So sánh trợ cấp mất việc thôi việc trợ cấp thất nghiệp ở việt nam

Tin cùng chuyên mục

  • Bảng lương tối thiểu vùng năm 2022 tại 63 tỉnh, thành
  • Những khoản tiền được nhận khi nghỉ việc năm 2022
  • Đang làm ổn định, đi nghĩa vụ quân sự có bị mất việc không?
  • Bộ luật Lao động 2019 và toàn bộ điểm mới đáng chú ý
  • 7 lưu ý cho doanh nghiệp khi bố trí làm thêm giờ từ năm 2021

Tin cùng chuyên mục

  • Bảng lương tối thiểu vùng năm 2022 tại 63 tỉnh, thành
  • Những khoản tiền được nhận khi nghỉ việc năm 2022
  • Đang làm ổn định, đi nghĩa vụ quân sự có bị mất việc không?
  • 6 điều doanh nghiệp cần lưu ý khi thuê người lao động cao tuổi
  • Mức đóng đoàn phí, kinh phí công đoàn năm 2021

Phân biệt trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc

So sánh trợ cấp mất việc thôi việc trợ cấp thất nghiệp ở việt nam

“Trợ cấp thất nghiệp”, “trợ cấp thôi việc”, “trợ cấp mất việc” là khái niệm quen thuộc với đa số chúng ta. Tuy nhiên sự khác nhau giữa ba loại trợ cấp này là gì, bảo hiểm thất nghiệp chi trả cái nào? Anpha sẽ so sánh để giúp bạn phân biệt 3 cụm từ này.

Nội dung chính:

  • Khái niệm
  • Cơ quan chi trả
  • Trường hợp được hưởng trợ cấp
  • Điều kiện cần có để người lao động được hưởng trợ cấp
  • Quyền lợi được hưởng

01. Khái niệm

Trợ cấp mất việc: Là khoản tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động nghỉ việc, trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.

Trợ cấp thôi việc: Là khoản tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động. Người lao động sẽ được nhận khoản trợ cấp thôi việc này với điều kiện hai bên chấm dứt hợp đồng lao động một cách hợp pháp. Để “hợp pháp” thì cần thuộc một các trong trường hợp sau:

So sánh trợ cấp mất việc thôi việc trợ cấp thất nghiệp ở việt nam

Trợ cấp thất nghiệp: Là khoản tiền cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả cho người lao động sau khi chấm dứt sử dụng lao động với người sử dụng lao động. Điều kiện được hưởng là trong vòng 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, người lao động không làm việc ở doanh nghiệp nào khác.

Tham khảo:Đối tượng, điều kiện, thời gian, thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.

02. Cơ quan chi trả

Trợ cấp mất việc: Người sử dụng lao động

Trợ cấp thôi việc: Người sử dụng lao động

Trợ cấp thất nghiệp: Cơ quan BHXH

03. Trường hợp được hưởng trợ cấp

Trợ cấp mất việc:

So sánh trợ cấp mất việc thôi việc trợ cấp thất nghiệp ở việt nam

Trợ cấp thôi việc:

- Người sử dụng lao động và người lao động đồng thuận kết thúc HĐLĐ.

- Hết thời hạn được giao kết trong HĐLĐ.

- Người lao động hoàn thành công việc theo HĐLĐ.

- Người lao động bị kết án tù giam/tử hình/bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ.

- Người lao động hoặc người sử dụng lao động chết hoặc bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

- Người lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật.

Trợ cấp thất nghiệp: Người lao động chưa tìm được công việc mới sau khi đã nghỉ việc trong một khoảng thời gian dài nhất định (3 tháng trở lên).

Xem thêm:Nghị quyết 126 hỗ trợ người lao động 1.000.000đ - 3.710.000đ.

04. Điều kiện cần có để người lao động được hưởng trợ cấp

Trợ cấp mất việc: Người lao động làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên cho người sử dụng lao động bị mất việc, thuộc một trong các trường hợp được trợ cấp mất việc nêu trên.

Trợ cấp thôi việc: Người lao động làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên cho người sử dụng lao động bị mất việc, thuộc một trong các trường hợp được trợ cấp mất việc nêu trên. Trợ cấp thất nghiệp: Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc một trong các trường hợp hợp lệ theo quy định dưới đây:

- Chấm dứt HĐLĐ đúng quy định pháp luật.

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc (đối với trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 43 của Luật Việc làm 2013).

- Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ (đối với trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 của Luật Việc làm 2013).

- Không thuộc trường hợp hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.- Chưa tìm được việc làm mới sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm.

05. Quyền lợi được hưởng

Trợ cấp mất việc: Được hưởng một khoản tiền tương ứng với số năm làm việc của người lao động. Mỗi năm làm việc trả 1 tháng tiền lương tương ứng, nhưng ít nhất bằng 2 tháng tiền lương.

Trợ cấp thôi việc: Được hưởng một khoản tiền tương ứng với số năm làm việc của người lao động. Mỗi năm làm việc trả 1 nửa tháng tiền lương tương ứng.

Trợ cấp thất nghiệp: Được tổ chức BHXH đóng tiền bảo hiểm y tế. Hàng tháng được hưởng một khoản tiền bằng 60% tiền lương của 6 tháng bình quân đóng BHTN, với điều kiện đã đóng 12 tháng trong vòng 24 tháng trước khi nghỉ việc.

Ba khái niệm trợ cấp mất việc, trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp có nhiều điểm chung. Tuy nhiên giữa chúng cũng có nhiều sự khác nhau mà bạn cần phân biệt cho rõ. Nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện hưởng trợ cấp mất việc, trợ cấp thôi việc hay trợ cấp thất nghiệp phía trên, bạn cần làm hồ sơ hoặc theo hướng dẫn để được hưởng quyền lợi đầy đủ.

Lưu ý: Người được hưởng trợ cấp mất việc, trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp phải tự mình làm hồ sơ và nộp, không thể ủy quyền cho người khác nộp thay. Vì thế, bạn không thể thuê dịch vụ làm thay cho mình. Đây cũng là lý do Anpha không có dịch vụ cho yêu cầu này dù rất nhiều người cần.

Xem thêm:

Hướng dẫn cách cài đặt, đăng ký VssID - BHXH điện tử chi tiết

Đối tượng, điều kiện, thủ tục nhận trợ cấp thai sản

Anpha hi vọng những thông tin trên sẽ giúp doanh nghiệp và người lao động đảm bảo đầy đủ quyền lợi, trách nhiệm của mình. Nếu cần Anpha tư vấn thêm thông tin pháp lý khác, bạn vui lòng gọi cho chúng tôi theo số0938 268 123 (TP. HCM) hoặc 0984 477 711 (Hà Nội) để được hỗ trợ.

Kim Tư – Phòng pháp lý Anpha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
So sánh trợ cấp mất việc thôi việc trợ cấp thất nghiệp ở việt nam

Đối Tượng, Điều Kiện Và Thủ Tục Hưởng Trợ Cấp Thất Nghiệp

So sánh trợ cấp mất việc thôi việc trợ cấp thất nghiệp ở việt nam

Thủ tục báo tăng, báo giảm bảo hiểm xã hội (BHXH) cập nhật mới

So sánh trợ cấp mất việc thôi việc trợ cấp thất nghiệp ở việt nam

Cách doanh nghiệp nhận hỗ trợ Quỹ thất nghiệp nghị quyết 116

So sánh trợ cấp mất việc thôi việc trợ cấp thất nghiệp ở việt nam

Nghị quyết 126 hỗ trợ người lao động 1.000.000đ - 3.710.000đ

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá
Gửi đánh giá
  • Quay lại
  • Xem tiếp

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Viết nội dung câu hỏi...
SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH
XEM THÊM HỎI ĐÁP

Phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật

Bởi
Luật sư Trần Hồng Sơn
-
3 Tháng Bảy, 2021
0
704

Phụ lục bài viết

  • 1 Trợ cấp thôi việc là gì?
  • 2 Trợ cấp thất nghiệp là gì?
  • 3 Phân biệt những điểm khác nhau giữa trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp
  • 4 Người lao động có thể nhận đồng thời cả trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp
  • 5 Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
Rate this post

Các khoản trợ cấp hiện nay cho người lao động bao gồm: trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp. Đây là những khoản tiền trợ cấp đảm bảo quyền lợi cho người lao động, khi nghỉ việc họ sẽ nhận được. Tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng hiểu rõ quy định pháp luật về các khoản trợ cấp này dẫn tình trạng không được hưởng trợ cấp, hoặc nhận không đúng, đủ các khoản trợ cấp. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt rõ quy định của pháp luật hiện nay về trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp.

So sánh trợ cấp mất việc thôi việc trợ cấp thất nghiệp ở việt nam
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Phân biệt trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp mất việc làm

Tổng đài tư vấn pháp luật 02466565366

Trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp đều là những khoản tiền mà người lao động nhận được khi nghỉ việc hoặc không có việc làm.

Xét về điều kiện hưởng với trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc

Trợ cấp thôi việc:

  • Do chấm dứt hợp đồng lao động vì nhiều lý do khác nhau (trừ sa thải) đa số là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp mà chủ sử dụng lao động không đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
  • NLĐ đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
  • Người sử dụng lao động sẽ chi trả khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động khi chấm dứt quan hệ lao động theo Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9, 10 Điều 34 Bộ luật lao động năm 2019. Tức là những trường hợp người lao động đã làm việc thường xuyên từđủ12 thángtrở lên mà chấm dứt hợp đồng lao động do hết thời hạn hợp đồng; công việc theo hợp đồng đã thực hiện xong; hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Thì trường hợp này người lao động sẽ được chi trả trợ cấp thôi việc. Sở dĩ Bộ luật lao động lại quy định vấn đề này là có tính đến sự đóng góp của người lao động trong quá trình làm việc tại công ty.

Trợ cấp mất việc:

  • Thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế làm ảnh hưởng đến việc làm của NLĐ.
  • Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
  • NLĐ đã làm việc thường xuyên cho NSDLĐ từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm trong các trường hợp trên, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
  • Khác với trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là khoản trợ cấp mà người sử dụng lao động trả cho người lao động đã làm việc thường xuyên từđủ12 thángtrở lên trong trường hợp người sử dụng lao động có sự thay đổi về cơ cấu, công nghệ hay vì lý do kinh tế hoặc sát nhập, hợp vốn, chia tách doanh nghiệp, không thể giải quyết việc làm mới cho người lao động. Như vậy những trường hợp trả trợ cấp mất việc làm thường là những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do các yếu tố bên ngoài tác động tới.

Về thời gian tính trợ cấp và mức tính trợ cấp

  • Tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia BHTN theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc.
  • Tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 06 tháng liền kề trước khi NLĐ thôi việc/mất việc làm.

Mức trợ cấp thôi việc, mất việc và thời hạn nhận trợ cấp

Trợ cấp thôi việc: Khi trả trợ cấp thôi việc chủ sử dụng lao động trả cho người lao động mỗi năm làm việc là một nửa tháng tiền lương. Tháng tiền lương được coi làm căn cứ để tính trợ cấp thôi việc là tháng tiền lương của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Chủ sử dụng lao động phải thực hiện chi trả khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động.

Trợ cấp mất việc làm: Mức trợ cấp mất việc làm mà người chủ sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động sẽ là: mỗi năm làm việc được trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương. Nếu xét về mức chi trả ta thấy rằng mức chi trả trợ cấp thôi mất việc làm cao gấp đôi mức chi trả trợ cấp thôi việc và Bộ luật lao động năm 2012 cũng giới hạn mức trợ cấp chi trả thấp nhất mà người lao động được hưởng. Sở dĩ có sự khác biệt như trên là vì trợ cấp mất việc làm chi trả cho người lao động trong những trường hợp họ bị mất việc làm do yếu tố khách quan và người lao động không thể chủ động trong việc tìm kiếm việc làm. Do đó mức hộ trợ như vậy sẽ phần nào giúp người lao động ổn định cuộc sống trong khi tìm kiếm việc làm mới.

Cũng giống như trợ cấp thôi việc, người sử dụng lao động cũng phải trả trợ cấp mất việ làm trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Hy vọng những so sánh trên có thể giúp ích cho các bạn khi không tiếp tục làm việc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 1900.6165để được tư vấn giải đáp.

Bài viết liên quan

  • Mẫu hợp đồng lao động
  • Thời gian làm thêm giờ và tiền lương làm thêm giờ
  • Đóng bảo hiểm khi làm việc không tròn tháng
  • Quy định về nghỉ phép năm: Cách tính, thời gian, mức lương
  • Xin cấp giấy phép lao động (work permit)