Tiêm uốn ván từ tuần thứ bao nhiêu là tốt năm 2024

Phụ nữ có thai được khuyến cáo tiêm chủng uốn ván để bảo vệ cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, mang thai bao nhiêu tuần thì tiêm uốn ván không phải mẹ nào cũng đều nắm được. Vậy nên, bài viết này sẽ giải đáp về thời gian tiêm uốn ván để giúp các mẹ không bỏ lỡ lịch tiêm phòng quan trọng.

1. Tìm hiểu về căn bệnh uốn ván

Trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani tồn tại trong môi trường như đất, cát bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cũng như trong các khu vực như cống rãnh. Chúng lây lan và tấn công vào cơ thể thông qua các vết thương hở và sản xuất độc tố Tetanospasmin, xâm nhập vào hệ thần kinh, gây ra sự phát triển nhanh chóng của bệnh và tỷ lệ tử vong cao.

Người mắc bệnh thường có các triệu chứng như cứng hàm, căng cơ mặt và có thể gặp các cơn co giật. Trong trường hợp nặng, toàn bộ cơ thể co cứng như một tấm ván uốn cong, gây khó thở, liệt cơ hô hấp, gãy xương và tử vong.

Phụ nữ có thể mắc phải vết thương trong quá trình sinh con, như khi phải rạch tầng sinh môn hoặc phẫu thuật lấy thai. Đây là cơ hội để trực khuẩn uốn ván có thể dễ dàng lây nhiễm. Đối với trẻ sơ sinh, trực khuẩn có thể lây qua quá trình cắt rốn, dẫn đến bệnh uốn ván sơ sinh. Tỷ lệ tử vong chung do uốn ván có thể lên đến 90%, trong đó tỷ lệ tử vong do uốn ván rốn sơ sinh là trên 95%. Vì vậy, việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cần được quan tâm đúng mức để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

2. Lợi ích của việc tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu

Theo ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), hàng năm trên toàn cầu có khoảng 2,6 triệu trẻ sơ sinh không sống qua được tháng đầu tiên. Trong số đó, có 1 triệu trẻ tử vong trong ngày đầu tiên sau sinh do các vấn đề có thể được ngăn ngừa như nhiễm trùng viêm phổi, nhiễm khuẩn máu, uốn ván, thủy đậu, cúm, rubella… Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp thai phụ mắc uốn ván xảy ra rải rác do thai phụ không được tiêm chủng đầy đủ và quá trình sinh nở diễn ra trong điều kiện kém vệ sinh.

Vì vậy, theo các chuyên gia, việc tiêm phòng vắc xin uốn ván là cần thiết đối với phụ nữ mang thai. Tại Việt Nam, chương trình tiêm uốn ván trong thai kỳ hiện cũng đã được triển khai rộng rãi tại các bệnh viện và cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc.

Việc tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu sẽ mang lại những lợi ích sau:

– Bệnh uốn ván có nguy cơ gây tử vong cao nếu mắc phải, đặc biệt là khi cơ thể chưa có kháng thể chống lại vi khuẩn uốn ván. Việc tiêm phòng giúp bảo vệ sức khỏe và sự an toàn tính mạng cho cả mẹ và bé.

– Tiêm phòng uốn ván khi mang thai giúp cơ thể của mẹ tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn này trong suốt thai kỳ và cả trong quá trình sinh nở tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cao. Vắc xin này đặc biệt quan trọng với những mẹ phải sinh mổ hay phải rạch tầng sinh môn trong quá trình sinh thường.

– Mẹ bầu đã được tiêm vắc xin uốn ván có thể truyền kháng thể uốn ván cho thai nhi, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng uốn ván sau khi sinh cho bé trong quá trình cắt dây rốn. Đồng thời, cung cấp đủ kháng thể để bảo vệ sức khỏe bé trong những tháng đầu đời chưa đủ điều kiện tiêm phòng vắc xin. Thai phụ nếu được đầy đủ các mũi vắc xin uốn ván có thể giúp giảm tỷ lệ trẻ tử vong do uốn ván sơ sinh lên đến 94%.

Phòng bệnh luôn là phương pháp tốt hơn chữa bệnh và việc tiêm phòng uốn ván bằng vắc xin là biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Vắc xin uốn ván cho bà bầu cũng đã được chứng minh là an toàn cho cả mẹ và bé, không gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi, không gây lây nhiễm hay biến chứng. Do đó, các mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm chủng ngừa để nhận được sự bảo vệ toàn diện cho cả 2 mẹ con.

3. Phụ nữ mang thai bao nhiêu tuần thì tiêm uốn ván?

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên được khuyến cáo tiêm vắc xin phòng uốn ván. Nếu chưa tiêm phòng uốn ván trước khi mang bầu thì mẹ bầu cần tiêm bổ sung các mũi uốn ván cần thiết ngay trong thai kỳ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ thời điểm nên tiêm uốn ván khi mang bầu. Theo các chuyên gia y tế, việc tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu có thể bắt đầu từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 24 của thai kỳ. Đây được coi là thời điểm lý tưởng nhất để tiêm mũi đầu tiên.

– Với mẹ bầu mang thai lần đầu tiên: Tiêm 2 mũi nếu thai phụ chưa tiêm các mũi phòng uốn ván trước đó hoặc chưa tiêm các mũi uốn ván nhắc lại. Tiêm 1 mũi nếu đã tiêm đủ các mũi uốn ván cơ bản và nhắc lại trước khi mang thai. Đồng thời, việc tiêm uốn ván phải bắt đầu từ tuần thứ 20 của thai kỳ và kết thúc trước khi sinh 1 tháng (30 ngày).

– Với các mẹ mang thai lần 2 trở đi, tiêm 1 mũi uốn ván bắt đầu từ tuần thứ 24 của thai kỳ và phải kết thúc trước khi sinh (30 ngày).

Trong ba tháng đầu mang thai, mẹ bầu không nên tiêm uốn ván. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, thai nhi vẫn đang phát triển trong tử cung và chưa được ổn định. Cơ thể của mẹ bầu cũng đang thích nghi với các thay đổi nội tiết. Ngoài ra, mẹ bầu còn phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu và hệ miễn dịch yếu đi. Việc tiêm uốn ván trong giai đoạn này có thể có tác dụng phụ không tốt cho cả mẹ và thai nhi.

Ngược lại, nếu tiêm mũi uốn ván đầu tiên quá muộn, bà bầu sẽ không có đủ thời gian để tiêm đủ các liều cơ bản trước khi sinh khoảng 30 ngày. Do đó, không khuyến cáo tiêm vắc xin uốn ván trong 30 ngày cuối cùng của thai kỳ. Lý do là tác dụng phụ của vắc xin có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và quá trình sinh sản.

Như vậy, bài viết vừa giúp các mẹ giải đáp về thông tin mang thai bao nhiêu tuần thì tiêm uốn ván. Để được tiêm chủng an toàn và hiệu quả cùng đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, đăng ký chủng ngừa uốn ván ngay tại Hệ thống Tiêm chủng Quốc tế FVC các mẹ nhé!

Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm

– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.

– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

Bầu bé thứ 2 bao nhiêu tuần thì tiêm uốn ván?

Có nghĩa là mẹ bầu sẽ phải tiêm 2 mũi vắc xin uốn ván. Mũi thứ nhất là ngay sau khi phát hiện có thai và mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất khoảng 1 tháng.

Tiêm vắc xin uốn ván hết bao nhiêu tiền?

Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu.

Phụ nữ mang thai nên tiêm vắc xin gì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo, trước và trong khi mang thai, thai phụ nên tiêm một số loại vắc-xin phòng tránh các bệnh nguy hiểm như: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, cúm, Rubella, sởi, thủy đậu, HPV, viêm gan B,... Nếu bỏ qua các mũi vắc-xin này, bé sinh ra sẽ các bệnh lý bẩm sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức ...

Tiêm phòng uốn ván cơ cần kiêng gì không?

Thực phẩm nên kiêng sau khi tiêm vắc xin uốn ván Chất kích thích: Nên tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu bia, đồ uống có cồn. Vì chúng có thể gây ức chế, làm suy giảm sức đề kháng và làm giảm hiệu quả vắc xin. Ngoài ra, đồ uống có cồn cũng có thể ảnh hưởng tới hiệu quả vắc xin.