Sốt nhiễm siêu vi là gì

biếng ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy không máu có thể có nhầy hoặc bón. Bệnh rầm rộ từ 3 đến 5 ngày, sau đó sẽ giảm dần và mất đi, trẻ trở lại khỏe mạnh bình thường.

· Qua da: phát ban, xuất hiện 2 – 3 ngày sau khi sốt. Phát ban toàn thân gây ngứa, đôi khi có chấm xuất huyết nhỏ thường gặp ở mặt trong cánh tay, mặt trong đùi. Khi xuất hiện ban thì trẻ bớt sốt.

· Các nơi khác:

- Hạch to ở vùng đầu, cổ, có thể đau hoặc sờ thấy.

- Đỏ mắt và có ghèn, có cảm giác nóng ở hai hố mắt.

- Đau nhức:

ü Trẻ nhỏ: quấy khóc.

ü Trẻ lớn: than đau khắp thân, đau hai bên thái dương và sau gáy. Trẻ ngại vận động nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, không vật vã.

Nếu không được khám và điều trị kịp thời bệnh nhi sẽ gặp nhiều nguy hiểm có thể gây tử vong như gặp trong bệnh sốt xuất huyết, viêm phổi do siêu vi cúm, viêm não, viêm cơ tim…

Chú ý: Người lớn ít bị nhiễm siêu vi hơn trẻ con vì lúc nhỏ đã từng mắc bệnh này rồi nên đã có miễn dịch.

ĐIỀU TRỊ

Không có thuốc đặc hiệu mà chỉ chữa triệu chứng và các biện pháp hỗ trợ. Thường áp dụng các cách sau:

· Hạ sốt:

- Dùng Paracetamol liều 10mg/kg mỗi 4 – 6 giờ để tránh sốt cao co giật (Không dùng Aspirin vì có thể gây nguy hiểm).

- Chườm mát: lau người cho trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.

· Bù nước

Sốt nhiễm siêu vi là gì

- Khi sốt cao có thể gây mất nước, gây rối loạn điện giải cơ thể. Do đó nên cho trẻ uống nhiều nước chín và bù điện giải bằng cách uống Oresol (một gói Oresol pha một lít nước uống dần trong ngày).

· Chống bội nhiễm

- Vệ sinh sạch sẽ cho bé, tắm bằng nước ấm, phòng kín. Nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng Natrichlorua 0,9% để tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

- Cách ly trẻ không cho đến trường (vì bệnh có thể gây thành dịch).

- Giữ ấm cho trẻ.

· Dinh dưỡng:

- Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng.

LỜI KHUYÊN

· Các loại kháng sinh không phải là biện pháp loại trừ nguyên nhân gây bệnh.

· Cần đưa trẻ đến khám tại các trung tâm y tế khi có một trong các dấu hiệu sau đây để được điều trị kịp thời, tránh hậu quả nặng nề.

- Trẻ sốt cao khó hạ, sốt cao co giật

- Trẻ lơ mơ, ngủ nhiều li bì, khó đánh thức

- Nôn ói nhiều, không ăn uống được

- Tiêu ra máu

- Thở mệt, tím tái

- Xuất hiện những chấm xuất huyết ở da

- Bệnh nặng hơn

PHÒNG NGỪA

Một vài cách để tránh cho trẻ ít bị nhiễm siêu vi:

· Không cho trẻ tiếp xúc với người đang bệnh

· Giữ ấm cho trẻ

· Không cho trẻ dầm mưa hay chơi ngoài nắng hay đi bơi quá nhiều

· Đảm bảo:

- Vệ sinh ăn uống

- Môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ

· Chích ngừa: cúm, viêm não, thủy đậu, sởi

Trẻ đang bệnh nhiễm siêu vi, các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng hoặc quá chủ quan mà phải chăm sóc trẻ chu đáo, nhận biết các dấu hiệu nặng để đưa trẻ đến trung tâm y tế khám và chữa bệnh kịp thời.

Bị sốt siêu vi làm sao cho nhanh khỏi?

Nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động mạnh;.

Bổ sung nước và bù điện giải;.

Tăng cường hệ miễn dịch, ăn thêm hoa quả tươi để bổ sung nhiều vitamin C;.

Tiêu thụ những loại thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng;.

Sử dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ;.

Sốt siêu vi nghĩa là gì?

Sốt siêu vi hay còn được gọi với tên khác là sốt virus, chính là tình trạng sốt do nhiễm phải các loại virus (siêu vi trùng) khác nhau. Đây là một loại bệnh cấp tính, thường gặp ở trẻ em và người lớn tuổi do hệ miễn dịch yếu. Virus có cấu trúc đơn giản và kích thước nhỏ hơn vi khuẩn rất nhiều.

Sốt vi rút bao nhiêu ngày thì khỏi?

Sốt virus thường sẽ tự khỏi trong vòng 5 - 7 ngày, chậm nhất là 10 ngày và ít gây biến chứng nguy hiểm.

Sốt siêu vi có những triệu chứng gì?

Sốt siêu vi.

Bệnh nhân sốt cao từ 37,2 đến 39 độ C, thậm chỉ sốt cao đến 40 độ C, khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi và khả năng đáp ứng kém với một số loại thuốc hạ sốt..

Người bệnh cảm thấy đau họng, ho khan, chảy nhiều dịch mũi,….

Hệ tiêu hóa bị rối loạn, xuất hiện triệu chứng tiêu chảy..

Buồn nôn và nôn mửa..