Sự khác biệt quan trong nhất giữa các công cụ vốn và các công cụ nợ là gì?

Công cụ nợ Chính phủ là gì?

  • 1. Công cụ nợ của Chính phủ là gì?
  • 2. Mục đích phát hành công cụ nợ của Chính phủ
  • 3. Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ là ai?
  • 4. Chủ sở hữu công cụ nợ của chính phủ có quyền lợi và nghĩa vụ gì?
  • 5. Điều kiện điều khoản của tín phiếu Kho bạc
  • 6. Điều kiện và điều khoản của trái phiếu Chính phủ
  • 7. Đấu thầu và phát hành trái phiếu Chính phủ
  • 8.Bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ
  • 9. Phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ
  • 10. Công trái xây dựng Tổ quốc

1. Công cụ nợ của Chính phủ là gì?

Công cụ nợbao gồmtrái phiếu, tín phiếu Kho bạc, công trái xây dựng Tổ quốc làm phát sinh nghĩa vụ nợ.

Trái phiếu Chính phủlà công cụ nợ do Chính phủ phát hành để huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc cơ cấu lại nợ.

2. Mục đích phát hành công cụ nợ của Chính phủ

Công cụ nợ của Chính phủ được phát hành tại thị trường trong nước cho các mục đích:

- Bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển, không sử dụng vốn vay cho chi thường xuyên.

- Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách trung ương và bảo đảm thanh khoản của thị trường trái phiếu Chính phủ.

- Chi trả nợ gốc đến hạn, cơ cấu lại các khoản nợ của Chính phủ.

Đối với trái phiếu quốc tế, mục đích phát hànhđể bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, cơ cấu lại nợ của Chính phủ.

3. Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ là ai?

Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước:

a) Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được mua công cụ nợ của Chính phủ với khối lượng không hạn chế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Các quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí tự nguyện được mua công cụ nợ của Chính phủ thông qua việc ủy thác cho tổ chức quản lý quỹ thực hiện;

c) Các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được mua công cụ nợ của Chính phủ theo quy định của pháp luật có liên quan.

Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ phát hành trên thị trường quốc tế là tổ chức, cá nhân theo quy định của thị trường phát hành.

4. Chủ sở hữu công cụ nợ của chính phủ có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Quyền lợi của chủ sở hữu công cụ nợ của Chính phủ

a) Được đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi công cụ nợ khi đến hạn thanh toán.

b) Được sử dụng công cụ nợ để chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế, chiết khấu, cầm cố hoặc thực hiện các giao dịch khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ nộp thuế của chủ sở hữu công cụ nợ đối với các khoản thu nhập phát sinh từ công cụ nợ của Chính phủ thực hiện theo quy định của pháp luật thuế.

5. Điều kiện điều khoản của tín phiếu Kho bạc

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 95/2018/NĐ-CP:

Kỳ hạn tín phiếu Kho bạc:

a) Tín phiếu Kho bạc có kỳ hạn chuẩn là 13 tuần, 26 tuần hoặc 52 tuần;

b) Các kỳ hạn khác của tín phiếu kho bạc do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tùy theo nhu cầu sử dụng vốn và tình hình thị trường nhưng không vượt quá 52 tuần.

Mệnh giá phát hành: tín phiếu Kho bạc có mệnh giá là một trăm nghìn (100.000) đồng hoặc là bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng.

Đồng tiền phát hành, thanh toán là đồng Việt Nam.

Hình thức tín phiếu Kho bạc

a) Tín phiếu Kho bạc được phát hành dưới hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử tùy thuộc vào phương thức phát hành;

b) Chủ thể tổ chức phát hành quyết định cụ thể về hình thức đối với mỗi đợt phát hành.

Lãi suất phát hành:

a) Đối với tín phiếu Kho bạc phát hành theo phương thức đấu thầu, lãi suất phát hành do Kho bạc Nhà nước quyết định trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định.

b) Đối với tín phiếu Kho bạc phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lãi suất phát hành là lãi suất thỏa thuận giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.

Phương thức phát hành:

a) Đấu thầu phát hành tín phiếu Kho bạc;

Chủ thể tổ chức phát hành trực tiếp tổ chức đấu thầu phát hành tín phiếu Kho bạc hoặc tổ chức đấu thầu thông qua Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của Bộ Tài chính.

b) Phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Phương thức thanh toán tín phiếu: Tín phiếu được thanh toán một lần cả gốc và lãi vào ngày đáo hạn.

6. Điều kiện và điều khoản của trái phiếu Chính phủ

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 95/2018/NĐ-CP.

Kỳ hạn trái phiếu Chính phủ:

a) Trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn chuẩn là 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm, 30 năm và 50 năm.

b) Các kỳ hạn khác của trái phiếu Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trong từng thời kỳ.

Mệnh giá phát hành: Trái phiếu Chính phủ có mệnh giá là một trăm nghìn (100.000) đồng hoặc là bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng.

Đồng tiền phát hành, thanh toán là đồng Việt Nam. Trường hợp phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước bằng ngoại tệ, đồng tiền phát hành, thanh toán là ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này.

Hình thức trái phiếu Chính phủ

a) Trái phiếu Chính phủ được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử tùy thuộc vào phương thức phát hành.

b) Chủ thể tổ chức phát hành quyết định cụ thể về hình thức trái phiếu Chính phủ đối với mỗi đợt phát hành.

Lãi suất trái phiếu Chính phủ

a) Trái phiếu được phát hành theo lãi suất cố định, lãi suất thả nổi hoặc lãi suất chiết khấu theo thông báo của Kho bạc Nhà nước.

b) Lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước quyết định trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định.

Phương thức thanh toán lãi, gốc trái phiếu Chính phủ

a) Tiền lãi được thanh toán theo định kỳ 06 tháng một lần, hoặc 12 tháng một lần, hoặc thanh toán 01 lần vào ngày đáo hạn cùng với thanh toán gốc. Chủ thể phát hành thông báo cụ thể phương thức thanh toán lãi trái phiếu đối với từng đợt phát hành.

b) Tiền gốc được thanh toán 01 lần vào ngày đáo hạn hoặc thanh toán trước hạn theo thông báo của chủ thể phát hành đối với từng đợt phát hành.

Phương thức phát hành: Trái phiếu Chính phủ được phát hành theo phương thức đấu thầu phát hành, bảo lãnh phát hành và phát hành riêng lẻ.

7. Đấu thầu và phát hành trái phiếu Chính phủ

Đấu thầu phát hành là phương thức bán trái phiếu Chính phủ thông qua tổ chức đấu thầu về lãi suất cho đối tượng mua trái phiếu.

Nguyên tắc tổ chức đấu thầu:

a) Giữ bí mật mọi thông tin dự thầu của đối tượng tham gia đấu thầu.

b) Thực hiện công khai, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các đối tượng tham gia đấu thầu.

Đối tượng tham gia đấu thầu: Nhà tạo lập thị trường theo quy định tại Mục 4 Chương II Nghị định 95/2018/NĐ-CP. Các đối tượng khác quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 95 mua trái phiếu Chính phủ theo phương thức đấu thầu thông qua các nhà tạo lập thị trường.

Hình thức đấu thầu

Đấu thầu trái phiếu Chính phủ được thực hiện theo một trong hai hình thức sau:

a) Đấu thầu cạnh tranh lãi suất;

b) Đấu thầu kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất. Trường hợp phiên đấu thầu được tổ chức theo hình thức này, tổng khối lượng trái phiếu phát hành không cạnh tranh lãi suất đảm bảo không vượt quá 30% tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu trong phiên đấu thầu.

Việc xác định kết quả đấu thầu được thực hiện theo một trong hai phương thức đấu thầu đơn giá hoặc đấu thầu đa giá. Căn cứ vào sự phát triển của thị trường, Bộ Tài chính quyết định phương thức đấu thầu đơn giá hoặc đấu thầu đa giá trong từng thời kỳ.

Chủ thể tổ chức phát hành trực tiếp tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ hoặc tổ chức đấu thầu thông qua Sở giao dịch chứng khoán theo quy định của Bộ Tài chính.

8.Bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ

Bảo lãnh phát hành là phương thức bán trái phiếu Chính phủ thông qua tổ hợp bảo lãnh phát hành bao gồm:

a) Tổ chức bảo lãnh chính và/hoặc các tổ chức đồng bảo lãnh chính;

b) Tổ chức bảo lãnh phát hành và/hoặc các tổ chức đồng bảo lãnh phát hành.

Điều kiện làm tổ chức bảo lãnh chính

a) Các tổ chức tài chính có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh chứng khoántheo quy định của pháp luật được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

b) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo lãnh chứng khoán;

c) Có phương án bảo lãnh phát hành khả thi đáp ứng được yêu cầu của chủ thể tổ chức phát hành đối với mỗi đợt phát hành.

Quy trình bảo lãnh phát hành trái phiếu

a) Căn cứ yêu cầu của từng đợt bảo lãnh phát hành, điều kiện của tổ chức bảo lãnh chính, Kho bạc Nhà nước lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính cho từng đợt bảo lãnh phát hành. Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành/đồng bảo lãnh phát hành, báo cáo Kho bạc Nhà nước chấp thuận.

b) Kho bạc Nhà nước cung cấp các thông tin cơ bản về đợt phát hành để tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và tổ hợp bảo lãnh tìm kiếm nhà đầu tư. Nội dung cung cấp thông tin bao gồm: khối lượng dự kiến phát hành, kỳ hạn dự kiến phát hành, định hướng lãi suất đối với từng kỳ hạn phát hành, thời gian dự kiến phát hành.

c) Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và thành viên của tổ hợp bảo lãnh tổng hợp nhu cầu mua trái phiếu của nhà đầu tư gồm: khối lượng dự kiến mua, khối lượng mua chắc chắn và lãi suất kỳ vọng đối với từng kỳ hạn gửi Kho bạc Nhà nước.

d) Kho bạc Nhà nước đàm phán với tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính về khối lượng, điều kiện, điều khoản của trái phiếu (kỳ hạn, lãi suất phát hành ngày phát hành, ngày thanh toán tiền mua trái phiếu, giá bán trái phiếu), chi phí bảo lãnh và các nội dung liên quan khác.

đ) Căn cứ kết quả đàm phán với tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính Kho bạc Nhà nước ký hợp đồng bảo lãnh phát hành với tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính để bán trái phiếu. Hợp đồng bảo lãnh phát hành là căn cứ pháp lý xác nhận các quyền, nghĩa vụ của tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính; quyền, nghĩa vụ của Kho bạc Nhà nước.

e) Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và tổ hợp bảo lãnh có trách nhiệm phân phối trái phiếu theo cam kết tại hợp đồng bảo lãnh. Trường hợp không phân phối hết trái phiếu, tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và tổ hợp bảo lãnh có trách nhiệm mua hết khối lượng còn lại.

g) Kết thúc đợt bảo lãnh phát hành, Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ cho nhà đầu tư theo danh sách do tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính cung cấp.

9. Phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ

Phát hành riêng lẻ là phương thức bán trực tiếp trái phiếu Chính phủ cho từng đối tượng mua.

Kho bạc Nhà nước xây dựng phương án phát hành trái phiếu Chính phủ theo phương thức riêng lẻ báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận. Phương án phát hành riêng lẻ bao gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Đối tượng mua trái phiếu;

b) Khối lượng dự kiến phát hành;

c) Kỳ hạn trái phiếu;

d) Lãi suất dự kiến;

đ) Thời gian dự kiến phát hành.

Trên cơ sở phương án phát hành riêng lẻ được Bộ Tài chính chấp thuận Kho bạc Nhà nước ban hành quyết định phát hành trái phiếu và trực tiếp tổ chức phát hành và thanh toán gốc, lãi trái phiếu đối với từng đợt phát hành.

10. Công trái xây dựng Tổ quốc

Công trái xây dựng Tổ quốc là một loại công cụ nợ của Chính phủ có điều kiện, điều khoản của trái phiếu Chính phủ.

Căn cứ nhu cầu huy động vốn của ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính xây dựng phương án phát hành công trái xây dựng Tổ quốc trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định. Phương án phát hành công trái xây dựng Tổ quốc bao gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Mục đích phát hành;

b) Điều kiện, điều khoản của công trái xây dựng Tổ quốc;

c) Thời gian dự kiến phát hành;

d) Phương thức thanh toán gốc, lãi;

đ) Khối lượng dự kiến phát hành;

e) Đối tượng mua và tổ chức thực hiện.

Căn cứ vào phương án phát hành được Ủy ban Thườngvụ Quốc hội chấp thuận, Bộ Tài chính tổ chức phát hành công trái xây dựng Tổ quốc.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Minh Khuê