Thành phần hóa học của mỡ bôi trơn năm 2024

Phụ Gia: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, đóng vai trò quyết định đến những tính năng của mỡ. Chúng được thêm vào để cải tiến các đặc tính của các sản phẩm mỡ bôi trơn nhằm đạt hiệu quả hoạt động như ý muốn. Một số phụ gia thông dụng được sử dụng phổ biến hiên nay:

  • Phụ gia chống lại sự oxy hóa
  • Phụ gia chịu cực áp cao
  • Phụ gia chống sự ăn mòn
  • Phụ gia chịu nhiệt độ.
  • Phụ gia tách nước, khử nhũ.

Chất làm đặc: Là những chất giúp cho mỡ có độ đặc khác nhau chúng có tác dụng định hình mỡ. Người ta chia chất làm đặc ra làm 2 loại:

  • Chất làm đặc gốc xà phòng: Những chất làm đặc này có yêu cầu nhất thiết là phải không bị chảy ở nhiệt độ cao và phải trải qua trạng thái dẻo trước khi sang trạng thái lỏng, nhỏ giọt
  • Chất làm đặc gốc sáp: Các chất làm đặc gốc sáp là sản phẩm của hidrocacbon có phân tử lớn ở thể rắn; các loại chất làm đặc gốc sáp này cũng được chia thành hai loại: – Các hợp chất paraphin: có nhiệt độ nóng chảy thấp – Các hợp chất ozokerit : có nhiệt độ nóng chảy cao Thông thường mỡ gốc sáp có tính ổn định tốt hơn mỡ gốc xà phòng, do đó người ta thường dùng nó làm mỡ bảo quản.
    Thành phần hóa học của mỡ bôi trơn năm 2024

Dầu khoáng: Cũng như dầu nhớt trong mỡ bôi trơn thì dầu khoáng là thành phần chủ yếu trong mỡ, thông thường chiếm khoảng 70-80% thành phần mỡ. Dầu khoáng sẽ quyết định đến các đặc tính kĩ thuật của mỡ bôi trơn, lương dầu khoáng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào loại chất làm đặc. Dầu nhờn khoáng dùng để chế tạo mỡ bôi trơn thường được chưng cất từ dầu mỏ và lấy ở phân đoạn sôi cuối cao hay phân đoạn cuối cùng trong quá trình chế hoá dầu nhờn, atphan. Do có thành phần dầu nhờn nên các loại mỡ cũng sẽ có một số tính chất sử dụng, đặc tính kĩ thuật tương tự của dầu nhờn.

Các bạn tham khảo các sản phẩm mỡ bôi trơn chất lượng cao phù hợp với thời tiết khí hậu nóng ẩm ở nước ta mà chúng tôi khuyến cáo nên sử dụng sau:

Mỡ bôi trơn là 1 chất ở dạng bán rắn dùng để bôi trơn cho máy móc, thiết bị trong khi vận hành. Mỡ được sử dụng để bôi trơn cho những cơ cấu không yêu cầu bôi trơn thường xuyên hay là tại những vị trí hở mà sự thất thoát của chất bôi trơn là thấp. Khi máy móc vận hành mỡ sẽ bịt kín và tránh được sự xâm nhập của nước cũng như các vật liệu không nén được.

Thành phần của mỡ gồm có dầu gốc, chất làm đặc và hệ phụ gia chuyên dụng tạo ra những khả năng bảo vệ ưu việt cho mỡ như: chống mài mòn, ăn mòn oxy hóa, chống lại các tác động có hại từ môi trường làm việc. Các thành phần cấu tạo nên mỡ sẽ quyết định rõ ràng tới đặc tính của mỡ.

Thành phần hóa học của mỡ bôi trơn năm 2024

Thế nào là dầu gốc?

Tùy thuộc vào loại dầu gốc nào dùng để sản xuất ra mỡ ta sẽ có loại sản phẩm tương ứng là mỡ tổng hợp và mỡ gốc dầu mỏ. Vì thế những tính chất mà mỡ đạt được từ những thành phần của dầu gốc cũng sẽ có những đặc tính tương ứng với thành phần dầu gốc đó là tuổi thọ, khả năng chống lại các tác nhân gây ô xy hóa, các tác nhân gây ăn mòn làm nên các đặc tính mỡ bôi trơn . . .

Thế nào là chất làm đặc?

Xà phòng và nhũ hoa là 2 tác nhân phổ biến nhất để tạo chất làm đặc cho mỡ. Thành phần của xà phòng gồm có Stearat Canxi, Stearat Natri, Stearat Lithium cùng với hỗn hợp của những thành phần này. Các dẫn xuất có trong a-xít béo cũng được người ta sử dụng để tạo chất làm đặc cho mỡ bôi trơn. Trong đó phải nói tới Lithium 12-hydroxystearat. Khả năng chịu nước, chịu nhiệt và khả năng ổn định hóa học của tất cả các dòng mỡ bôi trơn đều được phụ thuộc chủ yếu vào các đặc tính tự nhiên có trong chất làm đặc và ở các thành phần dầu gốc.

Mỡ bôi trơn làm đặc Lithium được người ta dùng rất nhiều còn mỡ bôi trơn natri và mỡ bôi trơn lithium có điểm nóng chảy cao hơn so với loại mỡ canxi nhưng nó lại kháng nước kém hơn. Loại Lithium thì có độ chảy nhỏ giọt là 190 cho tới 220 độC. Mặc dù vậy, nhiệt sử dụng lớn nhất của mỡ gốc lithium là 120 độ C.

Phụ gia là gì ?

Đây là các chất được thêm vào để cải thiện các đặc tính của các loại mỡ bôi trơn nhằm mang lại những đặc tính mong muốn. Ví dụ như sau: loại mỡ có chứa glycerol và este sorbitan hoàn toàn có thể bôi trơn ổn định trong điều kiện nhiệt độ thấp. Còn dòng mỡ có chứa các chất bôi trơn rắn như than, chì hoặc là disulfide molypden lại được sử dụng để làm việc với những ứng dụng truyền động chịu tải nặng hơn so với bình thường. Trong điều kiện làm việc mà chịu tải nặng thì chất bôi trơn chịu nén ép làm màng bôi trơn mỏng khi đó thì những chất rắn bôi trơn sẽ liên kết với bề mặt kim loại của hệ thống để phòng tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa các bề mặt kim loại qua đó giảm thiểu ma sát.

Đồng (CU) được dùng trong chất bôi trơn với mục đích sử dụng cho những ứng dụng chịu áp suất cao hoặc là sử dụng tại những vị trí ăn mòn cao khả năng cản trở việc tháo nắp các thành phần khi bảo trì, bảo dưỡng.

Sau đây là danh sách những phụ gia thông dụng nhất

  1. Phụ gia chịu cực áp
  2. Phụ gia ức chế O-xy hóa
  3. Phụ gia chống ăn mòn
  4. Phụ gia chống mài mòn

Sau đây là 1 số đặc tính cơ bản của mỡ bôi trơn

Đầu tiên là độ cứng: độ cứng là mức độ mà 1 chất liệu nhựa chống lại sự biến đổi về hình dạng dưới tác động của lực. Ở mo boi tron thì độ cứng là 1 đại lượng cơ bản thể hiện khả năng chảy và lưu thông của nó. Tiêu chuẩn để đo độ cứng là ASTM D 217. Độ xuyên kim của mỡ được quy chuẩn theo NLGI.

Thứ 2 là nhiệt độ chảy giọt: Chính là nhiệt độ lớn nhất mà tại nhiệt độ đó mo boi tron bắt đầu chuyển hóa từ bán rắn chuyển dần sang dạng lỏng. Nhiệt độ nhỏ giọt biểu thị cho sự ổn định nhiệt của 1 loại mỡ. Tuy là vậy, nhưng nhiệt độ nhỏ giọt lại không phải là đại lượng sử dụng trong sự xác định nhiệt độ làm việc giới hạn của mỡ. Nhiệt độ mà tại đó diễn ra quá trình suy giảm hoặc là sự phá hủy chất phụ gia, chất làm đặc, tách dầu .. .

Dầu mỡ bôi trơn xe máy có thành phần chính là gì?

Dầu mỡ bôi trơn có thành phần chính là hiđrocacbon, dầu mỡ động vật có thành phần chính là chất béo.

Mỡ bôi trơn có thành phần là gì?

Mỡ bôi trơn có 2 thành phần chính đó là dầu gốc và chất làm đặc. Ngoài ra còn có một số hệ phụ gia khác, những thành phần này tạo nên kết cấu Semisolid. Sau đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu kỹ từng thành phần chứa trong nó. + Dầu gốc thường có gốc khoáng hoặc gốc tổng hợp.

Dầu bôi trơn gồm những thành phần gì?

Thành phần cấu tạo nên dầu bôi trơn: Được cấu tạo từ 2 thành phần chính là dầu khoáng và chất phụ gia. Nó chủ yếu được làm từ parafin, isoparafin và naphten. Dầu bôi trơn được phân thành nhiều loại và mỗi loại lại được chia thành nhiều nhóm khác nhau dựa trên độ nhớt.

Có bao nhiêu loại mỡ bôi trơn?

Các loại mỡ bôi trơn công nghiệp hiện nay.

Mỡ chịu nhiệt. Đây là sản phẩm phổ biến nhất trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. ... .

Mỡ bôi trơn đa dụng. ... .

Loại mỡ dính đa năng, mỡ bánh răng mở ... .

Mỡ bôi trơn công nghiệp trắng. ... .

Các loại mỡ sử dụng trong công nghiệp thực phẩm..