Tiêu chí đánh giá đồ dùng dạy học năm 2024

Tiêu chí đánh giá cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học của trung tâm dạy nghề được quy định tại ' onclick="vbclick('1A7C2', '261769');" target='_blank'>quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trung tâm dạy nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, theo đó:

1. Tiêu chuẩn 7.1 địa điểm của trung tâm dạy nghề thuận tiện cho các hoạt động dạy và học, các hoạt động khác của trung tâm dạy nghề.

  1. Chỉ số 1: Địa điểm của trung tâm dạy nghề trên nền đất tốt, không bị úng, ngập; được cung cấp điện, nước, giao thông thuận tiện;
  1. Chỉ số 2: Bảo đảm khoảng cách an toàn đối với các cơ sở công nghiệp hoặc các cơ sở khác có tiếng ồn, bụi, chất thải độc hại, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước vượt tiêu chuẩn cho phép;
  1. Chỉ số 3: Bố trí mặt bằng tổng thể hợp lý, đảm bảo theo thiết kế đáp ứng nhu cầu hoạt động dạy nghề của trung tâm dạy nghề theo quy định.

2. Tiêu chuẩn 7.2 hệ thống phòng học, xưởng thực hành và hạ tầng kỹ thuật đáp ứng các hoạt động dạy học, thực hành theo nghề, quy mô đào tạo của trung tâm dạy nghề.

  1. Chỉ số 1: Hệ thống phòng học, xưởng thực hành và hạ tầng kỹ thuật của trung tâm dạy nghề bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng;
  1. Chỉ số 2: Hệ thống phòng học, xưởng thực hành và hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu các hoạt động dạy học, thực hành theo nghề và quy mô đào tạo của trung tâm dạy nghề;
  1. Chỉ số 3: Có hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước chung trong trung tâm dạy nghề, riêng cho khu vực xưởng thực hành theo nhu cầu hoạt động thực hành và sinh hoạt, vệ sinh; có hệ thống thu gom nước thải độc hại, rác thải, phế liệu; có đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy;
  1. Chỉ số 4: Khu bảo quản, kho có các điều kiện bảo vệ, bảo quản các trang thiết bị, hàng hóa, vật liệu, như: mái che, tường bao, rào ngăn cách, khóa, thiết bị chiếu sáng, thông gió, giá kê, chống ẩm, mốc. Có hệ thống quản lý việc cấp phát, thu nhận trang thiết bị, hàng hóa, vật liệu;

đ) Chỉ số 5: Hệ thống phòng học, xưởng thực hành và hạ tầng kỹ thuật được sử dụng đúng công năng, có quy chế quản lý, sử dụng, bảo dưỡng đảm bảo cho các hoạt động của trung tâm dạy nghề.

3. Tiêu chuẩn 7.3 có đầy đủ nội quy, quy định về an toàn vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ, trang thiết bị được bố trí ngăn nắp, hợp lý đảm bảo các yêu cầu thực hành nghề và tổ chức đo kiểm tra các yếu tố độc hại cho xưởng thực hành.

  1. Chỉ số 1: Có đầy đủ nội quy, quy định về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, hệ thống biển báo, chỉ dẫn trong xưởng thực hành theo quy định;
  1. Chỉ số 2: Trang thiết bị, dụng cụ trong xưởng thực hành được bố trí ngăn nắp, hợp lý đảm bảo các yêu cầu thực hành nghề, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, mỹ thuật công nghiệp, thẩm mỹ nghề nghiệp và sư phạm;
  1. Chỉ số 3: Hàng năm có tổ chức đo kiểm tra các yếu tố độc hại tại các xưởng thực hành. Thực hiện các biện pháp đảm bảo các yếu tố độc hại không vượt tiêu chuẩn cho phép.

4. Tiêu chuẩn 7.4 đảm bảo chủng loại, số lượng thiết bị cho thực hành.

  1. Chỉ số 1: Có đầy đủ chủng loại thiết bị thực hành cho từng nghề đào tạo;
  1. Chỉ số 2: Số lượng thiết bị đáp ứng đủ theo quy mô đào tạo của từng nghề.

5. Tiêu chuẩn 7.5 đảm bảo chất lượng thiết bị thực hành.

  1. Chỉ số 1: Các thiết bị thực hành đạt mức tương đương trình độ công nghệ của các cơ sở sản xuất, dịch vụ tại địa phương nơi trung tâm dạy nghề đang hoạt động;
  1. Chỉ số 2: Các thiết bị thực hành đảm bảo tính đồng bộ, có hồ sơ xuất xứ, năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng, các thông số kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng được ghi cụ thể, rõ ràng;
  1. Chỉ số 3: Các thiết bị thực hành đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ cho người học và giáo viên khi sử dụng;
  1. Chỉ số 4: Các thiết bị thực hành tự làm có quyết định cho phép đưa vào sử dụng phục vụ đào tạo của Giám đốc trung tâm dạy nghề;

đ) Chỉ số 5: Các thiết bị thực hành được quản lý, bảo trì, bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất.

Trên đây là tư vấn về tiêu chí đánh giá cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học của trung tâm dạy nghề. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 19/2010/TT-BLĐTBXH. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

Tiêu chí đánh giá đồ dùng dạy học năm 2024

Nội dung Text: Một số tiêu chuẩn về đồ dùng dạy học trong nhà trường

  1. Đồ dùng dạy học phải đạt được một số tiêu chí sau: I. Tính khoa học: (3 điểm) ­ Đồ dùng phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, đáp ứng được mục đích, yêu cầu, nội dung, hiệu quả của tiết dạy; độ cao, chiều rộng, đường nét, màu sắc phù hợp, cân đối. II. Tính sư phạm (3 điểm) ­ Đồ dùng mang tính giáo dục, giáo dưỡng phù hợp với đặc trưng bộ môn. ­ Phù hợp với tâm lý, lứa tuổi học sinh. ­ Rèn kỹ năng sử dụng đồ dùng cho GV, HS. III. Tính thẩm mỹ (3 điểm) ­ Đồ dùng có mầu sắc, kiểu dáng, thiết kế đẹp, hài hoà. ­ Được làm chắc chắn, sử dụng lâu bền. ­ Giáo dục được tính thẩm mỹ, tính cẩn thận cho học sinh IV. Tính thực tiễn, tính sáng tạo (5 điểm) ­ Đồ dùng có sự đầu tư, tìm tòi sáng tạo, ý tưởng độc đáo, dễ sử dụng. ­ Có giá trị sử dụng trong thực tiễn bài dạy, phổ biến, ứng dụng được rộng rãi. V. Giá trị kinh tế (3 điểm) ­ Đồ dùng phải do GV tự làm. ­ Sử dụng nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ làm. ­ Giá thành hạ nhưng hiệu quả sử dụng cao. Có thể dùng để sử dụng trong nhiều tiết dạy, nhiều môn, nhiều lớp, nhiều năm.