Thương phế binh là gì

Thương phế binh là gì
Thương phế binh là gì

Nguồn hình ảnh, Dan Huynh/Nguoi Viet

Chụp lại hình ảnh,

Tên tuổi của bà Hạnh Nhơn gắn liền với Đại nhạc hội Cảm Ơn Anh

Bà Hạnh Nhơn, người nổi tiếng vì công tác trợ giúp cựu thương phế binh miền Nam, vừa qua đời tại California, Hoa Kỳ, thọ 90 tuổi.

Nhạc sĩ Nam Lộc từ Hoa Kỳ nói với BBC rằng cả đời bà Hạnh Nhơn, "không có mộng ước gì lớn hơn việc giúp đỡ phần nào cho những đồng đội cũ ở Việt Nam".

Sau khi sang định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO năm 1990, bà Hạnh Nhơn cư ngụ tại Orange County, California và tham gia Hội Tương trợ Cựu tù nhân chính trị.

Lệnh rút khỏi Huế của Tổng thống Thiệu

Báo Người Việt hôm 18/4 ghi nhận bà Hạnh Nhơn "là phụ nữ cao niên rất năng động trong cộng đồng, qua các đại nhạc hội Cảm Ơn Anh do bà đứng ra tổ chức, và là ân nhân của vô số thương phế binh và quả phụ Việt Nam Cộng Hòa tại quê nhà".

Hôm 19/4, trả lời BBC qua điện thoại từ Mỹ, nhạc sĩ Nam Lộc, người dẫn chương trình trong các kỳ đại nhạc hội Cám Ơn Anh, nói:

"Ngay trong giờ phút hôn mê, bà Hạnh Nhơn vẫn cố nhắc cộng sự gửi tiền và viết thư cho một số thương phế binh đang ở Việt Nam."

"Hơn mười năm qua, tôi may mắn được cùng bà gây quỹ cho các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa mà bà luôn nói họ là những người thiệt thòi ở quê nhà."

"Tôi biết cả đời bà không có mộng ước gì lớn hơn việc giúp đỡ phần nào cho những đồng đội cũ ở Việt Nam."

"Qua từng năm hoạt động, khoản tiền mà Hội của bà quyên góp được ngày càng nhiều do bà thu hút được sự ủng hộ của quần chúng và cả đồng đội ở hải ngoại."

"Bà Hạnh Nhơn rất cẩn thận để trao số tiền quyên góp đến tận tay các thương phế binh và quả phụ Việt Nam Cộng Hòa tại quê nhà."

Chụp lại video,

Nghị quyết chống treo cờ đỏ sao vàng trên các cột cờ thành phố San Jose, Mỹ.

Ông Nam Lộc cũng cho biết thêm:

"Về việc chuyển tiền cho các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa tại Việt Nam, tôi nhận thấy sau này phía chính quyền họ cũng nhận ra hoạt động này có tính chất nhân đạo hơn là chính trị nên thường thì họ để mọi việc diễn ra suôn sẻ."

"Chỉ có một vài vụ gặp khó khăn khi chuyển tiền cho những người này nhưng không đáng kể."

Cùng ngày, từ TP Hồ Chí Minh, ca sĩ Quang Thành cho BBC biết: "Tôi đã nhiều lần nhận chuyển giúp thư nhờ giúp giúp đỡ từ những cô nhi, quả phụ và thương binh Việt Nam Cộng Hòa đến bà Hạnh Nhơn."

"Với những trường hợp ấy, bà và những người trong Hội đều nhiệt tình trợ giúp."

"Ngoài ra, tôi cũng nhận thấy có thể do tên Hội của bà có chữ 'Việt Nam Cộng Hòa' nên những hoạt động của bà thường không được công khai ở quê nhà mà chỉ âm thầm diễn ra thôi."

Ông Nguyễn Văn Sáng, 63 tuổi, thương phế binh hiện sống tại quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, được báo Người Việt dẫn lời: "Tôi vô cùng đau xót khi nghe tin bà Hạnh Nhơn ra đi về nơi đất Phật."

"Hơn mười năm qua, tôi được nhận tiền từ Hội của bà. Hằng ngày tôi đi bán vé số để sinh sống qua ngày, giờ thì lớn tuổi nên huyết áp tuột, lại bị bệnh viêm xoang, nên mấy đứa em khuyên tôi nên ở nhà, có cháo ăn cháo, có rau ăn rau, vì sợ tôi chết bất tử ngoài đường," ông cho biết.

Sinh năm 1927 tại Huế, bà Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, Trưởng Hội H.O. Cứu trợ Thương phế binh và Quả phụ Việt Nam Cộng hòa, từng có 25 năm phục vụ trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Mang hàm trung tá, bà được trao Đệ Ngũ đẳng Bảo quốc Huân chương và sau ngày 30/4/1975, bà bị bắt đi cải tạo hơn bốn năm.

Tranh cãi về bài báo với Tướng Kỳ

Tổng thống Thiệu ra lệnh khai hỏa ở Hoàng Sa

Giá trị tinh thần lập hiến Việt Nam Cộng HòaBBC Vietnamese

Đăng ngày: 28/04/2010 - 04:00Sửa đổi ngày: 01/05/2010 - 08:51

Một thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đến viếng mộ đồng đội cũ. Nguyễn Văn Đông

Nếu cuộc sống của người dân thường sau năm 1975 gặp rất nhiều cơ cực, thì đối với những người thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa lại càng nghiệt ngã hơn. Là người thương tật, không hề nhận được một sự giúp đỡ nào, lại bị phân biệt đối xử; họ đã phải hết sức vất vả để tồn tại được trong 35 năm qua. Thanh Phương phỏng vấn một số thương phế binh "chế độ cũ" và ông Nguyễn Quang Hạnh, Hội trưởng Hội Bạn của Thương Phế Binh VNCH.

Ông Nguyễn Văn Mười từ Cần Thơ, nói về tâm trạng của các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, 35 năm sau khi chiến tranh chấm dứt. Ông Nguyễn Văn Mười nguyên là trung sĩ, trung đội trưởng nghĩa quân, bị thương và giải ngũ năm 1968 và sau đó làm tổng thư ký làng phế binh đến năm 75, tức là cho đến khi các làng này bị giải tán, các thương phế binh phải tứ tán mỗi người một phương. Thật ra thì sau chiến tranh, cuộc sống các thương binh bên này hay bên kia đều cực khổ. Bên phía các thương binh Quân đội Nhân dân Việt Nam, những khoản trợ cấp ít ỏi không đủ để bù đắp cho cuộc sống thiếu thốn của thân phận tàn phế. Nhưng về phía các thương phế binh VNCH, một số người cho tới nay vẫn còn bị phân biệt đối xử, tuy rằng với thời gian hoặc tùy theo địa phương, thái độ của chính quyền đối với họ có khác nhau.

Trường hợp của cựu trung úy Phạm Văn Hưng, ở Khánh Hoà, nguyên là trưởng "công-voa", bị thương ở mắt ngày 10/3/75 ở Daklak khi chở các chiến cụ lên đây, bị bắt làm tù binh và sau ngày 30/4, vẫn bị đưa đi cải tạo.

Còn đối với thương phế binh Phạm Văn Phú ở Vĩnh Long, bị mìn nổ cụt cả hai chân vào năm 1971 trong một trận đánh dữ dội tại Vĩnh Long, thì không gặp vấn đề gì với chính quyền địa phương, nhưng cũng chẳng nhận được sự giúp đỡ, tuy rằng trong suốt nhiều năm trời, ông phải lết đi để kiếm ăn.

Về phần ông Nguyễn Trọng Đạt ở Ban Mê Thuột, nguyên là đại úy binh chủng nhảy dù, bị thủng đùi và gãy xương quai xanh ở Bình Long - An Lộc vào mùa hè đỏ lửa năm 1972. Tuy là thương phế binh, ông cũng đã bị đưa đi học tập cải tạo trong 2 năm 8 tháng 23 ngày. Nhưng số phận nghiệt ngã đến nỗi, mặc dù hòa bình đã lập lại, nhưng cái nợ chiến tranh vẫn đeo bám ông Đạt. Cụ thể là vào năm 1988, ông lại bị cụt mất hai tay khi đào hố trồng càphê, đụng phải một viên đạn M79 

Ông Đoàn Tiếng, tiểu đoàn 11 pháo binh, yểm trợ cho trung đoàn 1 thuộc sư đoàn 1 bộ binh, bị thương ở trận Lam Sơn 719 Hạ Lào năm 1971, một con mắt bị mù, còn mắt kia bị mờ. Bị bắt làm tù binh, ông được đưa ra lao động cải tạo tại Yên Bái, đến khi gọi là « giải phóng » Quảng Trị thì được thả về quê, tức là được thả trưóc ngày 30/4, chứ không bị đi cải tạo. Nhưng sống ở đất Quảng Trị khí hậu khắc nghiệt, cuộc sống của những thương phế binh như ông Đoàn Tiếng càng thêm khó khăn 

Là Hội trưởng Hội Bạn của Thương Phế Binh VNCH từ gần 20 năm nay, ông Nguyễn Quang Hạnh, là người hiểu rất rõ tâm trạng của các thương phế binh này hơn ai hết. Trao đổi với RFI, ông Hạnh nhắc lại hoạt động của Hội trong 20 năm qua và tỏ ý hy vọng sẽ có người nối tiếp ông trong cương vị Hội trưởng.