Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên có ý nghĩa như thế nào

Đề bài:

A. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ để quân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

B. Là điều kiện để Bộ chính trị quyết định giải phóng miền Nam trong năm 1975 và 1976.

C. Đánh dâu sự thất bại hoàn toàn của chính quyền Sài Gòn.

D. Đánh dấu sự chuyển sang giai đoạn tiến công chiến lược của cách mạng miền Nam.

D

Câu hỏi: Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Tây Nguyên là?

A.Giải phóng được Tây Nguyên rộng lớn với hơn 60 vạn dân.

B.Đây quân đội Sài Gòn vào tình trạng tuyệt vọng.

C.Từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên, ta phát triển thành Tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

D. Toàn bộ sư đoàn 23 của quân Sài Gòn bị tiêu diệt.

Lời giải:

Đáp án: C.Từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên, ta phát triển thành Tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

Giải thích :

- Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch TâyNguyên được đặt trong sự phát triểncủacuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

- Chiếnthắng này đã chuyển cuộc khángchiếnchống Mỹ cứu nước sang giai đoạn mời, từ tiến côngchiếnlược phát triển thành tổng tiến côngchiếnlược trên toàn miền Nam.

Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975

Kiến thức mở rộng :

1. Tình hình chung của chiến dịch Tây Nguyên

- Hình thức của chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch tiến công.

- Không gian tác chiến chủ yếu là khu vực Tây Nguyên. Và bao gồm các tỉnh như Đắc Lắc, Phú Bổn, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Đức.

- Không gian phát triển tiến công bao gồm Duyên hải Trung Trung Bộ, và các tỉnh như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

- Thời gian diễn ra chiến dịch Tây Nguyên là từ ngày 4/3 đến 3/4/1975.

Lực lượng tham chiến:

+ Quân ta bao gồm: 4 sư đoàn bộ binh 10, 320, 316, 968. 4 trung đoàn bộ binh 25, 95a, 95b, 271. Trung đoàn đặc công 198, Trungđoàn tăng – thiết giáp 273 và một số đơn vị binh chủng kỹ thuật.

+Quân địch bao gồm:Sư đoàn bộ binh 23; Lữ đoàn dù số 3; Trung đoàn bộ binh 40; 8 binh đoàn biệt động quân; Lữ đoàn tăng – thiết giáp 2; 30 tiểu đoàn bảo an và các đơn vị binh chủng chuyên môn khác.

2. Kết quả của chiến dịch Tây Nguyên

Kết quả của chiến dịch Tây Nguyên là quân dân ta đã tiêu diệt Sư đoàn 23, Lữ đoàn 8, Lữ đoàn thiết giáp 2, Trung đoàn 40, 8 liên đoàn biệt động quân. Và một số tiểu đoàn bảo an, tổng cộng hơn 30.000 tên địch. Ta giải phóng toàn bộ khu vực Tây Nguyên và giải phóng được Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

3. Diễn biến chiến dịch Tây Nguyên

Mùa xuân năm 1975, Nam Tây Nguyên được chọn làm hướng đột phá của chiến lược cho cuộc tổng tiến công. Ý định ban đầu của chiến dịch Tây Nguyên được mở ra là giải phóng vùng Nam Tây Nguyên.

Sau những hoạt động nghi binh tích cực, thu hút quân địch về hướng Bắc. Thì từ ngày 4/3/1975, quân ta bước vào tác chiến, chặn đứt giao thông của địch trên trục đường 19 và 21. Và chia cắt các tập đoàn của địch ở Tây Nguyên và đồng bằng.

Ngày 8/3, Sư đoàn 302 tiêu diệt cứ điểm Cẩm Ga, chiếm giữ đường 14 của khu vực này. Từ đó chia cắt chiến dịch quân địch ở Bắc và Nam của Tây Nguyên.

Từ ngày 9 đến 10/3, quân ta chính thức bước vào tác chiến chiến dịch Tây Nguyên. Sư đoàn 10 tiêu diệt căn cứ Đức Lập.

Ngày 10/3, Sư đoàn 316, Trung đoàn 95b và Trung đoàn 198 đã đồng loạt mở 5 mũi tiến công vào thị xã Buôn Ma Thuột. Đây là một trận đánh then chốt chủ yếu, sau hơn một ngày chiến đấu quyết liệt, thì trưa 11/3 quân ta giải phóng được thị xã.

Từ ngày 14 đến 18/3, Sư đoàn 10 và Trung đoàn 25 đã tiến công lực lượng địch đổ bộ trực thăng trên đường 21, phía Đông Bắc thị xã Buôn Ma Thuột. Và tiêu diệt Sư đoàn 23 và Liên đoàn biệt động quân 21, rồi đập tan ý đồ phản kích của địch.

Sau khi thất bại, trước tình huống không còn lực lượng ứng cứu. Thì ngụy quyền Sài Gòn buộc phải rút bỏ Bắc Tây Nguyên để bảo toàn lực lượng của Quân đoàn 2. Khoét sâu vào sai lầm của địch, quân ta tung Sư đoàn 320 vào tập kích tập đoàn của địch đang rút chạy trên đường 7.

Từ ngày 17 đến 23/3, quân ta tiêu diệt hầu hết lực lượng gồm 1 trung đoàn bộ binh, 5 liên đoàn biệt động quân, 3 thiết đoàn và các đơn vị khác của địch. Quân ta giải phóng được Cheo Reo, Củng Sơn.

Từ ngày 18 đến 24/3, Sư đoàn 968, Trung đoàn 95a, và Trung đoàn 271 đã tiến vào giải phóng những thị xã Kon Tum, Gia Nghĩa, Pleiku.

Phát triển từ thắng lợi, ngày 2/3 đến 3/4, các sư đoàn Tây Nguyên đã tiến xuống duyên Hải Trung Trung Bộ. Và tiêu diệt được Lữ đoàn dù 3, Trung đoàn 40, Liên đoàn 24. Giải phóng các tỉnh Bình Khê, Phú Yên, Nha Trang, Cam Ranh và kết thúc chiến dịch.

4. Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Tây Nguyên

Chiến dịch Tây Nguyên, mở đầu Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 thắng lợi vang dội có ý nghĩa to lớn cả về chính trị và quân sự. Xét trên phương diện nghệ thuật thì Chiến dịch Tây Nguyên có bước phát triển nhảy vọt, thể hiện nét độc đáo của bài học kinh nghiệm về nghệ thuật mở đầu cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975:

Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên đã tạo ra sự thay đổi căn bản về so sánh lực lượng và thế chiến lược có lợi cho ta, còn địch bị động, bị suy sụp và tan rã về chiến lược, dẫn đến co cụm và bị động đối phó trên các chiến trường. Chiến thắng Tây Nguyên đã mở ra thời cơ tổng tiến công chiến lược trên toàn miền nam để quân và dân ta tiếp tục thực hiện các đòn tiến công quân sự lớn, phát triển cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Chiến thắng Tây Nguyên là sự khởi đầu dẫn đến sự suy sụp, tan rã về chiến lược của quân Ngụy. Với chiến thắng này, đã tạo điều kiện thuận lợi để quân ta chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tấn công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.

Chiến dịch Tây Nguyên được xác định là một trong những chiến dịch quan trọng, góp phần to lớn vào sự thành công giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong năm 1975.

Qua nội dung bài viết dưới đây hãy đi tìm hiểu về Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch tây nguyên là gì?

Hoàn cảnh lịch sử

Sau khi ký kết Hiệp định Pari 1973, về cơ bản miền Bắc đã trở lại hòa bình, quân xâm lược buộc phải rút lui khỏi nước ta làm cho so sánh lực lượng ở Miền Nam có sự thay đổi theo hướng có lợi cho cách mạng nước ta. Miền Bắc từ đó có thêm điều kiện thuận lợi để khắc phục hậu quả chiến trang, đầu thời đẩy mạnh sản xuất để chi viện cho tiền tuyến.

Với Hiệp định Pari, quân và dân ta đã “đánh cho Mĩ cút” nhưng chưa hoàn tất được việc “Đánh cho ngụy nhào”, Mĩ rút nhưng chính quyền tay sai ở Miền Nam vẫn còn tồn tại, chúng lập ra bộ chỉ huy quân sự trá hình, âm thầm viện trợ về quân sự và kinh tế cho quân ngụy. Đồng thời chúng tiếp tục huy động lực lượng để thực hiện tiếp chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, chống lại cách mạng nước ta.

Mặc dù chúng ta thực hiện nghiêm chỉnh theo nội dung hiệp định, nhưng do phía địch phá hoại trắng trợn, có hệ thống nên khiến chúng ta buộc phải tiếp tục đấu tranh kiên quyết để bảo vệ hiệp định, bảo vệ những thành quả cách mạng đã đạt được trước đó, tiếp tục đưa sự nghiệp chống Mĩ cứu nước đến thắng lợi.

Sơ bộ về diễn biến của chiến dịch Tây Nguyên

Vào mùa xuân năm 1975, Nam Tây Nguyên được chọn làm hướng đột phá của chiến lược cho cuộc tổng tiến công với ý định ban đầu thì chiến dịch Tây Nguyên được mở ra nhằm giải phóng vùng nam Tây Nguyên.

Sau những hoạt động nghi binh tích cực, thu hút quân địch về hướng Bắc thì đến ngày 4/3/1975 quan ta đã chính thức bước vào giai đoạn tác chiến, chặn đứt nút giao thông của địch trên hai trục đường là 19 và 21, đồng thời chia cắt các tập đoàn của địch ở Tây Nguyên và khu vực đồng bằng.

Đến ngày 8/3 sự đoàn 302 đã tiêu diệt được cứ điểm Cẩm Ga, chiếm giữ đường 14 của khu vực này, từ đó chia cắt chiến dịch quân địch ở khu vực phía bắc và phía nam của Tây Nguyên.

Khoảng từ ngày 9 đến 10/3 thì quan ta chính thức bước vào giai đoạn tác chiến chiến dịch Tây Nguyên. Sư đoàn 10 tiêu diệt thành công căn cứ Đức Lập

Trong cùng ngày 10/3, Sư đoạn 316, trung đoàn 95b và Trung đoàn 198 đã đồng loạt mở 5 mũi tiến công vào khu vực thị xã Buôn Ma Thuột. Đây được coi là một trận đánh then chốt chủ yếu, sau hơn một ngày chiến đấu quyết liệt, đến trưa ngày 11/3 quân ta giải phóng được thị xã.

Từ ngày 14 đến 18/3, Sư đoàn 10 và Trung đoàn 25 đã thực hiện tiến công lực lượng địch đổ bộ trực thăng trên đường 21, phía Đông Bắc thị xã Buôn Ma Thuột, thành công tiêu diệt Sư đoàn 23 và Liên đoàn biệt động quân 21, rồi đập tan ý đồ phản kích của địch.

Sau khi thất bại, trước tình huống không còn lực lượng ứng cứu, ngụy quyền Sài Gòn buộc phải rút khỏi Bắc Tây Nguyên để bảo toàn lực lượng của Quân đoàn 2. Khoét sâu vào sai lầm của địch, quân ta tung Sư đoàn 320 vào tập kích tập đoàn của địch đang rút chạy trên đường 7.

Từ ngày 17 đến 23/3, quân ta tiêu diệt hầu hết lực lượng gồm 1 trung đoàn bộ binh, 5 liên đoàn biệt động quân, 3 thiết đoàn và các đơn vị khác của địch, thành công giải phóng được khu vực Cheo Reo, Củng Sơn.

Từ ngày 18 đến 24/3, Sư đoàn 968, Trung đoàn 95a, và Trung đoàn 271 đã tiến vào giải phóng những thị xã Kon Tum, Gia Nghĩa, Pleiku.

Phát triển từ thắng lợi, ngày 2/3 đến 3/4, các sư đoàn Tây Nguyên đã tiến xuống duyên Hải Trung Trung Bộ. Và tiêu diệt được Lữ đoàn dù 3, Trung đoàn 40, Liên đoàn 24. Giải phóng các tỉnh Bình Khê, Phú Yên, Nha Trang, Cam Ranh và kết thúc chiến dịch.

Sự phát triển của nghệ thuật quân sự

Nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Tây Nguyên đã đạt được nhiều thành công quan trọng. Những phát triển to lớn, nổi bật của nghệ thuật quân sự trong chiến dịch này là bày mưu kế, lựa chọn mục tiêu và lập thế trận.

Quân ta bố trí thế trận hiểm trở, chia cắt quân địch và chiến lược của địch, khiến cho cụm quân của chúng bị cô lập. Buộc địch phải chấp nhận những tình huống mà quân ta đã dự kiến trước.

Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975 còn phát triển ở nghệ thuật tiến công. Nắm được thời cơ địch rút chạy, quân ta đã nhanh chóng, kịp thời và kiên quyết truy kích tiêu diệt toàn bộ quân địch. Từ đó, đưa địch đến thất bại lớn chưa từng có, điều này đã làm rung chuyển chiến lược của địch. Khiến cho cuộc kháng chiến chống Mỹ có một bước ngoặt quyết định.

Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Tây Nguyên

Những thắng lợi to lớn trong chiến dịch Tây Nguyên được xác định là cơ sở để Bộ Chính trị kịp thời bổ sung, đẩy mạnh quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong năm 1975.

Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên đã tạo ra sự thay đổi căn bản về so sánh lực lượng và thế chiến lược có lợi cho ta, còn quân địch trong thế bị động, bị suy sụp và tan rã về chiến lược, dẫn đến co cụm và bị động đối phó trên các chiến trường.

Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Tây Nguyễn đem lại được đặt trong sự phát triển của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975. Chiến thắng này đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của ta sang một giai đoạn mới, từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch tây nguyên là gì? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên với chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

Video liên quan

Chủ đề