Chiến lược hợp nhất theo chiều dọc là gì năm 2024

Liên kết theo chiều dọc (vertical integration) là một dạng chiến lược mà một số doanh nghiệp thường áp dụng để tự phục vụ trong chuỗi cung ứng của chính mình. Hay nói cách khác, họ sẽ tự góp phần từ khâu cung ứng nguyên liệu và hàng hóa với vai trò là nhà cung cấp cho đến nhà bán lẻ đến người tiêu dùng cuối.

Chiến lược hợp nhất theo chiều dọc là gì năm 2024

Tìm hiểu về chiến lược liên kết theo chiều dọc

Liên kết theo chiều dọc là một chiến lược bố trí trong đó một công ty sẽ kiểm soát nhà cung cấp, nhà phân phối, địa điểm bán lẻ hoặc các bộ phận khác trong chuỗi cung ứng của họ. Đôi khi liên kết dọc có thể làm cho công ty hoạt động hiệu quả hơn, nhưng cũng đòi hỏi họ phải đầu tư nhiều vốn và ẩn chứa những rủi ro khác. Liên kết theo chiều dọc là khi doanh nghiệp kiểm soát một phần chuỗi cung ứng của chính họ, sản xuất một số thành phần đầu vào mà họ cần để hoạt động kinh doanh hoặc tiêu thụ một số sản phẩm đầu ra sau khâu sản xuất. Liên kết theo chiều dọc ngược (backward vertical integration) có nghĩa là doanh nghiệp tự cung cấp các thành phần đầu vào mà họ cần, còn liên kết theo chiều dọc thuận (forward vertical integration) là khi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đầu ra của chính họ.

Ví dụ

Giả sử một thương hiệu cà phê cấp quốc gia (như Trung Nguyên chẳng hạn) muốn giảm giá thành sản phẩm và tăng hiệu quả kinh doanh. Họ có thể làm điều đó bằng cách mua đứt các nông trại trồng cà phê để có thể tự cung cấp hạt cà phê cho chuỗi. Đây được gọi là liên kết theo chiều dọc.

Bài học

Liên kết theo chiều dọc giống như một cái thang vậy...

Mỗi doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng là một nấc thang trên cả bậc thang. Hàng hóa sẽ di chuyển lên xuống từ bậc thang này sang bậc thang khác cho đến khi tạo ra sản phẩm cuối cùng. Khi một công ty lớn sở hữu hai hoặc nhiều doanh nghiệp cạnh nhau trên bậc thang, họ sẽ được xem là liên kết theo chiều dọc.

Liên kết theo chiều dọc là gì?

Liên kết theo chiều dọc là khi một công ty trở thành một trong những nhà cung cấp hoặc khách hàng của chính mình.

Doanh nghiệp thì chuyên sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Có những doanh nghiệp sẽ cung cấp các sản phẩm thô để các tập đoàn khác tinh chỉnh lại trước khi bán lại cho các công ty khác để rồi họ biến đổi mặt hàng đó một lần nữa rồi mới bán cho khách hàng. Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp phải hợp tác với các doanh nghiệp khác để đảm bảo họ có nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất sản phẩm của mình.

Trong một số tình huống, có những công ty sẽ tự sản xuất nguồn cung đầu vào thay vì mua gom từ các nhà cung cấp, mà điều này đối với họ là lựa chọn hợp lý nhất. Còn trong những trường hợp khác, công ty sẽ đặt một chân trong quy trình sản xuất và loại bỏ các bên trung gian đứng giữa công ty và khách tiêu thụ cuối cùng.

Khi một công ty mở rộng hoạt động, dù là để sản xuất nhiều nguyên liệu đầu vào hơn hoặc tiêu thụ đầu ra nhiều hơn, thì các trường hợp đó đều là liên kết theo chiều dọc.

Một số ví dụ về các công ty liên kết theo chiều dọc

Tại thị trường Mỹ, có một công ty liên kết theo chiều dọc nổi tiếng là Netflix. Trong những ngày đầu của Netflix, họ chuyên cung cấp DVD và dịch vụ phát trực tuyến các chương trình truyền hình và phim ảnh do các công ty khác sản xuất.

Cuối cùng, Netflix đã mở rộng hoạt động sang sản xuất nội dung gốc (như các loạt phim do Netflix tự đầu tư sản xuất) và cung cấp chúng cùng với nội dung do các doanh nghiệp khác tạo ra. Các loạt phim do Netflix sản xuất chính là yếu tố đầu vào trong chuỗi hoạt động kinh doanh của họ. Bởi vì Netflix tự đầu tư quay và phát triển các bộ phim đó, nên họ được xem là liên kết theo chiều dọc mặc dù công ty này vẫn cung cấp nội dung từ các hãng phim khác.

Các hãng sản xuất xe hơi là một ví dụ khác về chiến lược liên kết theo chiều dọc. Nếu bạn muốn mua một chiếc xe Ford, hiển nhiên bạn phải đến đại lý bán xe Ford tại khu vực của mình. Tesla cũng bán ô tô của họ thông qua các cửa hàng Tesla. Các công ty này chịu trách nhiệm sản xuất ô tô và bán chúng trực tiếp cho người tiêu dùng, tức là họ hoạt động ở hai mảng riêng biệt của chuỗi cung ứng.

Việc hợp nhất của Ticketmaster và Live Nation cũng là một ví dụ khác về liên kết theo chiều dọc. Live Nation chuyên lên lịch và sản xuất các buổi hòa nhạc và show diễn. Ticketmaster chuyên bán vé cho những buổi biểu diễn đó. Live Nation từng là nhà cung cấp cho Ticketmaster, vì vậy các công ty này đã liên kết theo chiều dọc khi hợp nhất với nhau vào năm 2010.

Phân biệt giữa liên kết theo chiều dọc và liên kết theo chiều ngang

Liên kết theo chiều dọc xảy ra khi hai công ty ở các nấc thang khác nhau của chuỗi cung ứng hợp nhất lại hoặc khi một công ty mở rộng hoạt động để chiếm lĩnh trong một mảng khác của chuỗi cung ứng.

Liên kết theo chiều ngang là khi một doanh nghiệp mua lại hoặc hợp nhất với một công ty khác ở cùng cấp của chuỗi cung ứng. Ví dụ, việc một cửa hàng cà phê tư nhân mua lại một cửa hàng cà phê khác đang làm ăn bết bát thì đó là liên kết theo chiều ngang.

Các kiểu liên kết theo chiều dọc

Có hai loại liên kết theo chiều dọc: liên kết theo chiều dọc thuận và liên kết theo chiều dọc ngược.

Liên kết theo chiều dọc ngược là khi một công ty trở thành nhà cung cấp của chính mình. Chẳng hạn, khi một nhà hàng chuyển đổi chiến lược từ thu mua nông sản và gia vị từ các hộ nông dân sang hình thức tự trồng thực phẩm thì đó chính là liên kết theo chiều dọc ngược, vì lúc này họ đang tự cung cấp nguyên liệu thô cho chính các hoạt động của mình.

Liên kết theo chiều dọc thuận là khi một công ty bắt đầu tiêu thụ sản phẩm đầu ra của chính mình. Một doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ chơi và bán chúng cho các nhà bán lẻ sẽ trở thành doanh nghiệp liên kết theo chiều dọc thuận khi họ mở các địa điểm bán lẻ của riêng mình và bắt đầu bán đồ chơi trực tiếp cho người tiêu dùng.

Ưu điểm của việc liên kết theo chiều dọc

Giảm bớt gián đoạn chuỗi cung ứng

Hầu hết mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt với rủi ro chuỗi cung ứng và liên kết theo chiều dọc có thể giúp giảm thiểu rủi ro đó. Các nhà cung cấp có thể sẽ gặp thất bại, sản xuất ít hàng hóa hơn dự kiến ​​hoặc quyết định không bán sản phẩm cho các công ty khách hàng nữa. Nếu doanh nghiệp nào có thể tự cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho chính mình thì họ sẽ không phải lo lắng về việc bị các nhà cung cấp từ chối bán hàng. Do đó, họ sẽ có thể dự báo sản lượng đầu vào của mình một cách chính xác hơn.

Tương tự như vậy, các công ty liên kết theo chiều dọc thuận sẽ bớt phải lo lắng hơn khi tìm kiếm khách mua hàng. Người mua hàng cũng có thể từ chối mua một số sản phẩm nhất định, vì vậy nếu một công ty liên kết theo chiều dọc thuận sử dụng chính sản phẩm đầu ra của mình thì họ sẽ bớt đi nguy cơ bị mất khách mua hàng.

Giảm bớt quyền lực của các nhà cung cấp

Những công ty bị lệ thuộc hoàn toàn vào các doanh nghiệp khác trong khâu cung cấp thành phần đầu vào cần thiết thì sẽ phải đáp ứng cho những nhà cung cấp đó rất nhiều nguồn lợi. Các nhà cung cấp có thể sẽ ra yêu sách tăng giá hoặc ngừng sản xuất hàng hóa khi biết rằng công ty đó buộc phải mua hàng của họ.

Nếu một công ty có thể tự sản xuất thành phẩm đầu vào cho mình thì họ sẽ ít phụ thuộc hơn vào các nhà cung cấp bên ngoài để thu gom nguyên liệu thô. Khả năng tự chủ này mang lại cho doanh nghiệp nhiều quyền thương lượng hơn đối với các nhà cung cấp khi áp mức định giá và đưa ra các điều khoản hợp đồng khác.

Tận dụng lợi thế theo quy mô kinh tế

Khi các doanh nghiệp phát triển, họ sẽ có thể tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô bằng cách mua một lượng lớn nguyên liệu thô. Điều này cũng giống như khi bạn mua một bao gạo 20 kg so với một bao gạo 5 vậy. Bạn mua hàng hóa càng nhiều thì số tiền phải trả càng ít hơn khi tính trung bình trên mỗi đơn vị.

Nhược điểm của chiến lược liên kết theo chiều dọc

Mất đi tính linh hoạt

Khi các công ty liên kết theo chiều dọc, họ sẽ tăng cường mức độ cam kết sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể.

Giả sử như nhà sản xuất đồ chơi chuyên chế tác các nhân vật bằng nhựa. Nếu công ty đó liên kết theo chiều dọc bằng cách đầu tư xây dựng hoặc mua một nhà máy sản xuất nhựa thô thì tức là họ đã xác định gắn bó cố định với công việc kinh doanh đồ chơi bằng nhựa. Khi đó, nếu doanh nghiệp này muốn thay đổi sản phẩm thành đồ chơi bằng gỗ thì điều đó sẽ trở nên khó khăn hơn. Nếu một công ty đã liên kết dọc và muốn thay đổi phương hướng kinh doanh như vậy, họ sẽ phải bán đi hoặc đóng cửa nhà máy sản xuất nhựa hoặc phải tìm những khách hàng chấp nhận mua những mặt hàng nhựa thô mà họ sản xuất nhưng không sử dụng đến.

Chi phí cao hơn

Khi một công ty mở rộng hoạt động kinh doanh, họ chắc chắn sẽ phát sinh thêm chi phí. Khi một doanh nghiệp liên kết theo chiều dọc, doanh nghiệp đó sẽ phải trả tất cả các chi phí liên quan để phục vụ cho chiến lược này, chẳng hạn như tăng tiền lương, tiền thuê và thuế. Nếu công ty không có đủ nguồn dự trữ tiền mặt hoặc dòng tiền để đáp ứng các chi phí đó thì họ có thể sẽ không thực hiện được chiến lược liên kết dọc và không thể tích lũy đủ nguồn vốn để trả cho các chi phí phát sinh.

Giảm sự tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi

Hầu hết mọi doanh nghiệp đều có mảng kinh doanh cốt lõi. Mảng kinh doanh cốt lõi đó cho phép công ty phục vụ người tiêu dùng của mình một cách hiệu quả hơn. Nhà hàng thì sẽ không cần phải biết quá nhiều về việc đánh bắt cá hay trồng rau mà họ chỉ cần biết cách tạo ra một bữa ăn ngon và tạo ra một bầu không khí thư giãn cho thực khách.

Khi một công ty liên kết theo chiều dọc, họ cần phải tích lũy được kiến ​​thức mới và tập trung vào việc hoàn thành các công việc mới. Công sức dành ra cho quá trình học tập này có thể làm giảm sự tập trung của công ty vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi ban đầu. Một nhà hàng nếu quá chú trọng vào việc mở rộng theo hướng tự trồng trọt để cung cấp các nguyên liệu thực phẩm đầu vào thì họ có thể sẽ lơ là trước những công tác thu hút thực khách như chế biến đồ ăn sao cho thật ngon và tạo ra bầu không khí dễ chịu cho khách.

Xung đột văn hóa doanh nghiệp

Xung đột văn hóa giữa các doanh nghiệp có thể nổ ra khi một doanh nghiệp liên kết dọc bằng cách sáp nhập hoặc mua lại một doanh nghiệp khác. Nếu văn hóa của hai công ty hoàn toàn khác nhau, họ có thể sẽ cần một thời gian dài để giải quyết mâu thuẫn trước khi có thể làm việc cùng nhau một cách hiệu quả và hiện thực hóa những lợi ích từ việc kết hợp.

Khi nào doanh nghiệp nên liên kết theo chiều dọc hoặc tránh liên kết theo chiều dọc?

Các doanh nghiệp nên cân nhắc chủ trương liên kết theo chiều dọc khi các nhà cung cấp của họ có quá nhiều quyền lực đối với họ, vì liên kết theo chiều dọc sẽ làm giảm đáng kể quyền lực của nhà cung cấp trong quá trình đàm phán. Vấn đề này cũng tương tự khi khách hàng của công ty có quá nhiều quyền lực đối với họ.

Ngoài ra còn có một lý do khác để một công ty liên kết theo chiều dọc, đó là khi thị trường tiêu thụ sản phẩm của họ còn non trẻ, và họ cần tìm một con đường để đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng. Nếu cứ bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng thì doanh nghiệp có thể bỏ qua công đoạn thuyết phục các nhà bán lẻ chấp nhận mua vào sản phẩm của họ.

Bên cạnh đó, tốt nhất các doanh nghiệp nên tránh liên kết dọc nếu như không có lợi ích khi triển khai chiến lược này. Trong một thị trường mà các nhà cung cấp và khách hàng của doanh nghiệp có ít quyền lực thì việc liên kết dọc cũng không mang lại lợi ích là bao, do đó chi phí bỏ ra về thời gian và tiền đầu tư khó có thể mang lại nguồn lợi xứng đáng.

Những doanh nghiệp nào đang hoạt động với độ hiệu quả cao ở một mảng nhất định có lẽ cũng nên tránh áp dụng chiến lược liên kết theo chiều dọc vì làm như vậy sẽ có thể khiến họ mất tập trung vào phân khúc cốt lõi đó.

Trước khi liên kết theo chiều dọc, các công ty nên thực hiện phân tích xem nên tự sản xuất hàng hóa hay mua ngoài để đánh giá liệu chiến lược liên kết theo chiều dọc ngược có hợp lý hay không. Phân tích này sẽ liên quan đến các yếu tố như chi phí sản xuất và thu mua sản phẩm và liệu công ty có đủ năng lực và chuyên môn để sản xuất mặt hàng đó hay không. Ngoài ra, các công ty cũng cần đánh giá xem liệu họ có đủ tiền mặt cần thiết để bắt tay vào việc sản xuất hay không và liệu công ty có thể đàm phán với các nhà cung cấp để đòi giảm chi phí hoặc buộc nhà cung cấp phải nâng cao hiệu quả trong quy trình hoạt động hơn hay không.

Đăng Khoa - Theo learn.robinhood.com

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Chiến lược kết hợp theo chiều dọc là gì?

Sáp nhập theo chiều dọc (Vertical Integration) Sáp nhập theo chiều dọc là một chiến lược tại đó một công ty sở hữu hoặc kiểm soát chính nhà cung ứng, phân phối hoặc các điạ điểm bán lẻ của họ. Sáp nhập theo chiều dọc có thể xảy ra 2 trường hợp: chiến lược hội nhập về phía trước và chiến lược hội nhập về phía sau.

Hợp nhất theo chiều dọc là gì?

Sáp nhập theo chiều dọc (tiếng Anh: Vertical Merger) là hình thức sáp nhập của các công ty khác nhau trong cùng một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng.

Chiến lược hội nhập theo chiều ngang là gì?

Chiến lược hội nhập ngang Là chiến lược nhằm tăng quyền sở hữu hoặc sự kiểm soát của công ty đối với các đối thủ cạnh tranh nhằm phân chia thị phần và kiểm soát thị trường kinh doanh. Hiện nay, một trong những khuynh hướng nổi bật trong quản trị chiến lược là sử dụng hội nhập ngang như một chiến lược tăng trưởng.

Hợp tác theo chiều dọc là gì?

Hợp tác theo chiều dọc là sự hợp tác khi hai hoặc nhiều tổ chức thuộc các cấp hoặc giai đoạn khác nhau trong chuỗi cung ứng chia sẻ trách nhiệm, tài nguyên và thông tin hiệu suất của họ để phục vụ khách hàng cuối tương đối giống nhau; trong khi hợp tác theo chiều ngang là mối quan hệ liên tổ chức giữa hai hoặc nhiều ...