Thời gian giám sát được tính từ ngày nào năm 2024

Hình thức giám sát trong đảng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi là Ngọc Linh, hiện đang làm việc tại Quận 5, Tp.HCM. Tôi hiện đang học lớp cảm tình đảng, vì yêu cầu công việc và học tập, tôi cần tìm hiểu một số nội dung về giám sát trong Đảng. Nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi: Hình thức giám sát trong đảng được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin cảm ơn.

Theo quy định tại giám sát trong Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

1- Giám sát thường xuyên

  1. Thông báo cho đối tượng giám sát biết về thành viên của cấp ủy, ủy ban kiểm tra, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy hoặc cán bộ được giao thực hiện nhiệm vụ giám sát.
  1. Thực hiện giám sát thường xuyên bằng phương pháp giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp theo quy định tại Điều 10 của Quy định này.
  1. Chi bộ chủ yếu thực hiện giám sát thường xuyên đối với đảng viên.

2- Giám sát theo chuyên đề

  1. Xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát hằng năm và thông báo cho đối tượng giám sát.
  1. Thành lập đoàn hoặc tổ giám sát (gọi chung là đoàn giám sát); ban hành kế hoạch giám sát cụ thể đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên.
  1. Triển khai quyết định, kế hoạch giám sát, yêu cầu đối tượng giám sát chuẩn bị báo cáo về nội dung giám sát và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát.
  1. Đoàn giám sát nghiên cứu, xem xét các báo cáo, tài liệu; làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên quan; chuẩn bị dự thảo báo cáo kết quả giám sát.

Khi cần thiết thì thực hiện thẩm tra, xác minh.

đ) Tổ chức đảng được giám sát hoặc tổ chức đảng có đảng viên được giám sát tổ chức hội nghị để đối tượng giám sát báo cáo, đoàn giám sát trình bày dự thảo báo cáo kết quả giám sát; hội nghị thảo luận.

  1. Thông báo kết quả giám sát bằng văn bản đến tổ chức đảng, đảng viên được giám sát và tổ chức, cá nhân có liên quan.
  1. Theo dõi, đôn đốc đối tượng giám sát thực hiện thông báo kết quả giám sát.

- Điều này được hướng dẫn bởi

1- Giám sát thường xuyên (Khoản 1)

Thông báo cho đối tượng giám sát biết về thành viên của cấp ủy, ủy ban kiểm tra, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy hoặc cán bộ được giao thực hiện nhiệm vụ giám sát (Điểm a)

Đầu nhiệm kỳ hoặc khi có sự thay đổi, chủ thể giám sát phải thông báo bằng văn bản việc phân công cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy, ủy viên Ủy ban kiểm tra, cán bộ kiểm tra và lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên của các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy được giao nhiệm vụ giám sát thường xuyên cho đối tượng giám sát.

2- Giám sát theo chuyên đề (Khoản 2)

2.1- Xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát hằng năm và thông báo cho đối tượng giám sát (Điểm a)

Trong chương trình, kế hoạch giám sát, chủ thể giám sát xác định rõ nội dung, đối tượng, phương pháp tiến hành giám sát, tổ chức lực lượng, phân công tổ chức, cá nhân thực hiện.

2.2- Thành lập đoàn hoặc tổ giám sát (gọi chung là đoàn giám sát); ban hành kế hoạch giám sát cụ thể đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên (Điểm b)

- Kế hoạch giám sát cụ thể đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên phải nêu rõ nội dung, đối tượng giám sát, phương pháp, mốc thời điểm, thời gian giám sát. Thời gian giám sát được tính từ ngày chủ thể giám sát nhận được báo cáo theo gợi ý giám sát của đối tượng giám sát. Thời gian giám sát đối với cấp Trung ương không quá 45 ngày làm việc; cấp tỉnh, thành và tương đương không quá 30 ngày làm việc; cấp huyện, quận và tương đương không quá 25 ngày làm việc; cấp cơ sở không quá 20 ngày làm việc. Trường hợp đặc biệt, chủ thể giám sát có thể quyết định gia hạn thời gian giám sát nhưng không quá 1/3 thời gian giám sát đối với từng cấp theo quy định.

- Chủ thể giám sát thông báo quyết định, kế hoạch giám sát chuyên đề cho đối tượng giám sát biết trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định giám sát.

2.3- Đoàn giám sát nghiên cứu, xem xét các báo cáo, tài liệu; làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên quan; chuẩn bị dự thảo báo cáo kết quả giám sát (Điểm d)

Khi cần thiết thì được thẩm tra, xác minh.

Khi đoàn giám sát nhận thấy còn có nội dung giám sát chưa rõ, chưa đủ cơ sở để xem xét, đánh giá thì trưởng đoàn giám sát quyết định việc thẩm tra, xác minh.

2.4- Thông báo kết quả giám sát bằng văn bản đến tổ chức đảng, đảng viên được giám sát và tổ chức, cá nhân có liên quan (Điểm e)

- Đại diện chủ thể giám sát thông báo kết quả giám sát.

- Nếu đối tượng giám sát có dấu hiệu vi phạm thì chủ thể giám sát xem xét quyết định kiểm tra theo thẩm quyền hoặc đề nghị Ủy ban kiểm tra tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.

Trên đây là nội dung tư vấn về hình thức giám sát trong đảng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quy định 86-QĐ/TW năm 2017.

Thời gian giám sát chuyên đề đối với cấp ủy cơ sở không quá bao nhiêu ngày làm việc?

- Quy trình giám sát chuyên đề: Mốc thời gian giám sát không quá 03 năm gần nhất; thời gian giám sát đối với cấp Trung ương không quá 60 ngày, cấp tỉnh không quá 45 ngày, cấp huyện và tương đương không quá 30 ngày, cấp cơ sở không quá 20 ngày.

Kiểm tra giám sát đảng viên là gì?

Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, tạo sự đoàn kết, thống nhất và bảo đảm thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng; phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và ...

Kiểm tra và giám sát khác nhau như thế nào?

- Khác nhau về mục đích: Giám sát là việc làm thường xuyên, liên tục để chủ động phòng ngừa xảy ra vi phạm từ lúc manh nha. Sau giám sát có thông báo kết quả giám sát. Kiểm tra là để làm rõ đúng sai, sau kiểm tra phải có kết luận và xử lý (nếu có).

Thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao là gì?

Nhiệm vụ cấp trên giao là công việc do tổ chức đảng cấp trên hoặc lãnh đạo, thủ trưởng cấp trên có thẩm quyền giao trực tiếp cho đảng viên không thuộc nhiệm vụ chuyên môn được giao và nhiệm vụ do chi bộ giao thường xuyên (theo quy chế làm việc hoặc theo chức trách, nhiệm vụ đã quy định).