 triệu USD, Vietjet Air có giá trị 63,4 triệu USD, VNG có giá trị 35,5 triệu USD.

Top công ty giá trị nhất việt nm năm 2024

Đáng chú ý là các thương hiệu có giá trị của Việt Nam chủ yếu được hình thành sau năm 1986, tức là sau khi nền kinh tế chuyển đổi hoạt động theo cơ chế thị trường. Hầu hết các thương hiệu công ty được xây dựng trong vòng 20 năm qua cũng cho thấy quá trình phát triển của cộng đồng doanh nghiệp nước ta trong xu thế hội nhập.

Phương pháp đánh giá được Forbes Việt Nam sử dụng để xếp hạng danh sách này là nhìn vào những số liệu tài chính. Cụ thể là tính toán đóng góp của thương hiệu vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy đòi hỏi phải có các số liệu tài chính minh bạch, do vậy, một số công ty dù có thương hiệu đáng chú ý như Kymdan, Eurowwindow, Novaland, Tân Hiệp Phát…. lại không có đủ cơ sở để tính toán giá trị.

Tương tự, nhiều doanh nghiệp nhà nước đang trong quá trình cổ phần hóa, số liệu tài chính không công bố đầy đủ cũng khó có thể xác định.

Một số doanh nghiệp có thương hiệu xây dựng hơn 20 năm, có giá trị tốt nhưng cũng không được đưa vào danh sách này, do đã chuyển nhượng hơn 50% vốn cổ phần như Kinh Đô, Vinacafe Biên Hòa, nước khoảng Vĩnh Hảo...

Để thực hiện Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất 2023, các công ty niêm yết trên HSX và HNX được đánh giá qua nhiều bước. Ở vòng sơ loại, các công ty cần đáp ứng các điều kiện: có lãi trong năm 2022, doanh thu và vốn hóa tối thiểu 500 tỉ đồng. Ở vòng kế tiếp, các công ty được chấm điểm định lượng trên năm tiêu chí: tỉ lệ tăng trưởng kép về doanh thu, lợi nhuận, tỉ lệ ROE, ROC và tăng trưởng EPS giai đoạn 2018—2022. Tiếp theo, Forbes Việt Nam thực hiện điều tra định tính để đánh giá mức phát triển bền vững của doanh nghiệp: vị thế công ty trong ngành, nguồn gốc lợi nhuận, chất lượng quản trị doanh nghiệp, triển vọng ngành… Danh sách có sự hỗ trợ tính toán định lượng của công ty Chứng khoán SSI. Vốn hóa được chốt vào ngày 30.5.2023. Số liệu sử dụng tính toán là báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022.

Bảng xếp hạng 100 thương hiệu mạnh nhất và giá trị nhất Việt Nam năm 2023 theo báo cáo của Brand Finance cho thấy sự chuyển đổi mạnh mẽ về giá trị thương hiệu của các ngành tại Việt Nam.

Top công ty giá trị nhất việt nm năm 2024
Ông Alex Haigh, Giám đốc Điều hành Brand Finance Châu Á - Thái Bình Dương trao chứng nhận Thương hiệu Quốc gia mạnh nhất năm 2022 cho đại diện Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công Thương. Ảnh: Thu Hường

Trong đó, Viễn thông, Ngân hàng và Thực phẩm là những ngành có đóng góp nhiều nhất vào tổng giá trị bảng xếp hạng với tỉ trọng lần lượt là 31%, 30%, 10%...

Đáng chú ý, Tập đoàn viễn thông Viettel ghi nhận mức tăng trưởng giá trị thương hiệu thêm 2% đạt 8,9 tỷ USD và duy trì xếp hạng sức mạnh thương hiệu ở mức AAA, trở thành thương hiệu giá trị nhất Việt Nam tám năm liên tiếp. Thành tựu thương hiệu ấn tượng này đã góp phần cải thiện kết quả tài chính của Viettel khi doanh thu của thương hiệu này tăng 23,4% đạt 23.700 tỷ VND vào năm 2022.

Top công ty giá trị nhất việt nm năm 2024

Với mức tăng trưởng vượt bậc (+105%, chiếm 2% tổng giá trị), ngành Công nghệ đã và đang nổi lên như một ngành có tiềm năng lớn trước thời đại chuyển đổi số. Đứng đầu ngành là FPT với giá trị thương hiệu lên đến 594.5 triệu USD, tăng 52%. Sự thành công này là kết quả của nỗ lực đổi mới, tập trung vào nghiên cứu và phát triển công nghệ. Đồng thời, việc thiết lập đối tác chiến lược với các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đã giúp FPT tạo ra môi trường hợp tác và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, CMC Corp vươn lên đạt Top 2 Thương hiệu Công nghệ có chỉ số sức mạnh cao nhất Việt Nam.

Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng, các thương hiệu ngân hàng tại Việt Nam đã chứng tỏ khả năng phục hồi trước những thách thức kinh tế bằng cách triển khai số hóa và cải thiện dịch vụ khách hàng.

Ghi nhận mức tăng trưởng giá trị thương hiệu chung là 47%, Ngành ngân hàng chiếm 30% tổng giá trị toàn ngành, với sự đóng góp vượt bậc của các thương hiệu Vietcombank (1.9 tỉ USD), Agribank (1.4 tỉ USD), BIDV (1.4 tỉ USD), Techcombank (1.4 tỉ USD), VPBank (1.3 tỉ USD), MB (803.4 triệu USD), TPBank (424.9 triệu USD)… Ngoài ra, 09 thương hiệu ngân hàng lần đầu tiên lọt vào bảng xếp hạng của Brand Finance năm nay gồm có TPBank, LPBank, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông, Eximbank, Ngân hàng Thương mại Kiên Long, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt và NCB.

Top công ty giá trị nhất việt nm năm 2024

Vietcombank là thương hiệu mạnh nhất trong bảng xếp hạng với xếp hạng sức mạnh thương hiệu cải thiện từ AAA lên AAA+. Giá trị thương hiệu tăng vượt bậc thêm 43% đạt 1,9 tỷ USD, tăng ba bậc lên vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng. Đây là một sự thăng tiến rõ rệt, cho thấy những nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ của Vietcombank đã thu hút được lòng tin của khách hàng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có giá trị thương hiệu tăng mạnh ở mức 69% đạt 1,4 tỷ USD và là thương hiệu tăng trưởng nhanh nhất. Thương hiệu này cũng tăng sáu bậc lên vị trí thứ 7 và có xếp hạng sức mạnh thương hiệu cải thiện từ AA+ lên AAA-.

Giá trị thương hiệu của BIDV tăng trưởng phần lớn là nhờ sức mạnh thương hiệu được cải thiện khi thương hiệu liên tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong năm vừa qua. BIDV cung cấp sản phẩm kỹ thuật số hỗ trợ hoạt động cho các doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2022, thương hiệu này ra mắt sản phẩm BIDV iConnect, cho phép doanh nghiệp kết nối và thực hiện các giao dịch ngân hàng trực tiếp trên phần mềm quản lý của ngân hàng. Nhờ hợp tác với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ngân hàng này đã dẫn đầu nền tảng kỹ thuật số đầu tiên của Việt Nam dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) — BIDV SMEasy. Những sáng kiến số hóa này đã góp phần giúp BIDV vinh dự nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam” trong 05 năm liên tiếp do các tạp chí chuyên ngành Asian Banking and Finance và Alpha Southeast Asia trao tặng.

Top công ty giá trị nhất việt nm năm 2024

Alex Haigh, Giám đốc điều hành – Khu vực châu Á Thái Bình Dương của Brand Finance, nhận xét: “Bất chấp những khó khăn thách thức về kinh tế, các thương hiệu ngân hàng tại Việt Nam đã thể hiện mức tăng trưởng vượt bậc trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam của Brand Finance năm nay. Chúng tôi thấy cam kết của họ đối với nhiệm vụ số hóa và nâng cao dịch vụ khách hàng đã mang lại kết quả. Chúng tôi cũng xin chúc mừng Viettel, Vietcombank và BIDV lần lượt đứng đầu bảng xếp hạng với thương hiệu giá trị nhất, mạnh nhất và tăng trưởng nhanh nhất”.

Cũng theo báo cáo, Công nghệ (+105%), Ngân hàng (+47% ), Bán lẻ (+40%), Tiện ích (+58%), là những ngành tăng trưởng về giá trị thương hiệu nhanh hơn trong khi Viễn thông, Ngân hàng, Bất động sản và Thực phẩm là những ngành đóng góp nhiều nhất vào tổng giá trị thương hiệu toàn ngành. Nổi bật trong ngành Bất động sản là Vinpearl khi đạt được các giải thưởng sau: Top 3 thương hiệu có chỉ số sức mạnh thương hiệu lớn nhất Việt Nam, Top 2 thương hiệu tăng trưởng sức mạnh cao nhất Việt Nam xét về điểm số và thương hiệu tăng trưởng sức mạnh cao nhất xét về thứ hạng.