Sử khác biệt giữa đấu thầu lãi suất riêng rẽ và đấu thầu một giá

1. Khái niệm về đấu giá

– Đấu giá tài sản được xem là một hình thức bán tài sản mà có từ hai người trở lên cùng tham gia trong một phiên đấu giá đã được lập ra theo nguyên tắc cũng như tuân thủ về trình tự và thủ tục mà Luật Đấu giá tài sản 2016 đã quy định cụ thể. Trừ các trường hợp được quy định tại Điều 49 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về trường hợp mà tổ chức đấu giá mà trong phiên đấu giá chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá và một người chấp nhận giá.

–Về mức giá khởi điểm được xác định là giá bán ban đầu thấp nhất của tài sản được đem ra đấu giá trong các trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá tăng dần lên. Trường hợp giá khởi điểm cũng được xác định là giá bán cao nhất của tài sản đấu giá theo quy định đối với những trường hợp đấu giá theo nội dung phương thức đặt giá thấp xuống và kết quả đấu giá là lấy giá thấp nhất.

2. Khái niệm về đấu thầu

Khái niệm đấu thầu được quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 được hiểu là quá trình lựa chọn nhà thầu để tiến hành việc thực hiện ký kết hợp đồng cũng như tiến hành thực hiện hợp đồng về việc cung cấp các dịch vụ như tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn cũng như trong việc lựa chọn được nhà đầu tư để tiến hành việc ký kết và đảm bảo được việc thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo đúng hình thức của phía đối tác công tư, những dự án đầu tư có áp dụng việc sử dụng đất trên cơ sở áp dụng nguyên tắc thực hiện cạnh tranh minh bạch, công bằng cũng như đem lại hiệu quả tốt nhất về mặt kinh tế.

III. BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Quy định về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự được quy định tại Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014); Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ).

Bán đấu giá được thực hiện đối với tài sản đã kê biên (kê biên là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự).

1. Bán tài sản đã kê biên (Điều 101 Luật Thi hành án dân sự năm 2014)

Tài sản đã kê biên được bán theo các hình thức là (1) Bán đấu giá; (2) Bán không qua thủ tục đấu giá. Việc bán đấu giá đối với tài sản kê biên là động sản có giá trị từ trên 10.000.000 đồng và bất động sản do tổ chức bán đấu giá thực hiện. Đương sự có quyền thỏa thuận về tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày định giá. Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá do đương sự thỏa thuận. Trường hợp đương sự không thỏa thuận được thì Chấp hành viên lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản. Việc ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản được tiến hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày định giá. Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng.

Chấp hành viên bán đấu giá tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây: (1) Tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản chưa có tổ chức bán đấu giá hoặc có nhưng tổ chức bán đấu giá từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản; (2) Động sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày định giá hoặc từ ngày nhận được văn bản của tổ chức bán đấu giá từ chối bán đấu giá.

Chấp hành viên bán không qua thủ tục bán đấu giá đối với tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc tài sản tươi sống, mau hỏng. Việc bán tài sản phải được thực hiện trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên.

Trước khi mở cuộc bán đấu giá 01 ngày làm việc, người phải thi hành án có quyền nhận lại tài sản nếu nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phí thực tế, hợp lý đã phát sinh từ việc cưỡng chế thi hành án, tổ chức bán đấu giá. Người phải thi hành án có trách nhiệm hoàn trả phí tổn thực tế, hợp lý cho người đăng ký mua tài sản. Mức phí tổn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Thủ tục bán đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

2. Bán đấu giá và xử lý kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án (Điều 27 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐ-CP)

Trước khi bán đấu giá tài sản làn đầu đối với tài sản thuộc sở hữu chung mà có nhiều chủ sở hữu chung đề nghị mua phần tài sản của người phải thi hành án theo giá đã định thì Chấp hành viên thông báo cho các chủ sở hữu chung đó thỏa thuận người được quyền mua. Nếu không thỏa thuận được thì Chấp hành viên tổ chức bốc thăm để chọn ra người được mua tài sản.

Giá trị động sản được bán đấu giá theo quy là giá trị từng động sản; đối với vật cùng loại, vật đồng bộ là tổng giá trị các động sản đó trong một lần tổ chức bán để thi hành một việc thi hành án.

Trường hợp trong cùng một cuộc đấu giá mà có nhiều tài sản được đấu giá để thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu tổ chức đấu giá thực hiện việc đấu giá theo thứ tự từ tài sản có giá trị lớn nhất. Trường hợp số tiền thu được đã đủ để thi hành nghĩa vụ và các chi phí theo quy định thì không tiếp tục đấu giá các tài sản còn lại. Người mua được tài sản bán đấu giá phải nộp tiền vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày đấu giá thành và không được gia hạn thêm. Trong thời hạn không quá 30 ngày, trường hợp khó khăn, phức tạp thì không quá 60 ngày, kể từ ngày người mua được tài sản nộp đủ tiền, cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức việc giao tài sản cho người mua được tài sản, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng. Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc giao tài sản cho người mua được tài sản đấu giá. Tổ chức, cá nhân cản trở, can thiệp trái pháp luật dẫn đến việc chậm giao tài sản bán đấu giá thành mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thanh toán tiền thi hành án theo quy định trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá. Trong thời gian chưa giao được tài sản, cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục đứng tên gửi số tiền đó vào ngân hàng theo hình thức gửi tiền có kỳ hạn 01 tháng cho đến khi giao được tài sản, phần lãi tiền gửi được cộng vào số tiền gửi ban đầu để thi hành án; trường hợp không giao được tài sản thì phần lãi tiền gửi thuộc về người mua được tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định khác. Trường hợp đến hạn theo hợp đồng bán đấu giá tài sản mà không giao được tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá thì người này có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng.

Trường hợp sau khi phiên đấu giá kết thúc mà người trúng đấu giá tài sản từ chối mua hoặc đã ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá nhưng chưa thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào thì sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản, khoản tiền đặt trước thuộc về ngân sách nhà nước và được sử dụng để thanh toán lãi suất chậm thi hành án, tạm ứng chi phí bồi thường Nhà nước, bảo đảm tài chính để thi hành án và các chi phí cần thiết khác. Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá không thực hiện đầy đủ hoặc không đúng hạn nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng thì tiền thanh toán mua tài sản đấu giá được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá và quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản. Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.

3. Hủy kết quả bán đấu giá tài sản (Điều 102 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014)

Việc hủy kết quả bán đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản; trường hợp kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy thì việc xử lý tài sản để thi hành án được thực hiện theo quy định của Luật Thi hành án dân sự. Người mua được tài sản bán đấu giá, Chấp hành viên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, nếu có căn cứ chứng minh có vi phạm trong quá trình bán đấu giá tài sản. Việc xử lý hậu quả và bồi thường thiệt hại do kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy được giải quyết theo quy định của pháp luật.

4. Bảo vệ quyền của người mua tài sản bán đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án (Điều 103 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014)

Người mua được tài sản bán đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án được bảo vệ quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản đó. Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá đã nộp đủ tiền mua tài sản bán đấu giá nhưng bản án, quyết định bị kháng nghị, sửa đổi hoặc bị hủy thì cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục giao tài sản, kể cả thực hiện việc cưỡng chế thi hành án để giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp kết quả bán đấu giá bị hủy theo quy định của pháp luật hoặc đương sự có thỏa thuận khác. Việc cưỡng chế giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án thực hiện theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.

5. Xử lý tài sản không có người tham gia đấu giá, bán đấu giá không thành (Điều 104 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014)

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức bán đấu giá về việc tài sản đưa ra bán đấu giá lần đầu nhưng không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì Chấp hành viên thông báo và yêu cầu đương sự thỏa thuận về mức giảm giá tài sản. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu đương sự không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không được về mức giảm giá thì Chấp hành viên quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá.

Từ sau lần giảm giá thứ hai trở đi mà không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì người được thi hành án có quyền nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án. Trường hợp người được thi hành án đồng ý nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì Chấp hành viên thông báo cho người phải thi hành án biết. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được thông báo về việc người được thi hành án đồng ý nhận tài sản để thi hành án, nếu người phải thi hành án không nộp đủ số tiền thi hành án và chi phí thi hành án để lấy lại tài sản đưa ra bán đấu giá thì Chấp hành viên giao tài sản cho người được thi hành án. Đối với tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng thì Chấp hành viên ra quyết định giao tài sản cho người được thi hành án để làm thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản đó cho người được thi hành án. Người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tài sản không tự nguyện giao tài sản cho người được thi hành án thì bị cưỡng chế thi hành án.

Trường hợp người được thi hành án không đồng ý nhận tài sản để thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Nếu giá trị tài sản đã giảm bằng hoặc thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án vẫn không nhận để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản được giao lại cho người phải thi hành án quản lý, sử dụng. Người phải thi hành án không được đưa tài sản này tham gia các giao dịch dân sự cho đến khi họ thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án.

Đối với tài sản bán đấu giá để thi hành các khoản nộp ngân sách nhà nước, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc tài sản đưa ra bán đấu giá nhưng không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì Chấp hành viên quyết định giảm giá để tiếp tục bán đấu giá tài sản.

Mỗi lần giảm giá không quá 10% giá khởi điểm của lần bán đấu giá liền kề trước đó.

6. Xử lý tài sản gắn liền với đất đã kê biên (Điều 113 Luật Thi hành án dân sự năm 2008)

- Trường hợp tài sản gắn liền với đất đã kê biên thuộc sở hữu của người khác thì xử lý như sau:

+ Đối với tài sản có trước khi người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án thì Chấp hành viên yêu cầu người có tài sản tự nguyện di chuyển tài sản để trả quyền sử dụng đất cho người phải thi hành án. Trường hợp người có tài sản không tự nguyện di chuyển tài sản thì Chấp hành viên hướng dẫn cho người có tài sản và người phải thi hành án thỏa thuận bằng văn bản về phương thức giải quyết tài sản. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hướng dẫn mà họ không thỏa thuận được thì Chấp hành viên xử lý tài sản đó cùng với quyền sử dụng đất để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người phải thi hành án và người có tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp người có tài sản là người thuê đất hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của người phải thi hành án mà không hình thành pháp nhân mới thì người có tài sản được quyền tiếp tục ký hợp đồng thuê đất, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất với người trúng đấu giá, người nhận quyền sử dụng đất trong thời hạn còn lại của hợp đồng mà họ đã ký kết với người phải thi hành án. Trường hợp này, trước khi xử lý quyền sử dụng đất, Chấp hành viên có trách nhiệm thông báo cho người tham gia đấu giá, người được đề nghị nhận quyền sử dụng đất về quyền được tiếp tục ký hợp đồng của người có tài sản gắn liền với đất;

+ Đối với tài sản có sau khi người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án thì Chấp hành viên yêu cầu người có tài sản tự nguyện di chuyển tài sản để trả lại quyền sử dụng đất cho người phải thi hành án. Sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày yêu cầu, mà người có tài sản không di chuyển tài sản hoặc tài sản không thể di chuyển được thì Chấp hành viên xử lý tài sản đó cùng với quyền sử dụng đất.

Đối với tài sản có sau khi kê biên, nếu người có tài sản không di chuyển tài sản hoặc tài sản không thể di chuyển được thì tài sản phải bị tháo dỡ. Chấp hành viên tổ chức việc tháo dỡ tài sản, trừ trường hợp người nhận quyền sử dụng đất hoặc người trúng đấu giá quyền sử dụng đất đồng ý mua tài sản;

+ Người có tài sản gắn liền với đất của người phải thi hành án được hoàn trả tiền bán tài sản, nhận lại tài sản, nếu tài sản bị tháo dỡ nhưng phải chịu các chi phí về kê biên, định giá, bán đấu giá, tháo dỡ tài sản.

- Trường hợp tài sản thuộc sở hữu của người phải thi hành án gắn liền với quyền sử dụng đất đã kê biên thì Chấp hành viên xử lý tài sản cùng với quyền sử dụng đất.

- Đối với tài sản là cây trồng, vật nuôi ngắn ngày chưa đến mùa thu hoạch hoặc tài sản đang trong quy trình sản xuất khép kín chưa kết thúc thì sau khi kê biên, Chấp hành viên chỉ tiến hành xử lý khi đến mùa thu hoạch hoặc khi kết thúc quy trình sản xuất khép kín.

7. Bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ (Điều 86 Luật Thi hành án dân sự năm 2014 và Điều 31 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP)

Quyền sở hữu trí tuệ được bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản và pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ.

Thẩm quyền bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ như sau: (1) Tổ chức bán đấu giá thực hiện việc bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ có giá trị trên 10.000.000 đồng; (2) Chấp hành viên thực hiện việc bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ có giá trị đến 10.000.000 đồng hoặc trong trường hợp tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức thi hành án chưa có tổ chức bán đấu giá, hoặc tuy có nhưng tổ chức đó từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá.

Việc bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

III. ĐẤU GIÁ KHOÁNG SẢN

Đấu giá quyền khai thác khoáng sản được quy định tại Điều 78 và 79 Luật Khoáng sản, Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản; Nghị định số 22/2012/NĐ-CP quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 158/2016/NĐ-CP).

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Khoáng sản năm 2010, khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.

1. Khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản (Điều 78 Luật Khoáng sản năm 2010)

- Đấu giá quyền khai thác khoáng sản thực hiện ở các khu vực hoạt động khoáng sản, trừ khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khoanh định là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

- Chính phủ quy định tiêu chí khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật Khoáng sản.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật Khoáng sản.

2. Khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản (Điều 22 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản)

- Khu vực có khoáng sản được khoanh định là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật khoáng sản khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:

(1) Khu vực có khoáng sản: Than, urani, thori;

(2) Khu vực đá vôi, đá sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng hoặc khoáng sản là phụ gia điều chỉnh làm xi măng đã xác định là nguồn nguyên liệu cho các dự án nhà máy xi măng; khu vực có khoáng sản đã xác định là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các dự án nhà máy chế biến sâu khoáng sản đã xác định trong quy hoạch khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; khu vực có nước khoáng, nước nóng thiên nhiên gắn với các dự án đầu tư có sử dụng nước khoáng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư;

(3) Khu vực khoáng sản thuộc vành đai biên giới quốc gia, khu vực chiến lược về quốc phòng, an ninh;

(4) Khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại khoản 2 Điều 64, điểm b khoản 1 Điều 65 Luật khoáng sản;

(5) Khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được quy hoạch khai thác để cung cấp nguyên vật liệu phục vụ xây dựng các công trình sử dụng ngân sách nhà nước (phát triển hạ tầng giao thông; công trình thủy lợi, thủy điện); công trình khắc phục thiên tai, địch họa; khu vực có khoáng sản dùng làm vật liệu san lấp phục vụ công trình hạ tầng giao thông, công trình phúc lợi thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới;

(6) Khu vực hoạt động khoáng sản mà việc thăm dò, khai thác khoáng sản ở khu vực đó bị hạn chế theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 26 Luật khoáng sản;

(7) Khu vực hoạt động khoáng sản đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản.

- Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản quy định tại Điều 82 Luật khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trình cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 78 Luật khoáng sản phê duyệt. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hoặc Bộ Xây dựng xác định một số khu vực có kết quả đánh giá tài nguyên thuộc diện tích đã được điều tra, đánh giá khoáng sản bằng nguồn vốn của tổ chức, cá nhân và trường hợp khác trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Trong thời gian 07 ngày kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đăng tải công khai danh sách khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên trang thông tin điện tử của mình.

3. Thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản (Điều 82 Luật Khoáng sản)

- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản không thuộc trường hợp quy định thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố; Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.

- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản nào thì có quyền gia hạn, thu hồi, chấp thuận trả lại loại giấy phép đó; chấp thuận trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; chấp thuận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản.

4. Hình thức, nguyên tắc, điều kiện, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản (Điều 79 Luật Khoáng sản)

- Hình thức đấu giá quyền khai thác khoáng sản bao gồm:

+ Đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản;

+ Đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Nguyên tắc, điều kiện, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản được quy định chi tiết tại các văn bản:

Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 158/2016/NĐ-CP); Thông tư liên tịch 54/2014/TTLT-BTNMT-BTC ngày 09 tháng 09 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

a) Nguyên tắc đấu giá quyền khai thác khoáng sản (Điều 3 Nghị định số 22/2012/NĐ-CP; Khoản 1 Điều 68 Nghị định 158/2016/NĐ-CP)

Việc tổ chức bán đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

- Minh bạch, công khai, liên tục, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia đấu giá.

- Phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản chỉ được tiến hành khi có ít nhất 02 tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá

- Chỉ tiến hành đấu giá quyền khai thác, khoáng sản tại các khu vực đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu giá.

b) Điều kiện của tổ chức, cá nhân tham gia phiên đấu giá (Điều 8 Nghị định số 22/2012/NĐ-CP)

- Tổ chức, cá nhân được tham gia phiên đấu giá khi đủ các điều kiện sau:

+ Là tổ chức, cá nhân có hồ sơ đề nghị tham gia phiên đấu giá được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét chọn theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 22/2012/NĐ-CP)

+ Đã nộp phí tham gia đấu giá, nộp tiền đặt trước theo quy định.

- Trường hợp khi có sự thay đổi về tư cách pháp lý, tổ chức, cá nhân được tham gia phiên đấu giá phải nộp bổ sung văn bản liên quan cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ đấu giá trước khi tiến hành phiên đấu giá.

- Tổ chức, cá nhân tham gia phiên đấu giá và trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhưng từ chối không nhận kết quả trúng đấu giá mà chưa được Hội đồng đấu giá chấp thuận thì không được tham gia bất kỳ phiên đấu giá nào trong thời hạn 01 (năm), kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá đó.

c) Đối tượng không được tham gia đấu giá (Điều 9 Nghị định số 22/2012/NĐ-CP

Chủ tịch, thành viên Hội đồng đấu giá; cán bộ, công chức được giao tiếp nhận, chuẩn bị hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản; cha, mẹ, vợ, chồng, con của những người nêu trên.

Những đối tượng bị cấm khác theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

d) Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá (Điều 10 Nghị định số 22/2012/NĐ-CP)

- Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản có các quyền sau đây:

+ Tham khảo tài liệu địa chất, khoáng sản liên quan đến khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật khác có liên quan.

+ Khảo sát thực địa khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản, lấy mẫu trên mặt đất nằm trong khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhưng chưa thăm dò khoáng sản theo quy định tại Điều 37 Luật khoáng sản;

+ Được tham gia các buổi họp liên quan đến phiên đấu giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.

- Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:

+ Thực hiện nghiêm túc nội quy phiên đấu giá, quy chế đấu giá do Hội đồng đấu giá ban hành và quy định của pháp luật khác có liên quan;

+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

đ) Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản (Điều 11 Nghị định số 22/2012/NĐ-CP)

- Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản có các quyền sau đây:

+ Được cấp văn bản xác nhận trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản;

+ Được sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến khu vực trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản.

+ Được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản sau khi hoàn thành thủ tục đề nghị cấp phép hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;

+ Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản có nghĩa vụ sau đây:

+ Nộp tiền trúng đấu giá theo quy định tại Điều 24 Nghị định này và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

+ Trong thời hạn 06 (tháng) kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá, tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật về khoáng sản;

+ Trong thời hạn 12 (tháng) kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá, tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật về khoáng sản;

+ Không được chuyển nhượng kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác lập hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động khoáng sản;

+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

V. ĐẤU GIÁ TÀI SẢN GIAO DỊCH BẢO ĐẢM

Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định 09 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: (1) Cầm cố tài sản, (2) Thế chấp tài sản, (3) Đặt cọc, (4) Ký cược, (5) Ký quỹ, (6) Bảo lưu quyền sở hữu, (7) Bảo lãnh, (8) Tín chấp, (9) Cầm giữ tài sản.

Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây: (1) Bán đấu giá tài sản; (2) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; (3) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; (4) Phương thức khác. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định trên thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Điều 304 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bán tài sản cầm cố, thế chấp như sau:

“1. Việc bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

2. Việc tự bán tài sản cầm cố, thế chấp của bên nhận bảo đảm được thực hiện theo quy định về bán tài sản trong Bộ luật này và quy định sau đây:

a) Việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 307 của Bộ luật Dân sự;

b) Sau khi có kết quả bán tài sản thì chủ sở hữu tài sản và bên có quyền xử lý tài sản phải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua tài sản”.

Theo Điều 52 Nghị định số21/2021/NĐ-CPngày19tháng3năm2021 của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, các bên có thể thỏa thuận về việc giao, xử lý một phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm. Trường hợp một nghĩa vụ được bảo đảm bằng nhiều tài sản mà các bên không có thỏa thuận về việc lựa chọn tài sản bảo đảm để xử lý và pháp luật liên quan không có quy định khác thì bên nhận bảo đảm có quyền lựa chọn tài sản bảo đảm để xử lý hoặc xử lý tất cả các tài sản bảo đảm.

Trường hợp các bên thỏa thuận về xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo phương thức đấu giá và có thỏa thuận riêng về thủ tục đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản thì việc xử lý tài sản thực hiện theo thỏa thuận này. Trường hợp không có thỏa thuận riêng thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.

Trường hợp các bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm là chứng khoán niêm yết, hàng hóa trên sàn giao dịch hàng hóa hoặc động sản khác có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì bên nhận bảo đảm được bán theo giá tại thị trường giao dịch chứng khoán hoặc tại sàn giao dịch liên quan khác nhưng phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có) biết trước khi bán.

VI. BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN DOANH NGHIỆP KHI PHÁ SẢN

Bán đấu giá tài sản khi doanh nghiệp phá sản được quy định trong Luật phá sản năm 2014.

Phá sảnlàtìnhtrạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toánlà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán (Khoản 1 và 2 Điều 4 Luật phá sản năm 2014).

Theo quy định tại Điều 124 Luật phá sản năm 2014, tài sản được bán theo các hình thức sau: (a) Bán đấu giá; (b) Bán không qua thủ tục đấu giá.

- Việc bán đấu giá đối với tài sản là động sản có giá trị từ trên 10.000.000 đồng và bất động sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyềnthỏa thuậnvới tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày định giá. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá. Trường hợp Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản khôngthỏa thuậnđược thì Chấp hành viên lựa chọn tổ chức bán đấu giá để kýhợp đồngdịch vụ bán đấu giá tài sản. Việc ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản được tiến hành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thẩm định giá. Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày kể từ ngày ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.

- Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bán đấu giá tài sản thanh lý trong các trường hợp sau: (a) Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản chưa có tổ chức bán đấu giá hoặc có nhưng tổ chức bán đấu giá từ chối kýhợp đồngdịch vụ bán đấu giá tài sản; (b) Động sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày kể từ ngày định giá hoặc từ ngày nhận được văn bản của tổ chức bán đấu giá từ chối bán đấu giá.

- Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bán không qua thủ tục bán đấu giá đối với tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc tài sản thanh lý có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị. Việc bán tài sản phải được thực hiện trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định thi hành quyết định tuyên bố phá sản hoặc quyết định bán tài sản.

- Thủ tục bán đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.