Tại sao không bắt vũ nhôm

Show

Theo thông báo phiên xử ông Phan Văn Anh Vũ, thường được biết đến với biệt danh ‘Vũ Nhôm’ với cáo buộc ‘cố ý làm lộ bí mật nhà nước’ dự kiến diễn ra vào hai ngày 30 và 31 tháng 7 năm 2018 tại Hà Nội. Tuy nhiên theo tin cho biết tòa sẽ xử kín.

Dư luận và các nhà quan sát đặt vấn đề vì sao phải xử kín vụ án này.

Có tính toán

Trước khi Vũ nhôm bị bắt, hàng loạt các sự kiện dồn dập thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận và truyền thông trong và ngoài nước liên quan đến Vũ “nhôm” một doanh nhân bất động sản có tiếng tại Đà Nẵng.

Vào cuối năm 2017, ông đã bị cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an khám xét nhà và quyết định khởi tố về tội “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước” theo điều 263 Bộ luật hình sự 1999.

Đến đầu tháng giêng năm 2018, Singapore xác nhận tạm giữ Vũ “nhôm” vì ông này vi phạm luật di trú của nước này. Ông được phía cơ quan chức năng Việt Nam dẫn độ về nước.

Dư luận lại càng quan tâm khi Bí thư Đà Nẵng, ông Trương Quang Nghĩa, trong cuộc nói chuyện với các cựu chiến binh, cán bộ quân đội nghỉ hưu của thành phố nhân dịp kỷ niệm ngày Quân đội Nhân dân 22/12 tiết lộ rằng ông Phan Văn Anh Vũ là sỹ quan tình báo cao cấp của Bộ Công an hàm thượng tá. Và cũng theo lời ông Trương Quang Nghĩa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý kiến chỉ đạo vụ này…

Điều này đã tạo ra sự quan tâm đặc biệt của dư luận cũng như giới truyền thông trong nước và quốc tế và một số đại biểu quốc hội yêu cầu công khai về vụ án này.

Tuy nhiên, vừa qua Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội công bố sẽ xét xử vụ án liên quan Vũ “nhôm” cùng với hai đồng phạm về tội “làm lộ bí mật nhà nước” vào cuối tháng 7 năm 2018 nhưng phiên tòa sẽ được xử kín.

Chúng tôi có liên lạc với các nhà quan sát chính trị, các luật sư và đại biểu quốc hội nhưng tất cả đều nói rằng “chúng tôi không có nhận định gì về vụ án này”.

Phiên tòa đó Vũ nhôm sẽ khai ra những nhân vật, hoạt động ngầm của bộ công an cho nên bộ công an không muốn những thông tin đó bị công khai ra dư luận.
- Phạm Chí Dũng

Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng tại Sài Gòn chia sẻ với chúng tôi rằng liệu có phải xử kín vụ Vũ “nhôm” để làm khỏi mất mặt của ngành công an hay không, bởi vì trong thời gian qua ngành Công an đã có quá nhiều chuyện lùm xùm và tham nhũng.

Nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết thêm: “Tôi nghi rằng bộ công an sợ mất mặt và uy tín chứ không phải lý do nào khác và cho nên việc đưa ra xử kín để che chắn trong cái phiên tòa đó Vũ nhôm sẽ khai ra những nhân vật, hoạt động ngầm của bộ công an cho nên bộ công an không muốn những thông tin đó bị công khai ra dư luận.”

Trong một buổi tiếp xúc cử tri vào hôm 24/7, bí thư thành Ủy Đà Nẵng ông Trương Quang Nghĩa cho biết Vũ “nhôm” liên quan đến 3 vụ án: Làm lộ bí mật Nhà nước, Trốn thuế và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ông Nghĩa giải thích rằng “phiên tòa diễn ra vào cuối tháng 7 này liên quan đến làm lộ bí mật nhà nước nên phải xử kín và sẽ công khai phần tuyên án cho báo chí và truyền thông”

Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng cho biết lệnh khởi tố đầu tiên của Vũ nhôm vào tháng 12 năm 2017 là làm lộ tài liệu bí mật của nhà nước chứ không phải tội danh về kinh tế. Sau này mới truy tố thêm các tội danh khác và như thế có một kế hoạch trước đối với vụ này:

“Vũ nhôm không chỉ đưa ra xử một lần mà có thể đưa ra vài ba lần nhưng mà nó cho thấy là ngay từ lúc khởi tố vũ nhôm nhường như cơ quan an ninh bộ công an đã có sự sắp xếp, tính toán sẵn là sau này sẽ đưa ra xử kín.”

“Sợ dư luận”

Theo điều 25 bộ luật hình sự 2015, khi tòa xét xử công khai mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.

Một vị luật sư xin được giấu tên tại Sài Gòn chia sẻ với chúng tôi qua email rằng quyết định xét xử kín vụ án Vũ “nhôm” là hoàn toàn phù hợp với điều 25 bộ luật hình sự 2015.

Dù xử kín nhưng luật cũng đã quy định tuyên án phải công khai, nên sau phần nghị án, HĐXX vào tuyên án thì mọi người có thể tham dự, ghi nhận và bản án cũng sẽ phát hành công khai  - Luật sư giấu tên

Vị luật sư nhấn mạnh “Dù xử kín nhưng luật cũng đã quy định tuyên án phải công khai, nên sau phần nghị án, HĐXX vào tuyên án thì mọi người có thể tham dự, ghi nhận và bản án cũng sẽ phát hành công khai nên sẽ không ảnh hưởng quyền tiếp cận thông tin của người dân hay các cơ quan truyền thông, báo chí.”

Luật sư Nguyễn Khả Thành thì cho rằng Việt Nam sợ ảnh hưởng đến dư luận nhiều nên bắt buộc phải xử kín, ông cho biết “Cái này tôi nghĩ họ đánh giá, đôi lúc họ xử công khai sẽ gây tiếng vang trong dư luận không tốt nên họ sẽ xử kín thôi. Nhưng Việt Nam thì thường thường quy định vậy chứ họ nghĩ vụ án ảnh hưởng đến dư luận nhiều thì họ sẽ bắt buộc xử kín hoặc là xử công khai nhưng mà rồi hạn chế báo đài, người tham dự cho nên nó gần như là công khai nhưng thật ra là xử kín”.

Khi chúng tôi đặt vấn đề liệu trong lịch sử tố tụng Việt Nam đã từng có vụ án nào được quyết định mang ra xử kín như vụ án của Vũ “Nhôm hay không, thì các luật sự cũng như những nhà quan sát chính trị mà chúng tôi tiếp xúc đều từ chối đưa ra câu trả lời.

TPO - Phan Văn Anh Vũ trình bày: “Tại sao các lãnh đạo thời kỳ trước khen tôi, ủng hộ tôi mà đến nay lại mang tôi ra xét xử trước tòa. Tôi rất đau đớn về việc này. Tôi hoàn toàn bế tắc”.

Sáng 5/1, TAND TP Hà Nội tiếp tục xét hỏi 21 bị cáo trong vụ “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” và “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” gây thiệt hại 22.047 tỷ đồng xảy ra tại TP Đà Nẵng.

Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch, bào chữa cho bị cáo Phan Văn Anh Vũ, hỏi thân chủ của mình về việc bằng cách nào nhận được Dự án 29 ha (thuộc Khu đô thị quốc tế Đa Phước). Theo cáo trạng, riêng tại dự án này, các bị cáo đã gây thiệt hại hơn 11.200 tỷ đồng.

Trả lời, bị cáo Vũ cho biết, Cty Xây dựng 79 nhận được Dự án này dựa trên văn bản đề nghị của Cty Daewon (Hàn Quốc) gửi UBND TP Đà Nẵng để liên doanh và khi nhận, khu 29 ha này chưa phải là đất sạch (được san lấp, cải tạo - PV).

Luật sư tiếp tục hỏi khu 29ha đã được triển khai xây dựng chưa, bị cáo Vũ đáp: “Kính thưa Hội đồng xét xử (HĐXX), làm sao mà triển khai được vì khi nhận xong thì Cơ quan Cảnh sát điều tra và Thanh tra Chính phủ đã có văn bản tiến hành thanh tra dự án. Tôi hoàn toàn bế tắc, đã 3 lần làm văn bản gửi UBND TP xin được lấy lại số tiền ban đầu…”.

HĐXX ngắt lời, yêu cầu Vũ trả lời ngắn gọn nhưng bị cáo cho rằng vụ án có nhiều uẩn khúc mà cáo trạng không nêu hết, rất khó cho HĐXX khi xem xét nên bị cáo cần trình bày.

Về nguồn tiền mua các dự án, nhà, đất công sản, Phan Văn Anh Vũ cho hay, nếu tài sản do cá nhân mua thì tiền do cá nhân bỏ ra hoặc vay, mượn; còn nếu do pháp nhân mua thì tiền của các công ty đó. “Vì sao ông thành lập 5 công ty như hồ sơ vụ án thể hiện?” - luật sư hỏi.

“Khi nhận bản cáo trạng, tôi thật sự rất hoang mang vì quy kết tôi kinh hoàng, với ý đồ thâu tóm, đầu cơ đất trên địa bàn Đà Nẵng… Tôi là người đi mua, tại sao dùng từ kinh khủng nhưng vậy, tôi không hiểu thâu tóm nghĩa là sao, đầu cơ nghĩa là sao. Tôi thành lập và tham gia vào các công ty mục đích duy nhất là để kinh doanh bất động sản. Có thể đại diện viện kiểm sát chưa rõ về việc kinh doanh bất động sản vì nó rất rắc rối” – Vũ nói.

Bị cáo này phân tích: “Việc có 5 công ty để có thể phân loại các dự án, một công ty 79 không thể làm tới 5 - 7 dự án cũng không phù hợp với quy hoạch từng vùng, từng thành phố. Ngân hàng cho vay chỉ có hạn mức, một công ty chỉ có thể được vay 30 - 50 tỷ, nếu một mình mà làm tới 5 - 7 dự án sẽ vượt quá hạn mức do đó phải thành lập nhiều công ty để có thể vay nhiều vốn. Lập 5 công ty không phải luồn lách trốn thuế mà chỉ để phục vụ mục đích kinh doanh, còn đóng ngân sách cho thành phố, tạo công ăn việc làm”.

Phan Văn Anh Vũ cho rằng: “Hai nhiệm kỳ lãnh đạo thành phố trước đó đã có rất nhiều bằng khen, giấy khen cho tôi. Pháp luật thì chỉ có một, tại sao các lãnh đạo thời kỳ trước khen tôi, ủng hộ tôi mà đến nay lại mang tôi ra xét xử trước tòa. Tôi rất đau đớn về việc này…”.

Đến đây, tín hiệu từ phòng xét xử bị mất và khi có lại, bị cáo Vũ đang trình bày: “Bản thân bị cáo thì không sau, dù sao cũng 30 năm tù rồi nhưng cái oan, cái nhục nhã là cho các lãnh đạo. Hôm nay, tôi xin hứa HĐXX những lời trình bày tại tòa là đúng sự thật. Bởi nếu phiên tòa này HĐXX có cho thêm vô tội hay bản án 5 năm, 10 năm cũng không làm thay đối bản chất để hình phạt của tôi nặng thêm để mà tôi quanh co chối tội. Mà tôi cũng không thể nhận tội thay người khác như gợi ý của các điều tra viên…”.

Đến đây, chủ tọa yêu cầu bị cáo dừng, Phan Văn Anh Vũ xin được nói với luật sư của mình một câu nhưng cũng không được chấp nhận

Trước đó, Phan Văn Anh Vũ đã bị tuyên 30 năm tù trong 3 vụ án khác nhau. Như vậy, tổng hình phạt của Vũ trong các vụ án sẽ không quá 30 năm tù trừ khi bị cáo phải nhận án chung thân hoặc bị loại bỏ vĩnh viễn khỏi xã hội trong vụ án này. Tuy nhiên, vụ này ông Vũ đang bị truy tố về các tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” và “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” với khung hình phạt tù có thời hạn.

Tại sao không bắt vũ nhôm

Phan Văn Anh Vũ không muốn biệt danh 'Vũ nhôm', doạ kiện DN Nhà nước

Tại sao không bắt vũ nhôm

Tòa đề nghị không gọi Phan Văn Anh Vũ bằng biệt danh Vũ ‘nhôm’

Tại sao không bắt vũ nhôm

Bán đất cho Vũ 'nhôm' vì muốn... phát triển thành phố

Tại sao không bắt vũ nhôm

Giúp Vũ 'nhôm' vì không muốn bị mất ghế

Tại sao không bắt vũ nhôm

Ông Nguyễn Bá Thanh giới thiệu cho Vũ 'nhôm' mua nhà tại Đà Nẵng?

Tại sao không bắt vũ nhôm

Đề nghị triệu tập Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ tới phiên xử Vũ 'nhôm'

Tại sao không bắt vũ nhôm

Tại sao không bắt vũ nhôm

Khu đất trị giá hơn 11.300 tỷ được bán cho Vũ ‘nhôm’ với giá 87 tỷ

Tại sao không bắt vũ nhôm

Vũ ‘nhôm’ mua giúp nguyên Tổng giám đốc DongABank 2.000 lượng vàng