Thông báo tập trung kinh tế là gì

Tập trung kinh tế bao gồm các hình thức Sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp và các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

Vậy khi nào doanh nghiệp phải thông báo tập trung kinh tế? Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế gồm những gì? Những thắc mắc pháp lý liên quan sẽ được Luật Thành Đô giải đáp trong bài viết Khi nào doanh nghiệp phải thông báo tập trung kinh tế?

Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 do Quốc hội ban hành ngày 12 tháng 06 năm 2018;

– Nghị định 35/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh do Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 03 năm 2020.

Thông báo tập trung kinh tế là gì
Khi nào doanh nghiệp phải thông báo tập trung kinh tế

Điều 13 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế như sau:

Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán dự định tham gia tập trung kinh tế theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Cạnh tranh phải thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi thực hiện tập trung kinh tế nếu thuộc trong một trong các trường hợp sau đây:

– Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp bảo hiểm liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên, của công ty hoặc nhóm công ty chứng khoán liên kết mà công ty đó là thành viên đạt 15.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế; tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của tổ chức tín dụng hoặc nhóm tổ chức tín dụng liên kết mà tổ chức tín dụng đó là thành viên đạt 20% trở lên trên tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng trên thị trường Việt Nam trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

– Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp bảo hiểm liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 10.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế; tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của công ty hoặc nhóm công ty chứng khoán liên kết mà công ty đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế; tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của tổ chức tín dụng hoặc nhóm tổ chức tín dụng liên kết mà tổ chức tín dụng đó là thành viên đạt từ 20% trở lên trên tổng doanh thu của hệ thống các tổ chức tín dụng trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

– Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế của doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán từ 3.000 tỷ đồng trở lên; giá trị giao dịch của tập trung kinh tế của tổ chức tín dụng từ 20% trở lên trên tổng vốn điều lệ của hệ thống các tổ chức tín dụng trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

– Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liên kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.

Thứ hai, đối với các doanh nghiệp khác, không là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Cạnh tranh, phải thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi thực hiện tập trung kinh tế nếu thuộc trong một trong các trường hợp sau đây:

– Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

– Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

– Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế từ 1.000 tỷ đồng trở lên;

– Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.

Khi việc tiến hành tập trung kinh tế thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế, các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định tại Điều 34 của Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 trước khi tiến hành tập trung kinh tế.

Theo quy định tại Điều 34 Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14, hồ sơ thông báo tập trung kinh tế bao gồm:

– Thông báo tập trung kinh tế theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;

– Dự thảo nội dung thỏa thuận tập trung kinh tế hoặc dự thảo hợp đồng, biên bản ghi nhớ việc tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp;

– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

– Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm thông báo tập trung kinh tế đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;

– Danh sách các công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị phụ thuộc khác của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế (nếu có);

– Danh sách các loại hàng hóa, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang kinh doanh;

– Thông tin về thị phần trong lĩnh vực dự định tập trung kinh tế của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế;

– Phương án khắc phục khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của việc tập trung kinh tế;

– Báo cáo đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ. Tài liệu trong hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế tại Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản các nội dung cụ thể cần sửa đổi, bổ sung để các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra thông báo.

Khi kết thúc thời hạn mà bên được yêu cầu không sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc sửa đổi, bổ sung không đầy đủ theo yêu cầu thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trả lại hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.

Thông báo tập trung kinh tế là gì
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý Luật Thành Đô

Bài viết cùng chủ đề:

Điều kiện mở cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Hộ kinh doanh có được đăng ký nhiều ngành nghề không?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Khi nào doanh nghiệp phải thông báo tập trung kinh tế? Mọi vướng mắc bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến: 0919 089 888 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật Thành Đô.

Tập trung kinh tế là gì? Thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh hiện nay được quy định như thế nào? Cùng Lawkey tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây.

Các hình thức tập trung kinh tế

Theo Điều 29 Luật Cạnh tranh, tập trung kinh tế là việc các doanh nghiệp thực hiện hoạt động sau:

– Sáp nhập doanh nghiệp;

– Hợp nhất doanh nghiệp;

– Mua lại doanh nghiệp:

– Liên doanh giữa các doanh nghiệp;

– Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Thủ tục Hợp nhất doanh nghiệp ? Hồ sơ hợp nhất công ty

Khi nào phải thực hiện thủ tục thông báo tập trung kinh tế?

Điều 33 Luật Cạnh tranh và Điều 13 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế. Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:

– Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

– Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

– Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế từ 1.000 tỷ đồng trở lên;

– Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.

Thủ tục thông báo tập trung kinh tế

Bước 1: Nộp hồ sơ

Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế tại Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương). Tuy nhiên, do cơ quan này chưa được thành lập nên hồ sơ nộp tại Bộ Công Thương và Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Phòng Kiểm soát tập trung kinh tế) trực tiếp xử lý.

Thành phần hồ sơ

Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế gồm các tài liệu quy định tại Điều 34 Luật Cạnh tranh dưới đây:

1. Thông báo tập trung kinh tế theo mẫu;

2. Dự thảo nội dung thỏa thuận tập trung kinh tế hoặc dự thảo hợp đồng, biên bản ghi nhớ việc tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp;

3. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

4. Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm thông báo tập trung kinh tế đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;

5. Danh sách các công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị phụ thuộc khác của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế (nếu có);

6. Danh sách các loại hàng hóa, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang kinh doanh;

7. Thông tin về thị phần trong lĩnh vực dự định tập trung kinh tế của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế;

8. Phương án khắc phục khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của việc tập trung kinh tế;

9. Báo cáo đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế.

Bước 2: Thẩm định sơ bộ

Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế trong vòng 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ với các nội dung thẩm định sau:

– Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;

– Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế;

– Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau.

Khi kết thúc thời hạn 30 ngày mà Cơ quan tiếp nhận chưa ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ thì việc tập trung kinh tế được thực hiện và Cơ quan tiếp nhận không được ra thông báo Tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức.

Bước 3: Thẩm định chính thức

Cơ quan tiếp nhận thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ là “Tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức”.

Nội dung thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế bao gồm:

– Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế và các biện pháp khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh;

– Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế;

– Đánh giá tổng hợp khả năng tác động hạn chế cạnh tranh và khả năng tác động tích cực của tập trung kinh tế để làm cơ sở xem xét, quyết định về việc tập trung kinh tế.

Bước 4: Thông báo kết quả

Sau khi kết thúc thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế, căn cứ vào nội dung thẩm định chính thức, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định về một trong các nội dung sau đây:

– Tập trung kinh tế được thực hiện;

– Tập trung kinh tế có điều kiện: là tập trung kinh tế được thực hiện nhưng phải đáp ứng một hoặc một số điều kiện sau đây:

+ Chia, tách, bán lại một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

+ Kiểm soát nội dung liên quan đến giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;

+ Biện pháp khác nhằm khắc phục khả năng tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường;

+ Biện pháp khác nhằm tăng cường tác động tích cực của tập trung kinh tế.

– Tập trung kinh tế thuộc trường hợp bị cấm.

Trên đây là nội dung Thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo quy định của Luật Cạnh tranh Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.

Xem thêm: Quy định pháp luật về thông báo tập trung kinh tế

Những hành vi nào thể hiện doanh nghiệp tập trung kinh tế