Tại sao bảo hiểm lại liên kết với ngân hàng

Vì sao ngân hàng đổ xô bán bảo hiểm?

Mua bảo hiểm qua ngân hàng là gì?

Bancassurance được ghép từ “banca” nghĩa là “ngân hàng” và “assurance” nghĩa là “bảo hiểm”, là một thuật ngữ tiếng Pháp để chỉ việc bán các sản phẩm qua hệ thống ngân hàng. Đây trở thành xu hướng kinh doanh của các công ty bảo hiểm trong những năm gần đây.

Theo đó, tận dụng ưu thế về hệ thống mạng lưới phòng giao dịch rộng khắp cùng với số lượng khách hàng “khủng” của ngân hàng, các doanh nghiệp đã ký kết hợp với ngân hàng để bán sản phẩm bảo hiểm. Mô hình mua bảo hiểm qua ngân hàng ra đời và phát triển mạnh mẽ tại Mỹ và các nước châu Âu. Tại châu Á, hình thức này cũng đang phát triển mạnh mẽ tại một số nước như Malaysia, Singapore, Thái Lan… và dần trở nên phổ biến tại Việt Nam. Như vậy, mua bảo hiểm qua ngân hàng là hình thức mà theo đó khách hàng mua bảo hiểm qua các chi nhánh ngân hàng đang hợp tác với công ty bảo hiểm phân phối các sản phẩm bảo hiểm trên thị trường.

Xem ngay: Hiệu quả của kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng.

Tại sao bảo hiểm lại liên kết với ngân hàng

Mua bảo hiểm qua ngân hàng

Bảo hiểm liên kết ngân hàng và cơ hội phát triển tại Việt Nam

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện thì nhu cầu về những tiện ích xã hội, mua bảo hiểm để bảo vệ sức khỏe, bản thân và gia đình cũng được quan tâm bằng cách mua bảo hiểm nhân thọ.

Ngân hàng hái quả ngọt từ cuộc đua bán bảo hiểm

Bảo hiểm tiền gửi: “Bùa hộ mệnh” cho khoản tiết kiệm ngân hàng của người dân

Bảo hiểm gia tăng thị phần qua ngân hàng

Ngân hàng đua bán bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm liên kết ngân hàng (bancassurance) ra đời nhằm hóa giải những băn khoăn của khách hàng trong việc sử dụng bảo hiểm. Tại Việt Nam, việc phát triển các sản phẩm bancassurance đang đặt ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức.

Tiện ích của bảo hiểm nhân thọ và những lo ngại

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Việt Nam có những bước phát triển vững chắc, đi kèm với đó, đời sống người dân ngày càng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Theo đó, nhu cầu về bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình cũng được các gia đình quan tâm. Để những yếu tố trên, người dân thường tìm đến các giải pháp về tài chính, nhất là khi sức lao động không còn được đảm bảo. Hiện nay, bảo hiểm nhân thọ là một sự lựa chọn hàng đầu, bởi lợi ích mà nó lại là rất lớn. Đối với người sử dụng, ngoài bảo hiểm thân thể, tính mạng, sức khỏe, người sử dụng còn được đảm bảo nguồn tài chính trong trường hợp rủi ro như tử vong hay bị thương tật toàn bộ và vĩnh viễn.

Với gia đình, là sự chăm sóc, trách nhiệm, bảo hiểm nhân thọ giúp người sử dụng đảm bảo tích lũy được cho các kế hoạch trong tương lai như mua nhà, mua xe, cho con cái đi du học, niềm vui du lịch khi về hưu… Sau cùng đó là sự chia sẻ xã hội, giảm thiểu tâm lý lo lắng về sức khỏe đối với người lao động, số tiền bảo hiểm huy động được tái đầu tư vào những dự án trung dài hạn, góp phần phát triển quốc gia, giảm thiểu gánh nặng cho ngân sách trong khâu chăm sóc những người già, trẻ em…

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà bảo hiểm nhân thọ mang lại, người mua bảo hiểm vẫn còn lo ngại khi có quá nhiều thông tin cần phải cung cấp và có quá nhiều ràng buộc cần phải đáp ứng để có thể kích hoạt được điều khoản bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Đó có thể là rủi ro không được chi trả bảo hiểm khi người mua bảo hiểm khai chưa đúng hoặc khai sót thông tin được yêu cầu trong các hợp đồng bảo hiểm; là rủi ro không nhận được số tiền phí bảo hiểm đã đóng hoặc mất phần lớn số tiền đã đóng do không tuân thủ thời gian thanh toán tiền của hợp đồng bảo hiểm; có thể là những hiểu lầm từ phía khách hàng mua bảo hiểm đối với những điều khoản được thụ hưởng trong hợp đồng dẫn đến việc khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì khách hàng mua bảo hiểm không được đền bù...

Việc mua đúng gói sản phẩm bảo hiểm cho bản thân rất quan trọng, ví dụ nếu muốn phòng trừ rủi ro trước tai nạn hoặc bệnh hiểm nghèo, người sử dụng cần phải trao đổi kỹ càng với phía bảo hiểm để lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp.

Tại sao bảo hiểm lại liên kết với ngân hàng

Bên cạnh đó, việc đặt niềm tin vào nhân viên bán bảo hiểm cũng là một rủi ro, khiến khách hàng còn e ngại khi tham gia bảo hiểm nhân thọ. Do áp lực doanh số, nhiều nhân viên tư vấn hợp đồng bằng mọi giá mà bỏ qua các điều khoản ràng buộc khiến khách hàng gặp bất lợi về sau hay các công ty bảo hiểm ngưng cung cấp sản phẩm vì không đáp ứng được kỳ vọng về lợi nhuận, bỏ rơi khách hàng là có thật. Đồng thời, các khách hàng tham gia bảo hiểm thường không trực tiếp đến trung tâm bảo hiểm để giao dịch đóng phí, tìm hiểu thông tin… mà thường giao dịch qua nhân viên bảo hiểm nên thường dẫn đến các rủi ro như khi nhân viên nghỉ việc thì không biết đầu mối là ai, hoặc bị lừa đảo tiền phí bảo hiểm…

Thị trường bảo hiểm liên kết ngân hàng tại Việt Nam

Lo ngại của khách hàng, cộng với việc bão hòa của thị trường khi mà nguồn lực nội tại của các công ty bảo hiểm không còn đáp ứng được kỳ vọng tăng trưởng, việc tìm đến một phương thức mới, để tạo đòn bẩy, cú hích phát triển thị trường là điều được các công ty bảo hiểm cần tính đến. Thuật ngữ bancassurance (Bảo hiểm liên kết ngân hàng) ra đời từ nhu cầu đó.

Bancassurance là việc các ngân hàng tham gia phân phối các sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm cho khách hàng. Bancassurance xuất hiện đầu tiên tại Pháp, sau đó phát triển mạnh mẽ ở châu Âu vào những năm đầu tiên của thế kỷ XXI và trở thành kênh phân phối chính cho các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ.

Bancassurance bao gồm các sản phẩm bảo hiểm có tính thương mại với 2 nhóm sản phẩm cơ bản, đó là sản phẩm Bancassurance nhân thọ và sản phẩm bancassurance phi nhân thọ. Cụ thể:

- Sản phẩm bancassurance nhân thọ: Các sản phẩm bảo hiểm này bảo hiểm tính mạng hoặc tuổi thọ của con người nhằm bù đắp cho người được bảo hiểm một khoản tiền khi hết thời hạn bảo hiểm hoặc khi người được bảo hiểm bị chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Sản phẩm này có thể chia thành nhiều loại như: Bảo hiểm trọn đời; Bảo hiểm sinh kỳ; Bảo hiểm tử kỳ; Bảo hiểm hỗn hợp; Bảo hiểm trả tiền định kỳ; Bảo hiểm liên kết đầu tư; Bảo hiểm hưu trí…

- Sản phẩm bancassurance phi nhân thọ: Các sản phẩm bảo hiểm này bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ. Sản phẩm này có thể chia thành nhiều loại như: Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không; Bảo hiểm hàng không; Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu; Bảo hiểm trách nhiệm; Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; Bảo hiểm nông nghiệp…

Tại Việt Nam, việc phát triển các sản phẩm bancassurance đang đặt ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Bancassurance đã phôi thai hình thành ở Việt Nam từ giữa những thập niên 1990. Tuy còn khá mới mẻ nhưng bancassurance được xem là một kênh phân phối hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Bancassurance là sự kết hợp giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm. Nói cách khác, ngân hàng sẽ trở thành đại lý phân phối các sản phẩm của một công ty đối tác bảo hiểm cho chính khách hàng của ngân hàng.

Các công ty bảo hiểm sẽ bán được sản phẩm bảo hiểm, còn ngân hàng thu được phí và hoa hồng từ các hợp đồng bảo hiểm đó. Hiện tại mới chỉ có 0,7% dân số Việt Nam sử dụng bảo hiểm nhân thọ. Trong khi đó, các hợp đồng bảo hiểm được khai thác qua bancassurance mới chỉ đạt 6% tổng doanh thu của ngành, còn trên thế giới tỷ lệ này lên tới 70%.

Năm 2006, đánh dấu bước phát triển quan trọng của bancassurance tại Việt Nam với sự ra mắt của hai sản phẩm liên kết giữa Ngân hàng Techcombank và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Bảo Việt, đó là “Tài khoản tiết kiệm giáo dục” và “Bảo hiểm tín dụng cho nhà mới và ô tô xịn”. Đây là bước ngoặt có ý nghĩa đối với hướng phát triển dịch vụ của ngành Ngân hàng và Bảo hiểm tại Việt Nam.

Sau khi 02 sản phẩm trên ra đời, các ngân hàng và các công ty bảo hiểm khác cũng đã bắt đầu ký các thỏa thuận hợp tác trong đó ngân hàng là đối tác đóng vai trò như một đại lý bán các sản phẩm bảo hiểm, cụ thể là sự liên kết giữa Bảo Việt với HSBC; Prudential với ACB, hay mới đây là giữa Daiichi-Life và Sacombank, các ngân hàng thương mại lớn đứng ra góp vốn, thành lập các công ty bảo hiểm thuộc ngân hàng, hình thành xu hướng mới trên thị trường bảo hiểm Việt Nam: Doanh nghiệp bảo hiểm trực thuộc ngân hàng hoặc chi phối bởi ngân hàng.

Theo báo cáo của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt, Techcombank hiện đang là ngân hàng đứng đầu về thị phần doanh thu phí bảo hiểm qua kênh bancassurance. Với các sản phẩm đang triển khai của Techcombank như Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tích hợp, bảo hiểm tài sản... Tính đến cuối tháng 3/2018, thị phần của Techcombank qua kênh liên kết này tại Việt Nam chiếm 24,6%. Sở dĩ thị phần lớn bởi vì ngân hàng này đã triển khai và chú trọng đẩy mạnh hoạt động banccasurance khi chưa có nhiều ngân hàng mặn mà với kênh liên kết này.

Techcombank đã liên kết với Manulife dưới hình thức phi độc quyền từ năm 2013, khi cái tên bancassurance vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Năm 2017, Techcombank đã chính thức ký hợp đồng độc quyền với Manulife kéo dài 15 năm – đây là mối quan hệ hợp tác đầu tiên được phát triển nâng tầm từ phi độc quyền sang độc quyền tại Việt Nam sau 4 năm hợp tác, cho phép Manulife Việt Nam cung cấp các giải pháp bảo hiểm nhân thọ tới tất cả khách hàng của Techcombank. Bên cạnh đó, Techcombank và Manulife Việt Nam cũng tập trung xây dựng những sản phẩm mới được thiết kế phù hợp nhất với những nhu cầu riêng của khách hàng Techcombank, cả về tính toàn diện và giá trị vượt trội.

Trong khi đó, Vietinbank với việc thành lập Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Vietinbank Aviva triển khai các sản phẩm Bảo vệ - đầu tư – toàn diện như Phát lộc hưng gia, Phát nghiệp tâm an, Yêu thương trọn vẹn… đồng thời, mở rộng với các sản phẩm bảo hiểm dành cho doanh nghiệp như Phát nghiệp bảo ân, Phát nghiệp hưng vượng… có thị phần lớn thứ hai với 6%.

Có thị phần gần tương đương với VietinBank còn có: MB, SCB, BIDV, VIB, Sacombank (từ 5% - 6%). Trong đó, đặc biệt là Sacombank, tham gia vào thị trường muộn nhưng cũng đã có bước phát triển nhảy vọt ấn tượng, năm 2017, giữa Sacombank và Daii-chi life đã ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm độc quyền với thời hạn 20 năm, qua đó, thông qua mạng lưới 552 điểm giao dịch trên toàn quốc cùng với các kênh tư vấn, bán hàng đa dạng (tại quầy, telesales, ngân hàng điện tử, ATM…) của Sacombank, khách hàng sẽ được giới thiệu về các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và các quyền lợi bổ trợ ưu việt nhất được Daiichi Life Việt Nam phân phối độc quyền cho Sacombank như bảo hiểm nhân thọ phổ thông, bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm tử kỳ cho khách hàng vay vốn/gửi tiết kiệm, bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe… chiếm 5% thị phần.

Cơ hội phát triển lâu dài của bancassurance

Trên thế giới, bancassurance đã xuất hiện từ thế kỷ trước tại các nước phát triển, mô hình bancassurance đã nhanh chóng chứng tỏ sự hiệu quả, được đánh giá là một trong những liên kết mang lại hiệu quả cho cả 3 bên khách hàng – ngân hàng - công ty bảo hiểm. Khách hàng có nhu cầu về bảo hiểm có thể tiếp cận được với các sản phẩm bảo hiểm chất lượng cao cùng với sự an tâm về dịch vụ được cung cấp, các công ty bảo hiểm có thể tận dụng được lợi thế mạng lưới rộng khắp và đa dạng của hệ thống ngân hàng. Về phía ngân hàng, có thể trở thành một siêu thị tài chính đúng nghĩa, cung cấp hầu hết các nhu cầu về tài chính cho khách hàng. Với dư địa tăng trưởng thị trường lớn như vậy, bancassurance đang được nhiều ngân hàng hướng tới khai thác.

Ngoài việc có ngay một khoản phí gia nhập không hề nhỏ mà công ty bảo hiểm trả cho thời gian đầu, ngân hàng cũng sẽ được hưởng phí và hoa hồng bảo hiểm trong những năm tiếp theo, trong khi không phải đầu tư nhiều về vốn hoặc quản trị rủi ro như những hoạt động kinh doanh khác.

Tại Việt Nam, bancassurance đang dần được coi là kênh phân phối chuyên nghiệp thứ 2 sau kênh phân phối truyền thống là đại lý. Thời điểm hiện tại, sự hợp tác giữa các công ty bảo hiểm và ngân hàng thương mại đã vượt qua giai đoạn tận dụng hệ thống, mạng lưới, khách hàng của nhau để tăng thị phần, doanh số. Sự hợp tác này đã có những bước tiến mới, các hợp đồng đại lý bảo hiểm dài hạn và độc quyền đã bắt đầu được ký kết giữa hai bên ngày một nhiều, đi cùng với nó là kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, kế hoạch trau dồi năng lực, đào tạo kiến thức, kỹ năng cho nhân viên để cùng nhau phát triển dài hạn, các ngân hàng những năm gần đây đã bắt đầu đưa bảo hiểm vào danh mục các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của mình và xem bancassurance là một yếu tố cấu thành thu nhập phí thuần từ các dịch vụ thu phí của họ, điều này cho thấy thị trường bancassurance tại Việt Nam đang có bước chuyển lớn.

Với những yếu tố kinh tế vĩ mô thuận lợi, độ “chín” của thị trường và hỗ trợ của cơ quan quản lý, trong vài năm tới, tỷ lệ đóng góp của kênh này sẽ tương đương với các nước trong khu vực ASEAN và ước tính nằm trong khoảng 50% tổng doanh số ngành Bảo hiểm. Điều này cho thấy, thị trường Việt Nam đầy tiềm năng cho kênh bancassurance phát triển. Kênh phân phối này sẽ tiếp tục phát triển, giúp gia tăng giá trị cho các ngân hàng, các công ty bảo hiểm và quan trọng nhất là khách hàng.

Tài liệu tham khảo:

1.http://cafef.vn/bancassurance-mo-vang-moi-cua-cac-ngan-hang-201807021615535.chn; 2.https://webbaohiem.net/kenh-phan-phi-bancassurance-ti-vit-nam-thc-trng-va-gii-phap.html;

  1. https://baodautu.vn/de-hai-trai-ngot-tu-bancassurance-quan-trong-nhat-la-chon-dung-doi-tac-d88601.html;
  2. https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/bancassurance-cuoc-dua-moi-1628.html;
  3. http://thesharingbankers.com/dich-vu-bancassurance-o-viet-nam.

In bài viết

ngân hàng Bảo hiểm Bancassurance người mua bảo hiểm

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Tại sao bảo hiểm lại liên kết với ngân hàng

    PTI hợp tác với Vietnam Airlines ra mắt sản phẩm bảo hiểm Chậm/Hủy chuyến bay

  • Tại sao bảo hiểm lại liên kết với ngân hàng

    BIC tiếp tục lãi cao từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm

  • Tại sao bảo hiểm lại liên kết với ngân hàng

    Gần 1.000 doanh nghiệp trốn đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội trên 6 tháng

Tin nổi bật

Tại sao bảo hiểm lại liên kết với ngân hàng

Triển khai kịp thời các giải pháp điều hành giá

Tại sao bảo hiểm lại liên kết với ngân hàng

Giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025

Tại sao bảo hiểm lại liên kết với ngân hàng

VN-Index tăng nhưng chưa thể quay lại mốc 1.500 điểm

Tại sao bảo hiểm lại liên kết với ngân hàng

Đảm bảo đủ nguồn cung, ngăn chặn tình trạng thẩm lậu xăng dầu

Tại sao bảo hiểm lại liên kết với ngân hàng

Cần nghiên cứu cẩn trọng nếu giảm thuế với xăng dầu

TTO - Chuyện một người đến ngân hàng (NH) để gửi tiết kiệm hay vay vốn được nhân viên NH mời mua bảo hiểm đã không còn là chuyện lạ.

  • Hết ‘room’, vì sao ngân hàng tiếp tục đua lãi suất?
  • 'Cuộc chiến' phí ngân hàng 0 đồng

Tại sao bảo hiểm lại liên kết với ngân hàng

Các ngân hàng đẩy mạnh việc bán bảo hiểm qua ngân hàng nhằm gia tăng nguồn thu từ phí, bù đắp cho nguồn thu từ kênh tín dụng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng bị siết chặt, các NH buộc phải tìm nguồn thu từ dịch vụ, trong đó có việc bán bảo hiểm nhân thọ...

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, tỉ lệ chiết khấu phí bảo hiểm nhân thọ khách hàng đóng trong năm đầu tiên cho các NH rất cao, có NH được hưởng đến 60-65%.

Do vậy, NH đã dùng nguồn này để triển khai các chương trình khuyến mãi cho khách hàng cũng như thưởng cho nhân viên. Hình thức khuyến mãi phổ biến nhất là bán theo "combo" kiểu gửi tiết kiệm, vay vốn hay mở tài khoản thanh toán kèm mua bảo hiểm.

Giảm lãi suất,tặng tài khoản số đẹp

Khi đến làm thủ tục gửi lại kỳ hạn mới cho khoản tiền tiết kiệm 800 triệu đồng tại một NH thương mại vừa đáo hạn, chị Kim Phương (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đã được nhân viên NH này tư vấn mua gói bảo hiểm vì "đang có nhiều ưu đãi" như giảm 30% phí bảo hiểm năm đầu.

"Ở một sản phẩm khác lại có cơ hội nhận voucher du lịch giá trị tùy theo hợp đồng, nghe rất hấp dẫn" - chị Kim Phương kể.

Tương tự, anh Trung (Q.3) có khoản tiền gửi kha khá tại một NH có trụ sở ở Q.1 cũng được nhân viên NH gọi điện hỏi và giới thiệu chương trình bảo hiểm nhân thọ mà NH đang triển khai.

"Nhân viên tư vấn cho biết nếu đồng ý mua bảo hiểm này, tôi sẽ được hưởng nhiều ưu đãi như được NH tặng tiền mặt nếu có khoản tiền gửi có kỳ hạn tại NH này, còn nếu có khoản vay sẽ được ưu đãi lãi suất..." - anh Trung kể.

Không chỉ người gửi tiết kiệm, ngay cả người đi vay cũng được chào mua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Anh Quốc Huy (Q.7) cho biết khi đến một NH tìm hiểu thông tin về lãi suất vay vốn mua căn hộ, vợ chồng anh được nhân viên NH này cho biết nếu mua thêm một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ với mức phí khoảng 10 triệu đồng năm đầu tiên sẽ được hưởng lãi suất thấp hơn khoảng 1%/năm so với lãi suất hiện hành.

"Dù nghe lãi suất giảm 1%/năm cũng thấy hấp dẫn nhưng tôi còn phân vân vì e ngại gánh thêm khoản phí bảo hiểm bên cạnh lãi suất" - anh Huy kể.

Ngoài giảm lãi suất, tặng voucher du lịch, tặng tiền, một ưu đãi hấp dẫn khác cũng được NH lấy ra để "chiêu dụ" khách hàng mua hợp đồng bảo hiểm là... tài khoản số đẹp. Nhiều người làm kinh doanh muốn có tài khoản số đẹp đuôi thần tài, lộc phát... đã được nhân viên tư vấn nên mua hợp đồng bảo hiểm để được tặng luôn tài khoản số đẹp.

Bù đắp nguồn thutừ tín dụng

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, việc nhân viên NH tận dụng nguồn khách hàng sẵn có để bán chéo thêm sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nở rộ trong thời gian gần đây, nhất là khi chỉ tiêu tín dụng NH Nhà nước giao cho các NH mỗi năm dần thu hẹp. "Room" tín dụng hẹp khiến nguồn thu từ lãi giảm đi và NH phải tìm kiếm thêm nguồn thu khác từ phí.

Trong các nguồn thu từ phí hiện nay, nguồn thu từ phí bảo hiểm ngày càng chiếm thị phần lớn. Các NH cạnh tranh nhau rất quyết liệt và các công ty bảo hiểm lớn cũng tìm nhiều cách để có thể "chen chân" vào các NH thông qua các hợp đồng ký kết phân phối độc quyền bảo hiểm.

Chẳng hạn, Generali vừa ký kết hợp tác chiến lược phân phối độc quyền các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ với NH Phương Đông (OCB) với thời hạn 15 năm. Trước đó, đã có hàng loạt cuộc "bắt tay" giữa NH và công ty bảo hiểm: Sacombank ký kết hợp đồng phân phối độc quyền với Dai-ichi Life VN trong thời gian lên đến 20 năm.

Ngoài Sacombank, Dai-ichi Life Việt Nam còn ký kết với SHB với thời gian 15 năm. Manulife Việt Nam cũng đang hợp tác cùng Techcombank, SCB, TPBank. AIA ký kết với VPBank, KienLong Bank, VietCapital Bank, ACB. Công ty TNHH bảo hiểm Hanwha Life Việt Nam cũng bắt tay với NH Woori Bank và Shinhan để bán các sản phẩm bảo hiểm qua kênh NH. VIB ký hợp đồng độc quyền với Prudential.

"Nóng" nhất là cuộc đua tranh giữa nhiều "ông lớn" bảo hiểm để giành hợp đồng phân phối độc quyền bảo hiểm nhân thọ với Vietcombank. Giám đốc khối khách hàng cá nhân một NH thừa nhận nguồn thu từ phí bảo hiểm chiếm tỉ lệ rất lớn trong tổng thu phí của NH, một số NH cổ phần có tỉ lệ này chiếm đến 60-65%, bởi thu phí từ khách hàng đang gặp khó do các NH tranh nhau giảm phí.

"Thậm chí, các NH còn áp dụng mức phí rút tiền, chuyển khoản nội, ngoại mạng 0 đồng để thu hút khách hàng. Chỉ còn hai nguồn phí có thể mang lại số thu lớn cho NH là phí thanh toán quốc tế và phí từ bán bảo hiểm. Với phí thanh toán quốc tế, các NH cổ phần khó có cửa cạnh tranh với các "ông lớn" gốc nhà nước. Do vậy, nguồn thu từ phí bảo hiểm đang dần trở thành nguồn thu chính" - vị này nói.

Tại sao bảo hiểm lại liên kết với ngân hàng

Tùy vào nhu cầu của khách, nhân viên của ngân hàng có thể tư vấn cho khách mua các loại bảo hiểm nhân thọ, sức khỏe, ôtô... Ảnh: T.T.D.

Người vaysợ tăng thêm chi phí

Do cạnh tranh quyết liệt, nhiều NH thương mại đã đưa chỉ tiêu bán bảo hiểm nhân thọ vào chỉ tiêu cho nhân viên, bên cạnh chỉ tiêu huy động, tín dụng, bán online... khiến áp lực không ít cho nhân viên, gián tiếp tạo áp lực lên khách hàng. Nhiều khách hàng cảm thấy bị rơi vào thế chẳng đặng đừng, kiểu phải mua bảo hiểm mới được vay vốn, khiến họ chịu thêm gánh nặng do phải "gánh" thêm hợp đồng bảo hiểm.

Chị Hoài Thu (Q.Bình Thạnh) phản ảnh rằng trước kia khi vay vốn mua căn hộ chị chỉ phải mua thêm bảo hiểm cháy nổ, nhưng hiện nay còn được NH tư vấn mua bảo hiểm nhân thọ với lý do phòng khi chị có xảy ra vấn đề gì thì có bảo hiểm thay chị trả khoản vay.

"Tôi đã thế chấp tài sản để đảm bảo khoản vay nên việc gợi ý mua thêm khoản bảo hiểm nhân thọ tôi cho là không cần thiết và có cảm giác không thoải mái" - chị Hoài Thu phản ảnh.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, chuyên gia Bùi Quang Tín cho rằng khoản bảo hiểm nhân thọ kèm theo là không bắt buộc và người vay có quyền từ chối mua. Tuy nhiên, do áp lực từ chỉ tiêu được giao để đảm bảo mức lương, thưởng, nhiều nhân viên không nói rõ cho khách hàng điều này mà tư vấn theo kiểu buộc khách hàng phải mua. "Nên có quy định buộc nhân viên phải tư vấn rõ cho khách hàng" - ông Tín đề nghị.

Theo ông Võ Tấn Hoàng Văn - tổng giám đốc SCB, trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, khoản bảo hiểm nhân thọ kèm theo trên thực tế là bảo vệ khách hàng khi có rủi ro xảy ra thì vẫn có công ty bảo hiểm đứng ra để trả nợ thay. Tuy nhiên, đây là khoản bảo hiểm tự nguyện và NH chỉ khuyến khích thông qua việc ưu đãi lãi suất.

"Trên thực tế doanh số bảo hiểm bán cho người vay không nhiều mà phần lớn là ở phía người gửi thông qua các sản phẩm bảo hiểm đầu tư" - ông Văn nói.

Doanh số ngàn tỉ

Theo công bố của các NH, doanh số bán bảo hiểm qua NH liên tục gia tăng thời gian qua. Tính đến cuối tháng 8-2019, hợp tác bancassurance giữa Sacombank và Dai-ichi Life Việt Nam đã đạt gần 1.200 tỉ đồng tổng doanh thu phí bảo hiểm với hơn 300.000 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được phát hành, vượt xa so với kế hoạch đã đặt ra.

Tính đến cuối tháng 9-2019, thu phí bảo hiểm AIA qua NH Bản Việt cũng tăng gần ba lần so với cùng kỳ 2018. Tại nhiều NH khác, doanh thu từ hoạt động hợp tác bảo hiểm này cũng tăng rất mạnh, có NH đạt 700-800 tỉ đồng, thậm chí hơn 1.000 tỉ đồng/năm.

Trên thị trường cũng có các bảng thống kê và "xếp hạng" doanh số bán bảo hiểm của các NH theo từng tháng. Theo bảng thống kê mà PV có được, vị trí dẫn đầu đang thuộc về VIB, kế đến là MB, Techcombank, SCB, ACB, VPBank, Sacombank.

Tại sao bảo hiểm lại liên kết với ngân hàng
Để TP.HCM thành trung tâm tài chính: Lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng

TTO - Ông Francois Painchaud, trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại VN, chia sẻ đề nghị như trên trước chủ đề TP.HCM tính toán trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Tiềm năng trông thấy của bancassuarance

Ngày nay, bancassurance là một trong những kênh phát triển nhanh nhất ở hầu hết thị trường châu Á, đồng thời là kênh phân phối hàng đầu của các công ty bảo hiểm. Tại Việt Nam, doanh thu từ banca liên tục tăng trưởng vượt bậc. Vì sao bancassurance lại tiềm năng như thế?

Tại sao bảo hiểm lại liên kết với ngân hàng

Thương vụ ACB ký thỏa thuận hợp tác cùng Sun Life một lần nữa khẳng định một xu thế tất yếu mang tên “bancassuarance” (banca) - phương thức bán bảo hiểm thông qua ngân hàng

Trong 5 năm trở lại đây, nhu cầu và nhận thức về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Những cá nhân có thu nhập ổn định và tài chính dư dả thì ngoài việc nghĩ đến các kênh đầu tư hay gửi tiết kiệm, họ bắt đầu quan tâm nhiều đến việc phòng hờ rủi ro. Trong khi đó, những đối tượng là nhân viên văn phòng thu nhập chưa quá cao nhưng cũng đã bắt đầu nghĩ đến việc trích lương hàng tháng để sở hữu một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Vì họ tin rằng tuổi đời càng trẻ thì phí bảo hiểm sẽ càng nhẹ, lợi ích phòng vệ sẽ càng lớn và việc tích lũy cho bảo hiểm cũng là một dạng để tích lũy cho tương lai chứ không mất đi.

Tuy nhiên, vẫn có một rào cản khiến nhiều khách hàng e ngại xuống tiền cho một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, đó chính là tâm lý e ngại thủ tục giấy tờ rườm rà (đa phần các hợp đồng bảo hiểm đều rất dài với rất nhiều điều khoản), và cũng e ngại khoảng thời gian chờ đợi bồi thường. Cho nên dù có thay đổi tư duy nhưng người Việt vẫn bị một số rào cản tâm lý khiến họ luôn dè dặt trước bảo hiểm.

Bên cạnh đó, thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam cũng đang cạnh tranh khốc liệt với 17 công ty đang hoạt động và mỗi công ty đều có những ưu, nhược điểm riêng. Mỗi công ty bảo hiểm cũng trang bị cho mình một hợp đồng với những điều khoản riêng dài mười mấy trang. Với một khách hàng lần đầu mua bảo hiểm thì thật khó để có thể tự phân tích đâu là sản phẩm bảo hiểm phù hợp với mình, và nên chọn công ty bảo hiểm nào để gửi gắm niềm tin.

Chính vì những lý do đó, sự phát triển của bancassurance tại Việt Nam đang được đẩy mạnh để hỗ trợ nhiều khách hàng dễ dàng mua bảo hiểm hơn. Sự kết hợp giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm để phát huy thế mạnh của cả hai, hóa ra người được lợi nhất chính là khách hàng mua bảo hiểm. Với bancassurance, người mua bảo hiểm sẽ không bị cảm giác cô đơn hay “lạc lõng” giữa một thị trường bảo hiểm mà công ty nào cũng có vẻ rất tốt, trái lại họ sẽ được đồng hành bởi một đối tác đáng tin cậy chính là ngân hàng.