Sự đánh giá nào không phù hợp với sự nghiệp văn học của Nguyễn Du

SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG CỦA NGUYỄN DUXét về nội dung, qua các sáng tác của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sựđề cao xúc cảm, tức đề cao “tình”. Điều quan trọng hàng đầu, là sự cảmthông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là nhữngcon người nhỏ bé, bất hạnh (xem: Văn tế thập loại chúng sinh, Sở kiến hành,TháiBìnhmạicagiảv.v.).Cái nhìn nhân đạo này khiến ông được đánh giá là “tác giả tiêu biểu của tràolưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19”. Riêngvới Truyện Kiều, kiệt tác này còn “thấm đẫm tinh thần ngợi ca, trân trọng vẻđẹp kì diệu của tình yêu lứa đôi.”Về mặt nghệ thuật, Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắmvững nhiều thể thơ của Trung Quốc, như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật ,thất ngôn luật, ca, hành...nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặcbiệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà bằng chứng là ở TruyệnKiều, đã cho thấy thể thơ lục bát “có khả năng chuyển tải nội dung tự sự vàtrữ tình to lớn của thể loại truyện thơ. Chính trên cơ sở này mà trong thơNguyễn Du luôn luôn vang lên âm thanh, bừng lên màu sắc của sự sống, hằnlên những đường nét sắc cạnh của một bức tranh hiện thực đa dạng. Và giữanhững âm thanh, màu sắc, đường nét vô cùng phong phú đó, Nguyễn Du hiệnra: vừa dạt dào yêu thương, vừa bừng bừng căm giận. Đây là chỗ đặc sắc vàcũng là chỗ tích cực nhất trong nghệ thuật của Nguyễn Du. Từ thơ chữ Hánđến truyện Kiều, nó tạo nên cái sức sống kỳ lạ ở hầu hết tác phẩm của ông.Nguyễn Du được xếp vào hàng những cây bút lớn nhất của văn học ViệtNam trung đại. Tác phẩm của ông được đưa vào giảng dạy với thời lượngđáng kể ở cả Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Cùng với kiệt tácĐoạn trường tân thanh, Nguyễn Du còn để lại ba tập thơ chữ Hán: ThanhHiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục. Các thi tập này khôngchỉ góp phần làm nên diện mạo thơ ca trung đại mà còn là nguồn tư liệu giúpchúng ta tìm hiểu thế giới nội tâm của chính tác giả. Vì vậy, tìm hiểu sáng tácchữ Hán của Nguyễn Du có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu vàgiảng dạy tác gia này.Có thể nói, Nguyễn Du sáng tác thơ chữ Hán trước hết là để gửi gắm nỗiniềm riêng. Cho nên, số lượng bài thơ, câu thơ có tính chất tự thuật trong cácthi tập của Nguyễn Du rất lớn. Chúng vượt xa một số tác giả cùng thời: 107bài (chiếm đến 43%)- trong khi Đoàn Nguyễn Tuấn, Ngô Nhân Tĩnh, LêQuang Định, Trịnh Hoài Đức, Ngô Thì Nhậm... chỉ có từ 7 đến 25 bài (trêndưới 10% tác phẩm). Bộc lộ tâm trạng đã trở thành một yếu tố đặc trưng chothơ chữ Hán Nguyễn Du. Những vần thơ tự thuật không chỉ phản ánh cáchNguyễn Du hình dung về bản thân mình mà còn cho thấy quá trình vận độngtrong tư tưởng nghệ thuật của một nghệ sĩ lớn. Quá trình này tương ứng vớinhững biến động trên đường đời của tác giả. Đây cũng là một qui luật của thơca thời trung đại. Chỉ có điều với Nguyễn Du, sự biến đổi ấy không phụthuộc vào những thăng trầm trên đường hoạn lộ mà chủ yếu bắt nguồn từnhững trải nghiệm nhân sinh.* Bao trùm lên toàn bộ sáng tác của Nguyễn Du là tình đời, tình ngườibao la của nhà thơ, ông đã thể hiện chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc trong các tácphẩm của mình và phản ánh hiện thực một cách sâu sắc.Trước hết, là tình thương với những con người bất hạnh bị xã hội phongkiến vùi dập(đó là những con người nhỏ bé với thận phận ?con ong cái kiến?; nhữngphụ nữ yếu đuối, những trẻ thơ đói khát, hay những người lao động, ngườihành khất vất vưởng bên đường?) ( vd: ?Văn chiêu hồn?, ? Sở kiến hành??)Tư tưởng nhân đạo trong các sáng tác của Nguyễn Du thường đề cập đếnnhững đối tượng nào? a2. Căm thù các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyềnsống của con người- XHPK bất công mục ruỗng.- Đó là bọn quan lại có quyền , tham tiền.- Đó là bọn buôn thịt, bán người táng tận lương tâm.-Đólàthếlựcđỏđencủađồngtiền?Sáng tác của Nguyễn Du là bản cáo trạng đanh thép hùng hồn với các thế lựcxã hội tàn bạo. Mang đậm giá trị hiện thực.Ngoài lòng yêu thương những con người cùng khổ thì ông còn có thái độgì?Qua những thành tựu về nội dung và nghệ thuật em có nhận xét gì về vaitrò và vị trí của Nguyễn Du đối với nền văn học nước nhà?Tóm lại, nội dung thơ văn Nguyễn Du có giá trị nhân đạo và giá trị hiệnthực sâu sắc.? Nguyễn Du là một nhà thơ vĩ đại ? nhà nhân đạo chủ nghĩa sâusắc vĩnh viễn thuộc về nhân dân và nhân loại tiến bộ.Xứng đáng đứng ở vị tríhàng đầu trong lịch sử văn học dân tộc.CUNG OÁN NGÂM KHÚCTriết lý hư vô về kiếp người, cuộc đời trong tác phẩm Cung oán ngâmkhúc của Nguyễn Gia Thiều.”DẪN NHẬPViệt Nam là một đất nước có nền văn học vô cùng phong phú và đa dạng.Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, khi thịnh vượng, lúc suy tàn,nhưng thời đại nào cũng có những nhà văn, nhà thơ uyên bác đã để lại chođời nhiều tác phẩm hay. Nhiều người được UNESCO công nhận là danh nhânvăn hóa thế giới như Nguyễn Trải, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh. Họ đã cónhững tác phẩm kiệt xuất vượt lên cả mọi thời đại. Những tác phẩm của họđể lại như những di sản tinh thần làm rạng danh dân tộc Việt Nam, với nộidung và giá trị mang tính nhân văn cũng như tính giáo dục cao. Những tácphẩm đó phản ánh hiện thực cuộc sống của một giai đoạn lịch sử nào đó màcác tác giả đã sống đã thao thức và trăn trở. Sự tiếp thu những giá trị văn hóa– xã hội cũng như lịch sử và tôn giáo trong xã hội Việt Nam đã được đưa vàocác tác phTrong thế kỷ XVIII cũng có một tác giả nỗi bật với tác phẩm đượcxem là một tuyệt tác của thi ca chữ Nôm đó là Cung oán ngâm khúc củaNguyễn Gia Thiều. Không giống như tác phẩm chữ Nôm của Nguyễn Du khiviết nên Truyện Kiều phải lấy ý tưởng từ Kim Vân Kiều truyện của ThanhTâm Tài Nhân bên Trung Quốc, Đoàn Thị Điểm với Chinh phụ ngâm khúcđược dịch lại của Đặng Trần Côn mà Cung oán ngâm khúc của Nguyễn GiaThiều là một tác phẩm rất Việt Nam không dựa vào đâu cả. Nó phản ánh hiệnthực xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII với biết bao bất công và bế tắc. Sự bấtcông được thể hiện qua khát vọng tự do được yêu thương được sống như baongười phụ nữ và sự bế tắc được thể hiện qua ước muốn được thoát ra khỏi cái“lồng son” của cung cấm để sống với cảnh đời “cục mịch nhà quê” của ngườicung nữ mà không được. Tác giả đã thông qua lời của người cung nữ nói lêntâm trạng của mình với nỗi thương cảm cho thân phận và cuộc đời phải chịunhiều đắng cay.Với những từ ngữ Hán Việt, những điển tích và điển cố xưa trong nhữngtác phẩm xưa của Trung Quốc tác giả đã miêu tả cuộc sống của nàng cung nữtrong cung vua với những cảm xúc thăng trầm. Cùng với những tư tưởng củađạo Phật, đạo Lão và đạo Nho đã phác họa nên một tác phẩm mang đậm màusắc hư vô trong thân phận kiếp người và cuộc đời. Chính vì vậy người viết đãchọn đề tài: “Triết lý hư vô về kiếp người, cuộc đời trong tác phẩm Cung oánngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều.” Đây là một tác phẩm được viết trongthời Lê-Trịnh nhưng vẫn mang màu sắc tôn giáo và chính từ đó đã nỗi bật lêntriết lý hư vô về thân phận kiếp người cũng như về cuộc đời một cách tàitình.ẩm của các tác giả ấy một cách tài tình mà khi nhắc tới người đọc phảinghiêng mình nể phục.Nguyễn Gia Thiều sinh ngày 22 tháng 3 năm 1741 (nhằm ngày 5 tháng 2năm Tân Dậu), ở làng Liễu Ngạn, tổng Liễu Lâm, huyện Siêu Loại, phủThuận Thành, xứ Kinh Bắc, nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, trongmột gia đình đại quý tộc, có nhiều người làm tướng, làm quan cho triều đìnhvào cuối thời vua Lê chúa Trịnh.1.2. Nội dung và ý nghĩa tác phẩm Cung oán ngâm khúcCung oán ngâm khúc là tác phẩm kiệt xuất của Nguyễn Gia Thiều, đượcviết bằng chữ Nôm, gồm 356 câu thơ làm theo thể song thất lục bát[2]. Đâylà một bài ca ai oán cho thân phận của một người cung nữ tài sắc vẹn toàn,lúc đầu được vua ân sủng, yêu thương thắm thiết nhưng chẳng bao lâu lại bịbỏ rơi. Ông đã dùng ngòi bút của mình với lối văn độc thoại để giải bày tâmtrạng đau đớn của người cung nữ khi bị nhà vua ruồng bỏ. Nàng ý thức rõđược phẩm chất và tài năng của mình nên lặng lẽ tố cáo cuộc sống xa hoa phephởn của vua chúa đã biến người phụ nữ thành món đồ chơi để thỏa mãn dụcvọng một cách vô đạo. Sống trong cung cấm với nỗi cô đơn, tù túng nàngmuốn thoát ra ngoài để trở về với cuộc sống “cục mịch nhà quê” của ngàyxưa nhưng nàng vẫn bị giam cầm với bao nỗi niềm chất chứa. Cuối cùng,nàng vẫn khát khao được sự ân sủng nhỏ nhoi của vua như ngày nào nhưngđó chỉ là một ước mơ đầy tuyệt vọng. Và nàng nhận ra cõi đời này chỉ lànhững phù du, hư vọng, không thật như vừa tỉnh một giấc mơ.Cung oán ngâm khúc được xem như một bản cáo trạng tố cáo chếđộ phong kiến đã chà đạp con người thông qua là tiếng thét ai oán của mộttrang tố nữ tài sắc vẹn toàn và tình cảm trong sáng, cao quý mà bị ruồng bỏ.Hình ảnh cung nữ chính là nạn nhân của chế độ phong kiến mang đầy bảnchất ích kỷ hẹp hòi đến vô đạo của vua chúa đã biến họ thành món đồ chơi đểthỏa mãn thú tính rồi ném bỏ không thương tiếc vào quên lãng. Nguyễn GiaThiều đã thấy được cảnh này khi lui tới trong phủ chúa nên cảm thương chonỗi lòng của người cung nữ. Với tấm lòng nhân đạo ông đã dồn hết tâm huyếtvà văn tài của mình để viết nên một tác phẩm bất hủ, đau đớn đến xé lòng vềcuộc đời nàng. Nhưng ý nghĩa của tác phẩm không chỉ dừng lại ở đó mà cònmang một ý nghĩa sâu xa hơn là “Nguyễn Gia Thiều đã mượn lời cung nữ đểnói lên tâm sự bế tắc của mình, cũng là sự bế tắc của lớp nhà Nho thời đạiông, đầy chán chường và mệt mỏi.”Qua tác phẩm Cung oán ngâm khúc,Nguyễn Gia Thiều bày tỏ tâm sự của một kẻ sĩ đã nhìn thấy bao tang thương,thăng trầm, biến đổi của cuộc sống mà chính ông là người đã sống trongnhững biến cố ấy. Sự bế tắc của một thời đại với những tấm bi kịch đến tê táitrên thân phận kiếp người thông qua lời của người cung nữ đã vẻ nên một bứctranh ảm đảm cho xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Nhưng dường như ông chỉmượn tâm sự của người cung nữ để nói lên nỗi niềm u uất của ông và cũng làcủa bao nhiêu người khác phải chịu nhiều bất công dưới chế độ phong kiến.Đến khi nỗi u uất đến đỉnh điểm ông đã lãng quên tâm trạng của người cungnữ mà trực tiếp bộc lộ về suy nghĩ của mình về kiếp người, về cuộc đời vớitriết lý hư vô rải rác trong tác phẩm và vô cùng sắc xảo đến từng chi tiết cũngnhư câu chữ.Hư vô ở đây không phải Không cũng không phải Có. Ý thức, sự suy nghĩthì bị giới hạn trong thế giới nhị nguyên :có và không. Nếu vượt có, không,lòng không dính mắc, sẽ trực nhận được Hư Vô. Chúng ta đã quá quen thuộcvà trọn tin nơi ý thức, Hư vô không phải tư duy mà được, càng tư duy conngười càng sai lầm và ý thức của con người không phải là một thứ dễ tintưởng. Theo nhà Phật khi con người chưa giải thoát thì mọi tư duy của conngười vẫn bị vô minh chi phối. Tất cả mọi khái niệm đều bị giới hạn và hư vônếu có khái niệm thì cũng không chính xác. Càng lăn xăn suy nghĩ về kháiniệm càng xa lìa Hư Vô, tánh Không, Phật tính, bản thể vũ trụ. Nói chung hưvô là không có gì tuyệt đối, không thật có cũng không thật không, là hư vọng,giả hợp thoát ra hẳn tư duy của con người và hư vô nó có những biểu hiệncủa nó. Và trong tác phẩm Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều cómang những biểu hiện của hư vô. [3]2.1. Quan niệm “Đời là bể khổ” trong Cung oán ngâm khúcVới giọng văn gồm nhiều từ ngữ của nhà Phật, Nho, Lão, Ôn NhưHầu đã giải thích về nhân sinh, vũ trụ và cuộc đời. Ông cho rằng cuộc đời làbể khổ mê tân, con người từ khi có mặt ở cõi đời này đã là khổ:“Thảo nào khi mới chôn nhau,Đã mang tiếng khóc chào đời mà ra!” (câu 55 - 56)Đây là quan niệm “Sinh là khổ”, một trong Bát khổ của Khổ đếmà Đức Phật đã nói trong Tứ Đế. Khổ đế là chân lý đầu tiên trong Tứ Đế, nóilên sự thống khổ của chúng sinh và “Sinh là khổ” là điều đầu tiên mà ĐứcPhật đề cập đến. Khi mới sinh ra con người đã là khổ rồi và nỗi khổ đó đượcbáo trước nên tiếng kêu đầu tiên lại là tiếng khóc. Tại sao không phải là tiếngcười mà là tiếng khóc vì tiếng khóc báo hiệu sự có mặt trên cõi đời này củacon người sẽ chịu nhiều nỗi khổ mà sinh là nỗi khổ đầu tiên mà con ngườiphải gánh chịu. Cùng quan điểm đó, Nguyễn Công Trứ cũng có câu:“Thoạt mở mắt thì đà khóc chóe,Trần có vui sao chẳng cười khì.”Thật vậy, cuộc đời có vui gì đâu mà cười, chính vì không vui nên mớiphải khóc lúc sinh ra chứ. Trịnh Công Sơn trong nhạc phẩm Phôi pha cũng cóđoạn: “Thôi về đi, đường trần đâu có gì”. Đúng vậy, đường trần không có gìcả chỉ là khổ thôi, mà Đức Phật cũng đã nói: “Nước mắt của chúng sinh nhiềuhơn nước biển” và con người chỉ là cánh bèo trôi nỗi dập dền trong bể khổấy:“Nghĩ thân phù thế mà đau,Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê.” (câu 67 - 68)“Bể khổ: từ Hán Việt là khổ hải. Đức Phật ví sự khốn khổ của chúngsanh mênh mông vô cùng như biển”[4]. Bến mê: bởi chữ mê tân, nhà Phậtnói: sự ngờ vực ở nơi tam giới và lục đạo thì gọi là mê tân, bến lạc đườngphải nhờ thuyền Từ-bi của Phật mới đưa vào đến bến được. Con người khôngthể định hướng cho chính mình mà chịu sự tác động của những yếu tố kháchquan khác. Ôn Như Hầu ví thân phận con người như là bọt bèo để mặt chodòng nước cuốn đi vào bến bờ vô định. Nghĩ đến thân thể mà đau đớn xót xakhi phải mang thân người. Khổng Tử cũng nói: “Ta khổ vì ta có cái thânnày”, nếu không còn thân này nữa thì ta có hết khổ chăng! Chưa hẳn thế,không biết khi không còn thân nữa thì ta có hết khổ không nhưng chỉ biếtrằng khi có thân thì chắc chắn là có khổ. Đau đớn hơn cả là con người khôngthể làm được những gì mà mình muốn nên phải cứ dằn vặt trong biển khổđau thương:“Sóng cồn cửa bể nhấp nhô,Chiếc thuyền bào ảnh lô xô gập ghềnh” (câu 71 - 72)Bào ảnh: là cái bọt cái bóng. Kinh Kim Cương nói: “Nhất thiếthữu vi pháp, như mộng, huyễn, bào, ảnh, như lộ riệc như điện, ưng tác nhưthị quan.” Nghĩa là: Tất cả các pháp như giấc chiêm bao, như chuyện huyềnảo, như bọt nước, như bóng đèn, như giọt sương móc và cũng như ánh sángchớp nhoáng. Ý nói những sự hiện hữu trên đời đều không được lâu bền, làgiả tạm, là vô thường.[5] Dù biết đời là tạm bợ, thân là giả dối không thật, đólà đứng trên phương diện pháp tướng của nhà Phật mà nói, nhưng cái mà conngười đối diện với những đau khổ cay cực của cuộc đời là có thật. Cái đaukhổ đó không những người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc muốn thoátra mà cả Nguyễn Gia Thiều cũng muốn phá tan cái vòng bức bách ấy. Sự caynghiệt của tạo hóa đã giết chết con người hồi nào không hay:“Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán,Chết đuối người trên cạn mà chơi.” (câu 73 - 74)Trẻ tạo hóa: bởi chữ tạo hóa tiểu nhi, trẻ nhỏ tạo hóa, đây là lời nói bỡngọi ông trời bằng trẻ con; nó xuất phát từ điển tích ông Đỗ Thẩm Ngôn đờiĐường, khi đau nặng, bọn ông Tống Chi Vấn vào thăm, Đỗ Thẩm Ngôn nóirằng: “Ngao ngán thay trẻ tạo hóa làm ta nên khổ sở thế này…”[6] Chết đuốingười trên cạn: bởi chữ Lục-trầm. Lục là trên cạn. Trầm là chìm đắm, Trangtử nói: “Không thèm đi chung với đường đời gọi là chết đắm trên cạn”. Ở đâycó nghĩa là không hạp với tình đời.[7]Phải chăng, tạo hóa khéo sắp đặt cho những con người “tài hoa bạcmệnh” Ông Như Hầu đã cảm thương cho thân phận tài hoa mà phận bạc củangười cung nữ. Ông cảm thương cho người cung nữ cũng chính là sự cảmthương mình vì Nguyễn Gia Thiều cũng là một người tài hoa nhưng số phậncủa ông cũng gặp phải sự cay nghiệt của tạo hóa. Nguyễn Du trong TruyệnKiều cũng ai oán không kém: “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”. Đâuphải Nguyễn Du chỉ có thương cảm cho nàng Kiều mà còn thương cho chínhNguyễn Du nữa để “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh, giật mình mình lại thươngmình xót xa”. Ông cũng đau đớn chua chát cho thân phận con người đâu thuakém gì Nguyễn Gia Thiều khi sống trong chế độ phong kiến ở thế kỷ XVIII.Sự chà đạp con người của xã hội phong kiến cùng với sự khắc khe của tạohóa đã làm cho con người tê tái cả cõi lòng.Đâu chỉ có “sanh là khổ” mà trong suốt cuộc đời từ lúc trẻ chođến lúc tuổi già con người luôn đối diện với những bức bách, những nỗi sợhãi về cuộc sống, đã bao lần lâm vào những cảnh sống dỡ, chết dỡ, đói nghèohoành hành, tai nạn kinh khiếp:"Trắng răng đến thuở bạc đầu,Tử, sinh, kinh, cụ, làm nau mấy lần." (câu 59 - 60)Đường đời còn chồng chất nhiều nỗi đắng cay cùng với bệnh tật đã hànhhạ thân xác lẫn tinh thân của con người. Sự thống khổ của bệnh tật đã cắt đứttim gan, đốt ruột, cắt da con người hằng ngày hằng giờ trong đau đớn:“Bệnh trần đòi đoạn tâm can,Lửa cơ đốt ruột, dao hàn cắt da.” (câu 63 - 64)Với hình ảnh “lửa” trong câu thơ này, Nguyễn Gia Thiều đã dựa vào tưtưởng của kinh Pháp Hoa để nói về nỗi khổ của chúng sanh bị thuê đốt trongnhà lửa của tam giới: “Tam giới bất an, do như hỏa trạch”. Ở đây, ông miêu tảsự bức bách của người cung nữ khi sống trong sự tù túng của cung cấm giốngnhư bị thiêu đốt trong nhà lửa. Tuy nhiên sự bức bách thật sự trong tác phẩmnày hàm ý nói lên nỗi khổ tâm của tác giả khi sống trong chế độ phong kiếnđầy dãy những điều “chướng tay gai mắt”. Chính vì sự chán ngán đó đã làmcho con người thêm mệt mỏi. Khi mùi đời chỉ toàn là hương vị đắng cay thìcòn có gì vui đâu để mà bám víu:“Mùi tục lụy dường kia cay đắng,Vui chi mà đeo đẳng trần duyên.” (câu 105 - 106)Sống trong cuộc đời với hàng nghìn cảnh va chạm của công việc, của cácmối quan hệ với xã hội, gia đình, dòng tộc, hàng trăm lần bị sứt mẻ thân thểlẫn tâm lý đã làm tin gan con người se thắt lại. Có khi muốn chết cho maunhưng nào được như vậy. Khổ sở nhất là trong cảnh sống không được màchết không xong mà cứ phải chịu đựng những nỗi đau dày vò dằn xé:“Đòi những kẻ thiên ma bách chiếtHình thì còn bụng chết đòi mau !” (câu 53 - 54)Không chết được, vậy thì phải sống. Còn sống thì phải còn tất bậtvới cuộc mưu sinh. Trong cuộc mưu sinh đó con người phải toan tính và chạytheo cái vinh hoa phú quý có khi đánh mất mình hồi nào không hay. Thật racó ai biết đủ để mà dừng lại. Chính vì sự ham muốn danh vọng mà con ngườiđã rượt đuổi nó như một chiếc bóng. Nguyễn Gia Thiều đã phê phán hóa sựphú quý là “mồi phú quý”. Phú quý ở đây chỉ là miếng mồi dành để câunhững con cá mà thôi. Con cá nào đớp được mồi tưởng đâu có được một bửaăn no ai ngờ lại mắc phải cái lưỡi câu thì thật là khốn khổ. Còn vinh hoa thìông lại gọi là “bả vinh hoa”. Bả ở đây là một thứ bỏ đi khi ai đó đã hưởng hếtnhững phần tinh túy rồi. Cái mà người này bỏ người khác đi tìm thì đâu cógiá trị gì nữa. Đã chán chê rồi cho nên mới bỏ và cái bỏ ấy chỉ còn là cái bảmà thôi. Vậy mà cái “bã vinh hoa” ấy biết bao nhiêu người tranh giành nhưngrốt cuộc chỉ là một trò lừa bịp của tạo hóa:“Mồi phú quý dữ làng xa mãBả vinh hoa lừa gả công khanh.” (câu 81 - 82)Dẫu biết là trò lừa bịp của tạo hóa nhưng con người cứ mãi mêmuội không nhận ra, cứ chạy đua theo nó đến nỗi “gót chân lấm bùn” (câu70), “tóc rụng gần hết” mới nhận ra mình chẳng được gì. Kẻ mưu cầu đượcthì lại tham lam muốn hơn thế nữa, còn kẻ mưu cầu không được lại đau khổkhóc than. Đây chính là “cầu bất đắc khổ” mà Đức Phật đã nói trong Khổ Đếvà được Nguyễn Gia Thiều áp dụng vào tác phẩm của mình.Tất cả nỗi khổ của người cung nữ cũng bắt nguồn từ chữ ái mà ra.Chính tình yêu đã làm cho người cung nữ bị ràng buột. Trong giáo lý Thậpnhị Nhân duyên thì chi “ái” là một trong những chi khó đoạn nhất. Trongkinh Đoạn tận ái, Phật dạy: Nếu đoạn tận ái dục thì tất cả các chi khác cũngsẽ bị đoạn tận. Nếu đoạn tận các chi trong Thập nhị Nhân duyên con người sẽđược giải thoát. Giải thoát cũng có nghĩa là con người chấm dứt mọi khổ đau.Người cung nữ đã vướng phải lưới tình cho nên mới sinh ra những phiền não:“Ngẫm nhân sự cớ gì ra thế,Sợi xích thằng chi để vướng chân,Vắt tay nằm nghĩ cơ trần,Nước dương muốn rẩy nguội dần lửa dương.” (câu 45 đến48)Sợi xích thằng là sợi dây đỏ hay còn gọi là dây tơ hồng. Điển này xuấtphát từ của tích của Vy Cố đời Đường ở Tống-đô, đêm đi chơi mát, gặp ônggià ngồi xem sách ở dưới trăng, bên có cái đãy đựng tơ đỏ (xích thằng) hỏiông đáp rằng: Quyển sổ này chép tên tuổi, đãy đựng sợi tơ đỏ để buộc duyênphận vợ chồng người. Những người đã ghi tên vào sổ này, dù người thù hoặcở nước khác cũng vầy nên chồng vợ. Ông này không có tên, ông xem sáchdưới trăng nên gọi Nguyệt lão có nghĩa là ông già dưới trăng, hoặc có khi gọilà “Trăng già" hàm ý là Nguyệt lão. Chính dây tơ hồng của Nguyệt lão đã cộtchân của người cung nữ đã làm cho nàng vướng chân không thể thoát khỏicái vòng lẫn quẩn đến nỗi nàng muốn cần đến giọt nước cành dương của Bồtát Quan Thế Âm làm nguội lữa ái dục trong lòng nàng để nàng được thanhthản.Nước dương: bởi chữ Dương chi tịnh thủy, giọt nước nơi cành dươngliễu. Sách Pháp Uyển Châu Lâm chép: có vị tăng tên Phật Đồ Trừng ngườinước Thiên Trúc một hôm ông Thạch Lặc mời đến nhà chơi, vừa có đứa conđau bệnh nặng. Phật Đồ Trừng lấy cành dương liễu tẩm nước phép rảy chođứa bé đau, liền lành khỏi. Phép ấy của Phật Quan Âm có bình ngọc cắmcành dương liễu trong bình có những giọt nước làm cho chúng sanh mát dịunhư có phép mầu.Phải nói rằng nguyên nhân của người cung nữ cũng bắt nguồn từchữ “ái” mà ra và chính nó đã làm nên biết bao nhiêu phiền muộn, bức bách.Triết lý hư vô trong Cung oán ngâm khúc khi cuộc đời là bể khổ đã in đậmtrong tác phẩm của Nguyễn Gia Thiều toát lên tư tưởng nhân đạo cảm thươngcho thân phận con người qua lời oán than của người cung nữ. Ông tiếp thukhá rõ chân lý Khổ Đế của Đức Phật, tuy nhiên ông chưa tiếp thu ba chân lýkhác là Tập Đế, Diệt Đế và Đạo Đế nên màu sắc của tác phẩm mang một màutối và tư tưởng của tác phẩm là sự yếm thế, không lối thoát.2.2. Quan điểm về duyên sinh, vô thường và vô vi trong Cung oán ngâmkhúcChính vì ngán cái “tạo hóa” trớ trêu mà ông cho rằng muôn vật ở đời chỉlà hư vô, hư trụ, do duyên sinh, duyên khởi của vạn pháp mà tồn tại. Ngườiviết tạm dùng hai từ “tạo hóa” để nói về một sự sắp đặt sẵn của mọi sự vậthiện tượng và luôn cả kiếp người. Con người tin có một đấng “bề trên” nàođó sắp đặt cuộc sống của con người và chi phối cả vũ trụ. Nguyễn Gia Thiềucũng tin như thế, nhưng ông còn am tường hơn khi đem giáo lý duyên khởicủa đạo Phật để giải thích cho sự tồn tại của vạn pháp nói chung và của conngười nói riêng. Con người đã tồn tại trên cõi đời này theo nhân duyên hòahợp mà thành thì vũ trụ nơi mà con người hiện hữu cũng do nhân duyên màsinh diệt. Nhưng dù con người có tồn tại trong vũ trụ này cũng chỉ là sự êchề, bi thương vì bị luật vô thường chi phối. Sự sanh diệt của con người sớmmuộn gì cũng bị tan hoại bởi luật vô thường. Còn mọi sự vật hiện tượng trêncõi đời này cũng chỉ là giả hợp không thật có:“Tiêu điều nhân sự đã xong,Sơn hà cũng ảo, côn trùng cũng hư.” (câu 95 - 96)Như vậy, có gì đâu để đáng tự hào, để đáng vui trong kiếp sống phù sinhnày chứ. Đó là sự bi đát nhất của vạn pháp mà con người cũng chỉ là mộttrong những hạt cát của sa mạc vạn pháp đó mà thôi cho nên phải chịu chungsố phận sinh diệt, vô thường này. Tư tưởng này xuất phát từ Phật giáo và củaLão Trang mà Nguyễn Gia Thiều chỉ là người tiếp thu nó. Nguyễn Gia Thiềuđã tiếp thu chân lý đầu tiên của đạo Phật là Khổ Đế, thuyết vô thường, thuyếtduyên khởi để nâng cao nó thành tư tưởng của tác phẩm. Bên cạnh đó, ôngcòn tiếp thu triết lý vô vi trong Đạo Đức kinh của Lão Trang để nâng caothành triết lý sống của mình.Triết lý vô thường của đạo Phật và thuyết vô vi của Lão Trang trong tácphẩm Cung oán ngâm khúc đã vẽ cho cuộc đời một bức tranh tang thươngcủa kiếp người chăng? Không phải thế, hai triết lý này mô tả một cách hiệnthực bản chất của vạn pháp là duyên sinh duyên khởi. Có sinh ắt có diệt đó làchân lý hiển nhiên và con người phải biết chấp nhận nó để mà sống, để màkhỏi đau khổ thêm nữa.Trong câu 76, ông viết: “Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương", vâncẩu: là mây chó, ý này được lấy trong thơ của Đỗ Phủ:“Thiên thượng phù vân như bạch y,Tu tư hốt biến vi thương cẩu.”(Trên trời đám mây nổi như cái áo trắng,Bỗng chốc hóa hình con chó xám.)Ý nói sự biến chuyển nhanh chóng của mây. Về sau đem ví sự thay-đổitrên đời. Tang thương: tang là cây dâu, nương trồng dâu, thương là bể khơi,bãi bể. Sách Liệt Tiên truyện chép: Bà Ma-cô tiên-nữ đã nói bà từng thấy mộtnơi kia đám nương trồng dâu đã ba lần hóa thành bể khơi, bãi bể. Ý nói sựthay đổi nơi trần thế nhiều lần. Tang thương hay còn gọi Tang-hải-Tangthương- Bãi bể nương dâu- Bể dâu, đều là một nghĩa.[8] Sự thay đổi biếnthiên của một con người giống như nhìn một đám mây nỗi như áo trăng bỗngchốc lại hóa thành hình con chó. Biển xanh còn biến thành nương dâu thìthân người có xá gì. Theo Nguyễn Gia Thiều thời gian của một kiếp ngườithoáng mất qua cửa sổ: "Bóng câu thoáng bên mành mấy nỗi" (câu 353) cònTrịnh Công Sơn trong ca khúc Tình xa lại cho rằng: “Ôi tiếng buồn rơi đềunhìn lại mình đời đã xanh rêu”. Thật vậy cuộc sống con người thật ngắn ngủinhưng con người đâu ý thức được đều đó. Chính không ý thức nên đã để thờigian trôi qua rất nhanh đến khi nhìn lại thì tóc trên đầu đã điểm bạc. Conngười lúc nào cũng nghĩ rằng sự tồn tịa của một kiếp người là rất lâu nênnhạc sĩ Y Vân mới viết ca khúc Sáu mươi năm cuộc đời. Nhưng đối với đạoPhật thì kiếp sống của con người chỉ tồn tại trong từng hơi thở. Ở điểm nàyNguyễn Gia Thiều thừa tự được tư tưởng của đạo Phật nhận biết thời giannhư bóng câu qua cửa sổ rồi cuối cùng chẳng được gì ngoài nấm mồ cỏ mọcxanh rì:“Tuồng ảo hóa huyễn bày ra đấy,Kiếp phù sinh trông thấy mà đauTrăm năm còn có gì đâu?Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì.” (câu 103 - 104)Vẫn biết cuộc đời là bể khổ, là bến mê, tất cả hạnh phúc trên đời chỉ làphù hoa ảo ảnh sẽ chìm đám vỡ tan như bọt bèo trong vũ trụ. Nguyễn GiaThiều đã ví cuộc đời này là vỡ “tuồng” mà vỡ “tuồng” thì làm gì mà có thậtcho nên nó mới là “tuồng ảo hóa”. Nếu cuộc đời này là vỡ tuồng thì conngười là những diễn viên trong vỡ tuồng đó được sự sắp đặt của đạo diễn “tạohóa” chứ không phải làm theo ý của mình. Đáng buồn nhất là con ngườigiống như một con rối trong vỡ “tuồng ảo hóa” này bị người khác giật dây.Có vui hay có buồn gì đi chăng nữa cũng phải cố gắng đóng cho tròn vai diễnchứ không được quyền quyết định hay cải lại. Ngẫm nghĩ lại kiếp người màthấy đau lòng khi nhìn lại trăm năm đi qua của một kiếp người cuối cùng chỉlà một nắm mộ bên nghĩa địa buồn mà thôi. Ý thơ này của Nguyễn Gia Thiềugiống với tư tưởng của Nguyễn Du trong hai câu đầu của tác phẩm TruyệnKiều:“Trải qua một cuộc bể dâu,Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”Có sống qua gần hết một kiếp người thì cuối cùng nhìn lại chỉ là sự chánchường đau đớn. Người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn GiaThiều đã gặp Nguyễn Du cùng một quan điểm. Dù có sống đến trăm năm thìchỉ là trò bể dâu mà thôi. Nguyễn Gia Thiều đã miêu tả tâm trạng khổ sởcùng cực của người cung nữ khi bị dày vò trong cung cấm. Thông qua nhữnghình dung từ: ảo, hư, tiêu điều, đau, tang thương cũng đủ nói lên tâm trạngquặn thắt của người cũng nữ trong chốn thâm cung.Nguyễn Gia Thiều còn xem cuộc đời này chỉ là giấc mộng: "Kìa thế tụcnhư in giấc mộng" (câu 49). Những vần thơ trong Cung oán ngâm khúc đượcxem khoảng thời gian hưởng niềm vui thoáng đến rồi chợt đi giống như mộtgiấc mộng. Những điển này được dựa vào tích của Tô Đông Pha, Trang Chu,Lý Công Tá (bài Ký Nam Kha Mộng). Ngay cả trong tình yêu cũng được vínhư giấc “mộng xuân” ngắn ngủi mà một khi mất đi con người ta dù có ngànvàng cũng không thể nào mau lại được:“Dẫu mà ai có nghìn vàngĐố ai mua lấy được một tràng mộng xuân” (câu 175 - 176)Cho đến khi đêm nằm ngủ trong chiêm bao thấy hồn mình thành bướmnhởn nhơ đó đây, nhưng khi tỉnh giấc thấy mình vẫn là con người nên lòngcòn tiếc nuối ngẫn ngơ:“Khi bâng khuâng hồn bướm vẩn vơ” (câu 218)Mọi sự vật sự việc, mọi hiện tượng ở đời cũng chỉ là một giấcmộng Nam Kha huyễn hóa và vô tình mà thôi:“Giấc Nam Kha khéo bất tìnhBừng con mắt dậy thấy mình tay không" (câu 83 - 84)“Giấc mộng Nam Kha”, có nguồn gốc từ cuốn tiểu thuyết “Tiểu sử NamKha Thái Thú” của tác giả Lý Công Tá đời Đường Trung Quốc thế kỷ 9 côngnguyên. Kể về chuyện của Thuần Vu Phân, nhân ngày sinh nhật của ông,người thân và bạn bè đều đến chúc thọ, ông vui mừng quá, và uống nhiềuchén rượu. Sau khi người thân và bạn bè về nhà, ông ngà ngà say hóng mátdưới cây hòe, bất giác ngủ quên.Trong giấc mơ, ông mơ thấy mình đi thi rồi đậu trạng nguyên và đượcvua gã công chúa cho ông. Sau đó không lâu ông được nhà vua cử đến quậnNam Kha làm thái thú. Ông cố gắng làm việc và quý mến nhân dân nên đượcnhân dân hết lòng khen ngợi. Ba mươi năm trôi qua, thành tích của ông đãnổi tiếng khắp toàn quốc, và ông đã có bảy con, năm trai hai gái, cuộc sốngrất hạnh phúc. Nhà vua mấy lần muốn điều động ông về kinh thành đảmnhiệm chức vụ cao hơn, nhưng người dân không cho.Khi nước Thiện La đem quân xâm lược nước Đại Hòe, nước Đại Hòe bịthua trận nhiều lần. Các quan trong triều tiến cử Thuần Vu Phân, thái thúquận Nam Kha có thành tích công tác xuất sắc, bèn giới thiệu với nhà vua.Nhận mệnh lệnh của vua, ông dẫn quân xuất chinh nhưng vì không biết phépdùng binh nên quân của ông đã bị thua và xuýt nữa ông bị bắt. Được tin này,nhà vua hết sức thất vọng, ra lệnh truất bỏ mọi chức vụ của ông, giáng xuốnglàm bình dân, và đưa về quê. Thuần Vu Phân nghĩ tên tuổi anh hùng của mìnhbị phá hủy hoàn toàn, hết sức xấu hổ và tức giận, kêu một tiếng thật to, ôngtỉnh dậy từ giấc mơ. Ông theo cõi mộng đi tìm nước Đại Hoè, hóa ra dưới câyhòe có một lỗ con kiến và có những kiến đang cư trú ở đó. Nghĩ đến tích nàymọi người gọi là “giấc mộng Nam Kha” hay còn gọi là “giấc hòe”.[9]“Giấc mộng Nam Kha” được con người ví như là một giấc mơ về vinhhoa phú quý, nó chỉ là huyễn hóa không thật, khi tỉnh giấc mơ thì hiện thựcvẫn trở về. Ở đây người viết đưa ra quan điểm: “Giấc mơ là có thật nhưngnhững điều trong giấc mơ chỉ là hư ảo.” Thế mới hay trò đời dâu bể khéo sắpbày và cuộc đời chỉ là một giấc mộng vô thương, hư vọng.3. Quan điểm về tiền định, nghiệp báo, luân hồiNguyễn Gia Thiều cho rằng đời là tạm bợ nên phải ung dung tự tại đểsống nhiều khi còn muốn tu hành thoát tục. Những điều này được thể hiệntrong thơ ông nhưng chưa đạt rốt ráo của sự giải thoát. Ông muốn thoát khỏichế độ xã hội bất công đã khinh thường và áp bức con người đến mức nghẹtthở cũng như người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc đã muốn phá tancung cấm giam hãm mình bấy lâu nay để trở về sống đời “cục mịch nhà quê”mà không được. Điều này cho thấy làm người thật khó, không phải muốn gìcũng được. Ấy phải chăng đó là sự sắp đặt của “tiền định” mà con ngườikhông thể can dự vào: