Tiểu luận đánh giá chất lượng nước sông năm 2024

Tiểu luận cuối kỳ Công Tác Đánh Giá Viên Chức Tại Trung Tâm Quản Lý Hạ Tầng Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh

  • Tiểu Luận Thi Hành Án Dân Sự Kê Biên, Xử Lý Tài Sản Đang Cầm Cố
  • Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần môn Kinh Tế Lượng, 9 Điểm

Preview text

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP.

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC CỦA MỘT SỐ NHÀ MÁY NƯỚC

TẬP TRUNG KHU VỰC NÔNG THÔN

LỜI CẢM ƠN

“Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường ........ đã đưa môn học ........ vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên bộ môn – Cô ........ đã dạy dỗ và tâm huyết truyền đạt những kiến thức quý giá cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học ....... của cô, em đã trau dồi cho bản thân nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập nghiêm túc và hiệu quả. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức có giá trị sâu sắc, là hành trang để em vững bước sau này. Bộ môn ........ là môn học thú vị, bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức, kỹ năng, giúp sinh viên có thể ứng dụng vào thực tế. Tuy nhiên, do khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều hạn hẹp, kiến thức chưa sâu rộng. Mặc dù bản thân đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện và tốt hơn.” Em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................

  • LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ Trang
  • LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................
  • MỤC LỤC..................................................................................................................
  • LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN......................................................................................
  • 1. Cơ sở lý luận.......................................................................................................
  • 1. Các vấn đề môi trường nông thôn ở nước ta.......................................................
  • 1.2. Vấn đề nước sạch và môi trường...................................................................
  • 1.2. Vấn đề ô nhiêm không khí.............................................................................
  • 1.2. Vấn đề ô nhiễm môi trường đất......................................................................
  • 1. Hiện trạng môi trường tại nông thôn Việt Nam................................................
  • 1.3. Hiện trạng môi trường nước...........................................................................
  • 1.3. Hiện trạng môi trường không khí...................................................................
  • 1.3. Hiện trạng môi trường đất..............................................................................
  • 1. Những vấn đề về chất lượng nước của nông thôn Việt Nam............................
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..
  • 1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................
  • 2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................
  • 2.1. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................
  • 1. Địa đỉểm và thời gian nghiên cứu.....................................................................
  • 2.2. Địa điểm nghiên cứu......................................................................................
  • 2.2. Thời gian tiến hành........................................................................................
  • 1. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................
  • 2.3. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước Việt Nam.............................................
  • 2.3. Đánh giá chung và đề xuất giải pháp.............................................................
  • 1. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................
  • 2.4. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp...............................................
  • 1. Kết quả nghiên cứu tại các nhà máy nước tập chung tại Nông thôn Việt Nam
  • 2.5. Kết quả nghiên cứu nông thôn Thái Nguyên.................................................
  • 2.5. Kết quả nghiên cứu nông thôn Yên Bái.........................................................
  • 2.5. Kết quả nghiên cứu nông thôn Thái Bình......................................................
  • 2.5. Kết quả nghiên cứu nông thôn Lào Cai.........................................................
  • CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................
  • 1. Kết luận.............................................................................................................
  • 1. Kiến nghị...........................................................................................................
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................

chính gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh trên địa bàn xã thời gian qua, ảnh hưởng sức khoẻ cộng đồng, phá huỷ cân bằng môi trường. Xuất phát từ vấn đề đó, được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường ban chủ nhiệm khoa ..... - trường ......, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thạc sĩ ....., em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá chất lượng nước của một số nhà máy nước tập trung khu vực nông thôn” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích của đề tài - Điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng nước của một số nhà máy nước tập trung khu vực nông thôn về các vấn đề: + Nước sinh hoạt + Nước thải + Vệ sinh môi trường + Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và môi trường + Sức khoẻ và môi trường + Công tác tuyên truyền và giáo dục vệ sinh môi trường - Đánh giá sự hiểu biết của người dân về vấn đề môi trường - Thông qua nghiên cứu chuyên đề, nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề chất lượng nước. - Đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý chất lượng nước tại vùng nông thôn Việt Nam. 3. Yêu cầu của đề tài - Phỏng vấn đại diện các tầng lớp, các lứa tuổi làm việc ở các ngành nghề khác nhau. - Thu thập các thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại nông thôn Việt Nam - Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực

  • Tiến hành điều tra theo bộ câu hỏi; bộ câu hỏi phải dễ hiểu đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc đánh giá.
  • Các kiến nghị được đưa ra phải phù hợp với tình hình địa phương và có tính khả thi cao. 4. Ý nghĩa của đề tài
  • Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
  • Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.
  • Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
  • Ý nghĩa trong thực tiễn:
  • Kết quả của chuyên đề sẽ góp phần nâng cao được sự quan tâm của người dân về việc đảm bảo chất lượng nước.
  • Làm căn cứ để cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức của người dân về đảm bảo chất lượng nước.
  • Xác định hiện trạng chất lượng nước tại nông thôn Việt Nam.
  • Đưa ra các giải pháp bảo vệ chất lượng nước cho khu vực nông thôn Việt Nam. 5. Kết cấu khóa luận

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN......................................................................................

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

  • Nước thải nông nghiệp (m3 /năm) = Hệ số phát thải nước thải của từng vật nuôi (m 3 /conăm) x Thời gian nuôi trung bình (năm) x Số lượng vật nuôi (con);
  • Nước thải công nghiệp (m 3 /năm) = Hệ số phát thải nước thải theo giá trị sản xuất của từng ngành (m 3 /triệu đồng) x Giá trị sản xuất công nghiệp từng ngành (triệu đồng/năm);
  • Nước thải sinh hoạt = 80% x Nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt;
  • Nước thải ngành y tế (m 3 /năm) = Hệ số phát thải nước thải ngành y tế (lít/giường bệnhày) x Số giường bệnh x 365 x 10-3.  Chỉ thị tải lượng BOD5 và COD theo các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và dịch vụ.
  • Tải lượng BOD 5 trong nông nghiệp (tấn/năm) = Hệ số phát thải vật nuôi (kg/conăm) x Thời gian nuôi trung bình (năm) x Số lượng vật nuôi (con) x 10-3 ;
  • Tải lượng BOD 5 , COD trong công nghiệp (tấn/năm) = Nồng độ chất thải (mg/l) x Lưu lượng nước thải công nghiệp (m 3 /năm) x 10-6 ;
  • Tải lượng BOD 5 , COD trong sinh hoạt (tấn/năm) = Hệ số ô nhiễm do con người (g/người. ngày đêm) x Tổng dân số (người) x 365 x 10-6 ;
  • Tải lượng BOD 5 COD trong ngành dịch vụ (tấn/năm) = Nồng độ chất thải (mg/l) x Lưu lượng nước thải ngành dịch vụ (m 3 /ngày) x 365 x 10-. 1.1.2. Phương pháp tính chỉ số chất lượng nước Đánh giá chất lượng nước mặt được tính theo chỉ số chất lượng nước áp dụng theo Quyết định 879/QĐ-TCMT ngày 11 tháng 7 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước.  Chỉ số chất lượng nước (WQI) Chỉ số chất lượng nước (WQI) là một chỉ số được tính toán từ các thông số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả

năng sử dụng của nguồn nước đó và được biểu diễn qua một thang điểm. WQI thông số (WQISI) là chỉ số chất lượng nước tính toán cho mỗi thông số. Mục đích: Đánh giá nhanh chất lượng nước mặt lục địa một cách tổng quát; Có thể sử dụng như một nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước; Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ hiểu và trực quan và nâng cao nhận thức về môi trường  Quy trình tính toán và sử dụng WQI trong đánh giá chất lượng môi trường nước bao gồm các bước sau: - Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc từ trạm quan trắc môi trường nước mặt lục địa (số liệu đã qua xử lý); - Tính toán các giá trị WQI thông số theo công thức; - Tính toán WQI; - So sánh WQI với bảng các mức đánh giá chất lượng nước.  Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc - Số liệu quan trắc sử dụng để tính WQI là số liệu của quan trắc nước mặt lục địa theo đợt đối với quan trắc định kỳ hoặc giá trị trung bình của thông số trong một khoảng thời gian xác định đối với quan trắc liên tục; - Các thông số được sử dụng để tính WQI thường bao gồm các thông số: DO, nhiệt độ, BOD 5 , COD, N-NH 4 + , P-PO 4 3-, TSS, độ đục, Tổng Coliform và pH; - Số liệu quan trắc được đưa vào tính toán đã qua xử lý, đảm bảo đã loại bỏ các giá trị sai lệch, đạt yêu cầu đối với quy trình quy phạm về đảm bảo và kiểm soát chất lượng số liệu.  Tính toán các giá trị thông số WQI WQI thông số (WQISI) được tính toán cho các thông số BOD 5 , COD, N- NH 4 + , P-PO 4 3, TSS, độ đục, Tổng Coliform theo công thức như sau: + (1) + Trong đó:

Bảng 1. 2. Quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa i 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 BPi ≤ 20 20 50 75 88 112 125 150 200 ≥ qi 1 25 50 75 100 100 75 50 25 1 Ghi chú:

  • Nếu giá trị DO % bão hòa ≤ 20 thì WQIDO = 1;
  • Nếu 20 < DO % bão hòa < 88 thì WQIDO tính theo công thức 1 và sử dụng Bảng 1.
  • Nếu 88 ≤ DO % bão hòa ≤ 112 thì WQIDO = 100.
  • Nếu 112 < DO % bão hòa < 200 thì WQIDO tính theo công thức 1 và sử dụng Bảng 1. Nếu giá trị DO % bão hòa ≥ 200 thì WQIDO = 1.  Tính giá trị WQI đối với thông số pH Bảng 1. 3. Quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH I 1 2 3 4 5 6 BPi ≤5 5 6 8 9 ≥ qi 1 50 100 100 50 1 Ghi chú:
  • Nếu giá trị pH ≤ 5,5 thì WQIpH = 1.
  • Nếu 5,5 < giá trị pH < 6 thì WQIpH tính theo công thức1 và sử dụng Bảng 1;
  • Nếu 6 ≤ giá trị pH ≤ 8,5 thì WQIpH = 100.
  • Nếu 8,5 < giá trị pH < 9 thì WQIpH tính theo công thức 1 và sử dụng Bảng
  • Nếu giá trị pH ≥ 9 thì WQIpH = 1.  Tính toán WQI Sau khi tính toán WQI đối với từng thông số nêu trên, việc tính toán WQI được áp dụng theo công thức sau: (1) Trong đó:
  • WQIa: Giá trị WQI đã tính toán với 05 thông số (DO, BOD 5 , COD, N-NH 4 + , P-PO 4 3-);
  • WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục;
  • WQIc: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số Tổng Coliform;
  • WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH. - Giá trị WQI sau khi tính toán sẽ được làm tròn thành số nguyên. 1.1.2. So sánh chỉ số chất lượng nước đã được tính toán với bảng đánh giá Sau khi tính toán được WQI, sử dụng bảng xác định giá trị WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau:

2.3. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước Việt Nam.............................................

Giá trị WQI Mức đánh giá chất lượng nước Màu 91 - 100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Xanh nước biển 76 - 90 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp Xanh lá cây 51 – 75 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác Vàng 26 – 50 Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác Da cam 0 – 25 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương la Đỏ 1.1. Tổn thất thủy lực trong đường ống nước  Tổn thất dọc đường (hd): Tổn thất đọc đường sinh ra trên toàn bộ bề dài dòng chảy. Nguyên nhân vật lý của sự tổn thất đó là ma sát giữa các phần tử chất lỏng do tính nhớt và sự xáo trộn rối tạo nên; tính chất trơn, nhám thủy lực của thành rắn và mức độ rối của dòng chảy là hai yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sức cản đối với dòng chảy. Loại sức cản này còn được gọi là sức cản bề mặt. Ví dụ: tổn thất trong ống thẳng dẫn nước.

Tổn thất cột nước (hw) Nguyên nhân của tổn thất cột nước do ma sát giữa các phân tử chất lỏng. Công tạo nên bởi lực ma sát này biến thành nhiệt năng mất đi không thể lấy lại cho dòng chảy. Tổng tổn thất năng lượng hw của dòng chảy có thể viết như sau: (1) ∑hd - Tổng cộng các tổn thất dọc đường của dòng chảy; ∑hc - Tổng cộng các tổn thất dọc đường của dòng chảy; 1. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG VÀ NƯỚC CẤP SINH HOẠT 1.2. Kim loại nặng Kim loại nặng là những kim loại có tỉ trọng riêng γ > 5 gam/cm 3. Kim loại nặng gây độc tính đối với sự sống, thường liên quan đến môi trường ô nhiễm. Nguồn gốc phát sinh kim loại năng từ tự nhiên (như Asen), các hoạt động của con người như: hoạt động sản xuất công nghiệp (chất thải công nghiệp), hoạt động sản xuất nông nghiệp, hàng hải..ồng độ ô nhiễm kim loại năng cao chúng trở thành chất độc cho hệ sinh thái và con người như:

  • Chì (Pb) chỉ có tỉ trọng riêng γ > 11,34 gam/cm 3. Khi nhiễm độc chì thường dẫn đến các bệnh về não và có khả năng gây chết đột ngột;
  • Thủy ngân (Hg) có tỉ trọng riêng γ = 13,53 gam/cm 3. Khi nhiễm độc thủy ngân gây nhiễm độc thủy ngân (bệnh Minamata);
  • Arsen (As) hay còn gọi là thạch tính;
  • Theo báo Tuổi trẻ ngày 11 tháng 3 năm 2008 đưa tin khoảng 17 triệu người Việt Nam có nguy cơ nhiễm độc với Arsen. Ngoài ra, theo các chuyên gia UNICEP thì Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long có nguy cơ nhiễm độc với Arsen nhiều nhất;
  • Ngày 2 tháng 7 năm 2014, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị dừng hoạt động trạmcấp nước Mỹ Đình 2 do chỉ tiêu Arsen vượt 2 lần ngưỡng cho phép. Arsen độc

gấp 4 lần thủy ngân. Nói chung còn nhiều kim loại nặng khác có độc tính cao, do đó trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên nước chúng ta phải hết sức thận trọng. Bảng 1. 5. Quy chuẩn các kim loại nặng cho phép trong nước mặt, nước sinh hoạt và nước uống Kim loại (mg/l)

QCVN 08/

Loại A, cột A2(nước mặt)

QCVN 02/

(nước sinh hoạt)

QCVN 01/

(nước uống) Cr3+ 0,1 - 0, Mn - - 0, Fe 1,0 0,5 0, Ni 0,1 - 0, Cu 0,2 - 1 Zn 1,0 - 3 As 0,02 0,1 0, Hg 0,001 - 0, Cd 0,0005 - 0, Pb 0,02 - 0,

_(Nguồn: - QCVN 08/2008, loại A2: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, loại A2 (sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp, bảo tồ động thực vật thủy sinh...);

  • QCVN 02/2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt;
  • QCVN 01/2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước uống)._ 1.2. Các chỉ tiêu hóa lý Nồng độ tối đa cho phép trong nguồn nước mặt, nước uống và nước sinh hoạt của một số chỉ tiêu hóa lý bảng 1. Bảng 1. 6. Chỉ tiêu hóa lý cho phép trong nguồn nước mặt, nước uống và nước sinh hoạt Chỉ tiêu Đơn vị QCVN 08/2008 Loại

QCVN

02/

QCVN

01/

_- QCVN 02/2009, loại I: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt, loại I (áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước);

  • QCVN 01/2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước uống. 1.2.2. Độ đục_ Độ đục là một đại lượng dùng để đánh giá sự có mặt của các chất lơ lửng ảnh hưởng đến sự truyền suốt của ánh sáng. Các chất lơ lửng trong nước có thể có nguồn gốc vô cơ, hữu cơ hoặc vi sinh vật và thủy sinh vật. Độ đục làm giảm khả năng truyền ánh sáng của nước ảnh hưởng đến quá trình quang hợp. Nước hồ và các nguồn nước mặt có dòng chảy yếu thì độ đục gây ra chủ yếu do các chất keo và các chất phân tán thô, đất cát bị rửa trôi. Các nguồn nước chảy qua khu đô thị, khu công nghiệp thường bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp có chứa nhiều chất hữu cơ và vô cơ cũng làm tăng độ đục trong nước. Các chất dinh dưỡng như Nitơ và Phospho thâm nhập vào nguồn nước kích thích sự phát triển của các loại tảo hoặc các chất hữu cơ là nguồn thức ăn cho vi sinh vật là nguyên nhân tăng độ đục. Độ đục ảnh hưởng đáng kể đến cấp nước và khả năng xử lý nước do phải thực hiện quá trình keo tụ và lắng trước khi lọc ảnh hưởng đến hiệu quả của giai đoạn khử trùng. 1.2.2. Độ kiềm Độ kiềm biểu thị khả năng thu nhận proton H+ của nước. Độ kiểm gồm do 3 ion chính gây ra như: ion carbonate, bicarbonate và hydroxit. Các muối axít chủ yếu là borate, silicate cũng ảnh hưởng đến độ kiềm. Một số axít hữu cơ bền như: axít humic, dạng muối của chúng làm tăng độ kiềm. Sự có mặt của ammonia cũng ảnh hưởng đến độ kiềm tổng cộng của nước. 1.2.2. Độ cứng Độ cứng là một đại lượng biểu thị hàm lượng các cation hóa trị 2 mà chủ yếu là ion Ca2+ và Mg2+. Độ cứng được phân biệt dưới 2 dạng bao gồm: độ cứng tạm

thời và độ cứng vĩnh viễn. Độ cứng tạm thời là tổng hàm lượng muối Ca và Mg dưới dạng bicarbinate, độ cứng tạm thời sẽ bị loại trừ khi đun sôi nước. Độ cứng vĩnh viễn là tổng hàm lượng muối Ca và Mg dưới dạng sulphate và chloride. Nước cứng hầu như không gây độc hại nhiều đối với sức khỏe con người, nó chỉ có tác hại do các muối bicacbonate.. nhiên, ở hàm lượng cao nước cứng ảnh hưởng đến nhu cầu sinh hoạt vì tiêu tốn nhiều xà phòng cho giặt giũ do các ion canxi và magie phản ướng với axit béo tạo thành hợp chất khó hòa tan. 1.2.2. Tổng chất rắn Tổng chất rắn gồm 2 loại: Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solid - TSS) và tổng chất rắn hòa tan (Total Dissolved Solid - TDS). TSS là chất rắn trong nước có thể lọc được, bao gồm chất rắn vô cơ và hữu cơ lơ lửng. Các thành phần hữu cơ lơ lửng này là nguồn dinh dưỡng cho các sinh vật trong nước sử dụng. TSS cao sẽ làm cản trở ánh sáng xuyên qua trong nước, do đó làm cho khả năng quang hợp của rong tảo giảm, kéo theo giảm DO (Dissolved Oxygen). Ngoài ra, TSS cao sẽ hấp thụ nhiệt nhiều hơn ở lớp nước mặt làm tăng nhiệt độ lớp nước mặt nên DO giảm. TDS là dạng các chất rắn hòa tan có đường kính hạt nhỏ hơn 0,45μm, bao gồm: các ion carbonate, bicarbonate, chloride, sulphate, phosphate, nitrate, calcium, sodiumvà các ion khác. Các ion nay đóng vai trò cung cấp các khoáng chất cho các quá trình sinh sống của sinh vật. TDS quá cao kéo theo các thành phần gây độc chẳng hạn là kimloại nặng ảnh hưởng đến sinh vật trong nước. Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp là nguồn bổ sung chất rắn đáng kể như: nước thải các ngành công nghiệp hóa chất, dệt nhuộm, luyện kim và phân bón... Nồng độ TDS cao trong nguồn nước dùng cho ăn uống gây ra các bệnh về đường ruột cho con người và tạo ra mùi khó chịu. Nồng độ TSS cao làm mất độ trong của nước và làm giảm quá trình quang hợp của các thủy sinh trong nước.