Tại sao phải đánh giá sản phẩm dở dang

Cách đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương.Đối tượng nào nên áp dụngCách đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương.Trình tựđánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương vàví dụ chi tiết.

Cơ sở SXKD, phải dựa vào đặc điểm SXKD của cơ sở để tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo một trong các cách sau: Cách đánh giá sản phẩm dở dangtheo chi phí nguyên vật liệu(chính trực tiếp hoặc trực tiếp);hoặcCách đánh giá sản phẩm dở dangtheo chi phí sản xuất định mức;hoặc Cách đánh giá sản phẩm dở dangtheo sản lượng hoàn thành tương đương.

Xem thêm Đánh giá sản phẩm dở dang theochi phí NVLTẠI ĐÂY.

Xem thêm Đánh giá sản phẩm dở dang theochi phí sản xuất định mứcTẠI ĐÂY.

Mời bạn cùng Kế Toán Hà Nội nghiên cứuCách đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương.

Cách đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương Đối tượngnào nên áp dụng.

NếuCơ sởcó quy trình sản xuất phức tạp,sản phẩm dở nhiềuvàkhông đều nhau>>> Thì áp dụng cáchđánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành tương đương.

Đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương tính toán phức tạp nhưng chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính tương đối chính xác, phù hợp với nguyên tắc giá gốc trong tính giá vốn sản phẩm sản xuất.

Cách đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương Trình tự thực hiện.

Trước khi đi vào trình tự thực hiện củaCách đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương.Các bạn cần nắm đượcgiá trị sản phẩm dở dang cuối kỳđược đánh giá theo phương pháp này bao gồm khoản mục chi phí nào?

TheoCách đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đươngthì >>> Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ=Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳđánh giá theochi phí Nguyên liệu vật liệu trực tiếpcộng (+)Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ đánh giá theochi phí Nhân công trực tiếpcộng (+)Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ đánh giá theochi phí sản xuất chung.Cụ thể hóa theo công thức sau:

Tại sao phải đánh giá sản phẩm dở dang

Trình tự thực hiện:

Để đánh giásản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương chúng tacần lưu ýnhững vấn đề sau:

Khiđánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NVL trực tiếp>>> Để đơn giản thì khoảnchi phí nguyên vật liệu trực tiếp(hoặc chi phí NVL nửa thành phẩm của giai đoạn trước) tính chosản phẩm hoàn thànhsản phẩm dở dangnhư nhau.

Khiđánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳtheo khoản mụcchi phí nhân công trực tiếp,chi phí sản xuất chung>> > thì Chúng ta phải xác định đượcSố lượng sản phẩm hoàn thành tương đương trong kỳ.Và được xác định theo công thức sau:

Tại sao phải đánh giá sản phẩm dở dang

Mức độ (tỷ lệ) hoàn thành của sản phẩm do cở sở sản xuất tự đánh giá.

  • Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NVL trực tiếp, theo công thức:

Tại sao phải đánh giá sản phẩm dở dang

  • Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí Nhân công trực tiếp, theo công thức sau:

Tại sao phải đánh giá sản phẩm dở dang

  • Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí Sản xuất chung, theo công thức sau:

Tại sao phải đánh giá sản phẩm dở dang

Đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương VÍ DỤ mô tả.

Trên đây các bạn đã xem hướng dẫn lý thuyết về cáchĐánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương.Để hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng Kế Toán Hà Nội nghiên cứu ví dụ sau nhé.

SỐ LIỆU ĐỂ ĐÁNH GIÁ SPDD CUỐI KỲ.

Tại Công ty TNHH Kế Toán Hà Nội, trong tháng 1/2019 có số liệu sau:

Đơn vị tínhnghìn đồng.

Giá trị sản phẩm dở dang đầu T1/2019 là: 370,000 nghìn đồng.

Trong đó:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 220,000 nghìn đồng.
  • Chi phí nhân công trực tiếp: 110,000nghìn đồng.
  • Chi phí sản xuất chung: 40,000nghìn đồng.

Chi phí sản xuất phát sinh trong T1/2019 là: 3,300,000 nghìn đồng.

Trong đó:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 2,000,000nghìn đồng.
  • Chi phí nhân công trực tiếp: 1,000,000nghìn đồng.
  • Chi phí sản xuất chung: 300,000nghìn đồng.

Kết quả sản xuất cuối T1/2019 như sau:

  • Hoàn thành nhập kho 5,000sản phẩm.
  • Còn lại 700sản phẩm dở dang với mức độ (tỷ lệ) hoàn thành của sản phẩm là50%.

Công ty TNHH Kế Toán Hà Nộiđánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành tương đương.

THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ SPDD CUỐI KỲ.

Với số liệu trên, Công ty cổ phần tập đoàn Kế Toán Hà Nộiđánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành tương đương,như sau:

a) Tính giá trị sản phẩm dở dang cuối T1/2019 theo chi phíNguyên vật liệu trực tiếplà:

=220,000 nghìn đồng + 2,000,000nghìn đồngx 700 SP =272,632 nghìn đồng
5,000 SP + 700 SP

b) Tính số lượngsản phẩm hoàn thành tương đươngcuối T1/2019 là:

700 SP (dở) x 50% = 350.000 SP.

c) Tính giá trị sản phẩm dở dang cuối T1/2019 theo chi phíNhân công trực tiếplà:

=110,000 nghìn đồng + 1,000,000 nghìn đồngx 350 SP =72,617 nghìn đồng.
5,000 SP + 350 SP

d) Tính giá trị sản phẩm dở dang cuối T1/2019 theo chi phíSản xuất chunglà:

=40,000 nghìn đồng + 300,000 nghìn đồngx 350 SP =22,243 nghìn đồng.
5,000 SP + 350 SP

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ là:272,632+ 72,617+ 22,243= 367,492nghìn đồng.