Tại sao biển số xe màu vàng

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định về đổi biển vàng cho xe kinh doanh vận tải
  • 1.1. Xe kinh doanh vận tải là gì?
  • 1.2. Xe kinh doanh vận tải phải đổi biển vàng trước ngày 31/12/2021
  • 1.3. Thủ tục đổi biển vàng đối với xe kinh doanh vận tải
  • 2. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
  • 2.1. Giấy phép vận tải cho xe vận tải chở hàng hóa
  • 2.2.Quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa
  • 2.3.Quyền hạn, trách nhiệm của người lái xe kinh doanh vận tải hàng hóa

Thưa luật sư, tôi có một thắc mắc như sau: Tôi là nhà phân phối cho mặt hàng bánh kẹo X ,chuyên chở hàng bằng xe vận tải, vậy thì xe của tôi có cần đổi sang biển số vàng không ạ , xe tôi là do tôi đứng tên.Mong luật sư giải đáp. Tôi cảm ơn

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng đặt câu hỏi cho chúng tôi, câu hỏi của bạn được chuyên viên hỗ trợ giải đáp bằng bài viết dưới đây

Cơ sở pháp lý

- Nghị định 10/2020/NĐ-CP

- Nghị định 100/2019/NĐ-CP

- Thông tư 58/2020/TT-BCA

Theo thông tin quý khách cung cấp xe quý khách đang tham gia vận tải hàng hóa là xe ô tô, do đó thuộc sự điều chỉnh của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.

1. Quy định về đổi biển vàng cho xe kinh doanh vận tải

1.1. Xe kinh doanh vận tải là gì?

Xe kinh doanh vận tải có nhiều trọng tải khác nhau. Và là xe kinh doanh vận tải, nếu mục đích sử dụng thuộc các trường hợp sau đây:

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP:Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.

Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.

Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Theo Nghị định số 10/2020 quy định về kinh doanh và điều kiệnkinh doanh vận tải bằng xe ô tô(Quý khách theo dõi từ Điều 4 đến Điều 9 và Điều 13, Điều 14 tại Nghị định này)

- Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định;

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;

- Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định;

- Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô

- Xe kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô

1.2. Xe kinh doanh vận tải phải đổi biển vàng trước ngày 31/12/2021

Căn cứ khoản 2 Điều 26 Thông tư 58/2020/TT-BCA, xe đang hoạt động kinh doanh vận tải phải thực hiện đổi sang biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen trước ngày 31/12/2021.

“2. Xe đang hoạt động kinh doanh vận tải trước ngày Thông tư này có hiệu lực, thực hiện đổi sang biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen trước ngày 31/12/2021.”

Quy định này áp dụng cho tất cả xe hoạt động kinh doanh vận tải trong đó có xe ô tổ chở hàng hóa. Và nếu việc chở hàng hóa bằng xe ô tô nhằm mục đích sinh lời (tức kinh doanh vận tải) thì phải đổi biển vàng theo quy định này.

Từ ngày 31/12/2021, tất cả các xe kinh doanh không đổi sang biển số vàng sẽ vi phạm lỗi "không thực hiện đúng quy định về biển số" quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Từ những quy định trên cho thấy xe bạn là xe vận tải chở hàng hóa cụ thể là phân phối bánh kẹo sẽthuộc một trong các trường hợp xe kinh doanh vận tải phải thay đổi biển số xe màu vàng trường hợp xe của bạn là xeKinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ là việc sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc để vận chuyển công-ten-nơ thì vẫn phải đổi biển số thành biển số màu vàng theo quy định

Mức phạt đối với xe kinh doanh vận tải không thực hiện đúng quy định về biển số

Khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt trong trường hợp xe kinh doanh vận tải không thực hiện đúng quy định về biển số như sau:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân;

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức.

1.3. Thủ tục đổi biển vàng đối với xe kinh doanh vận tải

Nơi cấp đổi biển số vàng:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư 58/2020/TT-BCA, nơi cấp đổi biển vàng cho xe kinh doanh vận tải gồm:

- Phòng CSGT.

- Phòng CSGT đường bộ - đường sắt.

- Phòng CSGT đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Quy trình đổi biển vàng cho xe kinh doanh vận tải

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 58/2020/TT-BCA thì chủ xe khi đi đổi sang biển số vàng cần mang theo các loại giấy tờ sau:

- Tờ khai đăng ký xe;

- Giấy chứng nhận đăng ký xe (trường hợp đổi giấy chứng nhận đăng ký xe);

- Biển số xe;

- Xuất trình giấy tờ của chủ xe (như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Sổ hộ khẩu/Hộ chiếu...).

Khi tiến hành thủ tục đổi biển số xe, chủ phương tiện không phải đem xe đến cơ quan Công an và cũng không phải cà số máy, số khung.

Mức thu lệ phí đổi biển vàng

Hiện hành, mức thu lệ phí được quy định tại Điều 5 Thông tư 229/2016/TT-BTC như sau:

- Đối với ô tô là 150.000 đồng/lần/xe cấp đổi giấy đăng ký kèm theo biển số.

Riêng trường hợp xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống di chuyển từ khu vực có mức thu thấp về khu vực có mức thu cao (trừ lý do di chuyển công tác hoặc di chuyển hộ khẩu) thì nộp lệ phí theo mức thu cấp mới tại khu vực di chuyển đến.

- Đối với Sơ mi rơ moóc đăng ký rời, rơ móc: 150.000 đồng.

2. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

Điều 14. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồngdịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.

2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:

a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;

b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về xe ô tô kinh doanh vân tải hàng hóa như sau:

Điều 46. Quy định về xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá

1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá phải đáp ứng các quy định tại khoản 6 Điều 9 và Điều 14 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.

2. Phải được niêm yết các thông tin theo quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Vị trí niêm yết thông tin

a) Đối với xe ô tô tải, xe đầu kéo: niêm yết ở mặt ngoài hai bên cánh cửa buồng lái;

b) Đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc có thùng chở hàng: niêm yết ở mặt ngoài hai bên thùng xe;

c) Đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc không có thùng chở hàng: niêm yết thông tin trên bảng bằng kim loại được gắn với khung xe tại vị trí dễ quan sát bên cạnh hoặc phía sau.

4. Xe ô tô vận tải hàng hóa phải có kích thước thùng xe đúng theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

5. Trên xe có trang bị bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn sử dụng theo quy định, dụng cụ thoát hiểm.

6. Phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ” gắn trên xe công-ten-nơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này; Phù hiệu “XE TẢI” gắn trên xe tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này; phù hiệu “XE ĐẦU KÉO” gắn trên xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc theo mẫu quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.

2.1. Giấy phép vận tải cho xe vận tải chở hàng hóa

Điều 47. Quy định về Giấy vận tải (Giấy vận chuyển)

1. Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) do đơn vị kinh doanh vận tải phát hành và phải đảm bảo theo quy định tại khoản 11 Điều 9 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.

2. Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho người lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường; trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải (Giấy vận chuyển).

3. Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ hàng uỷ quyền), hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải (Giấy vận chuyển).

2.2.Quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa

Điều 48. Quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa

1. Thực hiện các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 7 Điều 14, Điều 15 và Điều 54 của Thông tư này.

2. Xây dựng và thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này; thực hiện các quy định tại Điều 15 của Thông tư này.

3. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải thực hiện các quy định tại Điều 8, Điều 9 và Điều 13 của Thông tư này.

4. Trực tiếp điều hành phương tiện, người lái xe của đơn vị mình để thực hiện vận chuyển hàng hoá theo một trong các hình thức sau:

a) Thông qua phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải;

b) Thông qua Hợp đồng vận chuyển;

c) Thông qua Giấy vận tải (Giấy vận chuyển).

5. Quyết định giá cước vận tải đối với hoạt động kinh doanh vận tải của đơn vị.

6. Có trách nhiệm phổ biến cho người lái xe việc chấp hành quy định của pháp luật về trọng tải của phương tiện lưu thông trên đường; không được tổ chức hoặc yêu cầu người lái xe bốc xếp và vận chuyển hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm liên đới nếu xe thuộc quyền quản lý của đơn vị thay đổi các thông số kỹ thuật của xe trái với quy định, vận chuyển hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông.

7. Chịu trách nhiệm khi người lái xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.

8. Đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải phải trang bị cho người lái xe thiết bị truy cập được giao diện thể hiện hợp đồng vận tải điện tử, giấy vận tải (giấy vận chuyển) điện tử.

9. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.

2.3.Quyền hạn, trách nhiệm của người lái xe kinh doanh vận tải hàng hóa

Điều 49. Quyền hạn, trách nhiệm của người lái xe kinh doanh vận tải hàng hóa

1. Thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông quy định tại Điều 4 và Điều 6 của Thông tư này.

2. Khi vận chuyển hàng hóa, người lái xe phải mang theo Giấy vận tải và các giấy tờ của người lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật. Người lái xe điều khiển phương tiện có sử dụng phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải phải có thiết bị truy cập được giao diện thể hiện hợp đồng vận tải điện tử, giấy vận tải (giấy vận chuyển) điện tử trong quá trình vận chuyển.

3. Trước khi thực hiện vận chuyển hàng hóa, người lái xe yêu cầu người chịu trách nhiệm xếp hàng hóa lên xe ký xác nhận việc xếp hàng vào Giấy vận tải; từ chối vận chuyển nếu việc xếp hàng không đúng quy định của pháp luật.

4. Có quyền từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không lắp thiết bị giám sát hành trình, camera (đối với loại xe thuộc đối tượng phải lắp) hoặc có lắp nhưng không hoạt động; phương tiện xếp hàng vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép tham gia giao thông.

5. Không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, camera lắp trên xe.

6. Không chở quá khối lượng hàng hoá cho phép tham gia giao thông hoặc vượt quá khổ giới hạn của xe được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô.

7. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ đề