Tại sao gọi là thời kì Ăng-co

Vương quốc Cam-pu-chia

Mục b

b) Quá trình hình thành, phát triển:

- Đến thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ-me được hình thành gọi là nước Chân Lạp; còn người Khơ-me tự gọi tên nước mình là Cam-pu-chia.

Tại sao gọi là thời kì Ăng-co

Lược đồ vương quốc Campuchia thế kỷ XII

-Thế kỷ IXđếnXVlà thời kỳ phát triển củavương quốc Campuchia (Ăng-co huy hoàng) - sau này lấy tên Ăng-co đặt tên cho thời kì dài nhất và phát triển nhất của nước Campuchia phong kiến.

+ Người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Người ta đào nhiều hồ, kênh, máng để trữ và điều phối nước tưới.

+ Ngoài nông nghiệp, cư dân còn đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm sản quý và săn bắt thú trên rừng.

+ Thủ công nghiệp: có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đố trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của các đền tháp.

- Nhờ sự ổn định vững chắc về kinh tế, xã hội, các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co đã không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài. Trong cácthế kỉ X - XII, Cam-pu-chia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.

- Từ cuối thế kỉ XIII, Cam-pu-chia bắt đầu suy yếu.

- Vương quốc Thái thành lập vào thế kỉ XIV đã nhiều lần gây chiến với Cam-pu-chia, tàn phá kinh thành Ăng-co. Năm 1432, người Khơ-me phải bỏ kinh đô Ăng-co, lui về phía nam Biển Hồ, tức là khu vực Phnôm Pênh ngày nay. Từ đó, chính quyền phong kiến Cam-pu-chia luôn phải đối phó với những cuộc tấn công từ bên ngoài và lao vào những vụ mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau.

- Tình hình diễn biến rất phức tạp, khiến đất nước Cam-pu-chia hầu như suy kiệt khi thực dân Pháp đến xâm lược (1863).

Mục c

c) Văn hóa:

Trong hơn một nghìn năm dưới chế độ phong kiến, người Cam-pu-chia đã xây dựng nên một nền văn hoá riêng, hết sức độc đáo.

- Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, người Khơ-me đã học chữ Phạn của người Ấn. Trên cơ sở đó, từ thế kỉ VII, người Khơ-me đã sáng tạo nên hệ thống chữ viết riêng của mình - chữ Khơ-me cổ.

- Văn học dân gian và văn học viết với những truyện thần thoại, truyện cười, truyện trạng, truyện thơ... phản ánh tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đất nước, tình cảm giữa những con người cùng sống chung trong một cộng đồng.

-Kiến trúc Hin-đu giáo và kiến trúc Phật giáo: quần thể Ăng - co Vát và Ăng - co Thom.

Tại sao gọi là thời kì Ăng-co

Đền Ăng-co-vát

ND chính

Những nét chính về Vương quốc Cam-pu-chia: điều kiện tư nhiên - dân cư; quá trình hình thành, phát triển; văn hóa.

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy Vương quốc Cam-pu-chia

Tại sao gọi là thời kì Ăng-co

Loigiaihay.com

  • Tại sao gọi là thời kì Ăng-co

    Vương quốc Lào

    Tóm tắt mục 2. Vương quốc Lào

  • Tại sao gọi là thời kì Ăng-co

    Sự phát triển của Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện như thế nào ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 52 SGK Lịch sử 10

  • Tại sao gọi là thời kì Ăng-co

    Nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của vua Lan Xang

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 54 SGK Lịch sử 10

  • Tại sao gọi là thời kì Ăng-co

    Lập bảng biểu thị các giai đoạn lịch sử lớn của Cam-pu-chia?

    Giải bài tập 1 trang 54 SGK Lịch sử 10

  • Tại sao gọi là thời kì Ăng-co

    Lập bảng biểu thị các giai đoạn lịch sử lớn của Lào?

    Giải bài tập 2 trang 54 SGK Lịch sử 10

  • Tại sao gọi là thời kì Ăng-co

    Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc

    Tóm tắt mục 1. Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc

  • Tại sao gọi là thời kì Ăng-co

    Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí là gì?

    Hệ quả của cuộc phát kiến địa lí.

  • Tại sao gọi là thời kì Ăng-co

    Những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hoá, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, cư dân Lâm Ấp - Cham-pa và cư dân Phù Nam là gì ?

    Giải bài tập 4 trang 79 SGK Lịch sử 10

  • Tại sao gọi là thời kì Ăng-co

    Nêu những nét cơ bản trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 76 SGK Lịch sử 10