Tại sao phải bao gói rau hóa quả tươi trước khi bảo quản bằng phương pháp lạnh

0
Tại sao phải bao gói rau hóa quả tươi trước khi bảo quản bằng phương pháp lạnh

Hướng dẫn Cách bảo quản Rau củ quả trong Tủ lạnh

Ngày nay với cuộc sống hiện đại, mỗi gia đình đều sắm cho mình những chiếc tủ lạnh hiện đại hơn, đựng được nhiều thực phẩm hơn. Nhưng để hiểu đúng cách bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh thì không phải gia đình nào cũng biết. Thực phẩm an toàn là thực phẩm được chọn lọc kỹ từ khâu chọn mua và kế tiếp là cách bảo quản đúng để mỗi bữa ăn của gia đình luôn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Top các hộp đựng thực phẩm bán chạy nhất tại Tiki

Bài viết này sẽ trình bày về những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo quản thực phẩm, cụ thể là các loại rau củ quả và hướng dẫn cách bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh sao cho giữ được lâu và an toàn.

Tóm tắt các mẹo & cách bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh
  • Loại bỏ những phần rau củ quả bị hỏng.
  • Không rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh.
  • Không cắt nhỏ rau củ.
  • Bảo quản trái cây và rau củ riêng.
  • Bảo quản rau củ quả trong túi giấy, túi nhựa hay hộp bảo quản chất liệu tốt, chuyên dụng.
  • Lưu ý thời gian bảo quản.
  • Theo dõi nhiệt độ bảo quản.
  • Lau dọn thường xuyên tủ lạnh.

Mục lục nội dung

  • I/. Nguyên lý Bảo quản rau củ quả
    • Hiện tượng Chín
    • Hiện tượng Nhiễm bệnh
  • II/. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo quản rau củ quả
    • 1. Nhiệt độ
    • 2. Độ ẩm
    • 3. Thành phần khí quyển
    • 4. Khí Ethylene
  • III/. Cách bảo quản rau củ quả khi không có tủ lạnh
  • IV/. CÁCH BẢO QUẢN RAU CỦ QUẢ: 03 nhóm rau củ quả cần phân biệt
    • 1. Các loại rau củ quả không được bảo quản trong tủ lạnh => Chỉ bảo quản bên ngoài !
    • 2. Các loại rau củ quả cần bảo quản bên ngoài cho đến khi chín => Mới được bảo quản trong tủ lạnh
    • 3. Các loại rau củ quả cần làm lạnh ngay sau khi mua => Bảo quản trong tủ lạnh
  • V/. Mẹo & Cách bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh ngay sau khi mua về
  • Lời kết

I/. Nguyên lý Bảo quản rau củ quả

Rau củ quả là loại nông sản tương đối khó bảo quản vì lượng nước trong rau củ quả chiếm rất cao. Hàm lượng nước chiếm 85% đến 95%. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động.

Mặt khác thành phần dinh dưỡng của rau củ quả rất phong phú, kết cấu thì mềm, xốp, dễ dập càng tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển.

Rau củ quả sau khi thu hái trong điều kiện môi trường khí quyển bình thường, chất lượng của chúng sẽ giảm dần và tiến tới hư hỏng hoàn toàn do thối rữa. Nguyên nhân trực tiếp cơ bản dẫn đến sự hư hỏng thối rữa của rau củ quả, là hiện tượng chínhiện tượng nhiễm bệnh.

Hiện tượng Chín

Tại sao phải bao gói rau hóa quả tươi trước khi bảo quản bằng phương pháp lạnh

Hiện tượng Chín là quá trình diễn ra tự nhiên đối với rau, củ, quả

Chín là giai đoạn phát triển sinh lý bình thường. Rau củ quả tươi sau thu hoạch vẫn tiếp tục quá trình sống như lúc còn trên cây.

Quá trình chín phụ thuộc vào cường độ hô hấp của rau củ quả. Đây là dấu hiệu đặc trưng cho hoạt động sống của tế bào. Rau củ quả sau thu hái sẽ hô hấp với cường độ càng cao, dẫn điến hiện tượng chín càng nhanh. Lúc này thời gian bảo quản càng rút ngắn.

Để kéo dài thời gian bảo quản rau củ quả, đồng nghĩa với việc kìm hãm hoạt động sống, ức chế cường độ hô hấp, dẫn đến kiềm hãm tốc độ chín và nảy mầm.

Đối với một số loại rau củ như khoai tây, cà rốt, hành tỏi khi lưu giữ trong điều kiện môi trường thuận lợi cho sự phát triển sinh học tức là sự sống vẫn tiến triển bình thường, không bị ức chế, thì sẽ xảy ra hiện tượng nẩy mầm. Đây cũng là một dạng hư hỏng vì rau củ đã chuyển sang trạng thái khác.

Hơn thế, trong một số loại củ như khoai tây khi nẩy mầm sẽ tạo ra độc tố làm mất giá trị thực phẩm, ở đây cần lưu ý là chỉ được kìm hãm chứ không được đình chỉ sự sống của rau quả, vì nếu không thì sẽ dẫn tới hư hỏng nhanh chóng hơn.

Hiện tượng Nhiễm bệnh

Tại sao phải bao gói rau hóa quả tươi trước khi bảo quản bằng phương pháp lạnh

Rau, củ, quả đều có thể nhiễm các loại vi sinh và nấm mốc tự nhiên => Sẽ hư hỏng, thối rửa nếu không được bảo quản đúng cách

Nhiễm bệnh là hiện tượng rau củ quả bị nhiễm vi sinh vật và gây bệnh lên rau củ quả gây hư hỏng hoặc thối rữa.

Sự hư hỏng, thối rữa của rau củ quả sau khi thu hái xảy ra chủ yếu do nguyên nhân nhiễm bệnh. Dù thực phẩm có hạn chế quá trình chín đến mức tốt nhất, nhưng vi sinh vật nấm mốc có điều kiện hoạt động tốt thì chúng cũng gây bệnh lên rau củ quả, dẫn đến tình trạng thối rữa, hư hỏng.

Để kéo dài thời gian bảo quản, cần phải ngăn chặn tối đa hoạt động của vi sinh vật.

Như vậy việc bảo quản thực phẩm mà cụ thể là rau củ quả chính là điều chỉnh các quá trình sinh học xảy ra trong rau củ quả, đồng thời điều chỉnh các quá trình sinh học xảy ra trong vi sinh vật.

II/. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo quản rau củ quả

1. Nhiệt độ

Tại sao phải bao gói rau hóa quả tươi trước khi bảo quản bằng phương pháp lạnh

Nhiệt độ là yếu tố quyết định trong việc kéo dài thời gian bảo quản rau củ quả

Nhiệt độ là yếu tố quyết định trong việc kéo dài thời gian bảo quản rau củ quả bởi vì nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ hô hấp của chúng.

Nhiệt độ thấp sẽ làm chậm quá trình sinh hóa trong rau củ quả và cả trong vi sinh vật. Bên cạnh đó nguyên sinh chất của tế bào rau củ quả sẽ co lại khi gặp nhiệt độ thấp, làm giảm tính thẩm thấu của màng tế bào, giảm khả năng trao đổi chất.

2. Độ ẩm

Tại sao phải bao gói rau hóa quả tươi trước khi bảo quản bằng phương pháp lạnh

Độ ẩm cao là môi trường thuận lợi cho hệ vi sinh vật phát triển, gây thối rửa rau củ quả

Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn tới thời gian bảo quản rau củ quả.

Độ ẩm tương đối của không khí trong môi trường bảo quản quyết định tốc độ bay hơi của rau củ quả.

Độ ẩm môi trường càng thấp, cường độ hô hấp và tốc độ bay hơi nước càng cao, làm cho khối lượng tự nhiên của rau củ quả giảm đáng kể, dẫn đến tình trạng bị héo. Lúc này hoạt động tế bào của rau củ quả bị rối loạn, sức đề kháng giảm, dễ bị vi sinh vật tấn công và dễ nhiễm bệnh.

Độ ẩm thấp cũng là môi trường hoàn toàn không thuận lợi cho vi sinh vật, vi sinh vật sẽ bị kiềm hãm, tốc độ gây bệnh cho rau củ quả cũng giảm đáng kể.

Ngược lại độ ẩm cao thì tốt độ bay hơi nước và cường độ hô hấp giảm, nhưng cũng đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển.

Như vậy ta thấy tốc độ bay hơi nước trong rau củ quả phụ thuộc vào độ ẩm. Nếu khắc phục được điều này thì việc bảo quản rau củ quả trong môi trường có độ ẩm càng thấp càng tốt.

Để khắc phục điều trên, có thể dùng các loại bao bì màng mỏng như túi PE, PVC, hoặc hộp kín để hạn chế bay hơi khi bảo quản rau củ quả trong môi trường có độ ẩm thấp.

3. Thành phần khí quyển

Các loại khí xung quanh môi trường bảo quản rau, củ, quả cũng có ảnh hưởng đáng kể đến thời gian và cách bảo quản của rau củ quả.

Tại sao phải bao gói rau hóa quả tươi trước khi bảo quản bằng phương pháp lạnh

Khí Oxy là thành phần chủ yếu tham gia quá trình hô hấp hiếu khí. Hàm lượng oxy càng cao thì cường độ hô hấp càng tăng.

Tuy nhiên nếu lượng oxy xuống dưới mức cho phép thì quá trình hô hấp sẽ ngưng lại. Do đó cần duy trì sự sống ở mức tối thiểu để kéo dài thời gian bảo quản rau củ quả nên cần đảm bảo lượng oxy tối thiểu cần thiết.

Tại sao phải bao gói rau hóa quả tươi trước khi bảo quản bằng phương pháp lạnh
Khí CO2 cũng ảnh hưởng đến thời gian bảo quản rau quả. Hàm lượng CO2 càng tăng thì thời gian bảo quản cũng có thể tăng. Khí CO2 chủ yếu tác động lên quá trình hô hấp của rau củ quả cũng như của vi sinh vật. Đối với rau củ quả, CO2 ức chế cường độ hô hấp, từ đó hạn chế quá trình phân giải sinh hóa. Còn đối với vi sinh vật, khí CO2 làm chậm quá trình phát triển của chúng.
Ngoài những yếu tố trên, còn có những yếu tố khác như ánh sáng, kỹ thuật, chăm bón, cũng tác động đến cường độ hô hấp và độ tươi lâu của rau củ quả. Trong phạm vi người tiêu dùng chúng ta cần nắm rõ 3 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thời gian bảo quản rau củ quả.

4. Khí Ethylene

Ethylene C2H4 là một khí không màu, không vị, không gây độc. Ethylene là một loại hormon thực vật tự nhiên liên quan đến sự chín và lão hóa của thực vật, thúc đẩy quá trình chín của rất nhiều loài quả như chuối, cà chua, xoài, đu đủ, và quá trình vàng lá ở hoa và rau.

Ethylene bắt đầu được nội sinh ở giai đoạn chín ở rau củ quả và có nồng độ khác nhau tùy theo loại rau củ quả.

Ethylene được sinh ta từ hầu hết các phần của thực vật. Đặc biệt ethylene được sinh ra nhiều khi cây rụng lá, ngập úng, dập,

Tại sao phải bao gói rau hóa quả tươi trước khi bảo quản bằng phương pháp lạnh

Trái cây thường sinh rất nhiều khí Ethylene và khi để gần nhau thì rau quả sẽ bị rỗ, đốm nâu và nhanh chóng bị hư, úng

Biểu hiện của thực phẩm khi hấp thụ ethylene.

  • Rỗ và có điểm màu nâu trên lá
  • Búp bông cải xanh, dưa chuột trở nên vàng
  • Cà rốt bị đắng khi ăn

Thực phẩm tạo khí ethylene (thường là trái cây)

  • Táo
  • Đu đủ
  • Chuối
  • Cà chua
  • Rau quả bị dập

Thực phẩm nhạy khí/ hấp thụ khí (thường là rau xanh)

  • Rau diếp
  • Bông cải xanh
  • Chanh
  • Cà rốt
  • Đậu
  • Dưa chuột
  • Cà tím
  • Đậu Hà Lan
  • Ớt
  • Khoai tây

Do đó khi bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh hay ở nhiệt độ thường, chúng ta cần phân loại theo khả năng tạo khí và hấp thụ khí và bảo quản trong túi riêng, hộp riêng. Ngoài ra chúng ta có thể mua những gói hút khí ethylene giúp bảo quản rau củ trái cây lâu hơn.

Top các hộp đựng thực phẩm bán chạy nhất tại Tiki

III/. Cách bảo quản rau củ quả khi không có tủ lạnh

Tại sao phải bao gói rau hóa quả tươi trước khi bảo quản bằng phương pháp lạnh

Bảo quản rau củ quả khi không có tủ lạnh

Do mỗi loại rau củ quả thích hợp với một với một nhiệt độ bảo quản nhất định nào đó. Khi nhiệt độ bảo quản ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có ảnh hưởng xấu đến thời gian bảo quản và chất lượng của rau củ quả.

Một số loại rau củ quả thích hợp bảo quản ở những nơi thoáng mát, khô ráo, không bảo quản trong tủ lạnh.

Vài loại cần bảo quản ở nơi không có ánh sáng mặt trời vì sẽ làm chúng nảy mầm.

  • Kiwi
  • Dưa leo
  • Đào
  • Mận
  • Dứa
  • Cà chua: bỏ vào túi ny-lon sẽ chín nhanh hơn. Muốn cà chua chín nhanh, bảo quản chung với 1 quả chuối hoặc táo trong 1-2 ngày.
  • Khoai tây: Tránh xa hành; lưu trữ ở nơi khô ráo, thoáng mát. Khoai tây để chung với táo sẽ mọc mầm nhanh hơn.
  • Hành tây nguyên vỏ: Đừng để gần khoai tây cả hai sẽ dễ hư hơn. Hành tây bảo quản trong tất da chân có thể sử dụng được tới 6 tháng.
  • Hành tím nguyên vỏ
  • Tỏi nguyên vỏ: Lưu trữ trong một khu vực khô, thoáng khí.
  • Gừng
  • Khoai lang: Tránh xa nhiệt và ánh sáng.
  • Bưởi: để nơi thoáng mát trong túi lưới hay rổ.
  • Các loại bí: Lưu trữ ở nơi khô thoáng.

IV/. CÁCH BẢO QUẢN RAU CỦ QUẢ: 03 nhóm rau củ quả cần phân biệt

Thực hiện theo các hướng dẫn hữu ích dưới đây và bạn sẽ tận hưởng hương vị tối đa và thời hạn sử dụng từ rau của bạn mỗi lần. Và bằng cách nhấp vào từng loại rau được liệt kê, bạn cũng sẽ tìm thấy thời gian lưu trữ và mẹo chi tiết, bao gồm hướng dẫn đóng băng.

1. Các loại rau củ quả không được bảo quản trong tủ lạnh => Chỉ bảo quản bên ngoài !

Các bạn có thể bảo quản các loại củ, quả này ở nơi thoáng mát, khô ráo trong nhà bếp hoặc khu vực đựng thức ăn của mình. Trong môi trườngnhiệt độ tủ lạnh có thể gây tổn hại cho hương vị và kết cấu của các loại thực phẩm này.

  • Tỏi: giữ trong một khu vực khô, thông gió tốt.
  • Hành tây: đừng lưu trữ gần khoai tây chúng sẽ bị hỏng nhanh hơn.
  • Khoai tây: tránh xa hành tây; lưu trữ ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Khoai lang: bạn cần tránh xa nhiệt độ và ánh sáng.
  • Quả bí (bao gồm cả quả bí rợ và bí đỏ): lưu trữ ở nơi khô thoáng.

2. Các loại rau củ quả cần bảo quản bên ngoài cho đến khi chín => Mới được bảo quản trong tủ lạnh

Ở nhiệt độ lạnh thì các loại củ quả này sẽ ngừng quá trình chín. Vì vậy dưới đây là các loại rau quả bạn cần bảo quản ở nhiệt độ thường cho đến khi chúng chín hoàn toàn, sau đó bạn có thể cho vào tủ lạnh để bảo quản được lâu hơn.

  • Bơ (nếu muốn bơ chín nhanh hơn, bạn nên để bơ trong 01 chiếc túi giấy)
  • Lê (nếu muốn lê nhanh chín, bạn đặt quả lê chung với 1 quả táo)
  • Cà chua
  • Dưa
  • Đào
  • Mận
  • Chuối
  • Đu đủ
  • Xoài

3. Các loại rau củ quả cần làm lạnh ngay sau khi mua => Bảo quản trong tủ lạnh

  • Măng tây: cắm vào lọ có nước, phủ lên 1 lớp ny-lon
  • Cần tây, súp lơ xanh: Bọc cần cây, súp lơ xanh trong giấy bạc trước khi cho vào tủ lạnh, để được tới 4 tuần
  • Gừng: nên bảo quản trong tủ lạnh, tươi lâu, dễ bóc vỏ và thái nhỏ
  • Nấm: bỏ vào túi giấy, không nên để trong túi ny-lon sẽ làm cho chúng hư hỏng nhanh hơn.
  • Cam, quýt: có thể để ở nhiệt độ phòng nhưng ko để đc lâu bằng cách gói trong túi nhựa, cất vào ngăn mát tủ lạnh.
  • Táo: cất vào ngăn để rau trong tủ lạnh (2 tuần)
  • Atisô: Rắc một ít nước và để trong túi nhựa.
  • Măng tây: Quấn quấn kết thúc bằng khăn giấy ẩm ướt và để trong túi nhựa.
  • Củ cải: Cắt những mảng xanh và làm lạnh chúng một cách riêng biệt.
  • Chuối Ớt: Lưu trữ trong túi nhựa.
  • Bông cải xanh: Lưu trữ trong một bao nhựa mở trong crisper.
  • Bắp cải Brussels: Giữ trong túi nhựa.
  • Bắp cải: Lưu trữ trong một túi nhựa đục trong crisper.
  • Cà rốt: Loại bỏ các đỉnh màu xanh lá cây; giữ trong túi nhựa trong crisper.
  • Súp lơ: Lưu trữ trong một bao nhựa mở trong crisper.
  • Cần tây: Lưu trữ trong một túi nhựa trong crisper.
  • Ngô: Giữ vỏ trấu cho đến khi sẵn sàng để nấu.
  • Dưa chuột: Lưu trữ trong túi nhựa.
  • Cà tím: Giữ trong túi nhựa.
  • Đậu xanh: Lưu trữ trong bao bì kín hoặc túi kín.
  • Hành xanh: Lưu trữ trong túi nhựa.
  • Kale: Giữ trong một túi nhựa đục trong crisper.
  • Bò: Lưu trữ trong túi nhựa lỏng lẻo.
  • Xà lách: Giữ trong túi nhựa lỏng lẻo đóng trong crisper.
  • Đậu Hòa Lan: Lưu trữ trong túi nhựa đục lỗ.
  • Củ cải: Tháo các mảng xanh trước khi cất trong túi nhựa.
  • Quả bí: Lưu trữ trong túi nhựa.

V/. Mẹo & Cách bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh ngay sau khi mua về

1. Loại bỏ những phần rau củ quả bị hỏng
Tại sao phải bao gói rau hóa quả tươi trước khi bảo quản bằng phương pháp lạnh

Loai bỏ những phần bị hư, dập

Những phần bị hỏng sẽ sinh ra khí ethylene, ảnh hưởng đến các loại rau củ quả khác nếu để chung, ngoài ra còn làm cho mầm nấm mốc lây lan và làm hư những thực phẩm khác. Cắt bớt ngọn củ cải, cà rốt, su hào trước.

2. Không rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh
Tại sao phải bao gói rau hóa quả tươi trước khi bảo quản bằng phương pháp lạnh

Nếu bạn muốn rửa rau, hãy làm cho rau thật khô và ráo nước trước khi cho vào tủ lạnh (tránh bị úng)

Nếu bạn có thói quen rửa rau thì mới yên tâm thì hãy làm cho rau thật ráo nước. Bạn cũng có thể dùng rổ quay rau để làm ráo nước rau củ quả một cách nhanh chóng.

3. Không cắt nhỏ rau củ

Việc cắt nhỏ rau, củ cũng sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng thiết yếu và tạo điều kện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.

4. Bảo quản riêng trái cây và rau củ

Khí ethylene sinh ra từ trái cây khi chín sẽ làm cho các loại rau xanh (dễ hấp thu khí ethylene) mau vàng lá, hư hỏng. Nên trước khi bảo quản, lưu ý là nên bảo quản riêng.

5. Bảo quản rau củ quả trong túi giấy, túi nhựa hay hộp bảo quản chất liệu tốt, chuyên dụng

Bảo quản riêng từng loại thực phẩm bằng hộp nhựa bảo quản thực phẩm, túi zip, bên dưới hộp hoặc túi có lót 1 lớp giấy ăn để hút ẩm. Nên đặt thêm dưới đáy ngăn rau 1 lớp khăn giấy ăn để hút ẩm. Với mốt số loại thực phẩm có nhiều nước thì bạn nên cho vào túi giấy thực phẩm (nấm). Bạn cũng có thể bọc rau củ với túi ny-lon và bó chặt phía dưới trước khi cho vào tủ lạnh.

Xem các loại nước rửa rau quả hữu cơ, sinh học tại Tiki
6. Lưu ý thời gian bảo quản

Thời gian bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh sẽ là khác nhau cho từng loại rau củ quả và tùy vào môi trường trong tủ lạnh có sạch sẽ, có bị nhiễm khuẩn chéo, có đúng nhiệt độ bảo quản hay không. Nhưng nhìn chung thì thời gian bảo quản từ 3-7 ngày tùy loại. Để xem chi tiết cách bảo quản theo từng loại rau củ quả cụ thể, nhấp vào tên loại rau củ bên dưới để xem chi tiết.

7. Theo dõi nhiệt độ bảo quản

Đảm bảo nhiệt độ bảo quản từ 1 4 độ C. Nếu nhà bạn đang dùng máy lạnh đời cũ không có hiển thị nhiệt độ của tủ lạnh, bạn có thể mua những nhiệt kế chuyên dùng cho tủ lạnh, tủ đông để luôn đảm bảo nhiệt độ luôn trong ngưỡng..

8. Lau dọn thường xuyên tủ lạnh

Để môi trường bảo quản được thông thoáng, tránh nhiễm khuẩn chéo đến các thực phẩm khác và tủ lạnh mùi dễ chịu hơn. Bạn có thể khử mùi tủ lạnh bằng những phương pháp được đề cập trong các chủ đề liên quan đến cách làm sạch tủ lạnh.

9. Bí quyết để gia đình luôn có rau củ quả tươi cho bữa ăn giàu sức khỏe

Dưới đây mình tổng hợp một số bí quyết nho nhỏ để giúp các bạn có thể bảo quản tốt nhất tủ thực phẩm xanh cho gia đình mình:

  • Không mua nhiều hơn nhu cầu sử dụng vì đang giảm giá.
  • Khi lưu trữ trong tủ lạnh thì các bạn nên ưu tiên những loại rau củ quả dùng trước để ra bên ngoài đễ dễ thấy, dễ lấy. Thường xuyên kiểm tra dọn dẹp lại tủ lạnh để phát hiện những thực phẩm bị bỏ quên
  • Trước khi cho vào bảo quản tủ lạnh:
    • Nên loại bỏ những phần hư, héo, dập, úng.
    • Giữ rau củ quả luôn khô (không nên rửa rau trước khi bảo quản, các bạn chỉ nên rửa trước khi sử dụng hoặc chế biến).
    • Nên bọc vào các túi nylon có đục lỗ để thoáng khí, hoặc quấn bằng giấy bảo quản thực phẩm để giữ độ ẩm vừa phải.
  • Các loại quả sinh khí ehtylen (thường là các loại trái cây) không nên để gần các loại rau xanh vì rau xanh dễ hấp thu khí ehtylen và nhanh bị hư hại.
  • Nếu bạn có thói quen dùng những túi nhựa, hộp nhựa để bảo quản rau củ quả thì nên chọn những thương hiệu cao cấp để bảo quản vì chất liệu nhựa tốt, không gây hại cho sức khỏe, không chứa chất BPA.

>> Xem thêm: Cách chọn hộp bảo quản thực phẩm

Chamchut.com là chuyên trang thông tin kiến thức về các thủ thuật và hướng dẫn dành cho gia đình, đặc biệt là mảng kiến thức thực phẩm & dụng cụ nhà bếp. Trong quá trình phát triển nội dung, chúng tôi có tham khảo thông tin từ các nguồn uy tín nước ngoài như: kiến thức khoa học của các trường đại học uy tín, thư viện bách khoa toàn thư wikipedia.org, wikihow.com và từ nhiều diễn đàn, website uy tín trong nước như: webtretho.com, lamchame.com... và các nguồn thông tin tin cậy khác.

Cám ơn các bạn đã ghé thăm và ủng hộ website của chúng tôi trong thời gian qua. Chúc các bạn luôn dồi dào sức khỏe và hạnh phúc. Thân mến!
(Mọi ý kiến góp ý xin vui lòng để lại comment bên dưới)
- Jasmine Le -

Lời kết

Rau củ quả là những loại thực phẩm chứa nhiều hàm lượng chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể, cho sự phát triển khỏe mạnh của mỗi chúng ta. Qua bài viết hướng dẫn cách bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh, hy vọng các bạn đã có những kiến thức đầy đủ để có thể phân loại và bảo quản tốt các loại thực phẩm xanh cho gia đình mình rồi phải không nào.

Mong nhận được thêm các ý kiến góp ý từ các bạn. Thân mến!

4.9/5 - (7 bình chọn)
  • Jasmine Le
  • Updated 12/12/2020
  • Bảo quản thực phẩm