Sự khác nhau giữa phật và a la hán

Sự khác biệt giữa A La hán và Bồ tát?

Chúng ta thường nghe nói A la hán và Bồ tát nhưng không phải cũng hiểu và phân biệt được giữa A la hán và Bồ tát khác nhau như thế nào?

Khác nhau danh xưng: A la Hán, tiếng Phạn gọi là Arahat. Bồ tát, tiếng Phạn gọi là Bodhisatva, phiên âm là Bồ đề tát đỏa. Nói gọn là Bồ tát.

Khác nhau về ý nghĩa: A la hán chỉ là phiên âm từ tiếng Phạn Arahat. Chữ Arahat hay A la hán có 3 nghĩa: Sát tặc, Vô sanh và Ứng cúng.

a) Sát tặc là giết sạch hết giặc phiền não trong tâm. Bọn giặc phiền não chúng nó hung tợn dữ dằn lắm. Những thứ phiền não gốc ngọn gì, các Ngài cũng đều giết sạch hết, nên gọi là sát tặc.

b) Vô sanh đồng nghĩa với Niết bàn. Nghĩa là các Ngài đã đạt được một trạng thái tâm lý yên tịnh không còn sanh diệt nữa. Nói rõ, là các Ngài không còn sanh tử luân hồi.

c) Ứng cúng là các Ngài thật xứng đáng cho trời người cúng dường. A la Hán có 3 nghĩa như thế.

Còn nghĩa của Bồ tát thì sao?

Bồ tát có 2 nghĩa : một là hữu tình giác, hai là giác hữu tình. Thế nào là hữu tình giác? Bồ tát cũng là một con người như chúng ta, nhưng là một con người giác ngộ và sau khi giác ngộ, các Ngài đem sự giác ngộ đó giáo hóa cho mọi người cũng đều được giác ngộ như các Ngài, thì gọi các Ngài là Bồ tát.

Như vậy, ai cũng có thể làm Bồ tát được cả. Nếu chúng ta chịu khó tu học và có tấm lòng vị tha nhân ái làm lợi ích cho mọi người, cũng đều gọi là Bồ tát. Tóm lại, Bồ tát chỉ là một con người, nhưng là người giác ngộ, làm lợi mình và lợi người, đó là Bồ tát.

Khác trên hình thức : Bồ tát không nhứt thiết phải là người có hình thức xuất gia mà người tại gia vẫn làm Bồ tát. Như vậy, Bồ tát có hai hạng: xuất gia và tại gia. Ngược lại, A la hán, thì phải là người xuất gia, vì các Ngài thọ đại giới Tỳ kheo, hay Sa môn vậy.

Khác biệt về giới luật : A la hán khi tu nhân thì gọi là Tỳ kheo thọ 250 giới. Khi chứng quả gọi là A la hán. Tức các Ngài nặng về phần giới tướng, không đặt nặng về giới tánh. Ngược lại, Bồ tát thì nặng về phần giới tánh và có tam tụ tịnh giới. Đồng thời còn thọ 10 giới trọng và 48 giới khinh, tổng cộng là 58 giới. Đó là nói Bồ tát xuất gia.

Còn Bồ tát tại gia thì gồm có 6 giới trọng và 28 giới khinh. Nói tam tụ tịnh giới có nghĩa là : Tam là ba, tụ là nhóm, tịnh là trong sạch, giới gọi là ngăn cấm. Tam tụ tịnh giới, tức là 3 nhóm giới của Bồ tát. Một là nhiếp luật nghi giới (dứt các điều ác). Hai là nhiếp thiện pháp giới (hành các điều lành). Ba là nhiêu ích hữu tình giới (độ tất cả chúng sanh). Đó là khác biệt về giới luật.

Khác về tâm niệm: A la hán có tâm lượng hẹp hòi, chỉ lo tự độ mình thôi, chứ không nghĩ đến độ người khác. Nên các Ngài bị Phật quở là Trầm không trệ tịch hay Khôi thân diệt trí. Ngược lại, Bồ tát thì Phật khen có tâm lượng rất rộng lớn. Các Ngài chẳng những lo phần độ mình mà còn luôn nghĩ đến độ chúng sanh nữa.

Khác nhau về pháp tu: A la hán sau khi nghe Phật giảng pháp Tứ Đế: khổ, tập, diệt, đạo, rồi, các Ngài ứng dụng tu hành. Nhờ đó mà các Ngài chứng quả A la hán. Nên còn gọi các Ngài là Thanh văn. Tức nhờ nghe pháp âm của Phật mà tu hành chứng quả. Ngược lại Bồ tát thì ứng dụng thật hành pháp Lục độ. Tức bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ.

Khác nhau về quả vị: Hàng A la hán chứng được quả vị Niết bàn, mà Niết bàn của các Ngài gồm có hai loại: Hữu dư y niết bàn và Vô dư y niết bàn. Ngược lại, Bồ tát thì gọi là Vô trụ xứ niết bàn. (Niết bàn không có chỗ nơi an trụ cố định ).

Khác biệt về độ sanh: A la hán sau khi chứng quả các Ngài an trụ quả vị Niết bàn mà không ra độ sanh. Ngược lại, Bồ tát ngoài việc tự lợi, các Ngài luôn lấy việc độ sanh làm lợi ích cho muôn loài không biết mỏi mệt.

Khác nhau ở bản nguyện: Bản nguyện của A la hán lúc tu nhân chỉ lo diệt trừ hết phiền não rồi an trụ Niết bàn, không ra độ sanh. Dù có đi chăng nữa, cũng không được rộng lớn. Ngược lại, bản nguyện của các vị Bồ tát rất rộng lớn, như Bồ tát Địa Tạng nói: “Chừng nào địa ngục trống không, thì Ngài mới thành Phật”, nhưng biết bao giờ địa ngục mới trống không. Thật đó là một đại nguyện vậy.

Khác nhau ở tiến trình tu chứng: A la hán từ địa vị phàm phu các Ngài phải trải qua các ngôi vị, như Tứ gia hạnh: Noãn, Đảnh, Nhẫn, Thế đệ nhất và 3 quả vị: Tu đà hoàn, Tư đà hàm và A Na hàm rồi mới đến quả vị A la hán. Ngược lại, Bồ tát thì phải tuần tự trải qua 52 ngôi vị. Từ địa vị Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa rồi bước lên Đẳng giác và cuối cùng là Diệu giác tức thành Phật.

Tóm lại, sự khác biệt giữa A la hán và Bồ tát đại khái gồm có 10 điểm chính yếu sau đây:

Khác về danh xưng.
Khác về ý nghĩa.
Khác về hình thức.
Khác về giới luật.
Khác về tâm niệm.
Khác về pháp tu.
Khác về quả vị.
Khác về độ sanh.
Khác về bản nguyện.
Khác về tiến trình tu chứng.

Tỳ Kheo Thích Phước Thái

Chú thích: Bài đã được đăng trên một số trang cá nhân trên mạng Internet, đăng trên phatgiao.org.vn với sự cho phép của tác giả

SO SÁNH PHẬT VÀ A LA HÁN

Lượt xem: 4080

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích 12 cửa vào đạo, TG.2012, tr.122-125)
Nguồn:12 cửa vào đạo

Phật và A La Hán giống nhau và khác nhau chỗ nào?

Phật là người đầu tiên đem giáo pháp làm chủ sinh, già, bệnh và chết ra dạy người tu tập, còn những bậc A La Hán chỉ theo lời dạy của đức Phật mà tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Như vậy sự khác nhau Phật và các bậc A La Hán ở chỗ Phật là thầy, còn các bậc A La Hán là học trò.

Ðức Phật và các bậc A La Hán tu hành giải thoát giống nhau, không ai hơn kém ai.

Ðức Phật tu tập làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT thì các bậc A La Hán cũng tu tập làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT.

Ðây, chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Như Lai, này các Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, làm cho khởi lên con đường (trước kia) chưa khởi, là bậc đem lại con đường (trước kia) chưa được đem lại, là bậc tuyên thuyết con đường (trước kia) chưa được tuyên thuyết, bậc tri đạo, bậc ngộ đạo, bậc thuần thục về đạo. Còn nay, này các Tỷ-kheo, các vị đệ tử là những vị sống theo đạo, tiếp tục thành tựu (đạo). Này các Tỷ-kheo, đây là sự sai biệt, sự đặc thù, sự sai khác giữa NHƯ LAI, bậc A LA HÁN CHÁNH ÐẲNG GIÁC và bậc Tỳ kheo A LA HÁN được giải thoát nhờ trí tuệ”.(S.iii,54)

Kinh sách phát triển cho rằng có 7 vị Phật trong thời quá khứ trước đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đó là một điều không đúng sự thật. Vì đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã xác định, chỉ có Ngài là người đầu tiên tuyên thuyết giáo pháp TỨ DIỆU ÐẾ. Nếu có giáo pháp này trước đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì Ngài chỉ là học trò như các vị A La Hán khác mà thôi, như vậy làm sao Ngài dám tuyên bố những lời trên đây.

Người đời sau gian xảo ghê gớm thật, dám dựng lên 7 vị Phật quá khứ để phủ lên một lớp giáo lý tưởng, mê tín, mù quáng, lạc hậu đó với mục đích để diệt sạch giáo pháp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ðúng vậy, nếu chúng tôi không dựng lại giáo pháp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì kinh sách Ðại Thừa và kinh sách Thiền Ðông Ðộ đã che đậy phủ đầy, không còn ai biết giáo pháp của đức Phật. May mắn thay là nhờ Phật Giáo Nam Tông còn giữ lại giáo pháp nguyên thủy, nhưng cũng bị các sư tu tập chưa chứng đạo nên kiến giải viết ra kinh sách làm sai lạc của Phật. Do kinh sách kiến giải sai lạc của các Ngài làm cho mọi người tu tập không làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT, mà rơi vào các trạng thái tưởng.

Ngày xưa đức Phật cấm không cho các đệ tử tu chưa chứng thì không nên thuyết giảng một mình, mà muốn thuyết giảng thì phải có đức Phật chỉ định. Như ông A Nan chẳng hạn, mặc dù ông có trí tuệ nhớ không bỏ sót một lời nào của đức Phật, nhưng khi ra giảng cho chúng Tỳ kheo thì đức Phật chỉ định chứ tự mình ra giảng thì không được.

Phật giáo nghiêm ngặt như vậy, thế mà bây giờ giảng sư đâu đâu cũng có, nhưng chẳng có ông nào làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾTđược, đó là những người mang tội vọng ngữ, dạy người tu tập mà mình tu tập chẳng ra gì, ngay cả giới luật còn vi phạm những giới trọng Ba La Di. Thật là Phật giáo đến hồi suy thoái nên mới có ma ba tuần phá hoại Phật pháp như vậy. Thật là đau lòng!

Ðứng trước cảnh Phật giáo suy thoái, chúng ta biết rằng chúng sinh phước báu quá mỏng, nên Phật giáo phải chịu long đong và mất dấu.

< Trang trước

Trang sau >

A la hán là gì?

A la hán hay Thanh Văn (tiếng Phạn: Arahat – Pali: Arahant) có nghĩa là tên gọi của những “người xứng đáng” hay “hoàn thiện”, đó là lý tưởng cao nhất của một đệ tử Đức Phật trong Phật giáo thời kỳ đầu. Người đã hoàn thành con đường dẫn đến giác ngộ và đạt được Niết bàn.

A la hán được mô tả trongDhammapada:

“Không có sự tồn tại của thế gian đối với những người khôn ngoan, giống như trái đất, không thù oán gì, người vững chắc như một trụ cột cao và tinh khiết như một hồ sâu không có bùn. Điềm tĩnh là tư tưởng của họ, bình tĩnh nói và bình tĩnh hành động, người sáng suốt được giải phóng hoàn toàn, hoàn toàn yên tĩnh và khôn ngoan. ”[Các câu 95 và 96;Bản dịch Acharya Buddharakkhita.]

Trong kinh điển, Đức Phật đôi khi còn được gọi là A la hán.Cả A la hán và Phật đều là những người hoàn toàn giác ngộ và thanh lọc tất cả phiền não. Sự khác biệt giữa A la hán và một vị Phật là khả năng giác ngộ, một vị Phật tự thân giác ngộ trong khi đó, A la hán là người đã giác ngộ dưới sự hướng dẫn của một vị thầy.

TrongSutta-pitaka, Phật và A la hán đều được mô tả là những bậc giác ngộ, không bị xiềng xích và thoát khỏi chu kỳ tái sinh.Nhưng Đức Phật là một bậc thầy của tất cả các bậc thầy, giáo viên của những vị giác ngộ, người chỉ ra con đường giác ngộ cho những người khác.

Thời gian trôi qua, một số tu sĩ cho rằng, một vị A la hán có thể vẫn còn một số điều chưa hoàn hảo, vẫn còn tạp chất.Sự bất đồng về phẩm chất của A la hán có thể là nguyên nhân dẫn đến sự phân chia giáo phái trong thời gian này.

Các trường phái Phật giáo Đại Thừa cũng tôn kính các vị A la hán vì những thành tựu mà họ đạt được. Tuy nhiên, Đại Thừa thường xếp họ vào vị trí thấp nhất trên “bảng xếp hạng” những bậc giác ngộ cao quý.

Mục lục

  • 1 Con đường đạt tới
  • 2 Từ ngữ: Phật và A-la-hán
  • 3 Một số vị A La Hán thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
  • 4 Nguồn tham khảo
  • 5 Tham khảo

Con đường đạt tớiSửa đổi

Có thể đạt quả vị A-la-hán bằng con đường Tứ thiền hoặc Tứ Thánh quả. Nhưng muốn đi đường nào thì cũng phải sống độc thân, có Ái Dục mà tu đắc đạo là chuyện không bao giờ có. Vì Ái Dục và Niết Bàn là kẻ thù của nhau. Có thể nói Luân Hồi là Ái Dục, Ái Dục là Luân Hồi.

Một vị đã chứng A La Hán sẽ có Tam Minh và Lục Thông, người có được thần thông chưa chắc là một vị A La Hán, nhưng một vị A La Hán chắc chắn phải có đủ Tam Minh và Lục Thông, Thần thể.

Một vị A La Hán là một vị đã phá bỏ được 10 kiết sử.

Tuy nhiên do phúc đức và nhân duyên khác nhau, mà khả năng và thần thông của các vị A La Hán có thể có sự chênh lệch. Vì thế tạo những điều phúc hạnh lành, tôn kính Đức Phật, các vị Thánh và những bậc đáng kính,... là những trong nhiều nhân để chứng đạt 1 vị A La Hán trong tương lai.

Tóm lại, một vị chứng được A La Hán có công đức, phước đức và nhân duyên vô cùng lớn, đó là một trong các nhân duyên để chứng đạt được quả vị này.

chuabuuchau.com.vn,chuabuuchau, chua buu chau, chùa bửu châu, chua buu chau cu chi

Sự khác nhau giữa phật và a la hán
  • Danh mục
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Hòa Thượng Khai Sơn
    • Đôi nét về Chùa Bửu Châu
    • Sinh hoạt nội bộ
  • TIN TỨC
  • TỪ THIỆN
  • TU HỌC
    • Thiền
    • Tịnh Độ
    • Mật Tông
    • Duy Thức học
    • Phật Pháp vấn đáp
    • Sức khỏe - Sống - Chết - Tái sinh
  • KINH SÁCH
    • Kinh giảng
    • Luật giảng
    • Luận giảng
    • Kiến thức Phật pháp
  • LIÊN TÔNG TINH ĐỘ NON BỒNG
  • PHÁP ÂM
    • Video
      • Thích Nhật Từ
      • Thích Trí Huệ
      • Thích Pháp Hòa
      • Pháp Sư Tịnh Không
      • Hòa Thượng Tuyên Hóa
      • Thích Trí Quảng
      • Thích Phước Tiến
      • ĐĐ. Thích Minh Thành
      • Thích Thiện Thuận
      • Thích Thiện Xuân
      • Thích Nhất Hạnh
      • Thích Thanh Từ
      • Thích Chân Quang
      • Thích Chân Tính
      • Thích Giác Hạnh
      • TT. Thích Minh Thành
      • Thích Bửu Chánh
      • Thích Thiện Tuệ
      • Thích Vạn Mãn
      • Thích Nữ Hương Nhũ
      • Thích Nữ Như Lan
      • Thích Thiện Chơn
      • Thích Thông Phương
      • Thích Tuệ Hải
      • Thích Viên Minh
      • Thích Thiện Hữu
      • Thích Minh Niệm
      • Thích Giác Hóa
      • Thích Tâm Đức
      • Thích Phước Tịnh
      • Thích Chiếu Khánh
      • Thích Nữ Tâm Tâm
      • Thích Nữ Hạnh Chiếu
      • Thích Nguyên Hạnh
      • Thích Quang Thạnh
      • Thích Trí Siêu
      • Thích Thiện Pháp
      • Thích Chân Hiếu
      • Thích Pháp Đăng
      • Thích Trí Chơn
      • Thích Nguyên An
      • Thích Giác Đăng
      • Thích Minh Hiếu
      • Thích Giác Khang
      • Thích Trúc Thái Minh
      • Thích Giác Tây
      • Thích Đồng Thành
      • Thích Trung Đạo
      • Thích Thái Hòa
      • Thích Giới Đức
      • Thích Giác Toàn
      • Thích Thông Triết
      • Thích Khế Định
      • Thích Nữ Như Thủy
      • Thích Minh Đạo
      • Thích Giải Hiền
      • Thích Nguyên Hiền
      • Thích Minh Chơn
      • Thích Trí Đức
      • Thích Tánh Tuệ
      • Thích Giác Giới
      • Thích Phước Đức
      • Thích Viên Trí
      • Thích Thiện Chấn
      • Ấn Quang Đại Sư
      • Thích Minh Thông
      • Thích Giác Nhiên
      • Thích Trúc Thông Phổ
      • Thích Quảng Thiện
      • Thích Thiện Huệ
      • Thích Từ Thông
      • Thích Pháp Hải
      • Thích Ngộ Thông
      • Thích Chánh Định
      • Thích Phước Nghiêm
      • Thích Duy Lực
      • Thích Nữ Huệ Liên
      • Thích Chân Giác
      • Thích Pháp Quang
      • Thích Thiện Hoa
      • Thích Minh Nhãn
      • Thích Tịnh Quang
      • Thích Tâm Hải
      • Giảng sư khác
    • Kinh tụng
    • Nhạc Phật giáo
    • Phim Phật giáo
    • Hòa tấu - Thiền Phật giáo
  • NGHIÊN CỨU
    • Các mảng khác
      • Chuyên đề
      • Gương sáng Đời Tu
      • Giáo dục Hoằng Pháp
      • Phật giáo và Khoa học
      • Phật giáo và Tuổi trẻ - Đời sống
      • Phật giáo và Môi sinh
      • Phật giáo và Nữ giới
      • Phật giáo và Hôn nhân
      • Phật giáo và Triết học
      • Phật giáo và Cuộc sống
    • Nghi thức tổng hợp
    • Sử Phật giáo
    • Văn hóa
    • Truyện tích Phật giáo
    • Lời tiền nhân
    • Văn học
    • Góc suy ngẫm
    • Lời Phật dạy
    • Nghệ thuật sống
    • Luận văn - Hội thảo
  • HÌNH ẢNH
    • Ảnh Phật và Bồ Tát
    • Tập ảnh Chùa Bửu Châu
×
  • Trang chủ
  • TU HỌC
  • Phật Pháp vấn đáp
  • Sự khác biệt giữa A la hán và Bồ tát là gì?
  • Sự khác biệt giữa A la hán và Bồ tát là gì?

    Sự khác nhau giữa phật và a la hán

    Hỏi: Kính bạch Thầy, con thường nghe nói A la hán và Bồ tát, nhưng con không hiểu giữa A la hán và Bồ tát khác nhau như thế nào ? Kính mong Thầy từ bi giải đáp cho chúng con được rõ.

    Đáp: A la hán và Bồ tát có nhiều điểm khác nhau:

    1. Khác nhau danh xưng: A la Hán, tiếng Phạn gọi là Arahat. Bồ tát, tiếng Phạn gọi là Bodhisatva, phiên âm là Bồ đề tát đỏa. Nói gọn là Bồ tát.
    2. Khác nhau về ý nghĩa: A la hán chỉ là phiên âm từ tiếng Phạn Arahat. Chữ Arahat hay A la hán có 3 nghĩa: Sát tặc, Vô sanh và Ứng cúng. a) Sát tặc là giết sạch hết giặc phiền não trong tâm. Bọn giặc phiền não chúng nó hung tợn dữ dằn lắm. Những thứ phiền não gốc ngọn gì, các Ngài cũng đều giết sạch hết, nên gọi là sát tặc.
    Vô sanh đồng nghĩa với Niết bàn. Nghĩa là các Ngài đã đạt được một trạng thái tâm lý yên tịnh không còn sanh diệt nữa. Nói rõ, là các Ngài không còn sanh tử luân hồi.
    c) Ứng cúng là các Ngài thật xứng đáng cho trời người cúng dường. A la Hán có 3 nghĩa như thế.
    Còn nghĩa của Bồ tát thì sao? Bồ tát có 2 nghĩa: Một là hữu tình giác, hai là giác hữu tình. Thế nào là hữu tình giác? Bồ tát cũng là một con người như chúng ta, nhưng là một con người giác ngộ và sau khi giác ngộ, các Ngài đem sự giác ngộ đó giáo hóa cho mọi người cũng đều được giác ngộ như các Ngài, thì gọi các Ngài là Bồ tát. Như vậy, ai cũng có thể làm Bồ tát được cả. Nếu chúng ta chịu khó tu học và có tấm lòng vị tha nhân ái làm lợi ích cho mọi người, cũng đều gọi là Bồ tát. Tóm lại, Bồ tát chỉ là một con người, nhưng là người giác ngộ, làm lợi mình và lợi người, đó là Bồ tát.
    3. Khác trên hình thức: Bồ tát không nhứt thiết phải là người có hình thức xuất gia mà người tại gia vẫn làm Bồ tát. Như vậy, Bồ tát có hai hạng: xuất gia và tại gia. Ngược lại, A la hán, thì phải là người xuất gia, vì các Ngài thọ đại giới Tỳ kheo, hay Sa môn vậy.
    4. Khác biệt về giới luật: A la hán khi tu nhân thì gọi là Tỳ kheo thọ 250 giới. Khi chứng quả gọi là A la hán. Tức các Ngài nặng về phần giới tướng, không đặt nặng về giới tánh. Ngược lại, Bồ tát thì nặng về phần giới tánh và có tam tụ tịnh giới. Đồng thời còn thọ 10 giới trọng và 48 giới khinh, tổng cộng là 58 giới. Đó là nói Bồ tát xuất gia. Còn Bồ tát tại gia thì gồm có 6 giới trọng và 28 giới khinh. Nói tam tụ tịnh giới có nghĩa là: Tam là ba, tụ là nhóm, tịnh là trong sạch, giới gọi là ngăn cấm. Tam tụ tịnh giới, tức là 3 nhóm giới của Bồ tát. Một là nhiếp luật nghi giới (dứt các điều ác). Hai là nhiếp thiện pháp giới (hành các điều lành). Ba là nhiêu ích hữu tình giới (độ tất cả chúng sanh). Đó là khác biệt về giới luật.
    5. Khác về tâm niệm: A la hán có tâm lượng hẹp hòi, chỉ lo tự độ mình thôi, chứ không nghĩ đến độ người khác. Nên các Ngài bị Phật quở là Trầm không trệ tịch hay Khôi thân diệt trí. Ngược lại, Bồ tát thì Phật khen có tâm lượng rất rộng lớn. Các Ngài chẳng những lo phần độ mình mà còn luôn nghĩ đến độ chúng sanh nữa.
    6. Khác nhau về pháp tu: A la hán sau khi nghe Phật giảng pháp Tứ Đế: khổ, tập, diệt, đạo, rồi, các Ngài ứng dụng tu hành. Nhờ đó mà các Ngài chứng quả A la hán. Nên còn gọi các Ngài là Thanh văn. Tức nhờ nghe pháp âm của Phật mà tu hành chứng quả. Ngược lại Bồ tát thì ứng dụng thật hành pháp Lục độ. Tức bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ.
    7. Khác nhau về quả vị: Hàng A la hán chứng được quả vị Niết bàn, mà Niết bàn của các Ngài gồm có hai loại: Hữu dư y niết bàn và Vô dư y niết bàn. Ngược lại, Bồ tát thì gọi là Vô trụ xứ niết bàn. (Niết bàn không có chỗ nơi an trụ cố định ).
    8. Khác biệt về độ sanh: A la hán sau khi chứng quả các Ngài an trụ quả vị Niết bàn mà không ra độ sanh. Ngược lại, Bồ tát ngoài việc tự lợi, các Ngài luôn lấy việc độ sanh làm lợi ích cho muôn loài không biết mỏi mệt.
    9. Khác nhau ở bản nguyện: Bản nguyện của A la hán lúc tu nhân chỉ lo diệt trừ hết phiền não rồi an trụ Niết bàn, không ra độ sanh. Dù có đi chăng nữa, cũng không được rộng lớn. Ngược lại, bản nguyện của các vị Bồ tát rất rộng lớn, như Bồ tát Địa Tạng nói: “Chừng nào địa ngục trống không, thì Ngài mới thành Phật”, nhưng biết bao giờ địa ngục mới trống không. Thật đó là một đại nguyện vậy.
    10. Khác nhau ở tiến trình tu chứng: A la hán từ địa vị phàm phu các Ngài phải trải qua các ngôi vị, như Tứ gia hạnh: Noãn, Đảnh, Nhẫn, Thế đệ nhất và 3 quả vị: Tu đà hoàn, Tư đà hàm và A Na hàm rồi mới đến quả vị A la hán. Ngược lại, Bồ tát thì phải tuần tự trải qua 52 ngôi vị. Từ địa vị Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa rồi bước lên Đẳng giác và cuối cùng là Diệu giác tức thành Phật.
    Tóm lại, Sự khác biệt giữa A la hán và Bồ tát đại khái gồm có 10 điểm chính yếu sau đây:

    1. Khác về danh xưng.
    2. Khác về ý nghĩa.
    3. Khác về hình thức.
    4. Khác về giới luật.
    5. Khác về tâm niệm.
    6. Khác về pháp tu.
    7. Khác về quả vị.
    8. Khác về độ sanh.
    9. Khác về bản nguyện.
    10. Khác về tiến trình tu chứng.

    TK.Thích Phước Thái

    *********************************************************

    PhụLục:
    NHỊ THỪA, HỮU HỌC VÀ VÔ HỌC

    Nhị thừa: 1) Thanh Văn thừa (A La Hán) bực này nghe tiếng tăm thuyết pháp của Phật mà ngộ đạo. 2) Duyên giác thừa (Bích Chi Phật) bực này quán xét mười hai nhân duyên mà ngộ đạo. Hữu học là gì? Bậc Sơ quả, Nhị quả, tam quả và A la hán còn phải học tập (vì chưa hết hoặc). Thế nào là Vô học? Tức là bực Tứ quả của A La Hán và Bích Chi Phật không còn phải học nữa, (vì những hoặc, nghiệp đã dứt sạch, nên không còn luân hồi nữa).

    LỜI PHỤ:

    Nhị thừa hai bực (Thanh Văn và Duyên Giác) hai bực này còn phải học, cũng như còn phải tu tập, còn phải tiến lên. Vô học cũng như là Vô lậu: Không còn ô nhiễm, cũng gọi là Vô sanh, nghĩa là không còn luân hồi sanh trở lại trong ba cõi: Dục, Sắc và Vô sắc.
    Mười hai nhân duyên: 1) Vô minh Duyên hành, 2) Hành duyên Thức, 3) thức duyên Danh sắc, 4) Danh sắc duyên Lục nhập v.v… đều là những pháp do nhiều duyên hòa hợp, không thật thể, vô th giả dối, nhận được nó là pháp như huyễn, tức đạo lý chơn thật tự nhiên tỏ bày.
    Bích chi Phật: Dịch Duyên Giác, vì quán mười hai pháp nhân duyên mà được giác ngộ. Ngoài ra, cũng còn bậc Độc Giác, bậc này không gặp Phật ra đời, không được nghe tiếng Phật thuyết pháp, mà tự mình quán mười hai pháp nhân duyên giả hợp, như chiêm bao, như bọt nước mà ngộ đạo, nên gọi quả Độc Giác…
    A La Hán: Dịch Vô sanh, vì không còn sanh trở lại trong ba cõi này nữa, như trên đã nói. Nghĩa là hết luân hồi sanh tử.

    Giảng sư